Bài tập nhóm: Chiến lược cạnh tranh của công ty/ tập đoàn Nike trong giai đoạn hiện nay Môn kinh tế chính trị Mác – Lênin
Bài tập nhóm: Chiến lược cạnh tranh của công ty/ tập đoàn Nike trong giai đoạn hiện nay Môn kinh tế chính trị Mác – Lênin | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Kinh tế chính trị Mác -Lênin (022)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY/TẬP ĐOÀN NIKE
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LỚP: 232_71POLE10022_31 – NHÓM 02 – HK 232
GVHD: TS. VÕ THỊ KIM LOAN
SINH VIÊN THỰC HIỆN MỨC ĐỘ STT MSSV HỌ TÊN HOÀN ĐIỂM GHI THÀNH BTL CHÚ NHIỆM VỤ (%) 1
2373401151211 Đoàn Ngọc Gia Ân 100 2 2375102050009 Đinh Xuân Gia Bảo 100 3 2373201040157 Lê Hoài Bảo 100 4 2373106080013 Nguyễn Hoàng Châu 100 5 2372104030128 Trần Thùy Dung 100 6 2373401150124 Đỗ Bảo Duy 100 7 2372104030133 Nguyễn Nhựt Duy 100 8
2372104030137 Nguyễn Tô Khả Duy 100 9 2372104030141 Nguyễn Thu Duyên 100 10
2372104090061 Huỳnh Ngọc Thùy Dương 100
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
Nhiệm vụ được phân STT Mã số SV Họ Tên Ký công tên 1
2373401151211 Đoàn Ngọc Gia Ân Nội dung 2.3 2 2375102050009 Đinh Xuân Gia Bảo Nội dung 2.3 3 2373201040157 Lê Hoài Bảo Nội dung 1.1 4 2373106080013 Nguyễn Hoàng Châu Nội dung 1.2 5 2372104030128 Trần Thùy Dung Nội dung 2.1 + Word 6 2373401150124 Đỗ Bảo Duy Nội dung 2.1 + Word 7 2372104030133 Nguyễn Nhựt Duy Nội dung 1.3 8
2372104030137 Nguyễn Tô Khả Duy Nội dung 2.2 9 2372104030141 Nguyễn Thu Duyên Nội dung 1.4 10
2372104090061 Huỳnh Ngọc Thùy Dương Nội dung 2.2 2 MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH................................................................6
1.1.Khái niệm của cạnh tranh..................................................................................6
1.2. Phân loại cạnh tranh.........................................................................................7
1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường...................................................7
1.2.2. Căn cứ vào phạm vi kinh tế.......................................................................8
1.2.3. Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh................................................8
1.2.4. Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh...............................................................8
1.3. Biện pháp cạnh tranh........................................................................................9
1.3.1. Cạnh tranh giá cả......................................................................................9
1.3.2. Cạnh tranh phi giá cả................................................................................9
1.3.3. Sản xuất với chi phí thấp..........................................................................9
1.4. Vai trò của cạnh tranh.....................................................................................10
1.4.1. Đối với doanh nghiệp...............................................................................10
1.4.2. Đối với người tiêu dùng............................................................................10
1.4.3. Đối với nền kinh tế...................................................................................10
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN NIKE TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...........................................................................................12
2.1. Lịch sử hình thành & phát triển của tập đoàn NIKE...................................12
Con đường trở thành Đế chế thời trang của Nike...........................................16
2.2. Chiến lược cạnh tranh....................................................................................18
Nike là một tập đoàn có nhiều điểm mạnh và điểm yếu như sau.......................19
2.3. Chủ trương và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty/ tập
đoàn NIKE..............................................................................................................21
2.3.1. Chủ trương...............................................................................................21
2.3.2. Kiến Nghị..................................................................................................22
KẾT LUẬN................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................24 3 PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Thị trường thời trang thể thao xuất hiện đã từ khá lâu và trải qua nhiều biến đổi.
Nhưng có thể thấy trong thời gian qua nhất là sau đại dịch Covid-19, thị trường này đã
có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùng và quan tâm đến sức khỏe của mọi người tăng cao.
