Bài tập môn Pháp luật đại cương Việt Nam | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài tập môn Pháp luật đại cương Việt Nam | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 41 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật Việt Nam đại cương
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Sinh Viên: .......................................................
MSSV: ............................................................
Lớp: ................................................................ GVHD:
………………………………………… ≪ĐỒNG THÁP 2023≫
CÂU HỎI TỰ HỌC CHƯƠNG 1
1. Phân loại cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước CHXHCNVN:
cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan
xét xử. Hãy cho biết cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan xét xử cao nhất.
- Cơ quan quyền lực nhà nước: gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp → Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất: Quốc hội
- Cơ quan hành chính nhà nước:
+ Theo địa giới hoạt động:
Các cơ quan hành chính Trung ương: Chính Phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Chính Phủ
Các cơ quan hành chính địa phương: UBND các cấp, các sở, phòng ban thuộc UBND các cấp . + Theo thẩm quyền:
Các cơ quan hành chính thẩm quyền chung: Chính Phủ, UBND các cấp
Các cơ quan hành chính thẩm quyền chuyên môn: Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Chính Phủ, Sở, phòng, ban thuộc UBND các cấp
→ Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất: Chính phủ
- Cơ quan xét xử: bao gồm Tòa án nhân dân tối cao ở cấp trung ương và
Viện kiểm sát nhân dân ở cấp địa phương → Cơ quan xét xử cao nhất: Tòa án nhân dân tối cao
2. Quốc hội: là loại cơ quan gì? ai đứng đầu? cách thức chọn ra người
đứng đầu? Nhiệm kỳ QH là bao nhiêu năm? 1 năm họp mấy lần?
Được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào? 2
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ
quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
- Người đứng đầu: Chủ tịch nước
- Cách thức chọn ra người đứng đầu: Nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội
và Hội đồng Nhân dân các cấp
- Nhiệm kỳ của QH: 5 nă m - Một năm QH họp 2 kỳ
- QH ban hành những văn bản quy định pháp luật: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị Quyết
3. Chính phủ: là loại cơ quan nào? Ai lập ra? Ai là người đứng đầu?
cách thức chọn ra người đứng đầu? nhiệm kỳ? bao lâu họp 1 lần ?
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộn g hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác trước Quốc hội ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
- Chủ tịch nước thành lập ra Quốc hội phê chuẩn
- Người đứng đầu: Thủ tướng
- Cách thức chọn ra người đứng đầu: Thủ tướng chính phủ do Quốc hội
bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước
- Nhiệm kỳ: 5 năm ( Theo nhiệm kì của Quốc hội)
- Một tháng họp một lần
4. Toà án: Ai đứng đầu? Cách thức chọn người đứng đầu? chức năng
là gì? Cơ cấu tổ chức là bao nhiêu cấp? Kể tên cơ cấu tổ chức TAND? 3
- Người đứng đầu Tòa án: do Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Việt Nam đứng đầu
- Cách thức chọn người đứng đầu : do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước
- Chức năng: xét xử về hình sự, dân sự, hành chính,…
- Cơ cấu tổ chức có 5 cấp :
+ Tòa án nhân dân tối cao (Hội đồng thẩm phán TANDTC; Bộ máy giúp
việc; Cơ sở đào tạo);
+ Tòa án nhân dân cấp cao (Ủy ban thẩm phán TANDCC, Các Tòa; Bộ máy giúp việc).
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban thẩm
phán, Các Tòa, bộ máy giúp việc).
+ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
+ Tòa án quân sự (Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu
và tương đương; Tòa án quân sự khu vực).
5. Viện kiểm sát: Ai đứng đầu? Cách thức chọn người đứng đầu? chức
năng là gì? Cơ cấu tổ chức là bao nhiêu cấp? Kể tên cơ cấu tổ chức VKSND?
