Bài tập nhóm chủ đề các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự cầm cố, thế chấp
Về khách quan: là sự phát triển khôngngừngcủa quan hệ xã hội, trong đó có cácquan hệ bảo đảm; theo đó nghĩa vụ được xác lập giữa các chủ thể ngày càng nhiềuđểthỏamãn nhu cầu củacácthành viên trong xãhội. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự (LDS2)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40551442
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ 2
Giảng viên: Bùi Thị Thanh Hằng NHÓM 7 CHỦ ĐỀ:
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Hà Nội, tháng 05 năm 2013 1 lOMoAR cPSD| 40551442 THÀNH VIÊN STT Họ tên Ngày sinh Mã SV 1
Phạm Thị Thoan (Nhóm trưởng) 23/08/1993 1106 1064 2 Bùi Thị Hương 10/08/1993 1106 1023 3 Hà Thị Hồng 10/01/1992 1106 1125 4 Hà Thị Khiết 16/04/1992 1106 1127 5 Ngô Thị Thu Thảo 04/12/1993 1106 1059 6 Đường Thị Lệ Thúy 02/08/1992 1106 1144 7 Hoàng Thị Nhàn 26/04/1993 1106 1042 8 Lê Thị Yến 03/12/1993 1106 1080 9 Nguyễn Khánh Linh 18/10/1993 1106 1026 10 Mã Hồng Phong 29/11/1992 11061137 2 lOMoAR cPSD| 40551442
I. LÝ luẬn chung vỀ cÁc biỆn phÁp bẢo ĐẢm thỰc hiỆn nghĨa vỤ dÂn sỰ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ra đời từ rất sớm, được
phát sinh từ tiền đề khách quan và tiền đề chủ quan:
-Về khách quan: là sự phát triển không ngừng của quan hệ xã hội, trong đó có các
quan hệ bảo đảm; theo đó nghĩa vụ được xác lập giữa các chủ thể ngày càng nhiều
để thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong xã hội.
-Về chủ quan: các biện pháp bảo đảm được hình thành thông qua ý thức chủ quan
của bên có quyền và bên có nghĩa vụ. vì thế mà biện pháp bảo đảm được thiết lập
trên cơ sở thỏa thuận của các bên.
1. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự a, Khái niệm
Mặc dù không được quy định rõ trong bộ luật nhưng có thể hiểu theo 2 phương diện sau:
*Trên phương diện khách quan: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
là tổng hợp các quy phạm pháp luật theo đó:
- Quy định cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ nghĩa vụ được phép thỏa
thuận về các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ
- Quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ bảo đảm đó.
* Trên phương diện chủ quan: Biện pháp bảo đảm là sự thỏa thuận giữa các bên
theo đó bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình hoặc người khác (nếu người đó
đồng ý) để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền.
Về bản chất, các biện pháp bảo đảm là biện pháp lấy lòng tin trong các hợp đồng
dân sự. Tuy nhiên, để tránh sự lạm quyền từ phía những chủ thể có lợi thế về điều
kiện xã hội và kinh tế cũng như hạn chế việc biến các biện pháp bảo đảm trở thành
công cụ, phương tiện để bóc lột và là một trong các phương tiện, ngành nghề kinh
doanh thì bên cạnh sự thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện của các bên chủ thể
thì các biện pháp bảo đảm còn được pháp luật điều chỉnh. 3 lOMoAR cPSD| 40551442
=>> Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là những biện pháp mang tính chất tài sản
do các bên thỏa thuận nhằm thúc đẩy bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ đối
với bên có quyền, thông qua đó thỏa mãn các quyền và lợi ích hợp pháp của bên có
quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình. b, Đặc điểm
Mặc dù mỗi biện pháp bảo đảm đều có đặc thù riêng nhưng vẫn đều có một số đặc điểm chung sau đây:
-Là những biện pháp phụ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trong mối quan hệ nghĩa vụ chính:
Trong tương quan với quan hệ nghĩa vụ đóng vai trò là mối quan hệ chính, các biện
pháp bảo đảm là những biện pháp phụ, phục vụ cho quan hệ nghĩa vụ chính, tồn tại
vì nghĩa vụ chính nhằm thúc đẩy chủ thể mang nghĩa vụ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
-Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất, thông
thường thể hiện dưới dạng tài sản:
Quan hệ bảo đảm tồn tại dựa trên cơ sở của quan hệ nghĩa vụ, nhằm mục đích bảo
vệ lợi ích hợp pháp của bên có quyền, mà quan hệ nghĩa vụ là quan hệ tài sản,
chính vì thế đối tượng của các biện pháp bảo đảm thông thường cũng phải được
thể hiện dưới dạng tài sản. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đối tượng của
biện pháp bảo đảm có thể được thể hiện dưới dạng phi tài sản, ví dụ như trường
hợp biện pháp tín chấp.