Theo khảo sát hàng năm về xu hướng tập luyện của Trường Đại học Y học thể
thao Mỹ (ACSM), thị trường trang phục và dụng cụ gym, fitness và các thể loại yoga
bắt đầu tăng giá trị chóng mặt từ năm 2019, chạm mức 116 tỷ USD vào năm 2020 và
dự kiến đạt ngưỡng 277,62 tỷ USD trong năm 20281. Điều này thể hiện sự tăng cường
nhận thức về sức khỏe và sự phổ biến của các môn thể thao.
Nhóm 02 chọn đề tài nghiên cứu đặc điểm thị trường thời trang thể thao và trình
bày một số chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường này, cụ thể
hơn là về công ty NIKE để tìm hiểu rõ hơn về thị trường này, đồng thời cho mọi người
biết cách công ty này tạo thương hiệu, tạo chỗ đứng chỗ riêng mình tại nước Mỹ và
các nước khác bao gồm cả Việt Nam.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Nhóm 02 chọn đề tài nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh cuat công ty NIKE trong giai đoạn hiện nay.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu về quy luật của cạnh tranh bao gồm có khái niệm, phân loại, biện
pháp và vai trò của cạnh tranh. Tìm hiểu về chiến lược cạnh tranh của công ty NIKE
trong giai đoạn hiện nay gồm lịch sử hình thành và phát triển của công ty (từ năm
1964 đến năm 2022), chiến lược cạnh tranh của công ty(đối thủ cạnh tranh Adidas,
chiến lược cạnh tranh của đối thủ, chiến lược cạnh tranh của đã thực hiện và năng lực
cạnh tranh hiện nay của công ty NIKE) và chủ trương kiến nghị nâng cao cạnh tranh của công ty. 4
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Với đề tài đã chọn lựa, bài tiểu luận sẽ làm rõ những khái niệm căn bản về cạnh
tranh trong thị trường, các phân loại cạnh tranh, phương thức và những biện pháp cạnh
tranh phổ biến đang được áp dụng trong thực tế hiện nay. Từ cơ sở lý thuyết vững
chắc, tiến tới vận dụng vào đề tài, nhìn lại hành trình phát triển của thương hiệu để
thấy rõ qua từng giai đoạn xây dựng “Đế chế thể thao tỷ đô”, thương hiệu đã gặt hái và
đạt được những thành tựu gì khi được phát triển trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
mạnh mẽ nhất hành tinh để rồi tiến tới thị trường quốc tế đầy tiềm năng và rộng lớn.
Qua đó, cũng phân tích những hạn chế trong hành trình xây dựng chiến lược kinh
doanh, cách khắc phục hậu quả sau khủng hoảng của thương hiệu và phân tích phương
thức cạnh tranh với đối thủ. Cuối cùng đi đến kết luận, để thấy được những ưu, nhược
điểm giữa giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, cụ thể hơn là Kinh Tế
Chính Trị Mác - Lênin và từ đó rút ra những nhận định, bài học và kinh nghiệm cho
chính bản thân, cho cộng đồng và xã hội.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:
- Chương 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH
- Chương 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN NIKE TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH
1.1.Khái niệm của cạnh tranh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại
hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất
yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường, Cạnh tranh phát triển cùng với
sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khái niệm cạnh tranh được
nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác
nhau của nền kinh tế xã hội.
Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu
được lợi nhuận siêu ngạch”. Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh ),
cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa
các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể
kinh tế nhằm có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất cũng như tiêu thụ hàng
hóa để từ đó thu được lợi ích tối đa cho mình.
Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là
một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ
chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp.
● Mục đích của cạnh tranh trong kinh tế: Tối đa hoá lợi nhuận.
Sự tăng trưởng trong kinh doanh của chủ thể.
● Điều kiện tiên quyết để có cạnh tranh:
Phải có ít nhất hai chủ thể tham gia cạnh tranh. 6
Sự giành được lợi thế cạnh tranh của người này dẫn đến bất lợi tương ứng đối
với người kia và ngược lại.
● Phương tiện cạnh tranh: Giá cả Chất lượng Dịch vụ Quảng cáo
1.2. Phân loại cạnh tranh
Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau.
1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Được chia làm 3 loại:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: diễn ra theo “luật” mua rẻ bán đắt.
người mua luôn muốn được mua rẻ, ngược lại người bán luôn muốn được bán đắt.
Được thực hiện trong quá trình mặc cả, cuối cùng giá cả được hình thành và hành
động mua được thực hiện.
