Bài tập nhóm du lịch Ninh Bình - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển
Bài tập nhóm du lịch Ninh Bình - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp: Đầu tư quốc tế
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH
1. Lựa chọn ngành ưu tiên
Theo báo cáo “Thực trạng chính sách phát triển du lịch, giai đoạn 2016 – 2021 và đề
xuất nội dung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, giai đoạn 2023 2030” của Sở Du lịch tỉnh,
thời gian qua, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng,
từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của
tỉnh. Năm 2022, lượng khách đã tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó khách
nội địa là hơn 3,6 triệu lượt, khách quốc tế gần 60 nghìn lượt. Doanh thu ước đạt 3.450 tỷ đồng,
gấp 4,5 lần so với năm 2021. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, tỉnh Ninh Bình hiện nằm
trong nhóm 5 địa phương có nguồn lực phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những
thành tựu to lớn, du lịch tỉnh Ninh Bình cũng tồn tại nhiều hạn chế như cơ sở hạ tầng kỹ thuật
du lịch chưa đồng bộ; sản phẩm và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch tuy vẫn còn đơn điệu; chất
lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ còn thấp; các khu du lịch thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ,...
chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của khách du lịch trong và ngoài nước. Vì
vậy, nhóm nhận thấy ngành du lịch chính là một lựa chọn phát triển và đầu tư đầy tiềm năng của tỉnh Ninh Bình. 2.1. Điểm mạnh
Nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km và cảng Hải
Phòng 106km, Ninh Bình đang nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và thuộc tứ giác
tăng trưởng kinh tế vùng Hải Phòng Quảng Ninh
vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời với 1.821 di tích lịch sử
văn hóa, trong đó có Di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư là 1 trong 3 di tích được xếp hạng
cấp quốc gia đặc biệt.
Thế mạnh du lịch Ninh Bình có tài nguyên du lịch độc đáo, cảnh quan thiên nhiên đẹp (cố đô
Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động, Tràng An,..) để phát triển thương hiệu du lịch tầm cỡ quốc gia.
Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn
hóa bản địa, các di sản văn hóa phi vật thể đã và đang được quan tâm bảo tồn, phát huy.
Quy mô dân số vừa phải với cấu trúc hợp lý, ở thời kỳ dân số vàng và nguồn nhân lực chất
lượng khá. Công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh, an toàn thực phẩm bước đầu đã có tiến bộ
nhất định. Công tác giáo dục, đào tạo, công tác y tế, thông tin, văn hoá đã đạt được những bước tiến bộ rất tích cực.
Kết cấu hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt); hạ tầng du
lịch (Tràng An, Tam Cốc Bích Động, Vân Long...); hệ thống cấp thoát nước; hệ thống thuỷ
lợi; hệ thống hạ tầng xăng dầu; hệ thống hạ tầng bưu chính viễn thông; hệ thống hạ tầng y tế;
hệ thống hạ tầng giáo dục, văn hoá và hệ thống đô thị... được cải thiện đáng kể, phục vụ khá
tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế.
Hạ tầng du lịch phát triển: Hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, là yếu tố
rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch. Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục
giao thông Bắc Nam được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp trong thời gian qua cùng vớ
sự phát triển nhanh chóng về mặt đô thị của thành phố Ninh Bình, hạ tầng xã hội nói chung, hạ
tầng du lịch nói riêng của Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm
gần đây. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng,
khu vui chơi giải trí… đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện, tạo điều kiện thúc đẩy
tăng trưởng du lịch, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu du lịch của tỉnh.
Chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch ngày được nâng cao; thị trường du lịch ngày
càng được mở rộng, sản phẩm du lịch của tỉnh đang dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.
Tình hình quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo ổn định, có
nhiều tiến bộ. Hoạt động phối kết hợp giữa hoạt động quốc phòng, an ninh với phát triển kinh
tế, giảm nghèo và công tác tôn giáo khá tốt. 2.2. Điểm yếu
So với các tỉnh phía Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh có doanh
thu du lịch còn thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh.
Kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ. Đặc biệt
là hệ thống giao thông, đô thị, khu du lịch, khu dịch vụ trong khu du lịch và tuyến du lịch trọng
điểm, gây khó khăn trong phát triển, đặc biệt là du lịch và công nghiệp.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, còn thiếu nguồn nhân
lực du lịch chất lượng cao. Hạn chế về đội ngũ lao động trình độ về quản lý cũng như về nghiệp
vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch theo cơ chế thị trường. Điều này thể hiện
rất rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm tham quan du lịch
của Ninh Bình, thậm chí ở những điểm du lịch nổi tiếng như Tam Cốc Bích Động, Hoa Lư,
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, việc phân định vùng lõi, vùng đệm tại một số dự án
còn chậm gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và phát triển du lịch dẫn đến tiềm
năng thế mạnh chưa được phát huy đầy đủ. 2.3. Cơ hội
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á) đang phát triển rất năng động. Hiện tại Việt Nam đã là
thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có vị thế đang được nâng cao,
có quan hệ kinh tế thương mại tốt với các thị trường rộng lớn như EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, ASEAN... Như vậy, cơ hội có thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn vốn
đầu tư mở ra rất lớn.
