-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Lý luận định tội - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập Lý luận định tội - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập Lý luận định tội - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập Lý luận định tội - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
BÀI TẬP 2
Do biết A là người kinh doanh karaoke và có cho nữ tiếp viên bán dâm ở quán,
nên B nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của A. Khoảng 16h ngày 21/4/2008, B bàn với
C là Công an phường X (không quản lý địa bàn nơi A kinh doanh karaoke) để chiếm
đoạt tài sản của A bằng cách : C giả Công An của Bộ Công an đến kiểm tra việc kinh
doanh của A. khi phát hiện có dấu hiệu mua bán dâm nên yêu cầu A đưa 5 triệu đồng
nếu không sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. A sợ nên đã đưa tiền cho C. C chia số
tiền chiếm đoạt được cho B. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung từng bước.
Bước 1. Xác định các tình tiết thực tế của vụ án
Việc thu thập các tình tiết của vụ án phải đầy đủ, toàn diện;
Việc thu thập các tình tiết khách quan phải chính xác, trung thực, khách quan, khoa học.
Bước 2. Dự kiến các CTTP tương ứng
Trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án đã thu thập được, người định tội
danh cần xác định hành vi đó hướng tới xâm phạm nhóm quan hệ xã hội nào trong
luật hình sự (xác định khách thể loại)? Từ đó tìm kiếm các tội phạm có dấu hiệu
tương ứng với hành vi phạm tội trên thực tế.
Bước 3. Xác định sự phù hợp chính xác giữa hành vi phạm tội trên thực
tế với CTTP được quy định trong BLHS (Định tội danh)
Quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh phải được tiến hành với từng hành vi
mà chủ thể đã thực hiện;
Nếu vụ án có đồng phạm thì phải bắt đầu kiểm tra từ hành vi của người có vai
trò chính (thông thường là hành vi của người thực hành hoặc người tổ chức);
Lần lượt kiểm tra, đối chiếu với từng CTTP cụ thể;
Kiểm tra các quy định của cả Phần chung và Phần các tội phạm liên quan đến 1 CTTP;
=> Lựa chọn đúng điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm của BLHS
với các tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện.
Bước 4: Xác định khung hình phạt
Việc xác định khung hình phạt chính xác cũng là cơ sở để xác định đúng tội
danh, đặc biệt là trong những trường hợp dấu hiệu định khung của một tội có thể là
dấu hiệu định tội của một tội khác;
Trong quá trình xác định khung HP cần phân biệt giá trị pháp lý của các dấu
hiệu định tội, định KHP (tăng nặng, giảm nhẹ TNHS).
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội
B nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của A
B bàn với C là Công an phường X (không quản lý địa bàn nơi A kinh doanh
karaoke) để chiếm đoạt tài sản của A bằng cách: C giả Công An của Bộ Công an đến
kiểm tra việc kinh doanh của A. khi phát hiện có dấu hiệu mua bán dâm nên yêu cầu
A đưa 5 triệu đồng nếu không sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. A sợ nên đã đưa tiền
cho C. C chia số tiền chiếm đoạt được cho B.
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi
của B và C trong vụ án này.
B và C phạm tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS
B và C phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS
4. Xác định tội danh đối với hành vi của B và C trong vụ án.
B và C phạm tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS
- Chủ thể: B và C là người có năng lực và đủ tuổi chịu TNHS
- Khách thể: Xâm phạm tới quyền sở hữu của A - Mặt khách quan:
+ Hành vi: B và C biết A có hành vi cho nữ tiếp viên mua bán dâm nên B và C
bàn bạc với nhau, C giả làm công an của Bộ để kiểm tra nơi kinh doanh của A, phát
hiện có dấu hiệu mua bán dâm nên C đã yêu cầu A đưa số tiền 5 triệu cho mình, nếu
không đưa sẽ bị truy cứu TNHS, A sợ nên đưa số tiền trên cho C.
+ Hậu quả: A bị B và C chiếm đoạt tài sản
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. B và C biết hành vi của mình gây nguy hiểm
cho xã hội và trái pháp luật nhưng đã bất chấp và cố ý thực hiện.