- Cạnh tranh giữa người mua với người bán: là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy
luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu
tiêu dùng thì cuộc cahj tranh sẽ trở nên quyết liệt.và giá dịch vụ hàng hóa sẽ tăng. Cuối
cùng người bán thu được lợi nhuận cao, người mua mất thêm 1 số tiền. Là cuộc cạnh
tranh người mua tự làm hại chính mình
- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt
nhất, có ý nghĩa sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đây là cuộc cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp để tranh giành khách hàng. Dẫn đến giá cả hàng hóa giảm,
sẽ có lợi cho người mua.Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có
chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng 7
thời nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được "vũ khí" cạnh
tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển. 8
1.2.2. Căn cứ vào phạm vi kinh tế
- Cạnh tranh nội bộ ngành: Xảy ra giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu
thụ một loại hàng hóa. Nhằm giành giật điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi để thu
được lợi nhuận siêu ngạch. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những
doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường.
Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế cạnh tranh
với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất về mình. Sự phân bổ vốn đầu tư giữa các
ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
1.2.3. Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo: Xảy ra khi có nhiều người bán một loại sản phẩm, không
có sự khác biệt về mẫu mã, nhưng có ít người mua. Điều đó có nghĩa, không ai đủ lớn
để bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ. Để dẫn đầu người bán
buộc phải giảm giá, hoặc tìm ra sự khác biệt giữa sảm phẩm của mình so với những người bán khác.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Là cạnh tranh giữa những nguồi bán có sản phẩm
không hoàn toàn giống nhau. Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau. Những người
bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách
như: Quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá và dịch vụ trước, trong và sau khi
mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền : Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất
ít người bán hàng hóa, dịch vụ đó. Giá cả của sản phẩm sẽ do chính người bán quyết
định. Không dựa vào mối quan hệ cung – cầu. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ
sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc
quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. ở đây xảy ra cạnh tranh
giữa các nhà độc quyền. Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc
quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ,
thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. 9
1.2.4. Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh không vi phạm pháp luật, phù hợp chuẩn
mực xã hội. Diễn ra công khai và công bằng với đôi bên
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cuộc cạnh tranh trái với luật pháp, dựa vào kẽ
hở của pháp luật và bị xã hội lên án. Ví dụ: Trốn thuế, buôn bán lậu,…
1.3. Biện pháp cạnh tranh
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi
giá cả (Khuyến mãi, quảng cáo) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành,
một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng
có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế
Yếu tố của cách ứng xử thị trường nói lên cách thức tiến hành cạnh tranh của một
doanh nghiệp trên thị trường. Nó có thể bao gồm các phương pháp như:
1.3.1. Cạnh tranh giá cả
Người bán có thể tìm cách hỗ trợ cho người mua bằng cách bán hàng cho họ với
giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, nhưng người bán phải luôn luôn nhớ rằng đối thủ cũng
có thể bán với giá thấp hơn anh ta. Kết quả là, tất cả các doanh nghiệp đều bị giảm lợi nhuận.
1.3.2. Cạnh tranh phi giá cả
Phương pháp cạnh tranh này có 3 dạng: Phân biệt sản phẩm thực tế và phân biệt
sản phẩm thông qua nghệ thuật bán hàng, cạnh tranh bằng nhãn hiệu mới. Trong
trường hợp thứ nhất, người bán tìm cách làm cho các sản phẩm tương tự về mặt kỹ
thuật trở nên khác nhau thông qua việc thay đổi chất lượng, mẫu mã hoặc tăng công
suất. Những lỗ lực như vậy nhằm làm cho người mua tưởng rằng hàng hóa của anh ta
tốt hơn hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp thứ hai, người bán tập
trung vào nỗ lực xúc tiến bán hàng như quảng cáo, quà tặng dùng thử, phát phiếu mua
hàng không phải trả tiền, trình diễn thử, trưng bày hàng hóa, mở rộng mạng lưới cửa
hàng bán lẻ. Những hành vi như vậy nhằm làm cho người tiêu dùng quen với hàng
hóa, hướng sự chú ý của họ vào các thuộc tính nổi bật (thực sự hoặc tưởng tượng),
khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp thứ ba, nhà cung cấp có 10
thể đưa ra nhãn hiệu mới, thiết kế lại mẫu mã nhằm làm cho hàng hóa của anh ta giữ
được khả năng cạnh tranh khi tiến bộ công nghệ hoặc thay đổi thị hiếu của người tiêu
dùng làm cho mức tiêu thụ của anh ta suy giảm.