-Về phạm vi của các biện pháp bảo đảm:
Các chủ thể tham gia vào quan hệ nghĩa vụ có toàn quyền thỏa thuận về phạm vi
của các biện pháp bảo đảm trên cơ sở luật định, bao gồm phạm vi về nội dung của
biện pháp bảo đảm cũng như phạm vi về nghĩa vụ bảo đảm. 4 lOMoAR cPSD| 40551442
-Các biện pháp bảo đảm được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận: Biện pháp bảo
đảm được coi là hợp đồng phụ, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ
chính. Do vậy, việc thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm, đối tượng, phạm vi,
quyền, nghĩa vụ, cách thức xử lí… hoàn toàn do các bên (bên có quyền và bên có
nghĩa vụ) trong quan hệ nghĩa vụ cam kết.
- Hình thức của các biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định chặt chẽ:
Tuy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là do các bên thỏa thuận nhưng
hình thức của các biện pháp bảo đảm vẫn được pháp luật quy định một cách chặt
chẽ; các bên không thể thỏa thuận về mặt hình thức của biện pháp bảo đảm. Các
biện pháp bảo đảm phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và phải được đăng
ký nếu pháp luật quy định giao dịch đảm bảo phải được đăng ký.
-Về xử lý các biện pháp bảo đảm:
Về nguyên tắc, các biện pháp bảo đảm sẽ được xử lý vào thời điểm đến hạn thực
hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ nghĩa vụ trước bên có quyền hoặc gây thiệt hại cho bên có quyền.
Tuy vậy, biện pháp bảo đảm cũng có thể được xử lý theo thỏa thuận của các bên
(về thời hạn, phương thức xử lý…) hoặc do pháp luật có quy định.
2. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là:
-Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên
bảo đảm và được phép giao dịch:
Nếu đối tượng của biện pháp bảo đảm thuộc sở hữu của nhiều chủ thể thì khi thiết
lập biện pháp bảo đảm buộc phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu. 5 lOMoAR cPSD| 40551442
-Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được
hình thành trong tương lai:
Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo
đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
-Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kì phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
Việc thiết lập biện pháp bảo đảm liên quan đến ngoại tệ sẽ được áp dụng theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Pháp lệnh Ngoại hối (có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/6/2006) cho phép giao dịch ngoại hối được tự do đối với các giao dịch vãng lai.
-Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm:
Bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm
đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp,
quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của
bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
-Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo
quy định của BLDS2005 và pháp luật về đất đai.
-Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự theo quy định của BLDS2005 và pháp luật về tài nguyên.
Mặc dù đối tượng của biện pháp bảo đảm đa dạng như vậy nhưng mỗi loại đối
tượng lại được áp dụng cho các quan hệ nghĩa vụ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, khi
thiết lập các biện pháp bảo đảm cần phải chú ý những vấn đề sau đây liên quan đến
đối tượng của biện pháp bảo đảm: 6 lOMoAR cPSD| 40551442
-Đối tượng của biện pháp bảo đảm phải có giá trị và được phép giao dịch, được phép lưu thông:
Các tài sản không thể là đối tượng của biện pháp bảo đảm: tài sản đang có tranh
chấp về quyền sở hữu, tài sản là bất động sản đang nằm trong vị trí quy hoạch, giải
tỏa, tài sản pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, tài sản đi thuê, đi mượn…
-Nhiều tài sản có thể đảm bảo cho 1 nghĩa vụ nếu những tài sản đó có giá trị
lớn hơn tổng giá trị nghĩa vụ mà nó bảo đảm:
-Đối tượng của biện pháp bảo đảm phải được mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định.
