Bài tập nhóm học phần Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập nhóm học phần Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu

Thông tin:
15 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm học phần Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập nhóm học phần Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

37 19 lượt tải Tải xuống
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
----- ----
bbb
bbb
bbb
bbbbbb
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN HÓA THẠCH TẠI VIỆT NAM
Học phần: Luật Môi Trường
Thừa Thiên Huế, 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................2
1. Lời mở đầu.................................................................................................................3
2. Bố cụ của chủ đề........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG..........................................................................4
1.1. Khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch.............................................................4
1.2. Than đá và thực trạng khai thác than đá tại Việt Nam............................................5
1.3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản....................7
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN HÓA THẠCH TẠI VIỆT NAM THỰC TIỄN ÁP
DỤNG...........................................................................................................................7
2.1. Các quy định của pháp luật.....................................................................................7
2.2. Thực tiễn áp dụng.................................................................................................11
2.3 Nguyên nhân..........................................................................................................12
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP.........................................................................................13
KẾT LUẬN.................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................14
PAGE \* MERGEFORMAT 14
MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Trong thời đại hiện nay, vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên hóa
thạch luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, đặc biệtnhững nước có mức
độ khai thác nhiều như Việt Nam. Việc sử dụng các nguồn năng lượng từ hóa thạch
như than, dầu mỏ và khí đốt đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và công
nghiệp của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, khai thác và sử dụng tài nguyên này cũng đi đôi
với những tác động tiêu cực đến môi trường con người. Việc khai thác quá mức
không chỉ khiến nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt, mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sức khỏe con người. Vậy năng lượng hóa thạch gì? Việc
khai thác chúng tác động tích cực tiêu cực như thế o? pháp luật quy định
như thế nào về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch?
1
Để làm vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể thông qua chủ đề “Pháp luật về
vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam”. Chủ đề này tập trung
vào việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
hóa thạch tại Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến môi trường, xã hội và pháp luật.
Qua chủ đề, ta sẽ cái nhìn toàn diện về tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên
hóa thạch tại Việt Nam trong bối cảnh pháp luật hiện hành. Đồng thời phân tích các
vấn đề liên quan, nhìn nhận các thách thức và cơ hội trong việc quản lý và khai thác tài
nguyên này một cách bền vững, nhằm góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế
phát triển bảo vệ môi trường.Và hy vọng sẽ những đóng góp ý nghĩa và khả thi
để cải thiện việc quản khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam,
đồng thời đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sự phát triển bền
vững của đất nước.
2. Bố cụ của chủ đề
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chủ đề được chia
làm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung
1
https://sunemit.com/nang-luong-hoa-thach/
PAGE \* MERGEFORMAT 14
Chương 2: Quy định của pháp luật về vấn đề khai thác i nguyên thiên nhiên hóa
thạch tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Giải pháp
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch
Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên (TNTN) những vật chất sẵn trong tự nhiên
con người thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.
Vd
: nước, rừng, khoáng sản,…
2
Dựa vào khả năng tái tạo ta có thể phân loại tài nguyên thành 3 loại như sau:
- Tài nguyên tái tạo được: là tài nguyên có thể bổ sung và duy trì bằng những hoạt
động của con người như rừng, động vật, thực vật, nước, đất đai,..
- Tài nguyên không tái tạo được: tài nguyên không thể bổ sung hồi phục
được như những tài nguyên về khoáng sản là dầu mỏ, quặng, đá vôi, than chì,…
- Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên không bị cạn kiệt và luôn tồn tại như mặt trời,
gió, sóng biển,..Con người đang dần nhận ra tầm quan trọng của tài nguyên vĩnh cửu
và đang dần nghiên cứu chuyển sang sử dụng những tài nguyên vĩnh cửu này.
Thứ hai, nhiên liệu hóa thạch các nguồn năng lượng không tái tạo được hình
thành từ các hóa thạch của sinh vật cổ đại, chủ yếu là các di sản hữu cơ, qua hàng triệu
năm. Chúng chủ yếu bao gồm dầu mỏ, than đá khí tự nhiên đóng vai trò quan
trọng trong cung cấp năng lượng cho hội hiện đại. Các nguyên liệu này chứa m
lượng carbon và hydrocarbon cao.