1.3.3. Sản xuất với chi phí thấp
Mặc dù chi phí thấp không phải là công cụ cạnh tranh trực tiếp nhưng đây là
đường lối coư bản để tăng cường vị thế của nhà cung cấp thị trường. Khả năng cắt
giảm chi phí tạo điều kiện cho việc áp dụng biện pháp giảm giá (đối thủ không ứng
phó đưọc) hoặc tăng cường khả năng tài chính để phân biệt sản phẩm.
1.4. Vai trò của cạnh tranh
1.4.1. Đối với doanh nghiệp
- Được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp.
- Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo
ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh
nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
- Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị
phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
- Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp
ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
1.4.2. Đối với người tiêu dùng
- Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm
phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
- Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có cơ hội nhận
được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng và giá thành
phù hợp với khả năng của họ. 11
1.4.3. Đối với nền kinh tế
- Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế
thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
- Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công
lao động xã hội ngày càng xâu sắc.
- Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao
chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
- Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra
thị trường nước ngoài.
- Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được
những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.
- Tuy nhiên cạnh tranh cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo có thể dẫn tới xu
hướng độc quyền trong kinh doanh. 12
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN
NIKE TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Lịch sử hình thành & phát triển của tập đoàn NIKE
Năm 1964 là một năm đánh dấu sự ra đời của thương hiệu Nike nổi tiếng
toàn cầu. Ít ai biết rằng, thương hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới này
được khởi nghiệp chỉ với 1.200 USD trong tài khoản ngân hàng. Và người đặt nền
móng cho sự phát triển của Nike chính là Bill Bowerman và Phil Knight.
Trở về năm 1962, Phil Knight đang tìm kiếm ý tưởng cho bài luận văn để
chuẩn bị tốt nghiệp trường Stanford. Với tư cách là vận động viên điền kinh của
trường đại học, nên Knight đã có ý tưởng về việc nhập giày thể thao từ Nhật Bản
(khi đó có chất lượng ngang với Puma hay Adidas nổi tiếng). Sau khi tốt nghiệp,
Phil Knight vẫn không ngừng nghĩ về những đôi giày thể thao lúc trước. Dù ông
không sở hữu một cơ sở kinh doanh nào lúc đó, chỉ đơn thuần là nhìn thấy những
chiếc giày Nhật của những người lính Mỹ bị quân Nhật giam giữ ở thế chiến hai. 13
Với tư duy nhanh nhạy, Knight hiểu rằng mình phải kết nối với các nhà sản xuất
giày tại Nhật trước khi người khác làm.
Phil Knight đã ngay sau đó du lịch đến Nhật Bản với vốn kiến thức chuyên
môn cũng như du lịch bằng không. Và theo chính lời thừa nhận của Phil Knight
sau khi thành công, lúc đó ông chỉ có ý tưởng và đâm đầu vào làm thôi. Đâm đầu
thực hiện hay “Cứ làm đi – Just Do It” sau này đã trở thành slogan bất hủ của Nike.
Năm 1963, mười hai đôi giày đâu tiên được nhập vào Mỹ bởi Knight. Sau
đó, ông ấy rong ruổi khắp nơi có đường chạy thể thao nào bắt gặp. Nhưng đời
không như mơ, cách làm sơ khai này không cho hiệu quả như mong đợi. Nhận ra
sai lầm, ông đến gặp người thầy cũ từng dạy mình thể thao ở trường học là cựu
huấn luyện viên Bill Bowerman. Thời điểm đó, Bill Bowerman khá nổi tiếng
trong giới thể thao Mỹ, đã bị ấn tượng rất mạnh bởi các đôi giày Nhật mà Phil
nhập về. Ông đề nghị được hợp tác cùng Phil Knight. 14
Và vào tháng 1-1964, hai người đã cùng nhau thành lập nên thương hiệu
Blue Ribbon Sports (tên ban đầu của Nike). Với số vốn 1000 đô la mỹ ban đầu
dùng để nhập về khoảng 300 đôi giày từ Nhật. Lần này, khi có Bowerman và mối
quan hệ của ông, Blue Ribbon Sports đã bán hết trong 3 tháng. Đến hết năm đầu
tiên, công ty đã có doanh số 8000 đô la Mỹ, và bắt đầu thuê nhân viên từ đây.
