Bài tập nhận định đúng sai - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập nhận định đúng sai - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu

Thông tin:
5 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhận định đúng sai - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập nhận định đúng sai - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

31 16 lượt tải Tải xuống
Câu 1. Mọi chủ thể kinh doanh đều là doanh nghiệp
=> Nhận định này Sai. Hộ kinh doanh, hợp tác xã cũng là chủ thể kinh doanh
nhưng không phải là doanh nghiệ (Mở rộng kiến thức:
a) Hộ kinh doanh, hợp tác xã đăng kí tại Phòng tài chính kế hoạch trực thuộc
UBND cấp huyện. Phòng đăng kí kinh doanh tại UBND cấp tỉnh.
b) Doanh nghiệp: 4 loại: doanh nghiệp nhân, công ty TNHH, công ty cổ
phần & công ty hợp danh. Chú ý: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
hội, cũng gọi doanh nghiệp nhưng không phải một loại hình doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước: vốn điều lệ thuộc sở hữu nhà nước, thể dưới
hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Theo Luật Doanh
nghiệp2005: tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước >50%.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014: tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong doanh
nghiệp nhà nước 100% (khoản 8, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014). Hiện
nay theo Luật mới, doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới dạng công ty
TNHH MTV, chứ không tồn tại dưới dạng công ty TNHH Hai thành viên trở lên,
hay công ty cổ phần.
Doanh nghiệp hội: khoản 1, Điều 10] : DoanhLuật Doanh nghiệp
nghiệp hội doanh nghiệp được đăng thành lập theo quy định của
Luật Doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề hội, môi
trường lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm
của doanh nghiệp để tái đầu nhằm thực hiện mục tiêu hội, môi trường
như đã đăng kí.)
Câu 2. Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên
của doanh nghiệp khác đã đăng trong phạm vi tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
=> Nhận định này Sai. Tên doanh nghiệp được bảo hộ trên phạm vi cả nước
(Mở rộng kiến thức:
1) Tên Doanh nghiệp thuộc điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Tên thương
mại thuộc điề chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ
2) Tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp được bảo hộ trên phạm vi
tỉnh, còn theo luật mới, trên phạm vi cả nước. Việc bảo hộ tên không phụ
thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
Do bởi doanh nghiệp được quyền mở chi nhánh trên phạm vi toàn quốc, nên
tên doanh nghiệp được bảo hộ trên phạm vi toàn quốc. Chi nhánh đi tới đâu,
tên doanh nghiệp sẽ được mở rộng ra tới đó. Quy định mang tính chất dự
liệu. Mặc công ty chưa lập chi nhánh ở địa bàn tỉnh khác, nhưng cũng
được bảo hộ tên trên toàn quốc.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2, Điều 41.
V/d: công ty cổ phần Hoa Hồng – Chi nhánh Bình Dương.
3) Đối với hộ kinh doanh, tên hộ kinh doanh được bảo hộ trên phạm vi cấp
huyện. do: hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm, không được
kinh doanh tại địa điểm khác.
4) V/d: những tên sau có được chấp nhận không?
a) Công ty HOA HỒNG: không, tên doanh nghiệp = loại hình + tên riêng, tên
này thiếu loại hình doanh nghiệp.
b) Đã công ty TNHH HOA HỒNG, giờ công ty muốn đặt tên công ty
TNHH TÂN HOA HỒNG, công ty TNHH HOA HỒNG MỚI, công ty TNHH MỚI
HOA HỒNG, công ty TNHH HOA HỒNG TÂN, công ty cổ phần HOA HỒNG
được không?
Công ty TNHH TÂN HOA HÔNG, công ty TNHH HOA HỒNG MỚI, công ty TNHH
MỚI HOA HỒNG, công ty cổ phần HOA HỒNG thì không được (Đọc Điều 42
Luật Doanh nghiệp Điều 17, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Công ty TNHH
HOA HỒNG TÂN thì được.
Câu 3. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài tên được
dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước
ngoài tương ứng.
Nhận định trên Sai. Khoản 1, Điều 40: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước
ngoài tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước
ngoài hệ chữ La-tinh.
Hiện nay tên bằng tiếng Việt dịch sang tiếng Nga, Trung quốc, Nhật, Hàn
Quốc, rập, Lào, Campuchia… không được. Đây một quy định mới của
Luật Doanh nghiệp 2014, giúp chuẩn hóa tên doanh nghiệp bằng tiếng nước
ngoài.