Nếu 1 tài sản được đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải báo cho bên
nhận bảo đảm biết. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
-Trong trường hợp phải xử lí tài sản để thực hiện 1 nghĩa vụ đến hạn:
Trường hợp này thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và
tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lí tài sản . bên nhận bảo
đảm đã thông báo về việc xử lí tài sản có trách nhiệm xử lí tài sản, nếu các bên
cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên muốn
tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo
đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
3. Hình thức và đăng kí giao dịch bảo đảm
Các giao dịch bảo đảm phải được lập thành văn bản. Giao dịch bảo đảm là giao
dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Việc đăng ký giao dịch
bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo
đảm. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường 7 lOMoAR cPSD| 40551442
hợp pháp luật có quy định tại điều 12 nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo
đảm. Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì
giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lí đối với người thứ 3 kể từ thời điểm đăng kí.
-Việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự trước hết
là dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng trong thực tế không phải bất cứ ai khi
tham gia giao dịch đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ
của mình. Để tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ
động trong thực tế hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa
thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện
nghĩa vụ. thông qua biện pháp này người có quyền có thể chủ động tiến hành các
hành vi của mình để tác động trực tiếp đến tài sản của phía bên kia nhằm làm thỏa
mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện
hoặc thực hiên không đầy đủ nghĩa vụ đó. 8 lOMoAR cPSD| 40551442
II. CẦM CỐ TÀI SẢN 1. Khái niệm:
a, Khái niệm cầm cố tài sản
Trong các chế định được ghi nhận tại Bộ Luật Dân sự thì nghĩa vụ và hợp
đồng là chế định chiếm một vị trí quan trọng vì nó điều chỉnh chủ yếu các giao lưu
dân sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Để tồn tại và phát triển, thoả mãn các
nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, các chủ thể quan hệ pháp luật đều chủ động
tích cực tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mà hợp đồng là một trong
những giao dịch dân sự chủ yếu.
Một trong những biện pháp bảo đảm mà Bộ Luật Dân sự ghi nhận là cầm cố.
Đây là biện pháp được các chủ thể áp dụng tương đối phổ biến nhằm bảo đảm
quyền của chủ thể quyền trong mọi trường hợp (chủ thể nghĩa vụ không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình).
Vì vậy, thì cầm cố tài sản là việc một người cầm trước (giữ sẵn) một tài sản của
người khác để đảm bảo cho quyền, lợi ích của mình.
Cầm cố tài sản được áp dụng chủ yếu trong quan hệ hợp đồng, tuy nhiên nó cũng
có thể được áp dụng cho nghĩa vụ ngoài hợp đồng để đảm bảo cho quyền và lợi ích
hợp pháp của bên mang quyền.Trong quan hệ cầm cố việc giao và nhận tài sản
cầm cố là yếu tố bắt buộc. Do đó, Điều 326 BLDS quy định: “Cầm cố tài sản là
việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân
sự”. Như vậy, ta có thể thấy cầm cố là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong một
quan hệ nghia vụ nhằm để thỏa mãn quyền dân sự của người có nghĩa vụ được
đảm bảo thực hiện theo đúng thỏa thuận đưa ra. b, Ví dụ:
Anh A do đang cần tiền gấp để mua xe máy, nhưng số tiền của a dành dụm không
đủ nên đã mang chiếc ti vi mới mua được 2 tháng ra hiệu cầm đồ nhà anh B. Hai
bên đã viết một biên lai kiêm hợp đồng cầm cố tài sản, theo đó anh B đưa cho anh
A một số tiền là 5 triệu đồng với thời hạn là một tháng. 9 lOMoAR cPSD| 40551442 2. Chủ thể:
Chủ thể của cầm cố tài sản là những người tham gia vào quan hệ cầm cố, gồm
bên cầm cố và bên nhận cầm cố - đây cũng chính là chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ
mà biện pháp cầm cố được áp dụng để đảm bảo. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa
vụ chính là bên cầm cố, bên có quyền là bên nhận cầm cố. Trước đây, BLDS năm
1995 có quy định ngoài 2 chủ thể này thì có thể có người thứ 3 giữ tài sản cầm cố, tuy
nhiên BLDS năm 2005 lại không quy định chủ thể này trong quan hệ cầm cố. Chủ thể
của quan hệ cầm cố có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, dù là chủ
thể nào cũng phải thỏa mãn các quy định liên quan đến yếu tố chủ thể( có đầy đủ
năng lực hành vi), nếu là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc cầm cố phải được sự
đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu. 3. Đối tượng:
BLDS năm 1995 quy định đối tượng của cầm cố là một động sản hoặc quyền
tài sản được phép giao dịch , bởi theo các nhà làm luật thì chỉ có tài sản là động sản
(di dời được) mới có thể giao nhận giữa bên cầm cố với bên nhận cầm cố. Tuy nhiên
BLDS năm 2005 không quy định chỉ động sản là đối tượng của cầm cố. Do đó có thể
hiểu rằng trong quan hệ cầm cố, việc chuyển giao đối tượng cầm cố là điều kiện bắt
buộc để xác lập quan hệ cầm cố, do đó việc giữ tài sản đảm bảo của bên nhận cầm cố
là mang tính bắt buộc. Đối tượng cầm cố có thể là động sản hay bất động sản nhưng
đều phải chuyển giao từ bên cầm cố cho bên nhận cầm cố.
