-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Vấn đề dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện nay - Kinh tế Chính trị | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú của con người ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và cho ra mắt trên thị trường. Bên cạnh những sản phẩm chất lượng được sản xuất bởi các doanh nghiệp, thương hiệu có uy tín là hàng giả, hàng nhái được bày bán tràn lan không kém. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế chính trị (BKHCM) 15 tài liệu
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh 441 tài liệu
Bài tập lớn Vấn đề dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện nay - Kinh tế Chính trị | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú của con người ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và cho ra mắt trên thị trường. Bên cạnh những sản phẩm chất lượng được sản xuất bởi các doanh nghiệp, thương hiệu có uy tín là hàng giả, hàng nhái được bày bán tràn lan không kém. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế chính trị (BKHCM) 15 tài liệu
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh 441 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|46958826 lOMoARcPSD|46958826
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ DƯỢC PHẨM NHÁI, DƯỢC PHẨM GIẢ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP: L08 - NHÓM: L083.4 - HK212
GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN % ĐIỂM ĐIỂM GHI STT MSSV HỌ TÊN BTL BTL CHÚ 1 2010256 Võ Minh Hiếu 20% 2 2012515 Huỳnh Tấn Luân 20% 3 2013631 Nguyễn Ngọc Linh 20% 4 2010377 Phạm Thị Hoàng Linh 20% 20% Nhóm 5 2010703 Lưu Phước Tính trưởng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 lOMoARcPSD|46958826
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
Nhiệm vụ được phân STT Mã số SV Họ Tên Ký tên công Mở đầu, 2.1, Kết luận 1 2010256 Võ Minh Hiếu 2 2012515 Huỳnh Tấn Luân 2.3 (làm chính) 2.2 (làm phụ), 2.3 (làm 3 2013631 Nguyễn Ngọc Linh phụ) 4 2010377 Phạm Thị Hoàng Linh 2.2 (làm chính) Chương 1, Tổng hợp, 5 2010703 Lưu Phước Tính Kết luận lOMoARcPSD|46958826 lOMoARcPSD|46958826 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2
Chương 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH
.......................................................................
1.1. Khái niệm cạnh tranh............................................................................................................................4
1.2. Phân loại cạnh tranh..............................................................................................................................5
1.3. Biện pháp cạnh tranh............................................................................................................................8
1.4. Vai trò của cạnh tranh........................................................................................................................10
Chương 2: VẤN ĐỀ DƯỢC PHẨM NHÁI, DƯỢC PHẨM GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
......................................................................................................................
2.1. Khái niệm hàng nhái, hàng giả.......................................................................................................12
2.2. Thực trạng & nguyên nhân của dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện
nay........................................................................................................................................................................12
2.3. Những quy định và kiến nghị giải quyết vấn đề dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở
Việt Nam hiện nay........................................................................................................................................19
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................32 1 lOMoARcPSD|46958826 PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú của con người ngày càng có nhiều sản
phẩm, hàng hóa được sản xuất và cho ra mắt trên thị trường. Bên cạnh những sản
phẩm chất lượng được sản xuất bởi các doanh nghiệp, thương hiệu có uy tín là hàng
giả, hàng nhái được bày bán tràn lan không kém. Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Chỉ bất cẩn một
chút thôi, ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo tinh vi mang
tên hàng giả, hàng nhái. Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái không chỉ làm cho thị
trường trở nên hỗn loạn, phức tạp hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không
nhỏ, như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm
tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín
của các nhà sản xuất chân chính... Càng nguy hiểm hơn khi những mặt hàng kém chất
lượng đến tay người tiêu dùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiêu biểu và
cũng đáng quan ngại nhất chính là dược phẩm – sản phẩm y học có vai trò quan trọng,
vô cùng cần thiết trong đời sống con người.