Năm 1965, doanh thu đã phát triển hơn là 20.000 USD, lúc này Blue Ribbon
Sports bắt đầu mở các chi nhánh của mình.
Cùng với chính sách PR hiệu quả và kinh nghiệm quản lý từ thời gian học tại
Stanford cho MBA của Phil Knight, Blue Ribbon Sports được đổi tên thành Nike
Inc. Vào năm 1971. Logo đầu tiên của thương hiệu chỉ có giá 35 USD và được tạo
ra bởi sinh viên đại học Portland Carolyn Davis.
Cùng năm 1971, thương hiệu Nike cho ra mắt mẫu giày Waffle Trainers
bằng cao su. Đây là một siêu phẩm bằng cao su lấy ý tưởng từ khuôn bánh quế.
Có thể nói, đây là một ý tưởng độc lạ đã mở đường cho sự thành công của thương hiệu sau này. 15
Vào năm 1972, Nike thành công bước tiếp theo khi ký hợp đồng với tay vợt
nổi tiếng người Romania là Ilie Nastase. Theo hợp đồng, tay vợt này sẽ sử dụng
giày của Nike để tham gia thi đấu. Nhờ đó, những đôi giày Nike được nhiều người
biết đến và đưa đến sự thành công của những sản phẩm sau này.
Đến năm 1979, thương hiệu Nike
cho ra mắt mẫu đế giày “Air” được sử
dụng trên Nike Tailwind. “Air” là công
nghệ đặt túi khí nén được đặt bên trong
bộ đệm của gót, mũi hoặc đế giày. Nhờ
đó, những đôi giày của thương hiệu có
thể tăng độ nảy để giảm chấn thương
khi di chuyển cho vận động viên. 16 Từ năm 1980 đến 1987,
Nike đã đưa những mẫu giày
thể thao sử dụng công nghệ Air
ra toàn thế giới. Chiến dịch
“Cuộc cách mạng” với quảng
cáo đầu tiên sử dụng âm nhạc
để ra mắt giày Air Max của
thương hiệu đã gây được tiếng vang toàn cầu.
Cùng với sự đồng hành của những ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới và
chiến dịch PR đỉnh cao, Nike dần đưa tên tuổi của mình vang danh toàn cầu. Thế
nhưng đến năm 1991, thương hiệu này lại vướng phải lùm xùm về mức lương thấp
và điều kiện lao động tồi tệ ở các nhà máy tại Indonesia.
Năm 1999, cựu sáng lập thương hiệu là Bill Bowerman qua đời ở tuổi 88.
Tiếp đó chính là công cuộc sáp nhập quy mô lớn với chính sách thu mua công ty
đồ lướt sóng Hurley năm 2002 và Converse năm 2004.
Vào năm 2015, Nike chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền của
NBA. Mặc dù trải qua khá nhiều thăng trầm suốt quá trình thành lập và phát triển,
thế nhưng không thể phủ nhận rằng đây là hãng thời trang và thiết bị thể thao
hàng đầu thế giới hiện nay.
Con đường trở thành Đế chế thời trang của Nike
Vậy con đường trở thành Đế chế thời trang từ 1.200 USD của thương hiệu Nike như thế nào?
Từ số vốn 1.200 USD ban đầu, sau năm đầu tiên hoạt động thì thương hiệu
này đã bán được 1.300 đôi giày Nhật Bản và thu về đến 8 nghìn USD. Đến năm
1965, Blue Ribbon Sports (Tên đầu tiên của Nike) đã sở hữu một số lượng nhân 17
viên nhất định và doanh số là 20 nghìn USD. Có thể nói, đây là một con số vô
cùng ấn tượng lúc bấy giờ.
Sau một thời gian dài phát triển, thương hiệu Nike đã có đến hơn 73 nghìn
nhân viên trên toàn thế giới vào năm 2018. Năm 2022, thương hiệu này được xếp
hạng thứ 89 trong danh sách Fortune 500 tính theo tổng doanh thu. Có thể nói,
đây là một Đế chế thời trang thể thao cao cấp với vị thế vững chắc trên thị trường hiện nay. 18
2.2. Chiến lược cạnh tranh
Các công ty như Adidas, Under Armour, và Puma thường thực hiện các chiến
lược này để cạnh tranh trực tiếp với Nike.
