Bài tập nhận định đúng sai môn Luật học | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Công chức luôn hưởng lương từ ngân sách nhà nước.1. Nhận định trên là Sai.Theo Khoản 2 Điều 4: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyểndụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấphuyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
Trường: Đại học Nội Vụ Hà Nội Lớp: Luật 19A MSV: 1905LHOA041 Họ
và Tên: Đỗ Văn Mạnh Đề bài:
Câu 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
1. Công chức luôn hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, công chức đương nhiên bị
buộc thôi việc nếu bị tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, công chức chỉ làm việc trong cơ quan nhà nước.
4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thời hiệu xử lý kỉ luật
côngchức tối đa là 5 năm.
5. Công chức luôn nhân dân quyền lực nhà nước khi thi hành công vụ.Câu 2.
Nêu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lao động công vụ công chức trong giai
đoạn hiện nay ở Việt Nam. Bài Làm Câu 1:
1. Nhận định trên là Sai.
Theo Khoản 2 Điều 4: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và lOMoAR cPSD| 45740413
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị
sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì
lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Theo đó thì ngoài việc công chức hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà
nước, thì còn trường hợp khác là đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Nhận định trên là Sai:
Vì theo Khoản 3 Điều 79 Luật Công chức năm 2008 và Khoản 15 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12
Khoản 3 Điều 79 Luật Công chức năm 2008 quy định như sau: “Công
chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị
buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức
lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm”;
Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ,
công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12 (có hiệu lực
từ ngày 01/7/2020) quy định: “...
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết
án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì
đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm….” lOMoAR cPSD| 45740413
Theo quy định hiện hành thì công chức bị kết án phạt tù được hưởng án
treo thì không bị buộc thôi việc. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2020, công chức bị
kết án phạt tù về tội tham nhũng, mặc dù được hưởng án treo thì vẫn bị buộc
thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Nhận định trên là Sai.
Vì theo khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi bổ
sung năm 2019 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng,
bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Thì ngoài làm việc trong cơ quan nhà nước thì còn có thể làm trong các tổ
chức chính trị- xã hội, cơ quang Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các tổ chức sự nghiệp công lập,…
4. Nhận định trên là Sai.
Vì theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16
Điều 1,2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức và Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán
bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ
luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 80 như sau:
“Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật lOMoAR cPSD| 45740413
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công
chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính
từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau: a)
02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật
bằng hình thức khiển trách; b)
05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật
bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Như vậy, Nghị định 112/2020/NĐ-CP và luật thì đã bổ sung thêm thời
hiệu tối đa 05 năm đối với những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức không
thuộc trường hợp ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển
trách. Còn nếu thuộc trường hợp hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải
kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì thời hiệu tối đa chỉ là 2 năm. Ngoài ra,
trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 80 luật cán bộ công chức, thì sẽ
không tín được áp dụng tính thời thời hiệu. lOMoAR cPSD| 45740413
5. Nhận định trên là Sai.
Vì theo công vụ được hiểu là hoạt động mang quyền lực mang tính quyền
lực – pháp lý và được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức hoặc những người
được nhà nước trao quyền nhằm mục dích để thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước, phục vụ nhân dân.
Theo đó người thi hành công vụ là công chức được cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân
dân và xã hội. Việc nhân danh quyền lực nhà nước phải đúng theo quy định của
pháp luật, đúng theo quyền hạn được giao và việc nhân danh quyền lực nhà
nước đó khôn phải vì mục đích cá nhân, tư lợi gây ảnh hưởng xấu đến quyền cà
lợi ích của người khác.
“ Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ
quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi
phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là
trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Câu 2: lOMoAR cPSD| 45740413
Đối với mỗi người công chức, việc lao động công vụ công chức là tiền đề,
là nền tảng để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến chất lượng thực thi công
vụ. Vì thế, việc đổi mới đưa ra các giải pháp xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn
về hiệu quả lao động công vụ công chức là yêu cầu cấp thiết trong tất cả các
thời kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi nhanh, mạnh mẽ
như hiện nay. Một số giải pháp được đề ra như sau:
Một là, tăng cường hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, có biện pháp
khuyến khích công chức tự học tập và tự rèn luyện.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm kịp thời cập nhật chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những phương thức quản lý, điều hành
và tổ chức thực thi công vụ hiện đại, trang bị phương pháp tư duy lý luận... cho
đội ngũ công chức, từ đó mỗi công chức xác định cách thức thực thi công vụ
cho phù hợp. Để việc đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập
và phục vụ tốt cho việc bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức, cần thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Xây dựng và thiết kế
chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên nhu cầu thực tiễn của công chức
theo từng vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, cần xây dựng ý thức tự học tập, tự rèn luyện cho công chức.
Cần có biện pháp phù hợp và đủ sức thuyết phục để công chức ý thức rằng việc
tự giác học tập không chỉ là sự khát khao, thôi thúc tự bản thân, mà còn là động
lực để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách bài bản và chuyên nghiệp. V.I.Lênin
từng nói: “Học, học nữa, học mãi”, không học thì không có tri thức.
Hai là, tăng cường bố trí công chức đi khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế.
Nắm bắt được thực tế sinh động của đời sống xã hội và thấu hiểu hơn, nhận
thức rõ được những khó khăn, thuận lợi, những nhu cầu, mong muốn của người
dân và doanh nghiệp… là việc làm cần thiết, đặc biệt đối với những công chức
trẻ. Để việc đi trải nghiệm thực tế thật sự đạt hiệu quả trong việc rèn luyện công
chức, mỗi cơ quan, đơn vị cần đánh giá đúng vai trò của công tác này, có quy lOMoAR cPSD| 45740413
chế, quy định và cơ chế cụ thể để triển khai thực hiện; đồng thời, cần xây dựng
kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn. Ba là, đổi mới
chính sách tiền lương đối với công chức.
Đổi mới chính sách tiền lương để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập
chính bảo đảm đời sống cho công chức, người lao động và gia đình người
hưởng lương; từ đó công chức có thể thực sự tâm huyết, cống hiến, yên tâm
công tác, là động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, góp
phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng
trưởng và phát triển bền vững. Tuy nhiên trên thực tế, mặt bằng lương hiện nay
vẫn còn khá thấp, dẫn đến tình trạng công chức không yên tâm và không chuyên
tâm công tác, một bộ phận công chức phải tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập
khác ngoài lương để duy trì cuộc sống.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần
thứ bảy, khóa XII đã xác định mục tiêu: “Xây dựng hệ thống chính sách tiền
lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn
đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà,
ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”.
Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta, thực hiện tốt vấn đề này sẽ
góp phần giúp cho đội ngũ công chức yên tâm cống hiến, tận tụy với công việc,
tạo động lực phấn đấu cho công chức. Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn
nhiều khó khăn, để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống
chính trị, đồng thời cần có những giải pháp mang tính đồng bộ của các cấp, ban,
ngành từ Trung ương đến cơ sở. lOMoAR cPSD| 45740413
Bốn là, xử lý nghiêm minh đối với đội ngũ công chức vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Trong xây dựng đạo đức nghề nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra
nguyên tắc “Xây đi đôi với chống”. Để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội
ngũ công chức thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải xử lý nghiêm minh đối với
những cá nhân vi phạm các quy định đạo đức nghề nghiệp. Cơ quan nhà nước
cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định về xử lý đối với đội ngũ công chức vi
phạm các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Để xử lý nghiêm minh thì cần tránh
tâm lý “cả nể”, “ngại va chạm” hay xử lý mang tính hình thức “rút kinh nghiệm
và kiểm điểm sâu sắc”. Việc xử lý cần cụ thể, rõ ràng và kịp thời. Các cơ quan
nhà nước ở các cấp cần đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc phòng, chống tham
nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang phát động và thực hiện.
Nâng cao trách nhiệm của công chức là một trong những vấn đề quan
trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi
công vụ. Vì vậy, cần tạo động lực để các công chức được làm việc trong một
môi trường công bằng, minh bạch; phát huy được năng lực, sở trường, qua đó
có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp,
hiện đại, phục vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.