B và C không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS vì đối
với tội danh này, nạn nhân phải tự nguyện đưa số tiền cho người phạm tội, mặc dù về
hành vi khách quan B và C đã thoả mãn điều kiện là dùng thủ đoạn gian dối và số
tiền chiếm đoạt là 2 triệu đồng trở lên nhưng vì C có thủ đoạn khác nhằm uy hiếp
tinh thần của A là doạ không đưa sẽ truy cứu TNHS nên A sợ mới đưa tiền cho C. Vì
vậy mới không cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS.
5. Xác định cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của B và C?
Cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh thuộc về việc xác định hành vi
khách quan đối với các tội danh như Điều 170, Điều 174 BLHS. Và việc xác định
chủ thể trong tội danh, cụ thể là giữa chủ thể đặc biệt và chủ thể thường tại Điều 356
BLHS và Điều 174 BLHS. Do đó, trong quá trình định tội danh, hành vi PT không
thoả mãn CTTP thì không định tội danh đó. BÀI TẬP 3
A làm nghề chăn bò thuê, khoảng 15h ngày 9/2/2006, trong lúc đang chăn bò, A
thấy một con bò đực không rõ của ai đến ăn chung với bò của A, đến chiều không
thấy chủ bò đến lùa về, nên A đã đưa con bò này về cột ở trại của A. Đến ngày
12/2/2006, A dẫn bò đi giấu ở nơi khác và đến ngày 17/2/2006, A thuê xe vận
chuyển con bò đó đi tiêu thụ. Trên đường đi chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện. Tài
sản bị thiệt hại là con bò đực được định giá 5.500.000đ
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung từng bước.
Bước 1. Xác định các tình tiết thực tế của vụ án
Việc thu thập các tình tiết của vụ án phải đầy đủ, toàn diện;
Việc thu thập các tình tiết khách quan phải chính xác, trung thực, khách quan, khoa học.
Bước 2. Dự kiến các CTTP tương ứng
Trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án đã thu thập được, người định tội
danh cần xác định hành vi đó hướng tới xâm phạm nhóm quan hệ xã hội nào trong
luật hình sự (xác định khách thể loại)? Từ đó tìm kiếm các tội phạm có dấu hiệu
tương ứng với hành vi phạm tội trên thực tế.
Bước 3. Xác định sự phù hợp chính xác giữa hành vi phạm tội trên thực
tế với CTTP được quy định trong BLHS (Định tội danh)
Quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh phải được tiến hành với từng hành vi
mà chủ thể đã thực hiện;
Nếu vụ án có đồng phạm thì phải bắt đầu kiểm tra từ hành vi của người có vai
trò chính (thông thường là hành vi của người thực hành hoặc người tổ chức);
Lần lượt kiểm tra, đối chiếu với từng CTTP cụ thể;
Kiểm tra các quy định của cả Phần chung và Phần các tội phạm liên quan đến 1 CTTP;
=> Lựa chọn đúng điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm của BLHS
với các tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện.
Bước 4: Xác định khung hình phạt
Việc xác định khung hình phạt chính xác cũng là cơ sở để xác định đúng tội
danh, đặc biệt là trong những trường hợp dấu hiệu định khung của một tội có thể là
dấu hiệu định tội của một tội khác;
Trong quá trình xác định khung HP cần phân biệt giá trị pháp lý của các dấu
hiệu định tội, định KHP (tăng nặng, giảm nhẹ TNHS).
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội
A thấy con bò đi lạc và không có chủ đến nhận, A dẫn về cột ở chuồng nhà
mình, ngày 12/2/2006, A dẫn bò đi giấu ở nơi khác và đến ngày 17/2/2006, A thuê
xe vận chuyển con bò đó đi tiêu thụ.
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi
của A trong vụ án này. CTTP dự kiến:
- A phạm tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo
Điều 172 BLHS: A có hành vi
chiếm đoạt con bò trước sự bất lực của chủ nhân con bò
- A phạm tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS: A có hành vi lén lút chiếm
đoạt con bò và đem con bò đi tiêu thụ ở nơi khác
- A phạm tội Chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 BLHS: A có hành vi
chiếm giữ trái phép con bò, dẫn con bò về cột ở trang trại của mình
- A không phạm tội do con bò đi lạc và vào ăn chung với đàn bò của A (có được tài sản 1 cách ngay tình)
4. Xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án.
A phạm tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS:
- Chủ thể: A là người có năng lực và đủ tuổi chịu TNHS
- Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác, cụ thể là con bò đực
- Mặt khách quan: A có hành vi lén lút giấu con bò đi nơi khác và đem con bò đi tiêu thụ sau đó
- Mặt chủ quan: A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, A biết hành vi của mình là trái
pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện, sau khi biết con bò đi lạc lẽ ra A phải thông
báo cho CQCN hoặc những người xung quanh để chủ con bò đến nhận lại tài sản của
mình nhưng A không làm mà giấu con bò đi nơi khác và đem đi tiêu thụ
A không phạm tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 BLHS vì A
không biết chủ con bò là ai và chủ con bò không chứng kiến cảnh A chiếm đoạt con
bò của mình một cách bất lực.
A không phạm tội Chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 BLHS vì chủ con
bò hay CQCN không có yêu cầu A trả con bò, mặc khác chủ con bò không biết là A
đang chiếm giữ và tài sản bị chiếm giữ phải từ 10 triệu đồng trở lên.
5. Xác định cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A?
Cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh thuộc về việc xác định hành vi
khách quan đối với các tội danh như Điều 172, Điều 173 và Điều 176 BLHS. Do đó,
trong quá trình định tội danh, hành vi PT không thoả mãn CTTP thì không định tội danh đó. BÀI TẬP 4
Lâm, Sanh và một số bạn khác cùng xóm đến nhà Thắm chơi. Khi đi Lâm có
mang theo một con dao bấm để trong túi. Trong lúc nói chuyện, Lâm có lấy con dao
bấm mới được anh rể cho ra khoe với bạn bè. Khoảng 22 giờ cùng ngày, Quân, Sự,
Hiệp đi đến nhà Thắm, lại gần chỗ nhóm bạn của Lâm đang ngồi và hỏi: “Thằng nào
là Lâm đứng lên nói chuyện chút coi” (trước đó Lâm và Quân đã xảy ra ẩu đả lẫn
nhau). Lâm đứng lên nói: “Tao là Lâm nè, có chuyện gì không?”. Vừa dứt lời, Quân
liền nhảy vào dùng tay đánh Lâm nhưng Lâm tránh được; Sự và Hiệp dùng dây thắt
lưng xông vào đánh Lâm. Thấy vậy, Sanh nhảy vào can ra nhưng cũng bị nhóm của
Quân đánh nên Sanh đã đánh lại. Lúc này Lâm lấy con dao nhíp trong túi ra đâm vào
ngực Quân, Sự, Hiệp mỗi người một nhát; Sanh cũng bị Lâm đâm nhầm một nhát
vào vai. Sau đó, Lâm vứt dao xuống sông và đến thẳng công an xã trình báo toàn bộ
sự việc. Do vết thương quá nặng, Quân bị chết trên đường đưa đi cấp cứu; Sự bị tổn
hại sức khỏe 21%; Hiệp bị tổn hại sức khỏe 17%.
(Nguồn: Bản án HSST số 62/2003 của TAND tỉnh Sóc Trăng).
1. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội
Tình tiết khách quan: Lâm lấy con dao nhíp trong túi ra đâm vào ngực Quân, Sự,
Hiệp mỗi người một nhát; Sanh cũng bị Lâm đâm nhầm một nhát vào vai.
Hậu quả: Quân bị chết trên đường đưa đi cấp cứu; Sự bị tổn hại sức khỏe 21%;
Hiệp bị tổn hại sức khỏe 17%.
2. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi
của Lâm trong vụ án này.
Đối với trường hợp trên, ta có dự kiến các CTTP sau:
- Lâm phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác theo Điều 134 BLHS với tình tiết định khung tăng nặng “làm chết người”. Do
có mâu thuẫn, trong lúc ẩu đả Lâm đã rút dao nhíp đâm mỗi người 1 nhát khiến cho
Quân chết, Sự bị tổn hại sức khoẻ 21% và Hiệp bị tổn hại sức khoẻ 17%.
- Lâm phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 136 BLHS, khi xảy ra ẩu
đả, bị Quân, Sự và Hiệp đánh, Lâm dùng dao chống trả lại sự tấn công của 3 người
và có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ là đâm mỗi người 1 nhát.
- Lâm phạm tội Giết người theo Điều 123 BLHS, khi xảy ra ẩu đả Lâm đã dùng
dao đâm vào ngực của Quân, Sự, Hiệp mỗi người 1 nhát và đây là vùng trọng yếu trên cơ thể.
