Bài tập nhỏ Kinh tế chính trị - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo Các Mác thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, mà là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Công thức chung của tư bản là gì? Công thức chung phản ánh điều gì?
- Công thức chung: T - H - T' - Nó phản ánh:
+ Phản ánh mục đích chung của các loại hình tư bản.
+ Phản ánh trình tự chung, bắt buộc của tư bản.
- Khái niệm tư bản, sự phân chia tư bản thành tư bản cố định, tư bản lưu động, tư
bản bất biến và tư bản khả biến (Khái niệm, cơ sở phân chia, ý nghĩa phân chia)
- Theo Các Mác thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy móc, công cụ,
nguyên liệu, hàng hóa, mà là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị
thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Những máy móc công cụ, nguyên liệu,
hàng hóa, khi là tư liệu bóc lột mới là tư bản vì lúc đó những thứ nói trên mới tạo ra giá trị thặng dư.
2. Khái niệm tư bản bất biến:
- Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động
cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là
giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
- Khái niệm tư bản khả biến: Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động
không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng
lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất.
- Cơ sở phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến: dựa tính chất hai mặt của lao
động sản xuất ra hàng hoá.
- Lao động cụ thể: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của tư liệu sản xuất.
- Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị mới.
- Nhằm khẳng định rõ hơn về nguồn gốc của giá trị thặng dư do hao phí sức lao động tạo ra.
- Ý nghĩa phân chia: Việc phân chia cặp phạm trù tư bản bất biến và tư bản khả
biến sẽ vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm
thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Việc phân chia tư bản thành tư bản bất
biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê
của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giai cấp tư sản sử dụng máy móc
hiện đại tự động hóa quá trình sản xuất đối với một số sản phẩm. Trong điều kiện sản
xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng suất lao
động, nhưng cũng không thể coi đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy đến cùng, bộ
phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân tay và trí óc) mới là nguồn
gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.
- Khái niệm tư bản cố định: Là một bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới hình
thái tư liệu lao động, tham gia toàn bộ và quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chuyển
từng phần, ít một vào giá trị của sản phẩm mới theo mức độ hao mòn.
- Khái niệm tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất, tham gia từng
phần và quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chuyển một lần chuyển hết vào giá trị của sản phẩm mới.
- Cơ sở phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động: Là phương thức chuyển dịch
giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay dựa vào phương thức chu chuyển của tư bản.
- Ý nghĩa phân chia: nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì các nhà
tư bản phải nỗ lực rút ngắn thời gian chu chuyển hay đã nhanh tốc độ chu chuyển tư bản
trên cơ sở nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển của tư bản và từ đó
sẽ sử dụng hiệu quả tư bản cố định và tư bản lưu động.
3. Phân tích hàng hóa sức lao động: Điều kiện sức lao động trở thành hàng
hóa là gì? Sức lao động khác lao động như thế nào?
- Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa là:
+ Người lao động được tự do về thân thể.
+ Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức
lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.
- Sự khác nhau giữa sức lao động và lao động:
+ Sức lao động: Là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một
con người và được người đó sử dụng một khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
+ Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người. 4.
Giá trị sức lao động là gì? Tại sao nói giá trị sức lao động mang yếu tố
tinh thần và lịch sử?
- Giá trị của hàng hóa sức lao động là do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
- Giá trị sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử vì: Điều đó thể hiện ở chỗ:
nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu
về tinh thần (giải trí, học hành,…). Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu
sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. 5.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là gì? Tính chất đặc biệt của
giá trị sử dụng của sức lao động?
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của
người mua, được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động vì người mua hàng hóa
sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm.
Tính chất đặc biệt: Là tạo ra giá trị thặng dư khi tiêu dùng nó. 6.
Giá trị hàng hóa bao gồm những bộ phận nào?
Một là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động.
Hai là phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động. 7.
Khái niệm giá trị thặng dư, M thuộc về ai tại sao, có nguồn gốc trực
tiếp từ đâu? m được tạo ra từ lao động hay sức lao động?
Khái niệm: Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động
do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.
Giá trị thặng dư do công nhân làm thuê lao động sản sinh ra vượt quá giá trị sức
lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết.
m được tạo ra từ sức lao động. Vì chỉ có lao động sống (sức lao động đang hoạt
động) mới tạo ra giá trị. 8.
Nhà tư bản không quản lý có tạo ra m không? Có quá trình lao động
nào của người công nhân không tạo ra m không? Nếu nhà tư bản trả tiền công bằng
đúng giá trị sử dụng lao động thì có m hay không?