- Người đứng đầu VKS: V ệ i n trưởng VKSND tối cao
- Cách thức chọn ra người đứng đầu: Do Quốc hội VN bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước
- Chức năng: thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
- Cơ cấu tổ chức có 5 cấp : + VKSND tối cao + VKSND cấp cao 4
+ VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương + VKS quân sự
6. Có bao nhiêu nguyên tắc tổ chức Bộ máy nhà nước (BMNN)? Kể ra. Có 5 nguyên tắc:
- Nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia đông đảo của Nhân dân và quản lý nhà nước
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc pháp chế XHCN
7. Chủ tịch nước do ai bầu? quyền hạn Chủ tịch nước là gì?
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra
- Quyền hạn của Chủ tịch nước: Tiếp nhận đại sứ đặc nhiệm toàn quyền
của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH, bộ nhiệm, miễn
nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc nhiệm toàn quyền của
CHXHCNVN; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước
quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia
nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế.
8. Thủ tưởng phải chịu trách nhiệm với ai? 5
Thủ tướng chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động
của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao báo cáo công tác của Chính
phủ và của mình trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước
9. Hình thức cấu trúc của Việt Nam thuộc loại nào?
Hình thức cấu trúc của VN thuộc loại Nhà nước đơn nhất
10. Hội đồng nhân dân: là loại cơ quan nào? Có mấy cấp? nhiệm kỳ? quyền hạn ?
- Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân, địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên
- HĐND được tổ chức thành 3 cấp:
+ HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ HĐND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉn h
+ HĐND xã, phường, thị trấn - Quyền hạn
+ Quyết định những chính sách và vấn đề quan trọng, các biện pháp để
xây dựng và phát triển địa phương
+ Đảm bảo thực hiện đúng các quy định của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
+ Giám xác hoạt động của các cơ quan Nhà nước cùng cấp, giám xác
việc tuân theo PL của cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác và của công dân tại địa phương
11. UBND: là loại cơ quan nào? Có mấy cấp? nhiệm kỳ? quyền hạn? 6
- UBND do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên - UBND gồm:
+ UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ UBND cấp thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã
+ UBND cấp xã, phường, thị trấn + UB hành chính - Nhiệm kì: 5 năm - Quyền hạn :
+ Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung quy định tại các
khoản 1, 2 và 4 điều 33 của luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND xã.
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan Nhà nước cấp trên phân
cấp, uỷ quyền cho UBND xã, chuyên môn thuộc UBND tỉnh
+ Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
12. Cơ cấu tổ chức Chính phủ có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ?
Cơ cấu tổ chức Chính phủ có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ
13. Hãy kể tên những cơ quan ngang bộ.
Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.
14. Nhà nước và pháp luật cái nào ra đời trước 7
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì sự ra đời của nhà nước cũng chính là sự r
a đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra
đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
CÂU HỎI TỰ HỌC CHƯƠNG 2.
1. Pháp luật là gì? Có mấy con đường hình thành pháp luật ?
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, do
nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng
chế của nhà nước, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện ý chí và bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
- Có 2 con đường hình thành pháp luật :
+ Nhà nước giữ lại các tập quán, các tín điều tôn giáo; tiến hành thay đổi,
bổ sung nội dung các tập quán, tín điều tôn giáo cho phù hợp với ý chí và
lợi ích của giai cấp thống trị bằng con đường nhà nước thành các quy phạm pháp luật
+ Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội mới phát sinh nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy định đặc quyền cho giai cấp thống trị
2. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật và đạo đức cái nào rộng hơn?
Đạo đức có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với pháp luật, vì trên thực tế
có những quan hệ xã hội pháp luật không thể điều chỉnh hết được, đặc biệt
đối với những quan hệ xã hội trong lĩnh vực tình bạn, tình yêu, sự giúp đỡ
lẫn nhau trong đời sống hằng ngày,… Ví dụ: trong Luật Hôn nhân gia đình, 8
những vấn đề thuộc về tình cảm, đạo đức sẽ điều chỉnh cụ thể và sâu sắc hơn so với pháp luật.
3. Yêu cầu về ngôn ngữ pháp lý nằm ở thuộc tính nào trong các thuộc
tính của pháp luật ?
Yêu cầu về ngôn ngữ pháp lý nằm ở thuộc tính tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
4. Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được chia làm mấy loại? kể ra?
Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được chia làm 2 loại - Văn bản luật - Văn bản dưới luật
5. Văn bản luật bao gồm văn bản nào? Ai ban hành?
Văn bản luật gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị qu ế
y t do Quốc hội - cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
6. “Văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực sau mỗi lần áp dụng” nhận định này đúng hay sai?
Nhận định trên sai. Vì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần
trong thực tiễn cuộc sốn ,
g được áp dụng trong mỗi trường hợp khi có sự
kiện pháp lý xảy ra và phù hợp với các vi phạm pháp luật trong văn bản đó
7. Nhà nước là chủ thể ban hành pháp luật thì nhà nước có cần phải tuân
thủ pháp luật không? Vì sao?
Nhà nước, với vai trò của mình trong việc ban hành và thi hành pháp luật,
cũng phải tuân thủ pháp luật. Việc này khẳng định rằng mọi cá nhân và tổ
chức đều phải tuân thủ luật pháp, bao gồm cả chính phủ và các cơ quan nhà nước.
8. Cơ cấu của QPPL gồm có mấy thành phần? một quy phạm pháp luật
là 1 điều phải không? Có bao nhiêu loại chế tài?
- Cơ cấu của QPPL gồm 3 thành phần : 9 + Giả địn h + Quy định + Chế tài
- Về nguyên tắc chung thì một quy phạm pháp luật được cấu thành bởi 3
bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi
vi phạm pháp luật đều chứa đựng đủ cả 3 bộ phận này
- Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm và thẩm quyền áp dụng biện
pháp xử lý, chế tài được vận hành chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế
tài kỷ luật, chế tài dân sự
9. Năng lực pháp luật của mỗi người là khác nhau hay giống nhau?
Năng lực pháp luật của mỗi người là giống nhau
10. Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi phải không?
Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi
11. Cấu thành vi phạm pháp luật có mấy yếu tố? kể ra
Cấu thành vi phạm pháp luật có 4 yếu tố:
- Chủ thể của vi phạm pháp luật - Khách thể của VPPL - Mặt chủ quan của VPPL
- Mặt khách quan của VPPL
12. Thế nào là hành vi trái luật ?
Là hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật, được biểu hiện
dưới dạng: Làm 1 việc mà pháp luật cấm, không làm 1 việc mà pháp luật
buộc phải làm, làm 1 việc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.
13. Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật? kể tên
Có 4 loại vi phạm pháp luật; - VPPL hình sự - VPPL hành chính 10 - VPPL dân sự - VPPL kỷ luật
14. Mọi hành vi trái luật đều vi phạm pháp luật phải không?
Không phải mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. Vi
phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực
hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
15. Có bao nhiêu loại trách nhiệm pháp lý? Kể ra
Căn cứ vào tính chất của các biện pháp xử lý, cơ quan xử lý, đối tượng bị
áp dụng, có 4 loại trách nhiệm pháp lý sau : - Trách nhiệm hình sự - Trách nhiệm hành chính - Trách nhiệm dân sự - Trách nhiệm kỷ luật
16. Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một loại trách nhiệm
pháp lý phải không?
Một hành vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời xâm hại một hoặc nhiều
khách thể, vì vậy, chủ thể có thể phải gánh chịu một hoặc nhiều loại trách nhiệm pháp lí.
17. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý phải không?
Về nguyên tắc trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi và chỉ khi có hành vi vi
phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi vi phạm pháp đều phải
chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng nếu thuộc một trong các trường hợp
sau đây: Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý. Lưu ý rằng thời hiệu
này tính từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm, ngoại trừ các trường hợp
vi phạm liên tục, nhiều lần hoặc trốn tránh thì không áp dụng thời hiệu 11
18. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép có thể thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
Vi phạm pháp luật dân sự
19. Hành vi giết người có thể chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? vì sao?
Hành vi giết người phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự, dân sự, hành chính.
+ Hình sự: gây nguy hiểm cho xã hội.
+ Dân sự: bồi thường thiệt hại cho gia đình của b ịhại.