Các đối thủ chính của Nike trong ngành công nghiệp thể thao và giày dép
thường tập trung vào các chiến lược cạnh tranh như:
Đa dạng sản phẩm: Cung cấp một loạt các sản phẩm thể thao và giày dép đa
dạng để thu hút đa dạng khách hàng.
Giá cả cạnh tranh: Tạo ra các sản phẩm có giá cả hấp dẫn hơn hoặc các chương
trình giảm giá để cạnh tranh với Nike.
Tiếp thị và quảng cáo: Sử dụng các chiến lược tiếp thị sáng tạo và quảng cáo để
tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút khách hàng mới.
Đổi mới sản phẩm: Phát triển các công nghệ và thiết kế mới để tạo ra các sản
phẩm độc đáo và hấp dẫn hơn.
Tăng cường mối quan hệ với khách hàng: Tập trung vào dịch vụ khách hàng tốt
hơn và tương tác tích cực để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Trong những năm qua, Nike đã triển khai một loạt chiến lược cạnh tranh để giữ
vững vị thế của mình trong ngành công nghiệp thể thao và giày dép, bao gồm:
1. Đổi mới sản phẩm: Nike liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra
các sản phẩm mới, chất lượng cao và thú vị hơn so với đối thủ.
2. Hợp tác với người nổi tiếng: Nike thường ký kết hợp đồng với các ngôi sao thể
thao và nghệ sĩ nổi tiếng để quảng bá thương hiệu và tăng cường sức hút đối với khách hàng.
3. Tiếp thị sáng tạo: Sử dụng các chiến lược tiếp thị đa dạng như quảng cáo trên
mạng xã hội, sự kiện thể thao, và hợp tác với các nhà thiết kế hàng đầu để tạo ra những
chiến dịch tiếp thị độc đáo và gây ấn tượng.
4. Kinh nghiệm người dùng: Tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm mua sắm
của khách hàng thông qua việc phát triển ứng dụng di động, cải thiện dịch vụ khách
hàng và tối ưu hóa trang web.
5. Phát triển thị trường mới: Mở rộng hướng điều hành và mạng lưới cửa hàng
trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. 19
Tóm lại, Nike đã liên tục điều chỉnh và phát triển chiến lược cạnh tranh của mình
để duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp thể thao và giày dép.
Nike là một tập đoàn có nhiều điểm mạnh và điểm yếu như sau
Điểm mạnh: (Strength)
1. Thương hiệu mạnh mẽ: Nike được công nhận là một trong những thương hiệu
thể thao hàng đầu thế giới, với sự uy tín và lòng tin từ người tiêu dùng.
2. Đổi mới sản phẩm: Nike luôn đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển
sản phẩm, tạo ra các sản phẩm độc đáo và hiện đại, giữ cho họ luôn ở trước trong ngành công nghiệp.
3. Hợp tác với ngôi sao và đội thể thao:
Việc hợp tác với các ngôi sao thể thao và đội
thể thao hàng đầu giúp Nike tạo ra sự liên kết
mạnh mẽ với khách hàng và tăng cường nhận thức thương hiệu.
Trong năm 1984, Michael Jordan muốn
ký hợp đồng tài trợ với Adidas, nhưng bị từ
chối. Nike nhận thấy cơ hội và kí hợp đồng với
anh, sau đó phát hành đôi giày Air Jordan 1. Hợp đồng này trị giá 500.000 USD/năm,
một con số kỷ lục thời đó. Sự nổi tiếng của Jordan đã giúp Nike thu về 900 triệu USD
vào cuối năm 1984 và doanh thu của họ tăng lên đến 9,19 tỷ USD vào năm 1997.
Dòng giày và quần áo Air Jordan đã trở thành biểu tượng của Nike và tăng thu nhập
đáng kể cho cả Michael Jordan và Nike.
4. Tiếp thị sáng tạo: Nike sử dụng các chiến lược tiếp thị đa dạng và sáng tạo, từ
quảng cáo truyền thống đến tiếp thị kỹ thuật số và sự kiện thể thao, để tạo ra nhận thức
mạnh mẽ về thương hiệu và sản phẩm của mình.
5. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: Nike có một hệ thống quản lý chuỗi cung
ứng rất hiệu quả, giúp họ duy trì mức độ linh hoạt và tối ưu hóa chi phí sản xuất. 20
Điểm yếu: (Weakness):1. Phụ thuộc vào một số thị trường chính: Mặc dù Nike
hoạt động trên toàn cầu, nhưng họ vẫn phụ thuộc khá nhiều vào một số thị trường
chính như Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc.
2. Tiêu cực cho môi trường: Do quy mô sản xuất lớn và sự phụ thuộc vào các
nguồn tài nguyên tự nhiên, Nike đã gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu cực cho môi
trường, như ô nhiễm và lãng phí.
3. Cạnh tranh khốc liệt: Ngành công nghiệp thể thao và giày dép đang chịu áp lực
cạnh tranh cao từ các đối thủ lớn như Adidas, Under Armour và Puma, đặc biệt là
trong lĩnh vực tiếp thị và đổi mới sản phẩm. Cơ hội (Opportunities):
1.Mở rộng thị trường mới: Nike có thể mở rộng hướng điều hành và mạng lưới
cửa hàng trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi.
2.Tăng cường phát triển sản phẩm: Cơ hội để phát triển các sản phẩm mới và
nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua việc áp dụng công nghệ mới và thiết kế sáng tạo.
3.Đầu tư vào bền vững: Nike có thể tăng cường các biện pháp bền vững trong
quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và
giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Rủi ro (Threats):
1.Cạnh tranh từ các đối thủ: Sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cạnh tranh
như Adidas, Under Armour và Puma có thể ảnh hưởng đến thị trường và tầm ảnh hưởng của Nike.
2.Biến động kinh tế toàn cầu: Biến động kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến
nhu cầu tiêu dùng và chi tiêu trong ngành công nghiệp thể thao và giày dép.
3.Thách thức về quản lý chuỗi cung ứng và lao động: Nike phải đối mặt với các
thách thức về quản lý chuỗi cung ứng và lao động, bao gồm vấn đề liên quan đến điều
kiện lao động và quản lý môi trường sản xuất.
Nike có thương hiệu mạnh mẽ và sản phẩm chất lượng cao, kết hợp với chiến
lược tiếp thị hiệu quả và năng lực đổi mới. Tuy nhiên, họ đối mặt với sự phụ
thuộc vào thị trường chính, cạnh tranh gay gắt và các vấn đề quản lý chuỗi cung 21
ứng và lao động. Để tận dụng cơ hội và vượt qua rủi ro, Nike cần điều chỉnh và
phát triển chiến lược kinh doanh.
2.3. Chủ trương và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty/ tập đoàn NIKE 2.3.1. Chủ trương
1. NIKE cam kết thực hiện tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm với xã hội.
Chúng tôi được thúc đẩy để làm không chỉ những gì pháp luật yêu cầu mà còn cả
những gì được mong đợi ở một nhà lãnh đạo. Những mong đợi của Nike đối tác kinh
doanh cũng làm như vậy. Chúng tôi thực hiện điều này thông qua Quy tắc ứng xử của
NIKE. bao gồm các nhà thầu sản xuất sản phẩm NIKE. Lời kêu gọi các đối tác của
chúng tôi thực hành quản lý để tôn trọng quyền của tất cả nhân viên, để giảm thiểu tác
động đến môi trường, cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh, đồng thời nâng cao
sức khỏe của toàn thể nhân viên. Với tư cách là thành viên của nhóm NIKE, khi được
trình bày cơ hội, bạn có trách nhiệm thúc đẩy việc tuân thủ Bộ quy tắc của NIKE.
2. Tiến hành và báo cáo bất kỳ trường hợp không tuân thủ nào mà bạn biết được, cho:
Nhóm Tuân thủ Trách nhiệm Doanh nghiệp.
Đại lý bán hàng, tư vấn & dịch vụ chuyên nghiệp
Đại lý bán hàng, tư vấn, đại diện, nhà thầu độc lập, bên ngoài tạm thờingười lao
động và nhà cung cấp phải tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử tương tự như
Nhân viên NIKE khi tiến hành kinh doanh với hoặc cho NIKE. Không nhân viên
nào có thể gián tiếp,thông qua đại lý, làm bất cứ điều gì mà nhân viên bị cấm làm theo chính sách của NIKE.