Trong nhiều năm qua, vì muốn nâng cao lợi nhuận kinh doanh, cạnh tranh hàng
hóa với các nhà sản xuất, nhà phân phối khác mà xuất hiện nhiều gian thương đã sản
xuất, buôn bán dược phẩm giả làm số lượng dược phẩm giả xâm nhập vào hệ thống
cung ứng đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện càng nhiều những dược
phẩm kém chất lượng còn bởi sự tiếp tay của một bộ phận người tiêu dùng, vì ham rẻ
mà nhiều người đã đánh đổi sức khỏe của bản thân. Đây là một nhận thức sai lầm gián
tiếp cỗ vũ vào sự phát triển dược phẩm nhái, nhược phẩm giả. Vấn đề này không chỉ là
mối quan tâm đối với bệnh nhân mà còn đối với toàn hệ thống y tế và các công ty Dược phẩm.
Nhận thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề trên nên nhóm em đã
chọn đề tài “Vấn dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Dược phẩm nhái, dược phẩm giả.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 lOMoARcPSD|46958826 Không gian: Việt Nam Thời gian: 2015 - 2021
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, hiểu được thế nào là cạnh tranh, quy luật cạnh tranh.
Thứ hai, thấy được tính nghiêm trọng của dược phẩm nhái, dược phẩm giả ảnh
hưởng thế nào đến nền kinh tế, lòng tin và sức khỏe mọi người.
Thứ ba, nhìn nhận rõ nguyên nhân vấn đề, từ đâu xuất hiện ngày càng nhiều
dược phẩm nhái, dược phẩm giả trên thị trường.
Thứ tư, đề xuất phương pháp và phương hướng giải quyết vấn đề đặt ra.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:
- Chương 1: Quy luật cạnh tranh.
- Chương 2: Vấn đề dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện nay. 3 lOMoARcPSD|46958826
Chương 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, thể thao... và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.
Trong khoa học kinh tế, đến nay các nhà khoa học dường như chưa thỏa mãn với bất
cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ, cạnh tranh là hiện tượng kinh tế chỉ xuất hiện
và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình
kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doạn đang hoạt động trên thị trường. Do đó,
cạnh tranh đực nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng
tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học.
Theo đó, trong môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin đã định nghĩa cạnh tranh
như sau: cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được
những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa1.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế phân bố các nguồn lực thông qua các quyết
định phi tập trung của doanh nghiệp và hộ gia đình trong quá trình tương tác trên các
thị trường hàng hóa và dịch vụ.2. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên
thị trường càng trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn. Trên thị trường, giữa khách hàng
và nhà cung cấp, luôn luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau. Khách hàng mong mốn
mua được sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ nhất có thể, trong khi đó, nhà cung cấp
mong muốn bán được sản phẩm càng nhanh càng tốt để đầu tư phát triển sản xuất thu
được nhiều lợi nhuận. Khuynh hướng này là nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, sự ganh
đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để lôi kéo khách hàng về phía mình.
Quá trình cạnh tranh, ganh đua buộc các chủ thể kinh doanh phải xem xét để làm sao
sử dụng tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả và nó bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh.
Khái niệm quy luật cạnh tranh: quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết
một cách khách quan mối quan hệ ganh đua giữa kinh tế giữa các chủ thể trong sản
1 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 N. Gregory Mankiw, (2020), Kinh tế học vi mô, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 4 lOMoARcPSD|46958826
xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các
chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh3.
1.2. Phân loại cạnh tranh
Dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế người ta chia cạnh tranh thành hai loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh
trong cùng một ngành hàng hóa4.
+ Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp
trong cùng một ngành sản xuất. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau.
Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị
trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.
+ Kết quả là hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa. Cùng một loại
hàng hóa được sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ
tay nghề của người lao động...) khác nhau, cho nên hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá
biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa được trao đổi theo giá thị trường chấp nhận.
- Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh
doanh giữa các ngành với nhau.5
+ Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những
ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều
lợi nhuận. Sự điều tiết tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất
định sẽ hình thành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất.
+ Kết quả là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như
nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
giữa các ngành. Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường người ta chia cạnh tranh làm ba loại:
3 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
4 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 5 Bộ
Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 5 lOMoARcPSD|46958826
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy
luật “mua rẻ bán đắt”. Người mua luôn umốn mua được rẻ, ngược lại người bán luôn
muốn bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng
giá cả được hình thành và hành động mua được thực hiện.
- Cạnh tranh giữa người mua với người bán: là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy
luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu
cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hóa đó sẽ
tăng. Kết quả, người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một
khoản tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.