+ Hành chính: nếu trong trường hợp như uồng rượu bia lái xe gây tai nạn chết
người thì cần phải chịu xử phạt hình chính vì uống rượu bia khi lái xe.
+ Vật chất: Không tuân thủ quy tắc sử dụng thiết bị gây hậu quả nghiêm trọng.
CHƯƠNG 3. LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Nêu đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính
Đối tượng điều chỉnh: Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và
điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước
Phương pháp điều chỉnh: mệnh lệnh – phục tùng, có thể sử dụng phương
pháp thỏa thuận trong một số trường hợp
2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo thẩm quyền? nêu chế độ
lãnh đạo thủ trưởng hay tập thể đối với loại cơ quan này?
Cơ quan hành chính nhà nước theo thẩm quyền:
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung (Chính Phủ, UBND các cấp) 12
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (Bộ, cơ
quang ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính Phủ, Sở, phòng, ban thuộc UBND các cấp )
Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng: là các cán bộ và cơ quan ngang bo
Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo: là
Chính phủ và UBND các cấp
3. Có bao nhiêu bộ, cơ quan ngang bộ
18 Bộ và 4 cơ quang ngang Bộ
4. Phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo các tiêu chí sau: nơi làm
việc, cách thức tuyển dụng, nguồn trả lương, chế độ làm việc. Tiê Cán b ộ Công chức Viên chức u chí Ch
Làm việc theo Làm công việc công vụLàm việc theo thời hạn
ế độ nhiệm kỳ đã được mang tính thường xuyên. của hợp đồng làm việc làm bầu cử, phê chuẩn, việc bổ nhiệm. Ch Hưởng lương
Hưởng lương từ ngân sáchHưởng lương từ quỹ ế độ từ ngân nhà nước lương của đơn vị sự tiền sách nhà nước nghiệp công lập lương 13 Hình - Khiển trách.
*Đối với công chức khôn *Đối với viên chức thức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản không giữ chức vụ quản lý: - Cảnh cáo. xử lý lý: - Khiển trách. - Cách chức. kỷ - Khiển trách. - Cảnh cáo. luật - Bãi nhiệm. - Cảnh cáo. - Buộc thôi việc.
(Điều 7 Nghị định - Hạ bậc lương. 112/2020/NĐ-CP)
*Đối với viên chức quản - Buộc thôi việc. lý:
*Đối với công chức giữ- Khiển trách.
chức vụ lãnh đạo, quản lý : - Cảnh cáo. - Khiển trách. - Cách chức. - Cảnh cáo. - Buộc thôi việc. - Giáng chức. (Điều 15 Nghị - Cách chức. định - 112/2020/NĐ-CP) Buộc thôi việc. (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
5. Giảng viên cơ hữu Trường Đại học Đồng Tháp là cán bộ hay công chức hay viên chức ? Viên chức
6. Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp là cán bộ hay công chức hay viên chức ? 14 Viên chức
7. Đặc điểm chung của cán bộ, công chức, viên chức là gì?
+ Người có quốc tịch Việt Nam.
+ Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện của luật lao động.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.
+ Được đảm bảo được hưởng về t ề
i n lương, tiền công, và chế độ lao đông
theo quy định của pháp luật.
+ Được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm
xã hội theo quy định của pháp luật.
8. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính là văn bản quy phạm pháp luật nào?
Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính là Luật xử lí vi phạm hành chính
năm 2012 và các văn bản pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong từng
lĩnh vực cụ thể được pháp luật quy định
9. Chủ thể bị xử lý vi phạm hành chính là ai?
Cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
10. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày ra quyết định
11. Kể tên những nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
- Việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành
theo quy định của pháp luật
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định 15
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và
phải đình chỉ ngay; việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến
hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành
chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định pháp luật.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần;
một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt
về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi
vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi
phạm nhân thân người vi phạm và những những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
- Không bị xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: tình thế cấp thiết, phòng vệ
12. Chủ thể có quyền áp dụng trách nhiệm hành chính chủ yếu là loại cơ quan nào?
Cơ quan hành chính nhà nước
13. Có bao nhiêu biện pháp xử phạt vi phạm hành chính? Phân loại các biện pháp đó?
Có 2 hình thức xử phạt chính: cảnh cáo và phạt tiền
Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng giấy trái phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt độn g
- Tịch thu tang vật, phương tiện - Trục xuất
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
- Buộc tháo dỡ công trình 16
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bện h
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hành hoá, vật phẩm, phương tiện
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượn g
14. Độ tuổi xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính
về vi phạm hành chính do cố ý
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính
15. Mức phạt tiền đối với tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm như nhau
có giống nhau hay không?