Câu 4. Chi nhánh văn phòng đại diện đều chức năng
thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp
Nhận định trên Sai. Căn cứ khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp, Doanh
nghiệp tổ chức tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch, được đăng
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Căn cứ khoản 1, điều 45, Luật Doanh nghiệp: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc
của doanh nghiệp, nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng
của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Do doanh nghiệp
chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp, nên chi
nhánh cũng có chức năng hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
Căn cứ khoản 2, Điều 45, Luật doanh nghiệp, Văn phòng đại diện đơn vị
phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích
của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Như vậy, văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi
ích của doanh nghiệpbảo vệ các lợi ích đó chứ không chức năng hoạt
động kinh doanh sinh lợi trực tiếp. Một số hoạt động của VPĐD dụ như:
nghiên cứu thị trường, thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại trong
giới hạn như là triển lãm, hội chợ, hay đại diện doanh nghiệp kí kết hợp đồng
lao động với nhân viên, đại diện trong hành chính, tố tụng…
Câu 5. Mọi doanh nghiệp đều có thể có một hoặc nhiều người
đại diện theo pháp luật
=> Nhận định này Sai. Căn cứ Điều 1, Luật Doanh nghiệp thì, doanh nghiệp
bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
và doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ khoản 2, Điều 13, Luật Doanh nghiệp, thì: Công ty trách nhiệm hữu
hạn công ty cổ phần thể một hoặc nhiều người đại diện theo pháp
luật.
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 176, thì các thành viên hợp danh đại diện
theo pháp luật của công ty hợp danh.
Căn cứ khoản 4, Điều 185, Luật Doanh nghiệp, thì Chủ doanh nghiệp tư nhận
là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1, Điều 183, Luật Doanh nghiệp, thì Doanh nghiệp nhân
doanh nghiệp do một nhân làm chủ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, đối với doanh nghiệp nhân, chỉ duy nhất một nhân đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp, còn các loại hình doanh nghiệp khác,
bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, thì thể
một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
(Mở rộng kiến thức: Quy định về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
một quy định thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2014. sở luận: tình trạng
quá tải khi chỉ có 1 đại diện theo pháp luật, đồng thời là vấn đề về độc quyền
trong đại diện. Để phân tán quyền lực, chuyên môn hóa, do vậy, công ty
quyền quy định nhiều người đại diện theo pháp luật cho công ty. V/d: ông A
đại diện về lao động; Ông B đại diện về kinh doanh. Theo khoản 3, Điều 29,
Tất cả người đại diện theo pháp luật đều được ghi trên Giấy chứng nhận
đăng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong Giấy chứng nhận đăng doanh
nghiệp chỉ ghi tên người đại diện, muốn biết được thẩm quyền của người đó,
thì cần phải đọc trong Điều lệ công ty.)
Câu 6. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành
nghề, đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
=> Nhận định này Sai. Theo luật cũ, ngành nghề kinh doanh được quy định
trong Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được kinh
doanh trong các ngành nghề đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng
doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh thêm ngành nghề
nào, phải đi đăng bổ sung ngành nghề mới, sau khi được cấp giấy
chứng nhận đăng doanh nghiệp mới, thì mới được kinh doanh ngành nghề
đó. Điều này đã làm mất đi hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp kí kết hợp đồng để kinh doanh những ngành nghề chưa đăng kí.
Để tạo điều kiện doanh nghiệp, tiếp cận hội kinh doanh kịp thời, nhanh
nhất, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định tại khoản 1, Điều 7, Doanh
nghiệp được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề luật
không cấm.
Đồng thời, theo Điều 29, trong nội dung của Giấy chứng nhận đăng doanh
nghiệp không còn quy định về việc ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tự do nào cũng có những giới hạn của nó.
1) Doanh nghiệp không được kinh doanh trong những ngành nghề pháp
luật cấm (khoản 6, Điều 17, Luật Doanh nghiệp). Hiện tại, theo]Luật đầu
]2014, chỉ cấm kinh doanh 6 ngành nghề:
a) Kinh doanh chất ma túy
b) Khoáng vật
c) Thực vật động vật hoang dã
d) Kinh doanh mại dâm
e) Mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người
f) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trển người
2) Khi kinh doanh ngành nghề điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ
điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu bảo đảm duy trì đủ
điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Theo khoản 6, Điều 17, Doanh nghiệp bị cấm kinh doanh các ngành, nghề
đầu kinh doanh điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo
quy định của Luật đầu hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh
doanh trong quá trình hoạt động.
Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4, Luật
đầu (267 ngành nghề kinh doanh điều kiện), Điều kiện kinh doanh
điều kiện cụ thể thì trong luật chuyên ngành.
3) Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăngkinh doanh khi thay đổi
về ngành nghề kinh doanh (điểm a, khoản 1, Điều 32). Người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mới trong
ngành, nghề không bị cấm hoặc không phải ngành nghề kinh doanh
điều kiện, thì doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh
trước, rồi sau đó thông báo sau. Việc thông báo chỉ để nhằm đảm bảo quản
lý nhà nước. Nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính, chứ hợp đồng đã kí kết không bị vô hiệu.
| 1/5

Preview text:

Câu 1. Mọi chủ thể kinh doanh đều là doanh nghiệp
=> Nhận định này Sai. Hộ kinh doanh, hợp tác xã cũng là chủ thể kinh doanh
nhưng không phải là doanh nghiệ (Mở rộng kiến thức:
a) Hộ kinh doanh, hợp tác xã đăng kí tại Phòng tài chính kế hoạch trực thuộc
UBND cấp huyện. Phòng đăng kí kinh doanh tại UBND cấp tỉnh.
b) Doanh nghiệp: 4 loại: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ
phần & công ty hợp danh. Chú ý: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp xã
hội, cũng gọi là doanh nghiệp nhưng không phải là một loại hình doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp nhà nước: vốn điều lệ thuộc sở hữu nhà nước, có thể dưới
hình thức là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Theo Luật Doanh
nghiệp2005: tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước >50%.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014: tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong doanh
nghiệp nhà nước là 100% (khoản 8, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014). Hiện
nay theo Luật mới, doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới dạng công ty
TNHH MTV, chứ không tồn tại dưới dạng công ty TNHH Hai thành viên trở lên, hay công ty cổ phần.
– Doanh nghiệp xã hội: khoản 1, Điều 10]Luật Doanh nghiệp: Doanh
nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của
Luật Doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi
trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm
của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng kí.)
Câu 2. Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên
của doanh nghiệp khác đã đăng kí trong phạm vi tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
=> Nhận định này Sai. Tên doanh nghiệp được bảo hộ trên phạm vi cả nước (Mở rộng kiến thức:
1) Tên Doanh nghiệp thuộc điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Tên thương
mại thuộc điề chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ
2) Tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp cũ được bảo hộ trên phạm vi
tỉnh, còn theo luật mới, trên phạm vi cả nước. Việc bảo hộ tên không phụ
thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
Do bởi doanh nghiệp được quyền mở chi nhánh trên phạm vi toàn quốc, nên
tên doanh nghiệp được bảo hộ trên phạm vi toàn quốc. Chi nhánh đi tới đâu,
tên doanh nghiệp sẽ được mở rộng ra tới đó. Quy định mang tính chất dự
liệu. Mặc dù có công ty chưa lập chi nhánh ở địa bàn tỉnh khác, nhưng cũng được bảo hộ tên trên toàn quốc.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2, Điều 41.
V/d: công ty cổ phần Hoa Hồng – Chi nhánh Bình Dương.
3) Đối với hộ kinh doanh, tên hộ kinh doanh được bảo hộ trên phạm vi cấp
huyện. Lí do: hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm, không được
kinh doanh tại địa điểm khác.
4) V/d: những tên sau có được chấp nhận không?
a) Công ty HOA HỒNG: không, tên doanh nghiệp = loại hình + tên riêng, tên
này thiếu loại hình doanh nghiệp.
b) Đã có công ty TNHH HOA HỒNG, giờ có công ty muốn đặt tên là công ty
TNHH TÂN HOA HỒNG, công ty TNHH HOA HỒNG MỚI, công ty TNHH MỚI
HOA HỒNG, công ty TNHH HOA HỒNG TÂN, công ty cổ phần HOA HỒNG có được không?
Công ty TNHH TÂN HOA HÔNG, công ty TNHH HOA HỒNG MỚI, công ty TNHH
MỚI HOA HỒNG, công ty cổ phần HOA HỒNG thì không được (Đọc Điều 42
Luật Doanh nghiệp và Điều 17, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Công ty TNHH HOA HỒNG TÂN thì được.
Câu 3. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được
dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.
Nhận định trên là Sai. Khoản 1, Điều 40: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước
ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
Hiện nay có tên bằng tiếng Việt dịch sang tiếng Nga, Trung quốc, Nhật, Hàn
Quốc, Ả rập, Lào, Campuchia… không được. Đây là một quy định mới của
Luật Doanh nghiệp 2014, giúp chuẩn hóa tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.
