-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập luật hình sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) là loại CTPP gì? Hành vi mà các đối tượng đã thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự (ĐHQG) 48 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Bài tập luật hình sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) là loại CTPP gì? Hành vi mà các đối tượng đã thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự (ĐHQG) 48 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46842444 BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Đề bài: 02 LỚP
: N04.TL 1 NHÓM : 02 Hà Nội, 2024 lOMoAR cPSD| 46842444
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 13/05/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm số: 02 Lớp: N04.TL1
Tổng số thành viên của nhóm: 14
Có mặt: 13 Vắng mặt: 01
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm số: 02 kết quả như sau:
STT Họ và tên MSSV Đánh giá Đánh giá của của SV giáo viên A B C Điểm Điểm chữ Ký tên số 1 Trần Phú Đức 480716 X 2
Dương Thị Minh Hà 480717 X 3
Nguyễn Thị Hải Hà 480718 X 4 Vũ Ngọc Hiếu 480719 X 5 Lương Tiến Hiệp 480720 X 6 Hoàng Nguyễn Diệu 480721 Hiền 7 Nông Thị Hiền 480722 X 8 Đỗ Thị Quỳnh Hoa 480723 X 9 Nguyễn Thị Hoài 480724 X 10 Đinh Thu Huyền 480725 X 11
Phạm Khánh Huyền 480726 X 12 Trần Minh Hùng 480727 X lOMoAR cPSD| 46842444 13 Bùi Tuấn Hưng 480728 X 14 Lê Nguyễn Thanh 480729 X Hương
Kết quả điểm bài viết ……………… Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2024
- Giáo viên chấm bài :.……………......
NHÓM TRƯỞNG Kết quả
điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………..
Điểm kết luận cuối cùng:……………... PHẠM KHÁNH HUYỀN lOMoAR cPSD| 46842444 Đề 02:
Đề bài: A (19 tuổi) rủ B (15 tuổi) đi chơi. Đến khoảng 23h00 ngày 24/5/2022, A và
B đi ngang qua đường vắng phát hiện K bị tai nạn, A lập tức bàn với B chiếm đoạt
tài sản của ông K. Mặc dù nằm bất động, nhưng khi thấy A và B tiến lại, ông K vẫn
ú ớ kêu cứu. A và B và dặn ông K: “Ông cứ nằm yên, chúng tôi đã gọi cấp cứu rồi”,
rồi lục soát và chiếm đoạt được một khối tài sản bao gồm: tiên, đồng hồ, điện thoại,
xe máy. Tổng trị giá tài sản mà A và B chiếm đoạt được là 97 triệu đồng. Hành vi
chiếm đoạt tài sản nói trên sau đó đã bị phát giác. A, B bị Tòa án xét xử về tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 172 BLHS. Câu hỏi:
1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp trên là loại tội phạm
gìtheo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (02 điểm)
2. Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) làloại
CTPP gì? Hành vi mà các đối tượng đã thực hiện trong trường hợp nêu trên
thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt? (02 điểm)
3. Vụ án trên có đồng phạm hay không? (02 điểm) MỤC LỤC MỞ
ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp trên là loại tội phạm
gì theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?.....................................................2
2.2. Hành vi mà các đối tượng đã thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc
trường hợp tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt?.....................................8
DANH MỤC CÁ C TỪ VIẾT TẮT BLHS
: Bộ luật hình sự CTTP
: Cấu thành tội phạm
3. Vụ án trên có đồng phạm không?...................................................................9 lOMoAR cPSD| 46842444 KẾT
LUẬN.............................................................................................................14 lOMoAR cPSD| 46842444 MỞ ĐẦU
Qua hơn ba mươi năm khởi xướng, công cuộc Đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã thu
được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì nhiều tệ nạn
xã hội đã và đang nảy sinh, trong đó có tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là các
vụ phạm pháp hình sự, đòi hỏi sự quan tâm, giải quyết của Nhà nước và xã hội. Trong
những năm gần đây, tội phạm ở Việt Nam đã có nhiều diễn biến phức tạp, với sự gia
tăng không chỉ về số lượng mà còn về mức độ nghiêm trọng của các vụ án. Theo báo
cáo của Chính phủ tính riêng trong năm 2023, toàn quốc tăng 18% vụ phạm tội về
trật tự xã hội, tăng 12,89% số người chết, tăng 4,76% người bị thương, thiệt hại tài
