-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhóm - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tập nhóm - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Công pháp quốc tế (CP QT) 15 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Bài tập nhóm - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tập nhóm - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công pháp quốc tế (CP QT) 15 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ ⸏ ⸏
BÀI TẬP NHÓM 02- K10L
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI: Giải quyết nhiệm vụ nhóm 2- câu hỏi số 1 THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Khánh Hạ 3. Nguyễn Minh Hưng
5. Nguyễn Viết Quang 2. Trịnh Văn Lộc 4. Phạm Hoàng Vũ 6. Phạm Thái Sơn Hà Nội, 2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----------------------
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Danh sách nhóm và nhiệm vụ được phân công: STT HỌ VÀ TÊN
NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN ĐIỂM CÔNG 1 Trịnh Văn Lộc - Phân công việc; ( Nhóm trưởng )
- Đưa ra hướng giải quyết A 2 Nguyễn Khánh Hạ - Làm Word ; ( Thư ký ) - Thuyết trình. A 3 Nguyễn Minh Hưng - Cơ sở pháp lý;
- Chuẩn bị cơ sở, lập luận khác A 4 Nguyễn Viết Quang - Cơ sở pháp lý; - Tổng hợp ý kiến A 5 Phạm Thái Sơn - Nghiên cứu vấn đề.
- Chuẩn bị các cơ sở ngoài A 6 Phạm Hoàng Vũ - Cơ sở pháp lý;
- Đưa ra tình huống và cách A giải quyết.
2. Quá trình làm việc của nhóm: Thời gian Nội dung Địa điểm
- Nhóm trưởng phân công công 10/3/2024 việc cho từng thành viên (20h-21h15)
- Thảo luận và đưa ra phương P.409 KTX
hướng giải quyết đối với từng vấn đề.
- Thảo luận, tổng hợp ý kiến, 23/03/2024
- Phỏng đoán lập luận các nhóm P.708 KTX (20h- 21h30)
khác và đưa ra hướng giải quyết
- Hoàn chỉnh bài tập nhóm, 30/3/2024
- Chạy phiên tòa giả lập, P.409 KTX (19h30- 21h)
-Đánh giá mức độ tham gia xây
dựng, đóng góp của các thành viên
3. Tổng hợp kết quả làm việc nhóm
- Trong khoảng thời gian làm việc tích cực, nhìn chung chất lượng bài làm
của các thành viên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đề bài đưa ra, mọi người luôn
giúp đỡ, chia sẽ những kiến thức mà mình nắm vững cho cả nhóm để cùng
nhau học tốt hơn đối với môn học này.
Biên bản kết thúc vào 22h ngày 30 tháng 03 năm 2024. Nhóm trưởng Thư ký Trịnh Văn Lộc Nguyễn Khánh Hạ
Câu hỏi số 01: Ngày 8/2/2000, quốc gia Oma đã sử dụng quân đội hải lục
không quân tấn công các công trình trên biển và dân thường đối với quốc gia
Mekayna với cáo buộc Mekayna đã tiến hành thăm dò, khai thác và khoan giếng
dầu qua biên giới dưới lòng đất thuộc lãnh thổ của Oma. Tuy nhiên, Oma không
có bất cứ căn cứ nào để chứng minh hành vi của Makayna.
Trước sức mạnh tấn công của Oma, quốc gia Mekayna đã huy động toàn bộ
tiềm lực quân sự của mình để đáp trả. Năm 2001, Pandora là thành viên của Hội
đồng bảo an UN và gần 30 quốc gia đồng minh đã tấn công nhằm giải phóng
Mekayna. Trước sức mạnh của liên quân, Oma buộc phải rút quân về nước.