- Cạnh tranh giữa người bán với người bán: là cuộc cạnh tranh gay go và quyết
liệt nhất, nó có ý nghĩ rất lớn đối với bất kì một doan nghiệp nào. Khi sản xuất hàng
hóa phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh
nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và
kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng
doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều
sâu và mở rộng sản xuất. Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có
chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng
thời nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được “vũ khí” cạnh
tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.
Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường người ta chia cạnh tranh thành ba loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà thị trường có rất nhiều
người mua và người bán trên thị trường, hàng hóa được nhiều nhà cung cấp khác nhau
bán ra thị trường phần lớn là như nhau. Hệ quả của những điều kiện này là những hàng
động của người mua và người bán trên thị trường có ảnh hưởng không đáng kể đến giá
cả thị trường.Mỗi người mua và người bán là người chấp nhận giá do thị trường quyết
định. Bên cạnh hai đặc điểm trên về cạnh tranh hoàn hảo còn có một đặc điểm thứ ba
mà thỉnh thoảng người ta hay nghĩ tới khi nói về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đó là
doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường. Điển hình cho mô hình
cạnh tranh này là việc kinh doanh các mặt hàng nông sản ít tính cạnh tranh như gạo,
thịt gia cầm, thịt gia súc... ở nước ta hiện nay. 6 lOMoARcPSD|46958826
- Cạnh tranh độc quyền: là hình thức cạnh tranh mà khi đó một doanh nghiệp là
người bán duy nhất và hàng hóa của họ không có các sản phẩm thay thế gần gũi. Họ
có thể kiểm soát gần như toàn bộ sản phẩm hay hàng hóa bán ra thị trường. Thị trường
này có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc
quyền, ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện gia nhập hoặc rút
lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do
độc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một
số người bán toàn quyền quyết đinh giá. Họ có thể định giá cao hơn tùy thuộc vào đặc
điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, sao cho cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa.
Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán theo giá
cả của nhà độc quyền. Điển hình cho mô hình cạnh tranh này là việc kinh doanh các
sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được phân biêt theo nhiều cách như nhận diện thương
hiệu, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ: trạm xăng, cửa
hàng tạp hóa, nhà thuốc... Nguyên nhân cơ bản của sự độc quyền là các rào cản gia
nhập: Một doanh nghiệp độc quyền duy trì vị thế là người bán duy nhất trên thị trường
bởi vì các doanh nghiệp khác không thể gia nhập và cạnh tranh với nó. Các rào cản gia
nhập này có ba dạng chính:
+ Độc quyền về nguồn lực: một nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình
sản xuất được sở hữu bởi một doanh nghiệp duy nhất.
+ Các quy định của chính phủ: Chính phủ trao cho một doanh nghiệp duy nhất
quyền được sản xuất một vài loại hàng hóa và dịch vụ.
+ Quy trình sản xuất: một doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng hóa với chi
phí thấp hơn so với phần lớn các nhà sản xuất khác.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh trên thị trường không
đồng nhất với nhau, tức một hãng có thể tác dộng đáng kể đến giá cả thị trường đối với
đầu ra của hãng. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại
nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự
khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán cũng rất khác
nhau. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía
mình bằng nhiều cách thức như: quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá và dịch 7 lOMoARcPSD|46958826
vụ trước, trong và sal khi mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Biện pháp cạnh tranh
Yếu tố của cách ứng xử thị trường nói lên cách thức tiến hành cạnh tranh của
một doanh nghiệp trên thị trường. Thông thường dựa vào yếu tố phạm vi kinh tế người
ta có các biện pháp cạnh tranh khác nhau:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi
mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt
của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị
xã hội của hàng hóa đó.
- Cạnh tranh giữa các ngành: các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của
mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
Cho dù chúng ta đang có một sản phẩm hay một thương hiệu nào đó cũng luôn
có những đối thủ cạnh tranh trên thị trường, việc hiểu được họ đang cạnh tranh ở
phương diện nào thì mới có thể có những sách lược đúng đắn để ứng phó và phát triển.