3. Xác định tội danh đối với hành vi của Lâm trong vụ án.
Lâm phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác theo Điều 134 BLHS
- Chủ thể: Lâm là người đủ tuổi và có năng lực chịu TNHS
- Khách thể: Xâm phạm tới thân thể của Quân, Sự, Hiệp
- Mặt khách quan: Khi xảy ra ẩu đả, Lâm có hành vi rút dao đâm Quân, Sự và
Hiệp mỗi người một nhát, hậu quả là Quân chết vì vết thương quá nặng và Hiệp và
Sự bị tổn hại về sức khoẻ theo tỷ lệ thương tích trên cơ thể
- Mặt chủ quan: Lâm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và lỗi vô ý đối với cái chết
của Quân, biết hành vi của mình sẽ gây thương tích cho người khác hoặc có thể dẫn
đến chết người nhưng vẫn cố tình thực hiện
Lâm không phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 136 BLHS vì tỷ lệ
thương tích do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ gây ra phải từ 31% trở lên, mặc
khác A còn đâm nhầm vào vai của Sanh (bạn của Lâm) không phải đối tượng gây hại
cho Lâm nên không cấu thành hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Lâm không phạm tội Giết người theo Điều 123 BLHS vì Lâm không có ý định
tước đoạt tính mạng người khác, Lâm thực hiện hành vi nhằm mục đích chống trả lại
sự tấn công của Quân, Sự và Hiệp, việc Quân chết là nằm ngoài ý chí chủ quan của Lâm
4. Xác định cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của Lâm?
Cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh của Lâm phụ thuộc vào việc
xác định hành vi khách quan của Lâm giữa các tội danh với nhau. Cũng như việc xác
định ý chí của Lâm đối với hành vi của mình nhằm với mục đích nào, để tước đoạt
tính mạng hay để gây tổn hại đến thân thể nạn nhân nhằm chống trả lại sự tấn công của họ.
Về yếu tố lỗi, Đối với tội Cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: người
thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra, tức là họ thấy trước
hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc họ
không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho nạn nhân. Đối với tội
Giết người thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp và nhận thức được hậu quả chết
người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Và việc xác định hành vi của
Lâm có phải là hành vi phòng vệ chính đáng hay không để phù hợp cho việc định tội
danh ở Điều 134 và Điều 136 BLHS. BÀI TẬP 5
Đức, Thắng, Thủy, Chinh là 4 công nhân sống cùng trong khu tập thể. Sau khi đi
làm về, Đức ra bể nước công cộng tắm. Khi Đức quay vào thì thấy anh Thủy và
Chinh đến tắm. Năm phút sau, Đức quay lại hỏi anh Thủy và Chinh có nhặt được
đồng hồ do Đức để quên không nhưng 2 anh xác nhận là không lấy. Khoảng 20 giờ
cùng ngày, Đức và Thắng gọi anh Thủy và Chinh ra quán nước hỏi về việc chiếc
đồng hồ nhưng hai anh Thủy và Chinh vẫn nói là không nhặt được.Thắng thấy vậy
đứng dậy rút dao rựa từ trong người ra, đập xuống bàn và nói: “Chúng mày không
trả, tao băm nát chúng mày ra” và tát anh Chinh một cái; Đức đấm anh Thủy một cái
vào bụng rồi bỏ về. Sau khi Đức bỏ về, Thắng bắt anh Thủy và Chinh lên cầu Long
Biên, tiếp tục tra hỏi hai anh và nói: “Nếu chúng mày không trả đồng hồ thì phải
nhảy xuống sông Hồng”. Hai anh van xin nhưng Thắng không chấp nhận. Sợ bị đánh
nên anh Chinh nhảy từ độ cao 12 mét xuống sông Hồng, bơi vào bờ thì bị ngất. Anh
Thủy nói với Thắng là mình không biết bơi và van xin Thắng tha cho nhưng Thắng
không tha. Anh Thủy phải bám vào lan can cầu và tiếp tục van xin Thắng. Lúc này tổ
tuần tra Công an thị trấn Gia Lâm phát hiện, kéo anh Thủy lên, bắt Thắng đưa về công an giải quyết.
(Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật)
1. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội
Thắng gọi Chinh và Thuỷ ra quán nước hỏi vụ chiếc đồng hồ, Chinh và Thuỷ
khai không lấy, Thắng rút dao và đe doạ sẽ băm hai anh ra và tác động lên anh
Chinh. Thắng tiếp tục bắt 2 anh lên cầu Long Biên và tra hỏi, đe doạ nếu 2 anh
không trả bắt nhảy xuống sông. Sợ bị đánh nên anh Chinh nhảy xuống sông và bơi
vào thì bị ngất, còn anh Thuỷ do không biết bơi nên bám vào lan can cầu và van xin Thắng.
2. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi trong vụ án này.
Thắng phạm tội Bức tử theo
Điều 130 BLHS: Thắng có hành vi ức hiếp Chinh
và Thuỷ làm Chinh nhảy xuống sông
Thắng phạm tội Đe doạ giết người theo Điều 133 BLHS: Thắng có hành vi đe
doạ Chinh và Thuỷ nếu không trả đồng hồ thì phải nhảy xuống sông, làm Chinh sợ
bị đánh nên nhảy xuống sông, còn Thuỷ bám vào lan can và van xin Thắng
3. Xác định tội danh đối với hành vi của Thắng trong vụ án.
Thắng phạm tội Đe doạ giết người theo Điều 133 BLHS
- Chủ thể: Thắng là người có năng lực và đủ tuổi chịu TNHS
- Khách thể: Xâm phạm đến quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của Chinh và Thuỷ
- Mặt khách quan: Thắng có hành vi đe doạ buộc Chinh và Thuỷ phải nhảy
xuống sông nếu không trả đồng hồ, do sợ rằng mình sẽ bị đánh nên Chinh nhảy
xuống sông, còn Thuỷ vì không biết bơi nên van xin Thắng nhưng Thắng không tha.
- Mặt chủ quan: Thắng thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, biết hành vi của mình là
trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, hành vi đe doạ không đến mức độ nghiêm trọng
mà gây ra áp lực tâm lý với Chinh và Thuỷ lo sợ rằng mình sẽ bị đánh.
Thắng không phạm tội Bức tử theo
Điều 130 BLHS vì Chinh và Thuỷ không
phải quan hệ lệ thuộc với Thắng và Thắng cũng không có hành vi đối xử tàn ác, cũng
không có nguyên nhân và động cơ thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tiêu cực, bế tắc đã tự
sát là do hành vi của người phạm tội gây ra.
4. Xác định cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của Thắng?
Dựa vào khách thể, hành vi khách quan để xác định tội danh với Thắng:
- Đối với tội Bức tử theo Điều 130 BLHS thì người PT phải có hành vi đối xử
tàn ác, ức hiếp, ngược đãi người lệ thuộc mình (khách thể), làm nạn nhân có hành vi
tự sát. Trong trường hợp trên, Chinh và Thuỷ không phải là người lệ thuộc vào
Thắng và hành vi nhảy cầu là để thoát thân chứ không phải tự sát.
- Đối với tội Đe doạ giết người theo Điều 133 BLHS thì người PT phải có hành
vi đe doạ và hành vi này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân lo sợ là
hành vi đe doạ này sẽ được thực hiện, ở trường hợp trên Thắng có hành vi đe doạ
làm Chinh và Thuỷ lo sợ rằng mình sẽ bị đánh, mục đích của Thắng là đe doạ sẽ
đánh nếu không trả không đến mức độ nghiêm trọng là giết người. BÀI TẬP 6
Sau nhiều lần gửi xe để vào chợ huyện mua sắm, A nhận thấy việc giữ xe tại bãi
này rất lỏng lẻo, lúc đông đúc có nhiều người lấy xe ra nhưng người giữ xe không
soát vé. Cho rằng có thể lợi dụng tình hình này để “làm tiền” bãi xe nên A đã hành
động… Đầu năm 2021, A đến gửi xe vào bãi. Chờ đến khi người ra vào lộn xộn, A
lẳng lặng dắt xe ra mà không ai phát hiện để soát vé. Ra khỏi bãi, A nổ máy phóng
về nhà.Sau khi cất giấu xe an toàn, A chậm rãi quay trở lại bãi xe. Giả vờ như vừa từ
trong chợ ra, A đi đi lại lại để tìm xe. Một người giữ xe chạy đến hỏi, A bảo rằng xe
gửi đây nhưng giờ không thấy. Cả bãi dò thẻ xe của A rồi nháo nhào tìm. Một hồi,
chủ bãi giữ xe thừa nhận: xe máy của A đã mất. A yêu cầu chủ bãi giữ xe phải bồi
thường cho mình 5 triệu đồng. Tưởng là yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được thực
hiện nhưng A không ngờ chủ bãi xe dùng dằng: “Chuyện này phải báo công an rồi
mới tính”. Sự việc được đưa đến Công an huyện T. Sau khi ghi nhận diễn biến sự
việc và tiến hành điều tra, cơ quan điều tra mời A lên làm việc. Ban đầu A quanh co
chối cãi,nhưng trước những chứng cứ của cơ quan điều ra đưa ra, A đã phải khai ra
toàn bộ sự thật như đã nêu trên.