sản khoảng 13.252 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn về kinh tế - xã hội
tác động đến đời sống, việc làm, thu nhập của một bộ phận nhân dân. Đặc biệt nhóm
tội phạm xâm phạm sở hữu (cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo,…) chiếm tỷ lệ cao
trong cơ cấu tội phạm, riêng số vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là 4.290, tăng 61,52%;
số đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là 3.032, tăng 31,03% so với năm trước.1 Có
thể thấy tình hình tội phạm nói chung, đặc biệt là các tội phạm xâm phạm sở hữu,
đang có những diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả lớn cho xã hội. Một trong những
tội phạm đó là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, không chỉ về số lượng tăng lên mà
còn về đối tượng phạm tội và các phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, ngày càng gây
nguy hiểm cho xã hội. Tình trạng này đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các
cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia vào việc điều tra, truy tố, và xét
xử, cũng như trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, và phòng chống tội phạm. Việc
nghiên cứu sâu sắc về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt
Nam sẽ góp phần vào công tác phòng ngừa và đấu tranh, từ đó tìm ra những giải
pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới xã hội. Sau đây nhóm 2 sẽ đi
sâu vào phân tích nội dung, đặc điểm, cơ sở pháp lý cấu thành tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản bằng việc trả lời các câu hỏi đặt ra từ tình huống đã nêu của đề bài.
1 h 琀琀 ps://baodautu.vn/nam-2023-so-vu-lua-dao-chiem-doat-tai-san-tang-6152-d201112.html 1 lOMoAR cPSD| 46842444 NỘI DUNG
1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp trên là loại tội phạm
gì theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? Khái quát chung:
Theo điều 8 BLHS năm 2015:
“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Quan hệ sở hữu tài sản là một dạng của quan hệ tuyệt đối tức là chủ thể mang quyền
được xác định, các chủ thể còn lại đều là chủ thể mang nghĩa vụ. Quan hệ sở hữu thể
hiện việc chủ sở hữu có đầy đủ các quyền để chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
của mình. Các chủ thể còn lại đều phải có nghĩa vụ tôn trọng việc thực hiện quyền
của chủ sở hữu2. Tuy nhiên, chủ sở hữu cũng phải tuân thủ giới hạn quyền sở hữu
của mình và được Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận tại khoản 2 Điều 160
“Điều 105 BLDS 2015. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể làtài
sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
“Điều 158 BLDS 2015. Quyền sở hữu
2 h 琀琀 ps://luatminhkhue.vn/quan-he-tai-san-la-gi.aspx#3-quan-he-so-huu-tai-san 2 lOMoAR cPSD| 46842444
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
“Điều 160. BLDS 2015: Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản
Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Cơ sở pháp lý: Điều 132, 12 Bộ luật Hình sự 2015
Hành vi của A và B là nguy hiểm cho xã hội, cụ thể là lợi dụng lúc ông K đang nằm
bất động trên đoạn đường vắng, A và B có dấu hiệu gian dối và công nhiên chiếm
đoạt tài sản của ông K là tiền, đồng hồ, điện thoại, xe máy. Tổng giá trị tài sản mà
A và B chiếm đoạt được là 97 triệu đồng.
Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái
với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
“Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015
Người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có
điều kiện mà không cứu dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt
cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Ở đây K bị tai nạn, A lập tức bàn với B chiếm đoạt tài sản của ông K
A và B có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (đủ tuổi, không bị mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi). Khi nhận thức rõ ông K bị tai nạn nên không có khả năng
bảo vệ tài sản của mình, hai người có sự phối hợp, bàn bạc để lấy tài sản của K.
Khi K ú ớ hai người tiếp tục chủ động lừa dối rằng đã gọi cấp cứu, bảo ông nằm
yên, lục soát để lấy những đồ vật có giá trị.