Đó chính là cạnh trạnh trong marketing. Ngày nay, các doanh nghiệp thường sử dụng
phương pháp Marketing Mix – tiếp thị hỗn hợp, là tập hợp các công cụ tiếp thị được
doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu6. Theo
đó Marketing Mix thường đồng nghĩa với “Chiến lược 4P” của huyền thoại marketing
Phiplip Kotler: Price (giá cả), Product (sản phẩm/dịch vụ), Promotion (xúc tiến thương
mại, chính sách khuyến mãi) và Place (phân phối). Nói một cách đơn giản “Chiến lược
4P” là các công cụ tiếp thị được dùng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.
- Sản phẩm (Product): đây là tổng hợp của hàng hóa/dịch vụ của công ty hoặc
doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả các yếu tố để phát triển sản phẩm. Nên xác định nhu
cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ, từ đó cung cấp sản phẩm ngày càng đáp
ứng mong đợi của khách hàng, công ty hoặc doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội tiếp
cận người tiêu dùng mua hàng của công ty hoặc doanh nghiệp đó. Bởi khi khách hàng
quyết định mua hàng, thì hình thức sản phẩm chính là yếu tố quyết định đầu tiên. Nếu
cùng một mặt hàng đến từ hai công ty hoặc doanh nghiệp khác nhau, so sánh về chất
lượng và mức giá có thể không quá khác biệt một bên lại bán hút hàng hơn, vậy thì
6 Mắt Bão (27/12/2021), 4P Trong Marketing Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược 4P Marketing. Truy cập từ
https://wiki.matbao.net/4p-trong-marketing-la-gi/ 8 lOMoARcPSD|46958826
chứng tỏ rằng về hình thức bao bì sản phẩm của hai doanh nghiệp hoăc công ty đã có
sự khác biệt để thu hút và cho khách hàng thấy họ có thể đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng hơn. Do đó có thể nói rằng hình thức sản phẩm cũng có thể coi là cơ hội
cuối cùng để sản phẩm chạm tới tay khách hàng. Nếu bao bì của sản phẩm nổi bật và
hấp dẫn hơn những sản phẩm cùng loại thì khả năng được khách hàng lựa chọn sẽ cao
hơn. Từ màu sắc, thiết kế, bao bì của bản phẩm sẽ có tác động đến tâm lý của họ.
- Giá (Price): trong chiến lược Marketing, giá cả là một thành phần rất quan
trọng trong mô hình 4P vì nó quyết định doanh thu, lợi nhuận và sự tồn tại của doanh
nghiệp. Có thể nói, bên cạnh kiểu dáng, bao bì thì khách hàng còn có nhu cầu liên
quan đến sản phẩm thông qua chất lượng và giá thành. Đồng thời, chúng ta có thể
tham khảo giá của đối thủ để đưa ra bảng giá hợp lý, chắc chắn sẽ thu hút được khách
hàng hiệu quả. Có ba chiến lược định giá phổ biến hiện nay:
+ Chiến lược định giá thâm nhập thị trường.
+ Chiến lược định giá hớt váng.
+ Chiến lược định giá trung lập.
- Kênh phân phối (Place): đầu tiên, chúng ta nên xác định khách hàng đang ưa
chuộng các kênh bán hàng, truyền thông nào. Từ đó điều chỉnh và xác định vị trí để có
kênh phân phối sản phẩm tiêu thụ ở đúng khu vực mà họ có khả năng tiếp cận cao
nhất. Các kiểu phân phối của “Chiến lược 4P” trong marketing là:
+ Kênh phân phối chuyên sâu. +
Chỉ kênh phân phối độc quyền. +
Kênh phân phối chọn lọc.
+ Nhương quyền thương mại.
- Truyền thông (Promotion): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm
truyền đạt những giá trị sản phẩm đến với khách hàng, tạo ấn tượng tốt về sản
phẩm/dịch vụ để dễ dàng chiếm trọn lòng tin người dùng. Khiến họ tin tưởng sản
phẩm của doanh nghiệp và tiến hành mua chúng. Những hoạt động này bao gồm các
quảng cáo, quan hệ công chúng, cụ thể là quảng cáo trên tivi, mạng xã hội hoặc đưa
các sản phẩm và phim ảnh... Cơ bản hãy quan sát các hình thức căn bản sau, từ đó đưa
ra nhiều hướng đi phát triển mới cho doanh nghiệp: + Tổ chức bán hàng. 9 lOMoARcPSD|46958826 + Quan hệ công chúng. + Quảng cáo.