Tính chính trực trong kinh doanh là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn và giữ
chân những người đại diện NIKE. Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải tiến hành
thẩm định kỹ lưỡng trước khi giữ lại bất kỳ đại lý bán hàng, nhà tư vấn, đại diện, nhà
thầu độc lập, bên ngoài tạm thời công nhân hoặc nhà cung cấp. 22 2.3.2. Kiến Nghị
1. Nghiên cứu và phát triển (R&D): Nike có thể tăng đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển để sáng tạo ra các sản phẩm mới, đổi mới công nghệ và vật liệu để tạo ra
giày dép và quần áo thể thao tiên tiến hơn. Theo báo cáo từ tạp chí Forbes, việc tập
trung vào R&D giúp Nike duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp thể thao.
2. Chiến lược marketing và tiếp cận khách hàng: Nike có thể tăng cường chiến
lược marketing thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và gắn kết tinh
thần cộng đồng, tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ xung quanh thương hiệu. Đồng thời,
Nike cũng có thể tận dụng công nghệ và dữ liệu để tối ưu hóa chiến lược tiếp cận
khách hàng, dựa trên phản hồi từ người tiêu dùng. Theo báo cáo của Bloomberg, việc
sử dụng dữ liệu và kỹ thuật số trong marketing giúp Nike thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả.
3. Chiến lược đổi mới kinh doanh: Nike có thể tìm kiếm cơ hội đổi mới kinh
doanh bằng cách mở rộng dịch vụ và sản phẩm, chẳng hạn như cung cấp các trải
nghiệm mua sắm tương tác hơn thông qua các ứng dụng di động hoặc dịch vụ tùy
chỉnh sản phẩm. Cũng theo báo cáo từ tạp chí Forbes, việc đổi mới kinh doanh giúp
Nike mở rộng lãnh thổ và tiếp cận khách hàng mới, tăng cường sự đa dạng và đồng
thời cung cấp một lợi thế cạnh tranh vững chắc. 23 KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng Tập đoàn Nike đã và đang tiếp tục đứng vững và phát triển
trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp thể thao và giày
dép. Với một thương hiệu mạnh mẽ, sản phẩm đa dạng và chất lượng cao, cùng
với chiến lược tiếp thị hiệu quả và năng lực đổi mới, Nike đã khẳng định vị thế
của mình là một trong những nhà lãnh đạo trong ngành.Tuy nhiên, Nike cũng phải
đối mặt với những thách thức từ sự phụ thuộc vào thị trường chính, cạnh tranh
gay gắt và các vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng và lao động. Để tiếp
tục tận dụng cơ hội và vượt qua các rủi ro, Nike cần tiếp tục điều chỉnh và phát
triển chiến lược kinh doanh của mình, đồng thời duy trì cam kết của mình với
trách nhiệm xã hội và môi trường.
Tóm lại, Nike không chỉ là một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh
doanh, mà còn là một ví dụ tiêu biểu về cách thức thực hiện kinh doanh một cách
đúng đắn, đạo đức và có trách nhiệm xã hội. Điều này giúp họ không chỉ đạt được
thành công về mặt kinh doanh mà còn giữ vững lòng tin và sự tôn trọng từ phía
khách hàng và cộng đồng xã hội. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Lệ My, 05.04.2022. Thương hiệu Nike: Đế chế thời trang thể thao và lịch sử
phát triển.Truy cập từ https://www.coolmate.me/post/thuong-hieu-nike
Vũ Mạnh Tuấn, 24/03/2022.Đế chế thể thao tỉ đô được hình thành ra sao? Truy
cập từ https://trivela.vn/e-che-the-thao-ti-do-nike-duoc-hinh-thanh-ra-sao-a2484239/
Lê Ngọc Hồng. (6/3/2024). Cạnh tranh là gì? Vai trò, mục đích và phân loại
cạnh tranh. Truy cập từ https://luatduonggia.vn/canh-tranh-la-gi-vai-tro-muc-dich-va-
phan-loai-canh-tranh/#2_Vai_tro_cua_canh_tranh
Luật sư Lê Minh Trường. (1/4/2023). Cạnh tranh là gì? Bản chất, vai trò, các
loại hình cạnh tranh. Truy cập https://luatminhkhue.vn/canh-tranh-la-gi.aspx#4-vai- tro-cua-canh-tranh 25