Theo quy định tại điều 326 BLDS thì đối tượng cầm cố phải đáp ứng những yêu cầu sau:
-Phải là một tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. 10 lOMoAR cPSD| 40551442
Khi người có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố cho người có quyền, từ thời điểm đó họ bị
hạn chế một số quyền năng đối với tài sản của mình. Bên nhận cầm cố chiếm hữu tài
sản đó, đồng thời có quyền định đoạt nó khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ( nếu có thỏa thuận). vì
vậy, tài sản là đối tượng của cầm cố phải thuộc sở hữu của người cầm cố. nếu tài sản
thuộc sở hữu chung của nhiều người thì việc cầm cố tài sản đó phải được sự đồng ý
của tất cả các đồng chủ sở hữu.
-Đối tượng của cầm cố phải là một tài sản ( vật, quyền tài sản ).
+ Khi đối tượng của cầm cố là động sản: Bản chất pháp lý của biện pháp cầm cố
là sự dịch chuyển một tài sản từ người cầm cố sang người nhận cầm cố. Điều 174
BLDS đã dựa vào tính chất di dời của tài sản để phân biệt tài sản thành bất động sản
và động sản. Dù đó là động sản vô hình(quyền tác giả,..) hay hữu hình, là vật đặc
định(một vật duy nhất) hay vật cùng loại(nhiều). Đối tượng của cầm cố có thể là toàn
bộ một vật nhưng cũng có thể chỉ là một phần giá trị của vật đó. Ngoài ra đối tượng
cầm cố còn có thể là các quyền tài sản. Tuy nhiên, các quyền tài sản này phải trị giá
được bằng tiền, không bị tranh chấp và được phép giao dịch. Theo quy định tại Điều
322 BLDS thì người có nghĩa vụ được dùng quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được
nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong
doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở
hữu của mình để cầm cố đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. quyền sử dụng đất,
quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.
+ Khi đối tượng của cầm cố là bất động sản: trường hợp này người nhận cầm cố
sẽ trực tiếp giữ bất động sản đó.
Ví dụ: Nhà ở đã xây dựng xong nhưng chưa ở, bên nhận cấm cố trực tiếp quản lý ngôi nhà đó. 11 lOMoAR cPSD| 40551442
4. Hình thức cầm cố:
Thông qua hình thức của giao dịch dân sự nói chung , các chủ thể biểu đạt ý chí của
mình. Ý chí của các chủ thể có thể được thể hiện (ghi nhận) thông qua nhiều hình
thức khác nhau. Trong cầm cố tài sản, pháp luật quy định ý chí của các chủ thể cầm
cố phải thể hiện thông qua hình thức duy nhất là văn bản. Điều 327 BLDS quy định:
“ Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng
hoặc ghi trong hợp đồng chính”.
Như vậy việc cầm cố buộc phải được lập thành văn bản nhưng văn bản cầm cố về
nguyên tắc không cần có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết để nâng cao độ an toàn pháp lý của văn bản
cầm cố, các bên có thể thỏa thuận về việc văn bản cầm cố phải có chứng nhận hoặc chứng thực.