+ Khuyến mãi, chiếu khấu, giảm giá.
1.4. Vai trò của cạnh tranh
- Những tác động tích cực:
+ Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất. Nhờ có cạnh
tranh mà đã kích thích doanh nghiệp nâng cao các lợi thế của mình so với các đối thủ
để tăng hiệu quả sản xuất bằng cách áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào dây
chuyền sản xuất, từ đó kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề, tri thức của người lao
động. Kết quả là, cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản phẩm xã hội phát triển nhanh hơn.
+ Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường. Đặc điểm
cạnh tranh của nền kinh tế thị trường là không bao giờ biến mất. Cạnh tranh trở thành
một điều luôn phải đối mặt với các chủ thể kinh tế. Hơn nữa, mọi hoạt động của các
chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích lợi nhuận tối
đa, umốn vậy ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau để có được những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. Thông qua
đó, nền kinh tế thị trường không ngừng hoàn hiện hơn.
+ Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc
cạnh tranh để phân bố vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả. Theo đó, các chủ
thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được cơ hội sử dụng các
nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
+ Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Trong nền
kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận tối đa. Chỉ có những
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó
người sản xuất mới có lợi nhuận. Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách tạo
ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, làm
cgo nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng. Ta có thể suy ra nhờ có cạnh
tranh mà phân bố nguồn lực xã hội trở nên có hiệu quả, đem lại phúc lợi lớn cho xã hội
nói chung và người tiêu dùng nói riêng.
- Những tác động tiêu cực: 10 lOMoARcPSD|46958826
+ Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh. Khi
các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí là các thủ
đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mòm đến môi trường kinh doanh, thậm chí xói
mòn giá trị đạo đức xã hội. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ.
+ Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội. Để giành
ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà không phát huy
vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo
ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Trong những trường hợp như vậy, cạnh tranh đã làm
cho nguồn lực xã hội bị lãng phí.
+ Ba là, cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội. Khi
các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho phúc lợi xã hội bị
tổn thất. Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn để thỏa
mãn nhu cầu. Cho nên khi các chủ thể sử dụng biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh,
phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng.
Tóm lại, cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ
xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy các nhà dinh doanh phải luôn đổi mới trong sản suất kinh
doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật
trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của
người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế. Cạnh
tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lý tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể
kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh trạnh có thể đưa đến những hậu
quả tiêu cực về mặt xã hội.
Chương 2: VẤN ĐỀ DƯỢC PHẨM NHÁI, DƯỢC PHẨM GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11 lOMoARcPSD|46958826
2.1. Khái niệm dược phẩm nhái, dược phẩm giả
Dược phẩm hay còn gọi là thuốc, đảm bảo độ an toàn, hiệu quả, chất lượng, có
quy định cụ thể về thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng. Dược phẩm bao gồm hai
thành phần cơ bản là thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền.
Dược phẩm là những sản phẩm dùng cho con người với mục đích phòng, chữa
bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể, có công dụng thành phần và chống
chỉ định rõ ràng7. Dược phẩm bao gồm các thành phần, nguyên liệu sản xuất thuốc, sinh phẩm y tế, vacxin.
Dược phẩm nhái, dược phẩm giả được định nghĩa là các loại dược phẩm được
sản xuất một cách cố ý và gian lận và hoặc dán nhãn sai về danh tính và/hoặc nguồn
gốc để làm cho nó có vẻ là một sản phẩm chính hãng.8
Dược phẩm nhái, dược phẩm giả bao gồm thuốc không chứa thành phần dược
hoạt tính (API), lượng API không chính xác, API kém chất lượng, API sai, chất gây ô
nhiễm hoặc các sản phẩm hết hạn được đóng gói lại. Một số loại thuốc giả thậm chí có
thể được bào chế và sản xuất không chính xác trong điều kiện không tiêu chuẩn.