Sự phát triển khoa học công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc
gia và các địa phương như công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới,
năng lượng mới... Đây là cơ hội để Ninh Bình tiếp cận và ứng dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.
Hệ thống đường bộ (nhất là tuyến quốc lộ 1A, 10, 12B), đường sắt cao tốc, hệ thống đường
thuỷ, cảng Hải Phòng... đang được nâng cấp, xây dựng và đi vào hoạt động sẽ gia tăng cường
độ giao thương hàng hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, hoạt động xuất khẩu và du lịch của tỉnh.
Xu thế dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vùng Đồng bằng Sông Hồng sẽ tăn
trong thời gian tới. Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới khu vực du lịch, dịch vụ
ngày càng cao. Với sự sẵn sàng các điều kiện tốt về cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, đất đai
và nguồn nhân lực... thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài của tỉnh sẽ tăng lên. 2.4. Thách thức
Du lịch Ninh Bình phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với Hà Nội và một số
địa phương phụ cận ⇒ Tác động đến hoạt động phát triển đô thị và công nghệ.
Sự xuống cấp của tài nguyên môi trường và sự chồng chéo trong quản lý cũng là 1 thách thức lớn
Du lịch Ninh Bình phát triển trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các di sản văn hóa và tự nhiên.
Dù đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với giai đoạn trước, nhưng du lịch Ninh Bình vẫn cần
đầu tư thêm nhiều để phát triển cơ sở vật chất, dịch vụ bổ sung để thu hút và níu chân khách du lịch.
Ngày nay với sự nổi lên của nhiều điểm đến mới, đòi hỏi Ninh Bình phải có những chiến dịch
quảng bá. Nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch ngày càng cao, đặc biệt đối tượng khách có khả
năng chi trả cao. Việc xác định đúng các thị trường khách mục tiêu càng trở nên quan trọng. 3.1. Chi phí bỏ ra
3.1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Theo lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình, thời gian qua
h đã quan tâm, dành nhiều
nguồn lực cho hoạt động đầu tư, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch. Đã có nhiều dự án, công trình về du lịch với số vốn hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiêu biểu như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh
thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng
trường và sân lễ hội phía trước Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; dự án nâng cấp tuyến
đê hữu Hoàng Long và đê sông Đáy kết hợp giao thông đoạn đường từ Cúc Phương
Đính đi Kim Sơn phục vụ du lịch; Dự án nâng cấp tuyến đường chính vào khu du lịch Kênh
Vân Trình; Dự án xây dựng mốc giới bảo vệ, phân định ranh giới vùng lõi, vùng đệm của
Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; Dự án đầu tư xây dựng
Công viên động vật hoang dã Quốc gia tỉnh Ninh Bình.
Tỉnh đã khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách
vào lĩnh vực dịch vụ du lịch, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 83 dự án, với số vốn hàng
chục ngàn tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án triển khai tích cực, đúng tiến độ và đưa vào khai
thác phục vụ khách du lịch có hiệu quả, tiêu biểu như: Khu nghỉ dưỡng Emeralda, khách sạn Hoàng Sơn
hách sạn The Reed, khách sạn Legend, khách sạn The Vissai, các cơ sở
vui chơi giải trí, mua sắm như sân golf Hoàng Gia, Sân golf Tràng An, siêu thị Big C, phố đi
bộ trung tâm, phố cổ Hoa Lư…
Số doanh nghiệp du lịch : Đến nay có 691 cơ sở lưu trú du lịch, với 9.100 phòng. Số cơ
sở đạt tiêu chuẩn từ 1 5 sao là 48 cơ sở, với 2.035 phòng, chiếm 6,8% tổng số cơ sở lưu trú
(trong đó số lượng cơ sở lưu trú xếp hạng 3 sao có 5 cơ sở, với 345 phòng; có 01 cơ sở đạt tiêu
chuẩn 05 sao ; 06 cơ sở xếp hạng 4 sao, với 834 phòng nghỉ); đã hình thành 17 khu du lịch,
điểm du lịch; có 30 công ty lữ hành du lịch, trong đó có 4 công ty lữ hành, chi nhánh văn phòng
đại diện công ty lữ hành quốc tế, 26 công ty lữ hành nội địa.