3
Nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Dầu
mỏ, khí đốtthan đá là các nguồn cung cấp năng lượng chính, giúp đáp ứng nhu cầu
năng lượng của con người các ngành công nghiệp. Tuy nhiên liệu hóa thạch vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của toàn nhân loại. Nhưng nó
cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường sức khỏe con người. Cụ
thể, có thể kể đến những hạn chế sau:
2
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_thi%C3%AAn_nhi%C3%AAn
3
https://sunemit.com/nang-luong-hoa-thach/
PAGE \* MERGEFORMAT 14
- Do các nhiên liệu hóa thạch phải mất tới hàng triệu năm để hình thành, trong khi
mức độ khai thác sử dụng của con người lại rất cao. Điều này khiến nguồn tài
nguyên hóa thạch dần bị cạn kiệt và ngày càng khan hiếm.
- Khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy để tạo ra năng lượng, chúng giải phóng
ra khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác gây ô nhiễm không khí.
- …
Qua đó, ta thể hiểu đơn giản hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa
thạch là quá trình lấy đi và sử dụng các tài nguyên than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên trên
trái đất phục vụ cho mục đích kinh tế hội. Tuy nhiên, hoạt động khai thác tài
nguyên thiên nhiên hóa thạch cũng gặp phải nhiều vấn đề tranh cãi về tác động môi
trường và biến đổi khí hậu. Việc đốt cháy hóa thạch góp phần vào việc thải ra khí nhà
kính và gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, hoạt động khai thácvận chuyển cũng
thể gây ra ô nhiễm môi trường, tác động đến địa hình sinh thái gây ra sự suy
thoái tài nguyên.
1.2. Than đá và thực trạng khai thác than đá tại Việt Nam
1.2.1. Khái quát
Than đá một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn
vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn dần chuyển hóa thành than nâu (hay còn gọi
than non). Tiếp theo, than non sẽ trở thành than bán bitum, sau đó sẽ thành than
bitum hoàn chỉnh. Cuối cùng là biến đổi thành than đá.
Thành phần chính của than đá cacbon một số nguyên tố khác như
hydro, oxy, nito, lưu huỳnh .
4
1.2.2. Thực trạng
Ngày nay, than đá được sử dụng chủ yếu để làm nhiên liệu rắn cho quá trình sản
xuất điện quá trình đốt cháy. Thông thường, than sẽ được nghiền thành bột và sau
đó đốt trong hơi. Nhiệt độ của nung làm chuyển đổi nước trong hơi thành
nước. Tiếp theo, hơi nước được sử dụng để làm quay các tuabin và làm hoạt động các
máy phát điện để sinh ra điện.
4
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/than-da-la-gi-su-hinh-thanh-tinh-chat-va-cong-dung-cua-
than-da-633218.html
PAGE \* MERGEFORMAT 14
Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu Quảng Ninh
(90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta ước chừng hơn 6,6 tỷ tấn,
trong đó trữ lượng khả năng khai thác 3,6 tỷ tấn. Sản lượng xuất khẩu than
tăng nhanh trong những năm gần đây.
5
Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, kinh tế đẩy mạnh phục hồi. Nhu cầu tiêu
thụ than trong nước tăng đột biến. Việc khai thác than hiện ngày càng tăng. Điều đó
chứng tỏ than đá, đóng vai trò quan trọng cho sản xuất điện, công nghiệp, khí,... và
góp phần vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Nhưng những năm gần đây, ngành khai
thác khoáng sản nói chung và than đá nói riêng đã bộc lộ nhiều yếu điểm dẫn đến nguy
cạn kiệt tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người lao động, để lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xã hội....
1.2.3. Tác động của hoạt động khai thác than đá đến môi trường
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động
khai thác tài nguyên năng lượng đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nước, góp phần phát triển bền vững kinh tế - hội. Tuy nhiên, hoạt động khai thác
năng lượng đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa các hệ sinh thái tự
nhiên, tàn phá môi trường nước và không khí.