(Nguồn: Theo Báo Pháp luật Tp.HCM)
1. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội
Cho rằng có thể lợi dụng tình hình này để “làm tiền” bãi xe nên A đã hành
động…Đầu năm 2021, A đến gửi xe vào bãi. Chờ đến khi người ra vào lộn xộn, A
lẳng lặng dắt xe ra mà không ai phát hiện để soát vé. Ra khỏi bãi, A nổ máy phóng
về nhà. Sau khi cất giấu xe an toàn, A chậm rãi quay trở lại bãi xe. Giả vờ như vừa
từ trong chợ ra, A đi đi lại lại để tìm xe, cả bãi dò thẻ xe của A rồi nháo nhào tìm.
Một hồi, chủ bãi giữ xe thừa nhận: xe máy của A đã mất. A yêu cầu chủ bãi giữ xe
phải bồi thường cho mình 5 triệu đồng.
2. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi trong vụ án này.
A phạm tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS vì A có hành vi lén lút dắt xe
ra khỏi bãi giữ xe nằm ngoài sự kiểm soát của người soát vé
A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS vì A có hành vi
gian dối, tự dắt xe của mình về nhà và quay lại nói xe bị mất, đòi chủ nhà xe phải bồi thường
3. Xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án.
A phạm tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS
- Chủ thể: A là người có năng lực và đủ tuổi chịu TNHS
- Khách thể: Xâm phạm đến quan hệ sở hữu (mặc dù A vẫn là chủ sở hữu của
chiếc xe máy nhưng lúc đó chiếc xe máy vẫn đang nằm trong sự quản lý của chủ nhà xe)
- Mặt khách quan: A có hành vi lén lút lấy xe ra khỏi sự quản lý của chủ nhà xe,
lợi dụng người ra vào lộn xộn và lẳng lặng dắt xe ra mà không ai phát hiện và nổ
máy chạy về nhà giấu xe
- Mặt chủ quan: A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
A không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS vì tội này có
cấu thành vật chất, người PT có hành vi gian dối khiến nạn nhân phải tự nguyện giao
tài sản cho người phạm tội, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, trường hợp trên A có hành
vi gian dối nhưng chưa lừa được chủ nhà xe và phía chủ nhà xe trực tiếp báo công an
để giải quyết và A không chiếm đoạt được 5 triệu, nên không cấu thành tội này.