2.2. Thực trạng và nguyên nhân của dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng của dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện nay:
- Dược phẩm giả, thuốc kém chất lượng được bày bán ở các tiệm thuốc tư nhân ở Việt Nam:
+ Dược phẩm giả, thuốc kém chất lượng là những hàng hoá đặc biệt liên quan đến
sức khoẻ của con người,nhưng hiện nay tại Việt Nam những mặt hàng này được bán tràn
lan, không theo quy chuẩn bảo quản và lưu hành. Đặc biệt, chúng còn tồn tại và được lưu
hành ở các nhà thuốc tư nhân mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên thị trường dược
phẩm, nhưng mỗi năm ở Việt Nam có tới hàng chục lô thuốc giả, thuốc kém chất lượng bị
điều ra và đình chỉ lưu hành. Theo báo cáo của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương năm
2017 thì trong số các mẫu thuốc tân dược bị làm giả thì đa số là kháng sinh và thường là
những kháng sinh đắt tiền. Tháng 8/2017, cơ quan chức năng
7 Nguyen Trong (27/11/2019), Dược phẩm là gì, những điều cần biết về dược phẩm. Truy cập từ:
https://caodangyduocvietnam.com/duoc-pham-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-duoc-pham/
8 LaKeisha Williams & Ellen McKnight (19/6/2014), The Real Impact of Counterfeit Medications. Truy cập từ:
https://www.uspharmacist.com/article/counterfeit-meds 12 lOMoARcPSD|46958826
đã phát hiện tại một số nhà thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh có các loại thuốc tẩy giun
Fugacar số đăng ký VN-16500-13 thuộc hai lô 514015 và 1614007 trên nhãn hộp ghi
mạo danh cơ sở nhượng quyền sản xuất là công ty Janssen Pharmaceutica N.V.,
Beerse, Bỉ là giả. Thuốc Fugacar giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện
những điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn khi để cạnh nhau, tuy nhiên
điều này người tiêu dùng rất khó để phân biệt. Dược phẩm giả, thuốc kém chất lượng
là một bản sao vô cùng hoàn hảo so với các hãng thuốc, dược phẩm chính hãng, với
giá cả rẻ hơn, hầu hết các hãng thuốc từ bé đến lớn đều có nguy cơ làm giả, làm nhái.
Điều này làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất chân chính có sản
phẩm làm giả, mất đi uy tính, lợi nhuận, khiến ngừoi tiêu dùng quay lưng với sản
phẩm, vì lợi thế giá cả khiến những hãng dược, thực phẩm chức năng chính hãng, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu.
+ Tại Trung tâm Dược phẩm Tô Hiến Thành ở Quận 10, Thành phố Hồ Chí
Minh được biết đến là một địa điểm kinh doanh thuốc tây nổi tiếng nhất Sài Gòn và cả
nước với hơn 300 nhà cung cấp, bao gồm các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia của
Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan..., cùng hơn 800 nhà phân phối
trong nước (cả quốc doanh lẫn tư nhân). Thông qua các quầy thuốc ở chợ, họ vận
chuyển thuốc đến các nhà thuốc, bệnh viện, phòng mạch tư, mà không phải người nào
đứng ra kinh doanh quầy thuốc cũng là dược sĩ. Theo văn của Bộ y tế Cục quản lý
Dược số 9995/QLD-CL công bố đợt 35 (cập nhật tới ngày 24/08/2021), thì có tới 45
công ty thuộc 9 quốc gia có thuốc vi phạm chất lượng9.
+ Vào 01/08/2019, tại huyện Bình Chánh. một đường dây sản xuất thuốc giả đã
được Công an TP.HCM lật tẩy, với việc sản xuất, thiết lập quy trình khép kín cùng với
mạng lưới phân phối thuốc giả, thực phẩm chức năng rộng khắp các nhà thuốc các quận,
huyện và cả các tỉnh miền Tây. Với số lượng hàng giả thành phẩm, có 850.000 đơn vị
thuốc (viên,lọ) của 10 loại thuốc và 1,5 triệu đơn vị thực phẩm chức năng. Tổng giá trị
hàng hoá tạm giữ trị giá tương đương hàng thật ước tính hàng chục tỉ đồng.