- Ô nhiễm nước: Hoạt động khai thác than đáthể gây ra ô nhiễm nước trong
quá trình rửa than và xử lý chất thải. Các chất thải từ mỏ than có thể chứa các hợp chất
độc hại như kim loại nặng và hợp chất hữu cơ, và khi nước chảy qua các mỏ than hoặc
các bãi chứa, chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và mặt đất.
- Ô nhiễm không khí: Quá trình khai thác than đá thường dẫn đến sự phát thải
các khí thải gây ô nhiễm như khí methane (CH4)khí carbon dioxide (CO2). Ngoài
ra, việc đốt cháy than đá để sản xuất năng lượng cũng góp phần vào sự gia tăng khí
nhà kính và biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, sự nóng lên toàn cầu: Quá trình diễn biến phức tạp từ việc đốt than
phát thải nhiều khí giữ nhiệt; Hậu quả khiến nhiệt độ tăng, mực nước biển ngày càng
dâng cao gây hạn hán, sóng nhiệt, mưa, bão, lụt; CO2, CH4: đốt nhiên liệu hóa
thạch gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
5
https://vinacomin.vn/tin-quoc-te/cong-nghiep-khai-thac-than-tren-the-gioi-
PAGE \* MERGEFORMAT 14
1.3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Trong hoạt động khai thác khoáng sản cần tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi
trường như:
Thứ nhất, nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản. Luật khoáng sản cũng thể hiện rõ nguyên tắc này tại khoản
1 điều 4.
Nguyên tắc này hướng tới việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật về
khoáng sản , ngăn chặn chủ thể thực hiện các hành vi khả năng nguy hại tới môi
trường. Bởi khoáng sảntài nguyên quan trọng của quốc gia , tác động trực tiếp đến
quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững trong hoạt động khai thác
khoáng sản. Vì khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, khoáng sản ở
nước ta hạn; hoạt động khai thác khoáng sản một trong những hoạt động tác
hại to lớn đến môi trường.
6
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN HÓA THẠCH TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG
2.1. Các quy định của pháp luật
Thứ nhất, đối tượng được thực hiện khai thác khoáng sản được quy định tại Điều
51 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản như sau: Tổ chức,
nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản
bao gồm:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác được thành lập theo quy định của
pháp luật.
- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản.
Thứ hai, quyền nghĩa vụ của tổ chức, nhân khai thác khoáng sản được quy
định tại nhưĐiều 55 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản
sau:
6
https://accgroup.vn/bao-ve-moi-truong-trong-khai-thac-khoang-san?
fbclid=IwAR0buJXryrL7rPyNALqxVqfA1FL6Qxf6bv_rC98xaZK_1NzBf7PS12zrWOw
PAGE \* MERGEFORMAT 14
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền chính sau đây:
+ Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai tháckhu vực
được phép khai thác tiến nh khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác
khoáng sản;
+ Được thăm nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu
được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm ng cấp
cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
+ Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy
định của pháp luật;
+ Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần
diện tích khu vực khai thác khoáng sản, khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy
phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu khai
thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ chính sau đây:
+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng
sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
+ Bảo đảm tiến độ xây dựngbản mỏ hoạt động khai thác xác định trong dự
án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất
đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên
khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động các biện pháp bảo vệ môi
trường;
+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm nâng cấp trữ lượng khoáng sản
và khai thác khoáng sản;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, nhân khác tiến hành hoạt động nghiên
cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
PAGE \* MERGEFORMAT 14
Thứ ba, nguyên tắc điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được quy
định tại nhưĐiều 53 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản
sau:
- Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc chính
như sau:
+ Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp khu vực không có tổ chức,
nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt
động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng
sản quốc gia;
+ Không chia cắt khu vực khoáng sản thể đầu khai thác hiệu quả quy
lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy
mô nhỏ.