A(19 tuổi), B (15 tuổi), căn cứ vào Điều 12 BLHS năm 2015 quy định:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 3 lOMoAR cPSD| 46842444
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
- Xâm phạm tới quan hệ sở hữu, tức quyền sở hữu tài sản của ông K
- Được BLHS quy định tại Điều 172 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp trên là loại tội phạm
Nghiêm trọng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017.
Dấu hiệu hành vi phạm tội:
- Là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Dấu hiệu công nhiên: hành vi chiếm đoạt tài sản có tính chất khai. Những hành vi
này xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. Người
phạm tội không cần và không có ý định sử dụng thủ đoạt khác để đối phó với chủ
tài sản. Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe doạ dùng vũ lực, không uy
hiếp tinh thần cũng như không nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.
Dấu hiệu phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với hành vi chiếm đoạt tài sản:
(Công nhiên cấu thành tội công nhiên khi)
- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc về tội được quy định tại Điều 290 và
chưa được xoá án tích;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 172, Điểm b Khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 4 lOMoAR cPSD| 46842444
“Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Hành hung để tẩu thoát;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;”
“Điều 9 BLHS năm 2015. Phân loại loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 4 loại sau đây:
1.Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; 2.
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hộilớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù; 3.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xãhội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định
đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù; 4.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Căn cứ thực tế: A và B đã có hành vi lợi dụng tình trạng của ông K là không thể
phản kháng, chống cự (nằm bất động) để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trị 5 lOMoAR cPSD| 46842444
giá 97.000.000 VND (bằng chữ: Chín mươi bảy triệu đồng)
Lập luận: Trong trường hợp trên A và B đã có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản, cụ thể là lợi dụng ông K đang trong trình trạng không thể chống cự, thông qua
thông tin “ông K nằm bất động”, số tài sản chiếm đoạt lên tới 97 triệu đồng. Kết luận:
Trong trường hợp trên A, B bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 172
BLHS 2015 có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù. Dựa vào mức cao nhất
của khung hình phát là 07 năm tù, đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9
BLHS 2015 thì tội phạm mà A và B thực hiện là tội phạm nghiêm trọng.
2.1 Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172
BLHS) là loại CTPP gì?
CTTP của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là CTTP tăng nặng, vật chất. Cấu
thành tội phạm: là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho tội phạm
cụ thể được quy định trong luật hình sự. CTTP được coi là khái niệm pháp lý, là sự
mô tả tội phạm cụ thể trong luật hình sự.
Ý nghĩa của CTTP: nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự, là cơ sở để đánh giá tình
hình tội phạm, có tác dụng định tội cho tội phạm và để phân biệt tội phạm này với
tội phạm khác. Phân loại CTTP: -
Dựa vào tiêu chí tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, có thể chia làm 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành
tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ. -
Dựa vào đặc điểm về cấu trúc của cấu thành tội phạm, chúng ta có cấu thành
tộiphạm hình thức, cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm cắt xén, cụ
thể: Tóm lại, mặc dù phân loại CTTP là vấn đề phức tạp và cho đến nay vẫn còn tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau nhưng những phân tích sơ bộ nêu trên cho thấy trong
nhiều trường hợp việc không thống nhất trong quan điểm phân loại CTTP cũng như
trong việc xác định bản chất của CTTP cụ thể và mối quan hệ của các loại CTTP
được phân chia theo cùng một tiêu chí có thể dẫn đến hiện tượng không thống nhất 6 lOMoAR cPSD| 46842444
khi xác định vấn đề trách nhiệm hình sự. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu về CTTP là một
trong những công việc cần thiết tạo cơ sở lí luận cho việc xác định trách nhiệm hình
sự trong những trường hợp cụ thể.
Căn cứ pháp lý: Điều 172 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng
đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn viphạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169,170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.…2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Hành hung để tẩu thoát;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;”
Căn cứ thực tế: A và B trên thực tế đã thực hiện hành vi chiếm đoạt và chiếm đoạt được tài sản.