Không. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chương 4. Luật Dân Sự
1. Nêu đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự?
- Đối tượng điều chỉnh: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Phương pháp điều chỉnh: bình đẳng, độc lập, tự do thỏa thuận
2. Người bao nhiêu tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự?
Người từ đủ 18 tuổi trở lên
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khác hay giống nhau?
Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau (Khoản 2 Điều 16 BLDS-2015) 17
4. Người bao nhiêu tuổi có thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
Người từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp: bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
5. Ai mới có quyền tuyên bố 1 người mất hay hạn chế năng lực hành vi
dân sự: bác sĩ, bệnh viện tâm thần, toà án, công an?
Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi theo quy định của Bộ luật dân sự
6. Pháp nhân được chia làm mấy loại?
Pháp nhân được chia làm 2 loại: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại - Pháp nhân thương mại:
+ Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên
+ Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
+ Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực
hiện theo quy định của BLDS 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Pháp nhân phi thương mại:
+ Là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi
nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
+ Bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp
xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. 18
+ Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được
thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, các luật về tổ chức
bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Tài sản theo pháp luật dân sự bao gồm những loại nào? Cho ví dụ đối
với từng loại tài sản ?
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
- Bất động sản là những tại sản gắn liên với đất đai: nhà, đất, công ty,..
- Động sản là những loại tài sản còn lại: tiền, xe…
8. Tiền cổ thuộc loại tài sản nào?
Tiền là một loại tài sản đặc biệt, là vật trao đổi trung gian.
9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là giấy tờ có giá không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá mà chỉ là
một chứng thư pháp lý, cũng không phải là một loại tài sản theo quy định
tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.
10. Cây cối đang trồng trên đất là động sản hay bất động sản ?
Cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất : Khoáng sản, cây cối hoa
màu trên đất cũng được coi là bất động sản (khi chưa được khai thác, chặt cây, hay hái lượm).
11. Thu hoạch trái xoài từ cây xoài là hoa lợi hay lợi tức ?
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: hoa trái của cây, trứng của gia cầm
Lợi tức là khoảng thu lợi được từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: khoảng tiền
thu từ việc cho thuê nhà hay tiền lãi từ việc cho vay tài sàn
→ Thu hoạch trái xoài từ cây xoài là hoa lợi
12. Tiền cho thuê xe được xem là hoa lợi hay lợi tức?
Tiền cho thuê xe được xem là lợi tức 19
13. Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào? Kể ra?
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
14. A tặng B chiếc iphone 14 promax của mình, vậy A thể hiện quyền gì
thực hiện quyền nào?
A thực hiện quyền định đoạt tài sản
15. Chiếm hữu chia làm mấy loại? kể ra?
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Quyền chiếm hữu được phân thành 2 loại: chiếm hữu có căn cứ pháp luật
và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
16. M và T là bạn thân, M mượn laptop của T sử dụng và sau đó đem bán
giá rẻ cho X (X biết rõ laptop là của T nhưng vẫn mua). Vậy, việc
chiếm hữu laptop trên của X thông qua mua bán là thuộc loại nào?
Việc chiếm hữu laptop trên của X thông qua mua bán là thuộc loại chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật
17. Nội dung giao dịch dân sự khi nào sẽ vô hiệu ?
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2005 thì: Điều 132. Giao dịch dân
sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu
Theo quy định tại điều 112/BLDS 2015 thì giao dịch dân sự bị coi là vô
hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được
quy định tại Điều 117 về chủ thể; về ý chí và sự thể hiện ý chí của chủ thể;
về mục đích và nội dung của giao dịch; về hình thức của giao dịch 20