9Bộ Y Tế Cục Quản lý Dược (24/08/2021), Công văn số 9995/QLD-CL công bố đợt 35 Danh sách công ty các
nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng, Truy cập từ: https://dav.gov.vn/cong-van-so-9995qld-cl-cong-bo-dot-
35-danh-sach-cac-cong-ty-nuoc-ngoai-co-thuoc-vi-pham-chat-luong-n3239.html. 13 lOMoARcPSD|46958826
Hình 2.1: Tang vật các loại thuốc, thực phẩm chức năng được
cơ quan chức năng thu giữ tại kho của Công ty Đông Dược
Việt ở huyện Bình Chánh, TP.HCM
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
- Dược phẩm giả được sản xuất, và nhập khẩu trái phép từ nước ngoài:
+ Thời gian gần đây, tình hình buôn lâu, gian lận thương mại đặc biệt là sản
xuất, và buôn bán các thuốc kém chất lượng, gán mác hàng xách tay đang diễn ra vô
cùng phức tạp. Pháp luật hiện hành không có quy định về hàng xách tay. Khái niệm
này được người tiêu dùng ngầm hiểu là những mặt hàng cá nhân mua trực tiếp từ nước
ngoài mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Đó có thể là hàng do người đi du
lịch, du học sinh, tiếp viên hàng không... xách về sau những chuyến du lịch, chuyến
bay của tiếp viên. Người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng hàng xách tay bởi giá
thành rẻ vì không phải chịu thuế, không làm thủ tục khai hải quan đối với hàng hoá
nhập khẩu theo thủ tục thông thường. Chính vì sự nhập khẩu không chính thức, không
có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước nên khó biết được xuất sứ sản phẩm dẫn đến
người tiêu dùng dễ dàng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hình 2.2: Minh hoạ về thuốc 14 lOMoARcPSD|46958826
Nguồn: Tổ chức WHO World Health Organization
+ Với tình trạng cả nước đang chống chọi với dịch COVID-19, nhu cầu về các
loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm bồi bổ sức khoẻ... của người tiêu dùng càng ngày
càng tăng cao. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều loại thực phẩm kém chất lượng được quảng
bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội, điều này đã
khiến cho việc mua bán hàng hoá bằng hình thức online đang dần trở nên phổ biến,. Là
thời đại công nghệ 4.0, người tiêu dùng vẫn còn mới mẻ trong việc tìm hiểu, tiếp cận
các nguồn hàng đặc biệt là dược phẩm ở các trang thương mại điện tử đã trở thành mối
lo lớn, ảnh hưởng đến những doanh nghiệp trong và ngoài nước làm ăn chân chính
cũng như sức khoẻ của người tiêu dùng không được đảm bảo.
Tác hại của dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở Việt Nam hiện
nay: - Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính:
+ Bị người tiêu dùng đánh đồng với các sản phẩm kém chất lượng, mất đi uy tín
và cả doanh thu của doanh nghiệp, các nơi sản xuất và phân phối dược phẩm chính hãng, chất lượng.
+ Các dược phẩm, và thuốc sẽ bị tích trữ trong kho các doanh nghiệp, dẫn đến
tình trạng ứ đọng và các sản phẩm sẽ hết hạn.
- Đối với người tiêu dùng:
+ Sức khoẻ bị ảnh hưởng người sử dụng, thuốc giả không những là không chữa
được bệnh cho ngừoi dùng mà còn tiềm ẩn những hậu quả khôn lường. Các loại thuốc
đó có thể không có các hoạt chất chữa bệnh, có các thành phần gây hại, liều lượng
nồng độ thành phần không đạt tiêu chuẩn, hết hạn sử dụng,... gây ra các tác dụng phụ 15 lOMoARcPSD|46958826
ngoài ý muốn như các phản ứng dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng làm bệnh nhân dễ
kháng thuốc, ngộ độc thuốc, buồn nôn, ói mửa cho đến các trường hợp nặng có thể đe
doạ tính mạng chẳng hạn shock phản vệ...
+ Việc ham rẻ nghe những lời quảng cáo khiến cho người sử dụng những dược
phẩm kém chất lượng mất tiền một cách oan uổng, thậm chí còn tốn thêm cả tiền khắc
phục, chữa trị những hậu quả mà thuốc kém chất lượng gây ra.