- Tổ chức, nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải đủ các điều
kiện sau đây:
+ dự án đầu khai thác khoáng sản khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ
lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành,
thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc
hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
+ báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vốn chủ sở hữu ít nhất bằng
30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
+ Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi
đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
Thứ tư, trách nhiệm quản nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, quan
ngang bộ Ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại Điều 80, 81 Văn bản
hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản
PAGE \* MERGEFORMAT 14
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang
bộ.
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình quan nhà nước thẩm quyền ban
hành tổ chức thực hiệnn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy
chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra bản địa chất về khoáng sản, thăm
dò khoáng sản;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho công tác điều tra bản địa chất về khoáng sản hoạt động
khoáng sản;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức
đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp
+ Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà
nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;
+ Lập, trình cơ quan nhà nướcthẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai
thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định của Chính phủ;
+ Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ
tầng kỹ thuật các vấn đề khác liên quan cho tổ chức, nhân được phép hoạt
động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
Thứ năm, Điều 30 Luật này theo quy định tại cũng quy định về bảo vệ môi trường
đối với hoạt động khai thác khoáng sản, cụ thể:
- Tổ chức, nhân hoạt động khai thác khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết
bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
PAGE \* MERGEFORMAT 14
tác động xấu đến môi trường, cải thiện và phục hồi môi trường theo quy định của pháp
luật. Các doanh nghiệp, tổ chức, nhân khai thác khoáng sản phải sử dụng các thiết
bị hiện đại khi tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản để hạn chế gây ô nhiễm trường,
ngăn ngừa các tác động xấu đến môi trường.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và
chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo phục hồi môi trường. Các giải pháp chi phí bảo
vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh
giá tác động môi trường bản cam kết bảo vệ môi trường do quan quản nhà
nước có thẩm quyền ký. thẩm quyền phê duyệt.
- Trước khi khai thác khoáng sản, tổ chức,nhân khai thác khoáng sản phải thực
hiện cải tạo môi trường, phục hồi mỏ khoáng sản theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, các vấn đề khác đều được quy định cụ thể tại Văn bản hợp nhất
20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản.
2.2. Thực tiễn áp dụng
Các quy định của Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 về Luật khoáng sản,
mặc đã nhiều tiến bộ, song vẫn để lại một số kẽ hở thể nguy cơ dẫn đến
nhiều sự bất cập, khó khăn trong việc áp dụng giải quyết. Một số bất cập cụ thể
như:
Thứ nhất, quản nhà nước về khai thác khoáng sản còn hạn chế. Đặc biệt, vẫn
còn tình trạng việc quản lý khai thác khoáng sản thiếu chặt chẽ, nhất là việc chấp hành
chính sách, pháp luật về hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác
khoáng sản, quản tài chính thiếu chặt chẽ, nhiều dự án đầu về khoáng sản
không hiệu quả, dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc quản khai
thác khoáng sản, gây lãng phí tài nguyên và khoáng sản của Nhà nước.
Điển hình như, tháng 06/2018, Thanh tra Chính phủ đã kết luận hàng loạt sai
phạm trong việc chấp hành chính sách pháp luật trong công tác quản lý, khai thác, chế
biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015 gây thất thu ngân sách
nhà nước (gây thất thoát ngân sách nhà nước với số tiền 95 tỷ 203 triệu đồng.)
7
7
https://kinhtevadubao.vn/van-con-nhieu-bat-cap-trong-khai-thac-khoang-san-3521.html)
PAGE \* MERGEFORMAT 14
Thứ hai, các chủ thể khai thác của Việt Nam hiện nay muốn thu lợi nhuận nhanh,
nên khai thác khoáng sản bừa bãi không theo quy hoạch gây lãng phí gây ảnh
hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, các chủ thể thường trốn tránh việc phục hồi môi
trường các hậu quả để lại sau khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu
lực.
2.3 Nguyên nhân
- Nhà nước chưa đề ra các chính sách, quy định c thể để thực hiện quản các
hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch nói chung tài nguyên than đá
nói riêng; sự chỉ đạo thiếu kiên quyết của một số ngành, quan chức năng chính
quyền địa phương, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong công tác
quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Do ý thức của các chủ thể khai thác khoáng sản muốn thu lợi nhanh nhiều
nhất có thể nên bỏ qua các quy định của pháp luật về quy hoạch, phạm vi và sản lượng
khai thác khai thác một cách cạn kiệt khiến cho nguồn tài nguyên thiên nhiên
khoáng sản nước ta đang dần bị suy thoái dẫn đến các vấn đề về môi trường.