4. Xác định cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A.
Dựa vào hành vi khách quan và hậu quả để xác định tội danh đối với A BÀI TẬP 7
Khoảng 9 giờ ngày 19/10/2020, Võ Thành Trung (sinh năm 1980) mượn xe máy
của Huỳnh Văn Quý (sinh năm 1986, thường trú tại TP. Cần Thơ), sau đó mang xe
đến cầm tại tiệm cầm đồ Thành Lợi được 5.000.000 đồng để trả nợ. Khoảng 17 giờ
ngày 20/10/2020, không thấy Trung trả lại xe nêm Quý đi tìm. Quý gặp Trung tại
quán cà phê Út Sinh thì Quý nói dối là đã cho người bạn mượn xe và dẫn Quý đi lấy
xe. Trung dẫn Quý đi ra sau vườn thuộc phần đất nhà ông Lâm Văn Thông với ý
định giết Quý để không phải trả lại chiếc xe đạp. Trên đường đi, Trung thấy Quý có
đeo một sợi dây chuyền vàng ở cổ nên càng có quyết tâm giết Quý để chiếm đoạt
dây chuyền vàng. Khi đến mương nước ở vườn nhà ông Thông, Trung tạo cớ đã gần
đến nơi lấy xe đạp, kêu Quý xuống mương rửa chân rồi vào nhà. Lợi dụng lúc Quý
đang rửa chân nên không để ý, Trung nhào đến ôm và siết cổ Quý đè xuống mương
dìm dưới nước cho đến khi chết. Sau đó, Trung lấy sợi dây chuyền vàng 24k, trọng
lượng 1 chỉ của Quý và lôi xác Quý giấu dưới cỏ cặp sát Rạch Điều, cách mương
nước của ông Thông khoảng 4m. Trung mang sợi dây chuyền của Quý đi bán được
7.000.000 đồng để tiêu xài cá nhân. Ngày 24/10/2020, vợ chồng ông Thông ra vườn
đốn chuối bán thì phát hiện xác của Quý trương thối nổi trên mặt nước nên báo cho
công an. Ngày 25/10/2020, Trung bị bắt. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra
đã thu giữ được các vật chứng gồm: 1 xe máy hiệu Yamaha, 1 đôi dép xốp hiệu
Bitis, 1 đồng hồ điện tử đeo tay. Tại bản kết luận giám định pháp y của Phòng kỹ
thuật hình sự Công an tỉnh Cần Thơ kết luận: Nạn nhân Huỳnh Văn Quý tử vong do ngạt nước.
1. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội
Trung dẫn Quý đi ra sau vườn thuộc phần đất nhà ông Lâm Văn Thông với ý
định giết Quý để không phải trả lại chiếc xe đạp. Trên đường đi, Trung thấy Quý có
đeo một sợi dây chuyền vàng ở cổ nên càng có quyết tâm giết Quý để chiếm đoạt
dây chuyền vàng. Khi đến mương nước ở vườn nhà ông Thông, Trung tạo cớ đã gần
đến nơi lấy xe đạp, kêu Quý xuống mương rửa chân rồi vào nhà. Lợi dụng lúc Quý
đang rửa chân nên không để ý, Trung nhào đến ôm và siết cổ Quý đè xuống mương
dìm dưới nước cho đến khi chết.
2. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi trong vụ án này.
Trung phạm tội Giết người theo Điều 123 BLHS vì có hành vi xiết cổ và dìm
Quý xuống nước đến chết
Trung phạm tội Cướp tài sản theo Điều 168 BLHS vì có hành vi dùng vũ lực
khống chế Quý để cướp sợi dây chuyền vàng
Trung phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS vì
có hành vi mượn xe máy của Quý nhưng sau đó lại đi cầm đồ để lấy tiền trả nợ mà
không có sự đồng ý của Quý
3. Xác định tội danh đối với hành vi của Trung trong vụ án.
Trung là người có năng lực và đủ tuổi chịu TNHS
Trung phạm tội Giết người theo Điều 123 BLHS:
- Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng của Quý
- Mặt khách quan: Trung có hành vi xiết cổ và dìm Quý xuống nước nhằm mục
đích để không phải trả lại chiếc xe máy, hậu quả là Quý chết do ngạt thở
- Mặt chủ quan: Trung thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, biết hành vi của mình là
nguy hiểm và trái pháp luật biết trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra Trung phạm tội theo Điều 168 BLHS: Cướp tài sản
- Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu và quyền nhân thân của Quý
- Mặt khách quan: Trung có hành vi dùng vũ lực xiết cổ và dìm Quý xuống nước
làm cho Quý rơi vào tình trạng không thể chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt sợi dây chuyền vàng.
- Mặt chủ quan: Trung thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, biết hành vi của mình là
nguy hiểm và trái pháp luật thấy trước được hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra
Trung phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS:
- Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu của Quý
- Mặt khách quan: Trung có hành vi mượn xe máy của Quý, sau đó đem đến
tiệm cầm đồ và nhận được 5 triệu đồng để trả nợ mà không có sự đồng ý của Quý, số
tiền mà Trung nhận được đã đủ yếu tố cấu thành tội này.
- Mặt chủ quan: Trung thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
4. Xác định cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của Trung.
Cơ sở để giải quyết tranh chấp tội danh của Trung là xác định hậu quả đối với
hành vi, Quý chết là dấu hiệu định tội của tội Giết người chứ không phải là tình tiết
định khung tăng nặng Làm chết người tại điểm c khoản 4 Điều 168 BÀI TẬP 8
Khoảng 12h ngày 8/11/2020, Trương Thị Kim T đi bộ đến cổng trường Hà Huy Tập
phường 3 Quận Bình Thạnh thấy cháu Nguyễn Nhật Vy (sinh năm 2012) là học sinh
đang đứng trước cửa trường chờ vào lớp, trên người cháu Vy có đeo nữ trang (2 nhẫn
và một vòng đeo tay bằng vàng). T giả vờ đến nói với cháu Vy hôm qua Vy đánh cháu
của T, cháu Vy nói không đánh ai cả, thì T bảo” “Nếu không đánh thì cũng phải đi
theo T đến nhà cho cháu T nhìn mặt và xin lỗi cháu T”. Cháu Vy tin lời nên đi theo T.
T đón một chiếc xích lô đạp đi cùng Vy đến đường Nguyễn Đình Chiểu thì xuống xe
vào hẻm vắng. T nói với Vy “có thằng theo dõi Vy đeo nữ trang, lột nữ trang ra cất
đi”. Vy tin lời nên tháo 2 chiếc nhẫn cất vào cặp và đưa cặp cho T giữ giùm, còn chiếc
vòng đeo tay do chật Vy tháo không được. Để chiếm đoạt chiếc vòng đeo tay, T đón
xe ôm chở đến đường Hàn Hải Nguyên phường 16 Quận 11, trên đường đi T mua một
cây kềm cắt móng tay. Khi đến hẻm 83 đường Hàn Hải Nguyên, T cùng Vy xuống xe,
T dẫn Vy vào hẻm và dùng kềm cắt chiếc vòng nhưng không cắt được nên T đi bộ ra
ngoài mua cây kéo nhỏ và thực hiện cắt vòng nhưng không cắt được nên T mang ra
Tiệm đổi cây kéo lớn và sau đó T đang dùng kéo cắt chiếc vòng của cháu Vy thì bị
nhân dân phát hiện bắt giữ giao về Công an phường 3 Quận Bình Thạnh xử lý.
Tại cơ quan điều tra Công an Quận Bình Thạnh, T đã khai nhận hành vi thực hiện như đã nêu trên.
1. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội
T giả vờ đến nói với cháu Vy hôm qua Vy đánh cháu của T, cháu Vy nói không đánh
ai cả, thì T bảo” “Nếu không đánh thì cũng phải đi theo T đến nhà cho cháu T nhìn
mặt và xin lỗi cháu T”. Cháu Vy tin lời nên đi theo T. T đón một chiếc xích lô đạp đi
cùng Vy đến đường Nguyễn Đình Chiểu thì xuống xe vào hẻm vắng. T nói với Vy “có
thằng theo dõi Vy đeo nữ trang, lột nữ trang ra cất đi”. Vy tin lời nên tháo 2 chiếc
nhẫn cất vào cặp và đưa cặp cho T giữ giùm, còn chiếc vòng đeo tay do chật Vy tháo
không được. Để chiếm đoạt chiếc vòng đeo tay, T đón xe ôm chở đến đường Hàn Hải
Nguyên phường 16 Quận 11, trên đường đi T mua một cây kềm cắt móng tay. Khi đến
hẻm 83 đường Hàn Hải Nguyên, T cùng Vy xuống xe, T dẫn Vy vào hẻm và dùng
kềm cắt chiếc vòng nhưng không cắt được nên T đi bộ ra ngoài mua cây kéo nhỏ và
thực hiện cắt vòng nhưng không cắt được nên T mang ra Tiệm đổi cây kéo lớn
2. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi trong vụ án này.
T phạm tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 BLHS vì T có hành
vi bắt giữ người trái phép cụ thể là dẫn dụ cháu Vy đi với mình vào chỗ ít người
nhằm chiếm đoạt tài sản
T phạm tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 BLHS vì T có hành vi
lợi dụng sự non nớt của trẻ em, chiếm đoạt tài sản của Vy
T phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS vì T có hành vi
gian dối làm Vy tin lời của T và tự nguyện giao nộp tài sản cho T
3. Xác định tội danh đối với hành vi của T trong vụ án.
T phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
4. Xác định cơ sở lý thuyết để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của T.