3.1.2. Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá du lịch
8 tháng đầu năm 2022, nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh tạo cơ hội để
giới thiệu về tài nguyên du lịch của Ninh Bình. Nắm bắt "cơ hội vàng" để kích cầu và phát
triển du lịch, cùng với tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao
chất lượng dịch vụ, nghiên cứu bổ sung sản phẩm du lịch mới và chuẩn bị tốt các điều kiện
phục vụ du khách, ngành Du lịch Ninh Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh,
sản phẩm du lịch của địa phương.
Theo đó, Sở Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng đã làm tốt công tác quảng bá
những nét đặc sắc, hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch của Ninh Bình, đặc biệt là của
Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Công tác tuyên truyền, quảng bá được triển khai dưới nhiều hình thức như: Tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trực quan; đẩy mạnh quảng
du lịch Ninh Bình trên nền tảng số; tiếp tục cung cấp thông tin, ấn phẩm giới thiệu du lịch Ninh
Bình tại các phòng thông tin du lịch và Trạm hỗ trợ khách du lịch; Việc ứng dụng công nghệ
4.0 trong hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch được chú trọng. Từ năm 2010, ngành Du
lịch đã xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử du lịch Ninh Bình bằng 03 ngôn ngữ; phát
triển các hoạt động truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok,
Trong dịp diễn ra các hoạt động kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình, 30 năm tái lập
tỉnh, thông qua công tác tuyên truyền đã góp phần giới thiệu về đất và người Ninh Bình, tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh, thành tựu đạt được và khát vọng phát triển của vùng đất Cố đô nghìn
năm văn hiến. Tiếp đó là Tuần Du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc Tràng An" tổ chức từ
ngày 21/5 đến 28/5/2022 với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn đã giới thiệu những nét đặc
sắc, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch của Ninh Bình.
Mới đây nhất, ngày 6/9/2022, tại Ninh Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước
Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban
Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức.
3.1.3. Hỗ trợ phát triển sản phẩm và dịch vụ du lị
Với nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú và đa dạng, trong thời gian qua, tỉnh
Ninh Bình đã từng bước đầu tư khai thác và hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế, bao
gồm: du lịch văn hóa lịch sử tâm linh; (2) du lịch tham quan thắng cảnh
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó ngành Du lịch đang tập trung phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch:
du lịch MICE, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, nông thôn (gắn với nông nghiệp công nghệ
cao), du lịch biển, du lịch du thuyền trên sông, du lịch vui chơi giải trí, du lịch giáo dục và đang
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế du lịch về đêm trên 04 lĩnh vực dịch vụ: văn hóa, vui chơi
giải trí, ăn uống, mua sắm và tham quan du lịch.
Trong thời gian tới, các dự án lớn tiếp tục được triển khai hoàn thiện và sẽ đưa vào hoạt
động như khu du lịch Kênh Gà Vân Trình, mở rộng các tuyến du lịch, khai thác các tuyến
mới trong khu du lịch Tràng An, tuyến du lịch con đường di sản, các khu vực phát triển du lịch
cộng đồng tại Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan; đổi mới mô hình quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Vân Long...
Định hướng đến năm 2045 đã xác định bước chuyển chiến lược phát triển từ “chiều
rộng” sang “chiều sâu” chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, du lịch theo hướng
chuyên nghiệp… nhằm đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước và trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Trong bối cảnh hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ hiện nay, ngành Du lịch Ni
Bình sớm triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nguồn lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ du
lịch. Đa dạng hóa hình thức đào tạo nhân lực làm dịch vụ du lịch Theo Sở Du lịch, trước khi
đại dịch Covid 19 diễn ra, tổng số lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh là
khoảng 14.500 lao động. Sau đại dịch, số lao động trong lĩnh vực này đã giảm khoảng 40%.
Do dịch Covid 19, các cơ sở tham quan, địa điểm du lịch phải tạm dừng hoạt động, nhiều đơn
vị kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú... phải cắt giảm lao động.
Để bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực du lịch, ngành Du
lịch đã triển khai nhiều giải pháp như nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam
(VTOS); thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ,
đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp…
Ngành Du lịch thường xuyên phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan đã xây dựng
hệ thống các bài thuyết minh làm tài liệu hướng dẫn khách du lịch tại một số khu du lịch trọng
điểm; phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Ban
Quản lý dự án EU (Tổng cục Du lịch), các trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp được
giao quản lý khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiến thức du lịch, ngoại
ngữ và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự đối với khách du lịch cho cán bộ, nhân viên,
cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
3.2. Lợi ích nhận được
3.2.1. Tăng nguồn thu từ việc đầu tư phát triển khu du lịch, xây dựng khu vui chơi, khu nghỉ dưỡng
Sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình chủ yếu vẫn dựa vào những lợi thế tự nhiên sẵn có;
hạ tầng kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ; sản phẩm và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch tuy
đã được cải thiện nhưng vẫn còn đơn điệu; chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ còn
thấp; các khu du lịch thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa, mua
sắm, nghỉ dưỡng,... Đặc biệt là giai đoạn sau đại dịch Covid 19, du lịch Ninh Bình có tốc độ
phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ. Năm 2022, lượng khách đã tăng gấp 3,6 lần so với cùng
kỳ năm 2021. Trong đó khách nội địa là hơn 3,6 triệu lượt, khách quốc tế gần 60 nghìn lượt.