Câu 4. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng
thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp
Nhận định trên là Sai. Căn cứ khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp, Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Căn cứ khoản 1, điều 45, Luật Doanh nghiệp: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc
của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng
của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Do doanh nghiệp
có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp, nên chi
nhánh cũng có chức năng hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
Căn cứ khoản 2, Điều 45, Luật doanh nghiệp, Văn phòng đại diện là đơn vị
phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích
của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Như vậy, văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi
ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó chứ không có chức năng hoạt
động kinh doanh sinh lợi trực tiếp. Một số hoạt động của VPĐD ví dụ như:
nghiên cứu thị trường, thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại trong
giới hạn như là triển lãm, hội chợ, hay đại diện doanh nghiệp kí kết hợp đồng
lao động với nhân viên, đại diện trong hành chính, tố tụng…
Câu 5. Mọi doanh nghiệp đều có thể có một hoặc nhiều người
đại diện theo pháp luật
=> Nhận định này Sai. Căn cứ Điều 1, Luật Doanh nghiệp thì, doanh nghiệp
bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ khoản 2, Điều 13, Luật Doanh nghiệp, thì: Công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 176, thì các thành viên hợp danh là đại diện
theo pháp luật của công ty hợp danh.
Căn cứ khoản 4, Điều 185, Luật Doanh nghiệp, thì Chủ doanh nghiệp tư nhận
là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1, Điều 183, Luật Doanh nghiệp, thì Doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ có duy nhất một cá nhân là đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp, còn các loại hình doanh nghiệp khác,
bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, thì có thể có
một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
(Mở rộng kiến thức: Quy định về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là
một quy định thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2014. Cơ sở lí luận: tình trạng
quá tải khi chỉ có 1 đại diện theo pháp luật, đồng thời là vấn đề về độc quyền
trong đại diện. Để phân tán quyền lực, chuyên môn hóa, do vậy, công ty có
quyền quy định nhiều người đại diện theo pháp luật cho công ty. V/d: ông A
đại diện về lao động; Ông B đại diện về kinh doanh. Theo khoản 3, Điều 29,
Tất cả người đại diện theo pháp luật đều được ghi trên Giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong Giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp chỉ ghi tên người đại diện, muốn biết được thẩm quyền của người đó,
thì cần phải đọc trong Điều lệ công ty.)
Câu 6. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành
nghề, đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
=> Nhận định này Sai. Theo luật cũ, ngành nghề kinh doanh được quy định
trong Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được kinh
doanh trong các ngành nghề đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh thêm ngành nghề
nào, phải đi đăng kí bổ sung ngành nghề mới, và sau khi được cấp giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp mới, thì mới được kinh doanh ngành nghề
đó. Điều này đã làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp kí kết hợp đồng để kinh doanh những ngành nghề chưa đăng kí.
Để tạo điều kiện doanh nghiệp, tiếp cận cơ hội kinh doanh kịp thời, nhanh
nhất, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định tại khoản 1, Điều 7, Doanh
nghiệp được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
Đồng thời, theo Điều 29, trong nội dung của Giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp không còn quy định về việc ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tự do nào cũng có những giới hạn của nó.
1) Doanh nghiệp không được kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật cấm (khoản 6, Điều 17, Luật Doanh nghiệp). Hiện tại, theo]Luật đầu
tư]2014, chỉ cấm kinh doanh 6 ngành nghề: a) Kinh doanh chất ma túy b) Khoáng vật
c) Thực vật động vật hoang dã d) Kinh doanh mại dâm
e) Mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người
f) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trển người
2) Khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ
điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ
điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Theo khoản 6, Điều 17, Doanh nghiệp bị cấm kinh doanh các ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo
quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh
doanh trong quá trình hoạt động.
Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4, Luật
đầu tư (267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện), Điều kiện kinh doanh có
điều kiện cụ thể thì trong luật chuyên ngành.
3) Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh khi thay đổi
về ngành nghề kinh doanh (điểm a, khoản 1, Điều 32). Người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mới trong
ngành, nghề không bị cấm hoặc không phải là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện, thì doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh
trước, rồi sau đó thông báo sau. Việc thông báo chỉ để nhằm đảm bảo quản
lý nhà nước. Nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính, chứ hợp đồng đã kí kết không bị vô hiệu.