- Chế tài và các quy định pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm hoạt động khai
thác khoáng sản trái phép còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn, rất khó khăn cho
việc xử hình scác vụ việc vi phạm, chỉ dừng xử hành chính thì chưa đủ
sức răn đe dẫn đến thực trạng, do lợi nhuận từ hoạt động khai thác trái phép cao, nên
một bộ phận dân cư vẫn vi phạm pháp luật cho thuê đất, thuê rừng, thuê nhà để san gạt
khai thác khoáng sản trái phép.
8
Đánh giá của nhóm
Nhìn chung các quy định của pháp luật về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên
hóa thạch Việt Nam được quy định khá cụ thể ở trong Văn bản hợp nhất 20/VBHN-
VPQH 2018 Luật khoáng sản và một số văn bản khác.
Tuy nhiên các quy định chi tiết áp dụng như thế nào vẫn chưa quy định phần
chế tài còn quá nhẹ, chưa tính răn đe cao so với mức độ gây thiệt hại của các hành
vi vi phạm trong vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch gây tác động xấu
đến môi trường. Chính vậy, nhà nước cần sự nhìn nhận, tham khảo ý kiến
8
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/de-nghi-sua-doi-luat-khoang-san.html
PAGE \* MERGEFORMAT 14
đánh giá thực trạng để dần đưa ra các chính sách, quy định cụ thể phù hợp hơn về vấn
đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch nói chung và than đá nói riêng.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP
Thứ nhất, nhà nước cùng các quan chuyên môn cần chú trọng quan tâm cũng
như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản
nhất đối với công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, xác định sản lượng
khoáng sản khai thác thực tế; thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ
môi trường; kiên quyết xửđối với hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản và môi
trường. Cụ thể hoạt động khai thác cần s giám sát chặt chẽ của quan thẩm
quyền từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành dự án, cần các hoạt động hạn chế gây ô
nhiễm môi trường ( như xây bể chứa nước sử dụng trong hoạt động khai thác,...), hạn
chế hết mức chất thải thải ra môi trường.
Thứ hai, cần tuyên truyền, giáo dục ng cao ý thức của các chủ thể khai thác
khoáng sản bằng một số cách như sau: Thông báo tuyên truyền trên các trang mạng,
thông tin điện tử chính thống về vấn đề các quy định của pháp luật về khai thác
khoáng sản hoặc là triển khai trong các cuộc họp trực tiếp của các địa phương,...
KẾT LUẬN
Qua chủ đề trên, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình khai thác tài nguyên
thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam trong bối cảnh pháp luật hiện hành các vấn đề
liên quan, nhìn nhận các thách thức hội trong việc quản khai thác tài
nguyên này một cách bền vững, nhằm góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế
phát triển bảo vệ môi trường. Do đó nhà nước cần phải tiếp tục cải thiện hoàn
thiện các quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan có để đảm
bảo sự cân nhắc đúng đắn giữa lợi ích kinh tế bảo vệ môi trường. Việc giám sát
quản lý khai thác khoáng sản cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt để đảm bảo sự
tuân thủ pháp luật trách nhiệm hội của các doanh nghiệp khai thác. Đồng thời,
việc đảm bảo ràng minh bạch trong việc cấp phép quản quyền khai thác
cũng yếu tố quan trọng để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực tham nhũng.
Ngoài ra, việc đưa ra các biện pháp khuyến khích nghiên cứu sử dụng công nghệ
hiện đại trong khai thác khoáng sản cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự bền
vững và tạo ra giá trị cao hơn từ nguồn tài nguyên này.