Nhà tư bản không quản lý có tạo ra giá trị thặng dư. Vì người mua sức lao động là
nhà tư bản thuần túy để phân biệt với người lao động làm thuê
Quá trình lao động của người công nhận không tạo ra m: Giá trị mới do công nhân
tạo bằng với giá trị sức lao động.
Nếu nhà tư bản trả tiền công bằng đúng giá trị sử dụng lao động thì có m vì: nhà tư
bản trả công cho người lao động , tức là trả v, thì nhà tư bản vẫn chiếm được phần giá trị
thặng dư là m. Khi nhà Tư bản trả tiền công cho người công nhân đúng bằng giá trị hàng
hóa sức lao động thì nhà tư bản vẫn bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân.
9. Tỷ suất giá trị thặng dư m’ được tính như thế nào? m’ phản ánh điều gì? m’= m/v * 100% Trong đó:
m’ là tỷ suất giá trị thăng dư;
m là giá trị thặng dư; v là tư bản khả biến.
- Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ khai thác sức lao động làm thuê.
10. Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư là gì? ( M=?) . Khối lượng giá
trị thăng dư phản ánh gì?
- Công thức tính khối lượng giá trị thăng dư : M = m’ x V Trong đó:
M là khối lượng giá trị thặng dư;
m′ là tỷ suất giá trị thặng dư;
V là tổng tư bản khả biến.
- Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô giá trị thặng dư mà chủ sở hữu tư
liệu sản xuất thu được.
11. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là gì? Giá trị thặng dư tương
đối, tuyệt đối, siêu ngạch có được là do đâu?
Hai phương pháp để đạt mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản
xuất giá trị thạng dư tương đối: -
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất
lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi. -
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức
lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động,
cường độ lao động không đổi. -
Giá trị thăng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do các xí nghiệp
sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, khi bán hàng hoá theo giá trị xã hội, sẽ
thu được một số giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác .
Giá trị thặng dư siêu ngạch = Giá trị xã hội của hàng hóa - Giá trị cá biệt của hàng hóa.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương
đối; là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng năng suất lao động.
12. Tái sản xuất là gì? Tích lũy tư bản là gì? Nguồn gốc của tích lũy tư bản,
quy mô tích lũy phụ thuộc vào đâu?
- Tái sản xuất là quá trình sản xuất liên tực lặp đi lặp lại không ngừng.
- Tích luỹ Tư bản là để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một
bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư
thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.
- Bản chất của tích luỹ tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa
thông qua việc chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản
xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hoá sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua
thêm nguyên- vật liệu, trạng bị thêm máy móc, thiết bị…
=> Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư.
- Quy mô tích luỹ phụ thuộc vào các nhân tố:
1. Trình độ khai thác sức lao động.
2. Năng suất lao động xã hội.
3. Sử dụng hiệu quả máy móc.
4. Đại lượng tư bản ứng trước.
13. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản là gì? So sánh? * Khái niệm:
- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa
giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô
tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm. Tích tụ tư bản là kết
quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.
- Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy
mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản
cá biệt lớn hơn. Tập trung tư bản có thể được thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt với nhau. *So sánh:
- Giống nhau: Đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt và đều góp phần tạo tiền đề để
có thể thu được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động. - Khác nhau: Chỉ tiêu
Tích tự tư bản
Tập trung tư bản Khác nhau Làm tăng quy mô TBXH Không làm tăng quy mô TBXH Nguồn gốc m TB có sẵn trong xã hội Phản ánh
Quan hệ bốc lột giữa g/c TS Quan hệ cạnh trong quan hệ với g/c CN trong nội bộ g/c TS.
14. Khái niệm chi phí sản xuất, lợi nhuận, so sánh giá trị thặng dư – m và lợi nhuận – p ?
- Chi phí sản xuất là phần giá trị của hàng hoá, bù lại giá cả của những tư liệu sản
xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ấy.
- Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được coi là con đẻ của chi phí sản xuất TBCN.
- So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:
+ Giống nhau: cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn
gốc là kết quả lao động không công của công nhân.
+ Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của
nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi
nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
15. Tỷ suất lợi nhuận p’ = ? Ý nghĩa của nó? - Tỷ suất lợi nhuận:
- Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu
thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc
đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
16. Lợi tức, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận công nghiệp là gì? Có nguồn gốc từ đâu?
- Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay (tư bản đi vay)
phải trả cho người cho vay (tư bản cho vay) vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người
cho vay. Nguồn gốc của lợi tức chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng
tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất.
- Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư
bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa.