-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập môn Kinh tế vi mô
Bài tập tổng hợp môn Kinh tế vi mô giúp sinh viên ôn tập củng cố kiến thức và làm tốt bài thi cuối kỳ.
Kinh tế vi mô (KT101) 24 tài liệu
Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Bài tập môn Kinh tế vi mô
Bài tập tổng hợp môn Kinh tế vi mô giúp sinh viên ôn tập củng cố kiến thức và làm tốt bài thi cuối kỳ.
Môn: Kinh tế vi mô (KT101) 24 tài liệu
Trường: Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Cần Thơ
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36271885
LÝ THUYẾT CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ THỊ TRƯỜNG
Bài tập 1: Giả sử cho số liệu sau về cung và cầu của cá hộp trên thị trường là như sau:
Giá ( đơn vị tiền)
QD (triệu hộp/ năm)
QS (triệu hộp/ năm) 8 70 10 16 60 30 24 50 50 32 40 70 40 30 90
a. Hãy xác định hàm số cung và hàm số cầu đối với cá hộp.
b. Hãy vẽ đường cầu và cung của cá hộp trên cùng một đồ thị?
c. Hãy xác định điểm cân bằng thị trường căn cứ vào các hàm số xác định ở câu a và số liệu cung cấp ở bảng trên.
d. Nếu giá được định ở mức 8 đvt/ hộp thì thị trường sẽ thừa hay thiếu bao nhiêu hộp?
e. Nếu giá được định ở mức 32 đvt/ hộp thì thị trường sẽ thừa hay thiếu bao nhiêu hộp?
f. Giả sử sau khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, cầu đối với cá hộp tăng thêm 15 triệu
hộp/năm. Hãy xác định giá và sản lượng cân bằng mới? Hãy vẽ đồ thị minh họa? Cho nhận xét
về sự thay đổi của giá và sản lượng cân bằng?
Bài tập 2: Giả sử cho số liệu sau về cung và cầu đối với hàng hóa X là như sau:
Giá ( đơn vị tiền)
Lượng cầu (đơn vị/ năm)
Lượng cung (đơn vị/ năm) 15 50 35 16 48 38 17 46 41 18 44 44 19 42 47 20 40 50
a. Hãy xác định hàm số cung và hàm số cầu đối với loại hàng hóa này.
b. Hãy vẽ đường cầu và cung của hàng hóa này trên cùng một đồ thị?
c. Hãy xác định điểm cân bằng thị trường căn cứ vào các hàm số xác định ở câu a và số liệu cung cấp ở bảng trên.
Bài tập 3: Giả sử hàm số cầu và hàm số cung của lương thực trên thị trường lần lượt là:
QD = 120 – 20P và QS = - 30 + 40P
a. Hãy xác định điểm cân bằng thị trường? Hãy vẽ đồ thị minh họa điểm cân bằng của thị trường.
b. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng? Tại điểm cân bằng muốn tăng doanh thu
thì nhà sản xuất nên tăng hay giảm giá? 1 lOMoAR cPSD| 36271885
c. Giả sử nhà nước quy định giá là 4 đvt/ đv lương thực thì lương thực trên thị trường thừa hay thiếu bao nhiêu?
d. Giả sử do dân số tăng làm cho cầu đối với lương thực tăng thêm 30 đơn vị. Hãy xác định giá và
sản lượng cân bằng mới?
Bài tập 4: Hàm số cầu và cung đối với một loại hàng hóa ở một thị trường lần lượt là:
QD = 80 – 10P và QS = - 70 + 20P
a. Hãy xác định điểm cân bằng của thị trường này.
b. Hãy tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng? Tại điểm cân bằng muốn tăng doanh
thu thì người bán nên tăng hay giảm giá?
c. Nếu giá được quy định là 4 đvt/đvsp thì trên thị trường hàng hóa này sẽ thừa hay thiếu bao nhiêu?
d. Giả sử do tiến bộ công nghệ nên các nhà sản xuất cung ứng nhiều hơn. Hãy dự báo sự thay đổi
của giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa hiện tượng này.
Bài tập 5: Giả sử hàm số cung và cầu đối với khí đốt trên thị trường thế giới vào năm 1975 lần lượt là:
QS = 14 +2PG + 0,25PO và QD = -5PG + 3,75PO, trong đó: PG (đô-la/đơn vị) là giá khí đốt và PO là giá
dầu. Vào thời điểm nói trên giá dầu đang là 8 đô-la/đơn vị.
a. Giá của khí đốt trên thị trường là bao nhiêu?
b. Giả sử chính phủ của các quốc gia cung ứng khí đốt điều tiết giá ở mức 1,5 đô-la thì lượng
thặng dư hay thiết hụt trên thị trường khí đốt là bao nhiêu? Bài tập 6: 1 1 1
Hàm số cầu đối với hàng hóa X là Q x D = 1.200 – P + P – 8P + I. X Y Z 2 4 10
Giả sử ta có PY = 5.900 đvt, PZ = 90 đvt và thu nhập bình quân của người tiêu dùng hàng hóa này là I = 55.000 đvt.
a. Hãy cho biết Y và Z là có mối quan hệ thế nào với X?
b. Hàng hóa X là hàng hóa bình thường hay thứ cấp?
c. Bao nhiêu hàng hóa X sẽ được tiêu dùng nếu PX = 4.910 đvt?
Bài tập 7: Hàm số cầu đối với sản phẩm X là Q X = 1.000 – 2P + 0,02P , với P = 400 đvt. D X Z Z
a. Hãy tính hệ số co giãn của cầu đối với sản phẩm X theo giá của nó khi PX = 154 đvt? Ở mức giá
này cầu đối với X là co giãn hay không co giãn? Doanh thu của doanh nghiệp tăng hay giảm
nếu doanh nghiệp định giá thấp hơn 154 đvt?
b. Hãy tính hệ số co giãn của cầu đối với sản phẩm X theo giá của nó khi PX = 354 đvt? Ở mức giá
này cầu đối với X là co giãn hay không co giãn? Doanh thu của doanh nghiệp tăng hay giảm
nếu doanh nghiệp định giá cao hơn 354 đvt?
c. Hãy tính hệ số co giãn của cầu đối với sản phẩm X theo PZ khi PX = 154 đvt? X và Z là hàng
hóa thay thế hay bổ sung?
Bài tập 8: Giả sử hàm số cầu đối với hàng hóa X do công ty X sản xuất như sau:
lnQD x = 3 – 0,5lnPX – 2,5lnP Y + lnI + 2lnA 2 lOMoAR cPSD| 36271885
trong đó: PX = 10 đvt, PY = 4 đvt, I = 20.000 đvt và A (chi phí quảng cáo) = 200 đvt.
a. Hãy tính hệ số co giãn của cầu đối với X theo PX? Hãy cho biết cầu co giãn, không co giãn hay co giãn đơn vị?
b. Hãy tính hệ số co giãn của cầu đối với X theo PY? Hãy cho biết Y là hàng hóa bổ sung hay thay thế đối với X?
c. Hãy tính hệ số co giãn của cấu đối với X theo thu nhập? Hãy cho biết X là hàng hóa thứ cấp hay hàng hóa bình thường?
d. Hãy tính hệ số co giãn của cầu đối với X theo chi phí quảng cáo? Hãy cho biết mối quan hệ giữa
chi phí quảng cáo và số cầu trong trường hợp này?
LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Bài tập 1: Cá nhân A thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của bản thân thông qua việc sử dụng 3 loại sản phẩm
M, V và C. Hàm số hữu dụng của cá nhân này là: U = U (M,V,C) = M + 2V + 3C.
a. Nếu M =10, hãy xác định hàm số hữu dụng cho cá nhân này theo V và C trong trường hợp U = 40 và U = 70.
b. Hãy chứng tỏ tỷ lệ thay thế biên giữa V và C là cố định trong hai trường hợp trên.
Bài tập 2: Học sinh P thường dùng bữa trưa tại trường với 2 loại thức ăn là T và S và nhận được mức
hữu dụng tuân theo hàm số: U (T,S) = T1/2 S1/2
a. Nếu giá của hàng hóa T là 0,1 đvt và S là 0,25 đvt. Em P nên tiêu dùng 1 đvt của mình như thế
nào để tối đa hóa hữu dụng ? Hữu dụng tối đa trong trường hợp này là bao nhiêu ?
b. Do nhà trường không khuyến khích học sinh sử dụng sp T nên tăng giá của loại thức ăn này lên
thành 0,4 đvt. Như thế học sinh P phải có thêm bao nhiêu tiền để có được mức hữu dụng như
cũ ? Khi đó số lượng T và S là bao nhiêu ? Bài tập 3:
a. Một bạn trẻ có 300 đvt để tiêu dùng. Bạn ấy tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y với giá tương
ứng là 20 đvt và 4 đvt. Bạn ấy nên tiêu dùng bao nhiêu hàng hóa từng loại nếu như hàm số hữu
dụng của bạn ấy là : U= U(X,Y) = X2/3Y1/3 ?
b. Nếu giá của X giảm xuống còn 10 đvt và giá của Y giữ nguyên, bạn trẻ nên tiêu dùng bao
nhiêu ? Hãy cho nhận xét về sự thay đổi này ?
Bài tập 4: Hàm hữu dụng của 1 cá nhân đối với hai hàng hóa X, Y là U = 5. X0,4Y0,8. Giá của X là 5
đvt, giá của Y là 8 đvt, và thu nhập của cá nhân này là 1.500 đvt/tháng.
a. Hãy cho biết số lượng X và Y mà cá nhân này nên tiêu dùng trong tháng để tối đa hóa hữu dụng của mình ?
b. Nếu giá của X tăng gấp đôi thì cá nhân này nên tiêu dùng bao nhiêu X và bao nhiêu Y trong 1
tháng để tối đa hóa hữu dụng của mình? lOMoAR cPSD| 36271885
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NHÀ SẢN XUẤT
Bài tập 1 : Giả sử hàm sản xuất đối với sản phẩm V là : q = KL – 0,8K2 – 0,2L2. Trong đó, q là số
lượng sản phẩm V, K là vốn và L là lao động.
a. Giả sử K = 10, năng suất lao động trung bình tối đa tương ứng với số lượng lao động là bao
nhiêu ? Khi đó số lượng sản phẩm sản xuất ra là bao nhiêu ?
b. Giả sử K = 10, ứng với số lượng lao động là bao nhiêu thì năng suất lao động biên bằng không ?
c. Nếu K = 20 thì câu a và b có kết quả như thế nào ?
Bài tập 2 : Giả sử hàm sản xuất đối với sản phẩm B có dạng : q = K1/2L1/2
Hãy tính năng suất lao động trung bình và năng suất vốn trung bình ?
Bài tập 3 : Một doanh nghiệp có hàm số tổng chi phí là : TC = 0,1q2 + 10q + 1.000. Giá bán mà doanh
nghiệp nhận được phụ thuộc vào sản lượng của doanh nghiệp và có dạng P = 50 – 0,1q.
a. Để đạt doanh thu tối đa, hỏi doanh nghiệp cần sản xuất sản lượng bao nhiêu? Nhà sx lãi/ lỗ bao nhiêu?
b. Hỏi doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận và khi đó mức lợi nhuận là bao nhiêu?
Bài tập 4: Một doanh nghiệp biết đường cầu về sản phẩm của mình theo giá là p =100- q. Biết phương
trình tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp là VC = q2 + 4q. Hãy xác định ở mức sản lượng nào thì
doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu? sản lượng nào thì tối đa hoá lợi nhuận? lOMoAR cPSD| 36271885 TỔNG HỢP :
Bài tập 1 : Giả sử hàm số cầu và cung của một hàng hóa trên thị trường lần lượt là QD = 120 - 30P và QS= -60 + 30P
a. Hãy xác định điểm cân bằng của thị trường?
b. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng? Tại điểm cân bằng, muốn tăng doanh thu
thì nhà sản xuất nên tăng hay giảm giá?
c. Giả sử do thu nhập tăng làm cho cầu đối với mặt hàng này tăng thêm 60 đơn vị. Hãy xác định
giá và sản lượng cân bằng mới? Thử đánh giá xem hàng hóa này là bình thường hay thứ cấp?
d. Căn cứ vào phương trình đường cầu, hãy xác định mức giá và sản lượng mà nhà sản xuất sẽ đạt doanh thu cao nhất?
Bài tập 2: Sinh viên An rất thích uống cà phê và xem phim. Trong số tiền Ba, Mẹ gửi cho hàng tháng,
An dành 160.000 đồng cho sở thích của mình. Với giá một ly cà phê là 4.000đồng, một lần xem phim
là 10.000đồng, nếu phương trình hữu dụng của An là U= X1/2 .Y1/2 , với X là số ly cà phê và Y là số lần xem phim, hỏi:
a. An nên tiêu dùng như thế nào để tối đa hóa hữu dụng của mình?
b. Bây giờ giá vé xem phim đã tăng lên 15.000 đ/vé; ly cà phê tăng lên 5.000 đồng/ly, với số tiền
dành cho sở thích tăng thêm là 20.000 đồng, hỏi hữu dụng tối đa mà An đạt được lúc này thấp hay cao
hơn mức hữu dụng cũ? chứng minh?
Bài tập 3: Lượng cầu và lượng cung một loại hàng hóa ở các mức giá khác nhau được cho trong bảng sau: Giá (nghìn đồng/kg)
Lượng cầu (triệu tấn) Lượng cung (triệu tấn) 2 26 8 3 22 13 4 18 18 5 14 23 6 10 28 7 6 33
a. Hãy viết phương trình đường cầu và đường cung của hàng hóa này?
b. Xác định mức giá và lượng cân bằng trên thị trường?
c. Khi nhà nước ấn định giá sàn là 6.000 đồng/kg sản phẩm thì sẽ xảy ra điều gì đối với lượng hàng hóa này?