PAGE \* MERGEFORMAT 14
hy vọng sẽ những đóng góp ý nghĩa khả thi để cải thiện việc quản
khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam, đồng thời đáp ứng được yêu
cầu bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sự phát triển bền vững của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hân P. (2023, May 9). ng lượng hóa thạch: Vai trò &những tác động đến môi
trường. SUNEMIT. https://sunemit.com/nang-luong-hoa-thach/
2. Những người đóng góp vào dự án Wikimedia. (2023). Tài nguyên thiên nhiên.
vi.wikipedia.org . https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_thi
%C3%AAn_nhi%C3%AAn
3. Thương C. T. T. Đ. T. B. C. (2022, April 25). Đề nghị sửa đổi Luật Khoáng sản.
moit.gov.vn. https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/de-nghi-sua-doi-luat-
khoang-san.html
4. Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản hiện nay. (n.d.). AccGroup.
https://accgroup.vn/bao-ve-moi-truong-trong-khai-thac-khoang-san?
fbclid=IwAR0buJXryrL7rPyNALqxVqfA1FL6Qxf6bv_rC98xaZK_1NzBf7PS12zrW
Ow
5. Tư H. Á. T. C. K. T. V. D. B.-. B. K. H. V. Đ. (2018, November 20). Vẫn còn nhiều
bất cập trong khai thác khoáng sản. Tạp Chí Kinh Tế Dự Báo - Bộ Kế Hoạch
Đầu Tư. https://kinhtevadubao.vn/van-con-nhieu-bat-cap-trong-khai-thac-khoang-san-
3521.html)
6. Vanphong. (2023, March 21). Than đáSự hình thành, tính chất công dụng
của than đá. HTTP://dangcongsan.vn. https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-
toan-truoc-thien-tai/than-da-la-gi-su-hinh-thanh-tinh-chat-va-cong-dung-cua-than-da-
633218.html
7. Thuvienphapluat.Vn. (n.d.). Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng
sản. Copyright © 2011 by thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-
nguyen-Moi-truong/Van-ban-hop-nhat-20-VBHN-VPQH-2018-Luat-Khoang-san-
410276.aspx
PAGE \* MERGEFORMAT 14
8. Thuvienphapluat.Vn. (n.d.-a). Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 mới
nhất. Copyright © 2011 by thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-
nguyen-moi-truong/Luat-so-72-2020-QH14-Bao-ve-moi-truong-2020-431147.aspx
PAGE \* MERGEFORMAT 14
| 1/15

Preview text:

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT -----bb b b b ---- b BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN HÓA THẠCH TẠI VIỆT NAM Học phần: Luật Môi Trường Thừa Thiên Huế, 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................2
1. Lời mở đầu.................................................................................................................3
2. Bố cụ của chủ đề........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG..........................................................................4
1.1. Khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch.............................................................4
1.2. Than đá và thực trạng khai thác than đá tại Việt Nam............................................5
1.3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản....................7
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN HÓA THẠCH TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG...........................................................................................................................7
2.1. Các quy định của pháp luật.....................................................................................7
2.2. Thực tiễn áp dụng.................................................................................................11
2.3 Nguyên nhân..........................................................................................................12
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP.........................................................................................13
KẾT LUẬN.................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................14 PAGE \* MERGEFORMAT 14 MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu
Trong thời đại hiện nay, vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hóa
thạch luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, đặc biệt là những nước có mức
độ khai thác nhiều như Việt Nam. Việc sử dụng các nguồn năng lượng từ hóa thạch
như than, dầu mỏ và khí đốt đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và công
nghiệp của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, khai thác và sử dụng tài nguyên này cũng đi đôi
với những tác động tiêu cực đến môi trường và con người. Việc khai thác quá mức
không chỉ khiến nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt, mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Vậy năng lượng hóa thạch là gì? Việc
khai thác chúng có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào? Và pháp luật quy định
như thế nào về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch?1
Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể thông qua chủ đề “Pháp luật về
vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam”. Chủ đề này tập trung
vào việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
hóa thạch tại Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến môi trường, xã hội và pháp luật.