Nguyên nhân làm xuất hiện dược phẩm nhái, dược phẩm giả ở nước
ta: - Sự bất cập trong cơ chế quản lý thị trường ở Việt nam:
+ Ngày 19/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chị thị số 17/CT-TTg về
tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng
giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức
năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Trong chỉ thị có nêu “vi phạm có nguyên
nhân chủ yếu là các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng chưa chủ
động, quyết liệt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng
giả, có nơi buông lỏng quản lý”. Cần phải khẳng định rằng, một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng là do sự vào
cuộc không quyết liệt của cơ quan chức năng, các ngành, các cấp.
+ Do còn ít nguồn nhân lực nên những đợt ra quân để kiểm tra các điểm kinh
doanh thuốc còn hạn chế hay quy mô không rộng. Hay kể cả khi phát hiện điểm bán
hàng giả thì do công tác phối hợp liên ngành một số nơi chưa được chặt chẽ dẫn đến
việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, chủ yếu nhắc nhở. Ngoài ra do chế tài xử lý đôi khi
quá nhẹ các cơ sở vi phạm chủ yếu chỉ phạt hành chính vài chục triệu so với mức siêu
lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh thuốc giả kém chất lượng là chưa thích đáng.
+ Tại Việt Nam, do đặc trưng hệ thống phân phối trong nước còn thiếu tính
chuyên nghiệp, thuốc phải đi qua nhiều tầng nấc trung gian khiến chi phí phân phối bị
tăng lên, khó truy xuất nguồn gốc cũng như kiểm soát chất lượng sản phẩm. Thông tin
về người mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ không được lưu giữ một cách thích hợp, việc
thực hiện các quy định liên quan đến hoá đơn chứng từ trong mua bán thuốc tại các cơ
sở còn chưa thật nghiêm túc, đây chính là cơ hội cho các loại thuốc giả có giá khá
mềm "lọt" vào trong hệ thống. Đặc biệt là phân phối thuốc tại các khu vực vùng sâu
vùng xa trong khi đội ngũ cơ quan quản lý và giám sát chất lượng thuốc tại các tỉnh và 16 lOMoARcPSD|46958826
thành phố vẫn còn chưa đủ sức bao phủ khiến cho việc phát hiện thuốc giả, thu hồi
thuốc kém chất lượng càng trở nên khó khăn hơn.
+ Đáng chú ý, hiện nay nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận với nền tảng công
nghệ thương mại điện tử thông qua việc thành lập các website để khuyến mại, quảng
cáo, bán hàng qua mạng. Đây là kênh phân phối hiện đại và ngày càng phổ biến, do đó
nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ; việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận
cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo”
không đơn giản. Nhưng các cơ chế chính sách quản lý còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo, thiếu
nhất quán; nhất là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đây là lĩnh vực liên quan
đến nhiều bộ, ngành và cần phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, đòi hỏi cần
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản để bảo
đảm tính thống nhất, sát với thực tiễn, nhưng trên thực tế mối quan hệ phối hợp trong
soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, cục bộ
muốn giữ lợi ích của ngành mình, bộ mình quản lý, thậm chí có biểu hiện “lợi ích
nhóm” trong việc xây dựng cơ chế chính sách “tham nhũng chính sách” dẫn tới nội
dung quy định trong một số văn bản còn bất cập, sơ hở, chồng chéo gây khó khăn,
vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc, thực tế.
+ Do việc khẳng định đó là thuốc giả theo pháp luật trước khi xử lý lại không dễ
chút nào. Theo quy định của pháp luật, để xử lý được hàng giả thì bắt buộc phải có
giám định kết luận hàng giả. Nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, chi phí giám
định rất đắt, khi đưa đi giám định buộc lực lượng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám
định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Theo quy định của pháp luật thì chính
đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó nhưng hầu như không có đương
sự nào tự nguyệt chịu nộp và việc cưỡng chế thi hành cũng khó khăn.
+ Đôi khi nguyên nhân còn đến do vấn nạn tham nhũng ở một số khâu kiểm định
chất lượng thuốc. Các doanh nghiệp bất chính chỉ cần “đút” tiền cho người có thẩm
quyền thì việc có giấy kiểm định chất lượng hay giấy đăng ký lưu hành thuốc là việc
không hề khó. Hay kể cả khi bị phát hiện, bị kiện thì việc “đút” tiền để được bỏ qua
hay phạt nhẹ cũng là điều không hiếm gặp.
- Do sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng: 17