Ngay sau đó UN họp khẩn và ra nghị quyết trừng phạt kinh tế đối với Oma với
cáo buộc Oma đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và sở hữu vũ khí
hạt nhân (Với cáo buộc sở hữu vũ khí hạt nhân, Pandora và liên quân chưa đưa
ra được căn cứ xác thực)
Sau một thời gian bị trừng phạt kinh tế và những bất ổn chính trị, tộc người
Navi xứ Banshee (là một tỉnh của Oma) thông qua nghị viện Banshee đã tuyên
bố độc lập và được 110 quốc gia là thành viên của UN công nhận ngoại giao
(gần 70 quốc gia công nhận độc lập). Các quốc gia khác phản đối hoặc không
thừa nhận sự độc lập của Banshee khi cho rằng sự li khai của Banshee đã vi
phạm nguyên tắc dân tộc tự quyết. Yêu cầu:
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
* Các lập luận biện minh cho hành vi
Trong tình huống được đề bài đưa ra, có thể nhìn thấy hai vấn đề quan
trọng nhằm biện minh cho hành vi của quốc gia Mekayna bao gồm hành vi thăm
dò khai thác và khoan giếng dầu dưới lòng đất; hành vi sử dụng vũ lực quân sự
tác giả lại sự tấn công của quốc gia Oma.
Luận điểm 1: Hành vi Mekayna đã tiến hành thăm dò, khai thác và
khoan giếng dầu là đúng với quy định Luật quốc tế
Không có chứng cứ hay thông tin nào cho thấy cáo buộc của Oma về hành
vi thăm dò, khai thác và khoan giếng dầu của quốc gia Mekayna thực hiện trong
vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia Oma là chính xác.
Theo tài liệu được cung cấp bởi quốc gia Mekayna thì tọa độ tiến hành
hành vi thăm dò, khai thác và khoan giếng dầu được tiến hành thềm lục địa1
thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển Mekayna
Vì là thuộc thềm lục địa của quốc gia ven biển Mekayna nên Mekayna có
được quyền theo quy định tại Điều 77 Luật biển 1982:
Như vậy, hành vi thăm dò, khai thác và khoan giếng dầu của quốc gia
Mekayna là phù hợp với quy định Luật quốc tế. Bởi Mekayna thực hiện đúng
quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, đúng với những quy định của Luật quốc
tế. Tại thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò
và khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không
sinh vật (tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước ...)
Theo quy định tới điều 76 của Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có
quyền chủ quyền đối với thềm lục địa trong đó quốc gia ven biển có quyền thăm
dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình bao gồm các tài nguyên thiên
nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên sinh vật khác ở dưới đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển. Như vậy, có thể hiểu được quốc gia ven biển có quyền
thăm dò, khai thác và khoan giếng dầu tại thềm lục địa, cụ thể ở đây là quốc gia Mekayna.
Tóm lại, hành vi khai thác, thăm dò và khoan giếng dầu của quốc gia là
hành vi thực hiện quyền chủ quyền của một quốc gia ven biển trên vùng thềm
lục địa mà Quốc gia đấy có quyền chủ quyền. Cáo buộc của Oma là không có căn cứ.
Luận điểm 2. Hành vi đáp trả bằng tiềm lực quân sự là hành vi tự vệ hợp pháp - Căn cứ pháp lý:
+ Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc:
+ Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong đó,
các quốc gia sử dụng các lực
lượng vũ trang để gây chiến, xâm lược một cách trực tiếp các quốc gia khác, bên
cạch đó hành động vũ trang trong nội dung này còn mở rộng đến việc các quốc
gia sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hay các biện pháp phi vũ trang để đe
dọa và gây sức ép đến các quốc gia khác.
hành động mà các nước thực hiện không nhằm mục đích tấn công nhưng
hậu quả của những hàng động đe dọa trên có thể dẫn đến việc tấng công vũ lực giữa các quốc gia.
Nội dung của nguyên tắc bao gồm: cấm các hành vi xâm chiếm lãnh thổ
quốc gia khác một cách trái với quy định luật quốc tế; cấm các hành vi chuẩn
nhất bằng vũ lực; không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để
tiến hành chiến tranh xâm lược chống lại quốc gia thứ ba; không tổ chức, xúi
giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia
khác; cấm sử dụng sức mạnh bất hợp pháp của các biện pháp phi Vũ trang như
kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa....; và cuối cùng là cấm đe dọa sự dụng vũ lực.
