Bài Tập Nhóm Chương 1 - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam,bao gồm bối cảnh quốc tế và bối cảnh tình hình chính trị-xã hội trong nước. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài Tập Nhóm Chương 1 :
1/ Năm nội dung cần phải ghi nhớ trong chương 1?
- Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
bao gồm bối cảnh quốc tế và bối cảnh tình hình chính trị- xã hội trong nước.
- Hội nghị thành lập Đảng : bao gồm mốc thời gian, địa
điểm hội nghị diễn ra và nội dung của hội nghị.
- Nội dung cơ bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
bao gồm phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cách mạng,
lực lượng và lãnh đạo cách mạng.
- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng,
khởi nghĩa giành chính quyền, bao gồm ba cao trào cách
mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945) và thành
công của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan xiềng
xích nô lệ của chế độ thực dân, lật nhào chế độ phong kiến
tay sai thối nát, ra đời nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
2 - Ba điều tâm đắc nhất về vai trò lãnh đạo của
Đảng trong chương 1?
- Đảng ra đời với sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Việc Đảng ra đời dựa trên việc hợp nhất các tổ chức cộng
sản (Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Quốc Dân Đảng
và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn) thành một chính
đảng thống nhất đã tạo ra bước ngoặc mới cho phong trào
cách mạng Việt Nam. Từ khi Đảng được thành lập đã tỏ rõ
là một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn
nhất, cách mạng Việt Nam từ đây được đặt dưới sự lãnh
đạo của duy nhất Đảng Cộng Sản, chấm dứt sự kéo dài về
lãnh đạo trong nhiều năm, mọi sức mạnh của dân tộc, của
giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của
dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến,
đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cuộc đấu tranh của
nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân Pháp.
- Đảng chủ trương vận động giai cấp nông dân đấu tranh
giành độc lập dân tộc, trong đó xác định rõ ràng nhiệm vụ,
mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Việt Nam.
Mỗi chủ trương đều có sự chuyển hướng, đề ra kịp thời và
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.
- Đảng lãnh đạo trong cao trào cách mạng 1930-1931 mà
đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, kết quả của cuộc cao trào là
cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam để
tiến tời giành chính quyền trên cả nước.
- Đảng phát động cao trào chống Nhật, cứu nước, dự kiến
đúng thời cơ chín muồi để khởi nghĩa giành chính quyền,
chuẩn bị chu đáo về lực lượng từ đó lãnh đạo cuộc cách
mạng Tháng Tám thành công, chấm dứt xiềng xích nô lệ cho dân tộc.
3 - Một vấn đề còn băn khoăn chưa rõ?
- Vì sao Đảng không phát động cuộc tổng khởi nghĩa ngay
sau khi Nhật đảo chính Pháp mà chỉ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước?
- Phong trào cách mạng 1936-1939 có góp phần gì vào
thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi
các cao trào “dân sinh, dân chủ” cuối cùng không thành
công về mặt giải phóng dân tộc nhưng lại được coi là cuộc
diễn tập thứ hai cho cách mạng Tháng Tám sau này, vấn
đề còn thắc mắc là tại sao trong cao trào 1936-1939, các
phong trào đấu tranh tiêu biểu cho giai đoạn này chủ yếu
là vì mục tiêu trước mắt để đòi các quyền tự do, dân sinh,
có kết hợp giữa dân chủ nhưng lại được coi là cuộc tập
dượt thứ hai cho cách mạng Tháng Tám.