Lập luận: Trong trường hợp trên A và B đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
ông K cụ thể là tiền, đồng hồ, điện thoại, xe máy, với tổng trị giá tài sản là 97 triệu
đồng và bị Tòa án xét xử theo khoản 1, Điều 172 với tình tiết tăng nặng là theo điểm
a khoản 2 Điều 172, chiếm đoạt tài sản từ 50 tới dưới 200 triệu đồng (phỏng đoán A
và B không vi phạm các tình tiết như tái phạm nguy hiểm…). Mặt khác căn cứ theo 7 lOMoAR cPSD| 46842444
khoản 1 Điều 172 mô tả tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là sẽ được xác định khi
mà chủ thể thực hiện việc chiếm đoạt từ 02 triệu trở lên, tức đòi hỏi phải chiếm đoạt
một số tiền nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ trường hợp đã bị
xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, đã bị kết án về tội này hoặc một trong
các tội quy định tại điểm b khoản 1 mà chưa được xóa án tích, nhưng lại vi phạm…).
Kết luận: Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là CTTT tăng nặng
và thuộc CTTP vật chất.
2.2. Hành vi mà các đối tượng đã thực hiện trong trường hợp nêu trên
thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt?
Hành vi mà các đối tượng thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc trường
hợp tội phạm hoàn thành.
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn tất cả các
dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc
vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa.
Căn cứ pháp lý: Điều 15, 172 BLHS 2015
“Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng
vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan. Người phạm tội chưa đạt phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Vì trong tình huống nêu trên, hành vi mà A và B đã thực hiện đầy đủ những dấu hiệu
được quy định trong cấu thành tội phạm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
“Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Trong CTTP được quy định tại Điều 172, các dấu hiệu được quy định bao gồm:
Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác, có nghĩa là hành vi công khai
lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài
sản mà không dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm
uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. 8 lOMoAR cPSD| 46842444
Hậu quả thiệt hại: Chủ sở hữu bị thiệt hại về tài sản (cụ thể ở đây CTTP đã quy định mức trị giá tài sản)
Do đó, trong tình huống trên, hành vi của A và B đã thoả mãn hết những dấu hiệu
trong CTTP của tội này, theo đó:
Phạm tội hoàn thành ở đây được hiểu là đã hoàn thành về mặt hành vi và đạt về mặt
hậu quả. Trong trường hợp nêu trên A và B đã thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình
mà không bị bắt giữ, ngăn cản ngay tại thời điểm đó. Cho nên xác định hành vi chiếm
đoạt tài sản là đã hoàn thành, về mặt hậu quả, A và B cũng đã thành công chiếm đoạt
tài sản của ông K. Mặt khác, phạm tội chưa đạt có thể được hiệu là (chưa đạt về mặt
hành vi, và chưa đạt về mặt hậu quả), cụ thể là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội cố
ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vi nguyên nhân ngoài ý muốn.
Khi A, B thấy ông K (là nạn nhân) trong tình trạng nguy hiểm, không thể chống cự
được, đã vờ dặn ông K để thực hiện hành vi công khai lục soát và chiếm đoạt được
khối tài sản trị giá khoảng 97 triệu đồng → A, B đã chiếm đoạt và lấy đi tài sản của
ông K ngay trước sự chứng kiến ông K, hơn nữa, trị giá tài sản đã lớn hơn nhiều so
với dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Đặt giả thiết trong trường hợp nêu trên A và B đang tiến hành lục soát tài sản của ông
K nhưng bị người dân phát hiện, bắt giữ thì lúc này A và B được coi là phạm tội ở mức chưa đạt.
Kết luận lại, từ những phân tích trên, A, B đã thực hiện đầy đủ những dấu hiệc được
mô tả trong CTTP tại điều 172, do đó A, B là tội phạm đã hoàn thành
3. Vụ án trên có đồng phạm không?
Vụ án trên không có đồng phạm.
Căn cứ pháp lý: Điều 17, 12 BLHS 2015
“Điều 17. Đồng phạm 9 lOMoAR cPSD| 46842444 1.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tộiphạm. 2.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
nhữngngười cùng thực hiện tội phạm. 3.