Mặc dù luật quốc tế có nguyên tắc cơ bản về việc cấm sử dụng và đe dọa
sử dụng vũ lực nhưng nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc có trường
hợp ngoại lệ được quy định tại điều 51 của hiến Chương Liên hợp Quốc.
Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong
Đối chiếu hành vi của quốc gia Oma với quy định tại Khoản 4 Điều 2 Hiến
chương Liên hợp quốc có thể xác nhận rằng đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng
và đe dọa sử dụng vũ lực. Theo đó, Oma đã có hành vi dùng sức mạnh quân sự
tấn công quốc gia Mekayna. Hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc
cơ bản của Luật quốc tế. Còn hành vi sử dụng vũ lực của Mekayna được thực
hiện một cách hợp pháp, đáp ứng đúng những điều kiện đặt ra tại Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc:
+ Có hành vi tấn công trước: Oma đã hành vi tấn công trước khi không có
những bằng chứng cho thấy hành vi khai thác, thăm dò và khoan giếng dầu qua
biên giới dưới lòng đất của Mekayna là trái phép.
+ Hành vi tự vệ phải tương xứng với hành vi tấn công: Mekayna trước sự
tấn công của quốc gia Oma cũng đã có những hành động đáp trả bằng vũ lực
tương ứng và không có hành vi vượt quá nào.
+ Phải có hành vi tự vệ “ngay lập tức” tại thời điểm bị tấn công: khi gặp sự
tấn công của Oma thì Mekayna cũng đã tổ chức sử dụng vũ lực ngay lập tức để
ngăn chặn sự thiệt hại có thể xảy đến.
+ Phải có sự thông báo cho Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để có biện
pháp ngăn chặn xung đột leo thang, và phải chấm dứt ngay khi Hội đồng bảo an
có những động thái can thiệp: Mekayna đã kịp thời có động thái thông báo cho
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngay khi nhận thấy sự tấn công từ quốc gia
Oma, đồng thời cũng đã chấm dứt hành vi tự vệ bằng vũ lực của mình khi có sự
can thiệp của Pandora là thành viên của Hội đồng bảo an UN và gần 30 quốc gia
đồng minh đã tấn công nhằm giải phóng Mekayna.
Như vậy có thể xác định rằng, hành vi sử dụng vũ lực của Mekayna được
xem là hành vi tự vệ chính đáng trước sự tấn công bằng vũ lực của quốc gia
Oma chứ không phải là hành vi vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực.
Từ 02 luận điểm trên, chúng tôi cho rằng việc Oma cáo buộc chúng tôi
là hành vi vu khống không có căn cứ, làm ảnh hưởng đến quốc gia chúng tôi với
các quốc gia khác. Đồng thời, hành động gia Oma đã sử dụng quân đội hải lục
không quân tấn công các công trình trên biển và dân thường đối với Mekayna là
hành động trái với các nguyên tắc quốc tế, gây tổn thất về vật chất, con người
cũng như ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của người dân Mekayna. Chúng tôi,
đại diện cho tất cả người dân Mekayna yêu cầu Oma ngay lập tức chính thức
công khai xin lỗi cũng như bồi thường những tổn thất mà Oma đã gây ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến chương Liên Hợp Quốc 2. Luật biển 1982
3. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2018) , “Giáo trình Công pháp quốc tế”,
Nxb Chính trị sự thật, Hà Nội
4. Nguyễn Thái Sơn, “Quyền tự vệ của Quốc gia trong Luật quốc tế”, Trường
Đại học An nnh nhân dân, dẫn đường link: http://dhannd.edu.vn/quyen-tu-ve-
cua-quoc-gia-trong-luat-quoc-te-a-506
5. Trần Hữu Duy Minh, “Ý kiến tư vấn của Tòa ICJ năm 1996 về Tính hợp
pháp của việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ khí hạt nhân”, https://iuscogens- vie.org/2017/04/09/15