5. Thời hạn cầm cố tài sản
Mục đích của cầm cố là nhằm để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ chính nên
“thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng
cầm cố” (Điều 329 BLDS), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, thời hạn của cầm cố tài sản bao giờ cũng là một khoảng thời gian nhất
định. Khoảng thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ
chính. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính được tính từ thời điểm nghĩa vụ được
xác lập đến thời điểm nghĩa vụ phải thực hiện xong. Khi xác lập nghĩa vụ các bên
có thỏa thuận biện pháp cầm cố thì thời hạn cầm cố trùng với thời hạn thực hiện nghĩa vụ.
Hiệu lực của cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm
chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố (Điều 328).
Đây là điều luật mới được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2005 mà Bộ luật dân
sự năm 1995 chưa có; biện pháp cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo 12 lOMoAR cPSD| 40551442
đảm khá đơn giản và tài sản dùng để cầm cố có thể dễ dàng chuyển giao cho bên
nhận cầm cố. Chính vì thế, thời điểm có hiệu lực của việc cầm cố tài sản là thời
điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Văn bản cầm cố tài sản thường
được thực hiện cùng một lúc với việc chuyển giao tài sản nhằm xác nhận bên cầm
cố đã giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
6. Quyền nghĩa vụ của các bên
Do việc cầm cố có hiệu lực kể từ khi tài sản cầm cố được chuyển giao cho bên
nhận cầm cố nên quyền và nghĩa vụ của các bên cũng phát sinh từ thời điểm đó
(thời điểm chuyển giao tài sản)
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố mang tính chất song vụ:
tương ứng với quyền của bên nhận cầm cố sẽ là nghĩa vụ của bên cầm cố và ngược lại.
6.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
*Quyền (Điều 333 BLDS 2005):
Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài
sản đó: Tuy trong thời gian cầm cố tài sản có hiệu lực, tài sản cầm cố vẫn
thuộc sở hữu của bên cầm cố nhưng bên nhận cầm cố vẫn có quyền chiếm
hữu đối với tài sản đó. Do đó, bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố.
• Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ: Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ
chính mà bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ của mình trước bên nhận cầm cố thì
bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố. Trong trường hợp
một tài sản cầm cố đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ, khi xử lý tài sản cầm cố cho 13 lOMoAR cPSD| 40551442
một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đã đến hạn.
• Được khai thác công dụng của tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản cầm cố (nếu các bên có thỏa thuận): Trong thời gian cầm cố, tuy bên
nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố nhưng không có toàn quyền đối với tài
sản này. Chính vì thế, bên nhận cầm cố chỉ có thể khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu được sự đồng ý của bên cầm cố.
Khi đó, bên nhận cầm cố phải khai thác tài sản cầm cố như với tài sản của
mình và bảo toàn giá trị, giá trị sử dụng của tài sản cầm cố.
• Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố
*Nghĩa vụ (Điều 332 BLDS 2005):
• Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát
hoặc hư hỏng tài sản cầm cố:
o Trong thời gian cầm cố, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ bảo quản, gìn
giữ tài sản cầm cố, coi đó như tài sản của mình. Vì vậy, bên nhận cầm
cố sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố nếu như để mất mát,
hư hỏng tài sản cầm cố ngay cả trong trường hợp bên nhận cầm cố
không có lỗi. Điều này đã đặt ra yêu cầu đối với bên nhận cầm cố cần
có ý thức trách nhiệm trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản
cầm cố. Đặc biệt, các bên cũng cần chú ý xác định rõ ràng tình trạng,
chất lượng cũng như giá trị của tài sản cầm cố khi giao nhận để làm
căn cứ xác định vi phạm nếu bên nhận cầm cố có sự vi phạm.
• Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố,
không được đem tài sản cầm cố đi thực hiện nghĩa vụ khác:
o Trong thời gian cầm cố, bên nhận cầm cố chỉ có quyền chiếm hữu chứ
không có quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố. Chính vì lẽ đó, bên 14 lOMoAR cPSD| 40551442
nhận cầm cố không có quyền định đoạt tài sản cầm cố dưới hình thức
chuyển quyền sở hữu hay chuyển quyền sử dụng. Nếu cố tình dùng tài
sản cầm cố để mua bán, trao đổi, tặng cho… thì thậm chí bên nhận
cầm cố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản.
• Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố
trừ khi được bên cầm cố đồng ý:
o Việc khai thác tài sản cầm cố có thể làm mất hoặc suy giảm giá trị tài
sản. Bởi vậy, nếu vi phạm nghĩa vụ này, bên nhận cầm cố có thể phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
• Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố chấm dứt
hoặc được thay thế bằng một quan hệ nghĩa vụ khác:
o Quan hệ cầm cố được xác lập nhằm đảm bảo nghĩa vụ chính. Do vậy,
khi nghĩa vụ chính chấm dứt thì quan hệ cầm cố cũng chấm dứt theo
và bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cho bên cầm cố, trừ trường hợp
tài sản cầm cố đã được xử lý.
6.2. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
❖ Quyền (Điều 331 BLDS 2005)
• Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử
dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
o Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên nhận cầm cố có
quyền khai thác công dụng của tài sản cầm cố, hưởng hoa lợi, lợi tức
từ tài sản cầm cố mà bên nhận cầm cố làm tài sản cầm cố bị mất đi giá
trị hoặc giảm sút giá trị thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận
cầm cố đình chỉ ngay việc sử dụng tài sản cầm cố. 15 lOMoAR cPSD| 40551442
• Được bán tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý
o Dù tài sản cầm cố là do bên nhận cầm cố giữ thì quyền sở hữu vật
cầm cố vẫn thuộc bên cầm cố. Do vậy, quyền định đoạt tài sản cầm cố
vẫn thuộc bên cầm cố; nếu bên cầm cố đồng ý thì bên nhận cầm cố
mới có quyền bán tài sản cầm cố.
• Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận
o Đối tượng cầm cố có thể được thay thế bằng một tài sản có giá trị
khác: cao hoặc thấp hơn giá trị của tài sản cầm cố ban đầu, tùy thuộc
vào thỏa thuận của các bên trên tinh thần tuân thủ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết.
• Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa
vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
o Khi quan hệ nghĩa vụ được đảm bảo chấm dứt thì cầm cố cũng chấm
dứt. Do vậy, bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài
sản cầm cố cho mình, trừ trường hợp tài sản cầm cố bị xử lí (khi bên
cầm cố vi phạm nghĩa vụ trước bên có quyền).
• Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
o Về nguyên tắc chung, người nào gây thiệt hại thì sẽ phải có trách
nhiệm bồi thường. Do đó, nếu người nhận cầm cố gây thiệt hại đối với
tài sản cầm cố thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố phải
bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.
❖ Nghĩa vụ (Điều 330 BLDS 2005)
Bên cầm cố là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ. Trong quan hệ cầm cố, bên
cầm cố có các nghĩa vụ sau đây: 16 lOMoAR cPSD| 40551442
• Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
o Giao tài sản cầm cố là việc chuyển giao quyền chiếm hữu từ bên cầm
cố sang bên nhận cầm cố. Khi thiết lập quan hệ cầm cố, các bên thỏa
thuận việc giao, nhận tài sản cầm cố (về thời gian, địa điểm, phương
thức…) thì bên cầm cố phải giao tài sản theo đúng cam kết, thỏa thuận
o Nếu đối tượng của cầm cố là vật đặc định thì phải giao chính vật đó,
còn nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng, chất lượng,
chủng loại cho bên nhần cầm cố. Nếu đối tương của cầm cố là tài sản
có đăng ký quyền sở hữu thì bên cầm cố phải giao các giấy tờ chứng
nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận cầm cố.
• Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ 3 đối với tài sản cầm cố,
nếu có, trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền
hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì
hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
o Khi tiến hành việc cầm cố, bên cầm cố có nghĩa vụ thông báo cho bên
nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố này
o Pháp luật không quy định rõ ràng về việc bên cầm cố phải thông báo
cho người nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản nào
(miệng, văn bản...) nên bên cầm cố có thể thông báo cho bên nhận
cầm cố bằng bất cứ hình thức nào. Trong trường hợp bên cầm cố
không thông báo cho bên nhận cầm cố thì bên nhận cầm cố có quyền
hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy
trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. 17 lOMoAR cPSD| 40551442
o Thông thường, việc báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ
ba đối với tài sản cầm cố phải được thực hiện ngay sau khi xác lập
cầm cố, bởi quyền của người thứ ba sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của
tài sản cầm cố - yếu tố quan trọng trong viêc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chính.
• Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản
cầm cố trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
o Việc thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố vừa là nghĩa
vụ của bên cầm cố, vừa là quyền của bên nhận cầm cố. Trong quá
trình giữ gìn và bảo quản tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố đã bỏ ra
các chi phí để bảo quản và giữ gìn tài sản thì phải được thanh toán các
chi phí đó, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Thỏa thuận khác
được hiểu là bên cầm cố không phải chịu chi phí này hoặc chi phí đó
đã được tính vào nghĩa vụ của bên cầm cố với bên nhận cầm cố trong
quan hệ nghĩa vụ chính hoặc không phải trả chi phí bảo quản tài sản cầm cố.
7.Chấm dứt cầm cố và xử lý tài sản cầm cố
7.1. Chấm dứt cầm cố (Điều 339 BLDS 2005)
Việc cầm cố có hiệu lực trong toàn bộ thời gian hiệu lực của quan hệ nghĩa vụ mà
nó bảo đảm (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác). Vì vậy, thông thường khi quan hệ nghĩa vụ chấm dứt thì quan hệ cầm cố cũng chấm dứt. 18 lOMoAR cPSD| 40551442
Các trường chấm dứt cầm cố khác:
• Việc cầm cố tài sản bị hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
• Tài sản cầm cố đã được xử lý
• Theo thỏa thuận các bên
Đối với trường hợp cầm cố chấm dứt do nghĩa vụ chính chấm dứt hoặc việc cầm
cố bị hủy bỏ hay thay thế bởi biện pháp bảo đảm khác thì tài sản cầm cố, giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố (nếu không có thỏa thuận khác).
7.2. Xử lý tài sản cầm cố
Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản thế chấp được xử lý để thực hiện nghĩa vụ.
Phương thức xử lý tài sản có thể do các bên thỏa thuận hoặc áp dụng phương thức thông qua bán đấu giá.
❖ Phương thức do các bên thỏa thuận:
Thông thường, các bên xử lý tài sản cầm cố có thể thỏa thuận về các phương thức
xử lý tài sản cầm cố như:
Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố
Thanh toán cho các bên cầm cố bằng việc bán tài sản cầm cố.
❖ Phương thức bán đấu giá
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc
thỏa thuận có tranh chấp về phương thức xử lý thì tài sản cầm cố sẽ được bán đấu
giá theo quy định của pháp luật. Thủ tục bán đấu giá được áp dụng theo quy định 19 lOMoAR cPSD| 40551442
của nghị định 17/2010/ NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về Bán đấu giá tài sản.
Một số điểm cần lưu ý khi xử lý tài sản là:
Trường hợp tài sản cầm cố có nhiều vật: Bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ
thể để xử lý (trừ khi có thỏa thuận khác) tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được
bảo đảm. Nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây thiệt hại cho bên cầm cố thì phải
bồi thường thiệt hại.
Trường hợp một tài sản cầm cố bảo đảm nhiều nghĩa vụ: Khi một nghĩa vụ đến
hạn thực hiện cần xử lý tài thì các tài sản khác dù chưa đến hạn cũng được coi như
đã đến hạn và được xử lý theo thứ tự ưu tiên
Về việc thanh toán tiền bán tài sản cầm cố
o Tiền bán tài sản cầm cố sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ sau khi đã trừ
đi các chi phí bảo quản, chi phí bán và chi phí xử lý tài sản.
o Nếu nghĩa vụ được đảm bảo là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm
cố theo thứ tự: Gốc => Lãi => Tiền phạt => Tiền bồi thường thiệt hại (nếu có)
o Nếu tiền bán còn thừa thì trả lại bên cầm cố. Ngược lại, nếu thiếu thì bên
cầm cố phải trả nốt phần còn thiếu cho bên nhận cầm cố. 20