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi
giục,người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4.
Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá
củangười thực hành.”
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừnhững tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạmrất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các
điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,
250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Về
mặt khách quan:
Dấu hiệu thứ nhất: Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này
phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách
nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu
TNHS). Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải có ở tất cả những người đồng
phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành. Dấu hiệu thứ
hai: Cùng thực hiện tội phạm có nghĩa, người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm
với một trong bốn hành vi sau: 10 lOMoAR cPSD| 46842444 -
Hành vi thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực
hành;- Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người tổ chức; -
Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được
gọilà người xúi giục; -
Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được
gọilà người giúp sức.
Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không đòi hỏi
nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia. Người đồng phạm
có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành
vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã
xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Bằng những hành vi cụ thể như trình bày trên, tất cả những người đồng phạm đều có
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết
thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là một phần của hành vi phạm tội chung.
Có thể tất cả những người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp
các hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm
nhất định nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội
phạm còn những người khác chỉ có hành vi “góp phần” vào việc thực hiện tội phạm.
Hậu quả thiệt hại của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người
tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu
quả thiệt hại của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người thực hành là
nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả thiệt hại còn hành vi của những người
khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) phải thông qua hành vi của người thực hành để gây ra hậu quả đó.
Về mặt chủ quan: Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm điều có
lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là đâu hiệu bắt 11 lOMoAR cPSD| 46842444
buộc, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó.
Về dấu hiệu lỗi: Khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, mỗi người
đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý
tham gia của những người đồng phạm khác. Về lí trí: -
Mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã hội và đều
biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình. -
Nếu chỉ biết mình có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà không biết
người khác cũng có hành vi như vậy với mình thì chưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm.
Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng
mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra.
Dấu hiệu mục đích phạm tội: Ngoài hai dấu hiệu cùng thực hiện và cùng cố ý, đồng
phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội trong trường hợp đồng phạm
những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Lập luận:
Trong trường hợp trên, về mặt khách quan có chủ thể của tội phạm: A và B. Điều
kiện của chủ thể của tội phạm: Cả A và B đều có năng lực nhận thức và năng lực
điều khiển hành vi. A (19 tuổi) đủ tuổi chịu trách TNHS. Theo khoản 2 Điều 12 Bộ
luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự thì B không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. B không thể trở thành chủ thể
của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không phải
là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên B(15 tuổi) không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
B không có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm nên không được xem là đồng phạm
Kết luận: Vụ án trên không có đồng phạm. 12 lOMoAR cPSD| 46842444
TH2: Giả định B (16 tuổi)
Vụ án trên có đồng phạm.
Về mặt khách quan:
Dấu hiệu thứ nhất: Có từ hai người trở lên.
Chủ thể tội phạm: A và B.
Điều kiện của chủ thể của tội phạm: Cả A và B có đầy đủ điều kiện của chủ thể của
tội phạm. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Dấu hiệu
thứ hai: Cùng thực hiện tội phạm.
- A và B có hành vi thực hiện tội phạm: chiếm đoạt tài sản của ông K
- B có hành vi giúp A thực hiện tội phạm: cùng lục soát và chiếm đoạt tài sản ôngK
bao gồm: tiền, đồng hồ, điện thoại, xe máy. Tổng trị giá tài sản mà A và B chiếm
đoạt được là 97 triệu đồng.
- A có hành vi, tổ chức xúi giục B thực hiện tội phạm: A lập tức bàn với B chiếmđoạt
tài sản của ông K, rồi lục soát và chiếm đoạt được một khối tài sản bao gồm: tiền,
đồng hồ, điện thoại, xe máy.
Về mặt chủ quan:
Dấu hiệu lỗi: A và B không chỉ cố ý với hành vi chiếm đoạt tài sản của ông K và
mong muốn sự cố ý tham gia của những đồng phạm khác. Về lí trí:
- A và B đều biết hành vi chiếm đoạt tài sản của ông K là gây nguy hiểm cho xã hội.
- A và B cùng biết mục đích phạm tội là để chiếm đoạt tài sản của ông K và B có
hành vi giúp sức, thực hiện tội phạm cùng với A.
- A, B đều thấy trước được hậu quả thiệt hại của tội phạm mà họ tham gia thựchiện.
Họ có thể dự đoán được những tổn thất về tài sản mà ông K phải chịu. Về ý chí:
- A và B đều mong muốn có sự liên kết, phối hợp với nhau trong việc thực hiện tội phạm.
- A và B mong muốn hoặc cùng có ý thức để cho hậu quả phát sinh. 13 lOMoAR cPSD| 46842444
Trong trường hợp này Ạ và B có lỗi cố ý trực tiếp.
Dấu hiệu mục đích phạm tội:
A và B, thực hiện hành vi phạm tội với mục đích chiếm đoạt tài sản của ông K bao
gồm tiền, đồng hồ, điện thoại, xe máy. Tổng trị giá tài sản mà A và B chiếm đoạt
được là 97 triệu đồng. Như vậy đã thoả mãn dấu hiệu cùng mục đích.
Kết luận: Với giả định B(16 tuổi) thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu của đồng phạm
về mặt khách quan và chủ quan. Vụ án trên có đồng phạm. KẾT LUẬN
Các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt không những xâm phạm đến
quyền sở hữu về tài sản mà còn xâm hại đến cả tính mạng, sức khoẻ của con người;
gây mất mát cả vật chất lẫn tinh thần của cá nhân, tổ chức, gia đình; gây hoang mang
lo lắng và làm xáo trộn cuộc sống bình yên của người dân. Ngoài ra, còn ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; gây mất an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội....vv
Trong quá trình trả lời các câu hỏi dựa trên tình huống đề bài đưa ra liên quan đến
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chúng ta đã thấy rằng đây là một vấn đề phức tạp
và ngày càng có ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội.
Bài làm tập trung đi sâu phân tích các yếu tố cấu thành, phân loại, hành vi, cơ sở
pháp lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nhằm áp dụng đúng quy định của pháp luật
hình sự về tội danh này. Đó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng Bộ luật hình sự
đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn, đặc biệt là áp dụng và thực
hiện khi Bộ luật hình sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành; Mà còn có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc nâng cao vai trò, vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng với tư
cách là các cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và cuộc
sống bình yên cho nhân dân. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, bài làm không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhóm chúng tôi mong nhận được sự 14 lOMoAR cPSD| 46842444
quan tâm đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và người đọc để bài làm của mình thêm hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Quốc Hội, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2015, Luật số 100/2015/QH13, Nxb Lao động; 2.
Phạm Thị Phương Thanh (2023), Quan hệ tài sản là gì? Đặc điểm, phân
loại quan hệ tài sản, dẫn theo https://luatminhkhue.vn/quan-he-tai-san-
lagi.aspx#3-quan-he-so-huu-tai-san [ truy cập ngày 09/04/2024] 3.
Đỗ Văn Tạo (2023), Bàn về việc phân loại tội phạm trong pháp luật hình
sự, dẫn theo https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/ban-ve-viec-phan-loai-
toipham-trong-phap-luat-hin-t5933.html?Page=88#new-related [ truy cập ngày 12/04/2024] 4.
Nguyễn Văn Hân (2020), Bình luận khoa học hình sự về khái niệm tội
phạm, dẫn theo https://luatminhbach.vn/binh-luan-khoa-hoc-hinh-su-
vekhai-niem-toi-pham.html [ truy cập ngày 18/04/2024] 5.
Nguyễn Dũng Chương (2020), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong
Luật Hình sự năm 2015 : luận văn thạc sĩ Luật học, Nxb Hà Nội; 6.
Quách Thành Vinh, Xác định giá trị tài sản đối với tội "Công nhiên chiếm
đoạt tài sản", Toà án nhân dân. Toà án nhân dân tối cao, số 24/2010, tr. 22 – 23; 7.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb CA nhân dân; 15