Doanh thu ước đạt 3.450 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 2021. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ
vui chơi giải trí, văn hóa, mua sắm, nghỉ dưỡng… là rất lớn. Các nguồn thu mà nhà đầu tư có
thể nhận được là: lợi nhuận từ các khu du lịch, các dịch vụ hỗ trợ du lịch như: show âm nhạc,
tour trải nghiệm thực tế,...; lợi nhuận từ khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi; lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh, mua bán các sản phẩm, đặc sản địa phương,... Vì vậy, việc đầu tư vào du lịch và
các dịch vụ phụ trợ du lịch tỉnh Ninh Bình là điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
3.2.2. Mở rộng quy mô doanh nghiệp
Ngành du lịch đang ngành càng phát triển, đăng biệt là du lịch tỉnh Ninh Bình ngày
càng được đầu tư, quan tâm sát sao. Các nhà đầu tư có cơ hội mở rộng thị trường của doanh
nghiệp khi đầu tư đóng góp phát triển xây dựng du lịch của 1 miền đất hứa và đầy tiềm năng như Ninh Bình.
3.2.3. Tăng nhận diện thương hiệu
Du lịch Ninh Bình là một điểm đến hấp dẫn không chỉ với người dân trong nước và bạn
bè quốc tế. Vì vậy, khi các nhà đầu tư góp mặt trong việc phát triển du lịch Ninh Bình, cũng sẽ
nhận lại được sự gia tăng độ nhận diện thương hiệu
3.2.4. Nhận được nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư
3.2.4.1. Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật
Các công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp
Đường giao thông được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp chuyên ngành xây
dựng đến hàng rào công trình để bán trực tiếp cho các nhà đầu tư.
Các công trình trong hàng rào khu công nghiệp: Công trình xử lý nước thải tập trung của khu
công nghiệp sau khi triển khai xây dựng xong công trình xử lý nước thải, chủ đầu tư được tỉnh
hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư đối với công trình xử lý nước thải cho mỗi khu công nghiệp, nhưng
tối đa không quá 10 tỷ đồng.
3.2.4.2. Ưu đãi về tiền thuê đất
Tỉnh Ninh Bình áp dụng theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ
của Chính phủ quy định và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư ưu đãi về tiền thuê đất, ưu
đãi về thuế …Bên cạnh đó tỉnh còn xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà
đầu tư với nội dung như ứng trước 30% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án
xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Các dự án đầu tư thuộc danh mục kêu
gọi đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh, sản xuất sản phẩm công nghệ cao,
du lịch sẽ được ngân sách tỉnh ứng trước 50% chi phí.
.3. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ quy định pháp luật Việt Nam tại Nghị định số 218/2013/NĐ CP Miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo khi nhà đầu
tư đầu tư trong khu công nghiệp
Miễn thuế VAT đối với doanh nghiệp được cấp chứng nhận đầu tư là doanh nghiệp chế xuất
Hỗ trợ nhanh thủ tục cấp chứng nhận đầu tư và Đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn:
Thuế suất 20% trong thời gian 10 năm; Miễn thuế 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế;
Giảm thuế 50% trong 04 năm tiếp theo.
3.2.4.4. Hỗ trợ thủ tục hành chính
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh là cơ quan đầu mối giải quyết các thủ tục hành
chính cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vào các khu công nghiệp về: Cấp đăng ký kinh
doanh; giao đất, cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận
đầu tư; giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
cấp giấy phép xây dựng công trình; giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài và sổ lao động cho người Việt N àm việc tại Ninh Bình;
chứng chỉ hàng hóa; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
hư vậy, bên cạnh nguồn tài nguyên danh lam thắng cảnh sẵn có, tỉnh h cũng
ngày càng hoàn thiện, phát triển hệ thống dịch vụ cũng như giải quyết, tháo gỡ những hạn chế
còn tồn đọng, nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh nhà ngày một bền vững. Du lịch thực sự là
một ngành cần tiếp tục được quan tâm, sát sao để đầu tư, phát triển, mở rộng của tỉnh Ninh