Qua chủ đề, ta sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên
hóa thạch tại Việt Nam trong bối cảnh pháp luật hiện hành. Đồng thời phân tích các
vấn đề liên quan, nhìn nhận các thách thức và cơ hội trong việc quản lý và khai thác tài
nguyên này một cách bền vững, nhằm góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế
phát triển và bảo vệ môi trường.Và hy vọng sẽ có những đóng góp ý nghĩa và khả thi
để cải thiện việc quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam,
đồng thời đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Bố cụ của chủ đề
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chủ đề được chia
làm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát chung
1 https://sunemit.com/nang-luong-hoa-thach/ PAGE \* MERGEFORMAT 14
Chương 2: Quy định của pháp luật về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa
thạch tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng Chương 3: Giải pháp
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch
Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những vật chất có sẵn trong tự nhiên
mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.
Vd: nước, rừng, khoáng sản,…2
Dựa vào khả năng tái tạo ta có thể phân loại tài nguyên thành 3 loại như sau:
- Tài nguyên tái tạo được: là tài nguyên có thể bổ sung và duy trì bằng những hoạt
động của con người như rừng, động vật, thực vật, nước, đất đai,..
- Tài nguyên không tái tạo được: là tài nguyên không thể bổ sung và hồi phục
được như những tài nguyên về khoáng sản là dầu mỏ, quặng, đá vôi, than chì,…
- Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên không bị cạn kiệt và luôn tồn tại như mặt trời,
gió, sóng biển,..Con người đang dần nhận ra tầm quan trọng của tài nguyên vĩnh cửu
và đang dần nghiên cứu chuyển sang sử dụng những tài nguyên vĩnh cửu này.
Thứ hai, nhiên liệu hóa thạch là các nguồn năng lượng không tái tạo được hình
thành từ các hóa thạch của sinh vật cổ đại, chủ yếu là các di sản hữu cơ, qua hàng triệu
năm. Chúng chủ yếu bao gồm dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên và đóng vai trò quan
trọng trong cung cấp năng lượng cho xã hội hiện đại. Các nguyên liệu này chứa hàm
lượng carbon và hydrocarbon cao.3
Nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Dầu
mỏ, khí đốt và than đá là các nguồn cung cấp năng lượng chính, giúp đáp ứng nhu cầu
năng lượng của con người và các ngành công nghiệp. Tuy nhiên liệu hóa thạch có vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của toàn nhân loại. Nhưng nó
cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người. Cụ
thể, có thể kể đến những hạn chế sau:
2 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_thi%C3%AAn_nhi%C3%AAn
3 https://sunemit.com/nang-luong-hoa-thach/ PAGE \* MERGEFORMAT 14
- Do các nhiên liệu hóa thạch phải mất tới hàng triệu năm để hình thành, trong khi
mức độ khai thác và sử dụng của con người lại rất cao. Điều này khiến nguồn tài
nguyên hóa thạch dần bị cạn kiệt và ngày càng khan hiếm.
- Khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy để tạo ra năng lượng, chúng giải phóng
ra khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác gây ô nhiễm không khí. - …
Qua đó, ta có thể hiểu đơn giản hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa
thạch là quá trình lấy đi và sử dụng các tài nguyên than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên trên
trái đất phục vụ cho mục đích kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, hoạt động khai thác tài
nguyên thiên nhiên hóa thạch cũng gặp phải nhiều vấn đề và tranh cãi về tác động môi
trường và biến đổi khí hậu. Việc đốt cháy hóa thạch góp phần vào việc thải ra khí nhà
kính và gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, hoạt động khai thác và vận chuyển cũng có
thể gây ra ô nhiễm môi trường, tác động đến địa hình và sinh thái và gây ra sự suy thoái tài nguyên.
1.2. Than đá và thực trạng khai thác than đá tại Việt Nam 1.2.1. Khái quát
Than đá là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn
vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn và dần chuyển hóa thành than nâu (hay còn gọi
là than non). Tiếp theo, than non sẽ trở thành than bán bitum, sau đó sẽ thành than
bitum hoàn chỉnh. Cuối cùng là biến đổi thành than đá.
Thành phần chính của than đá là cacbon và có một số nguyên tố khác như
hydro, oxy, nito, lưu huỳnh4. 1.2.2. Thực trạng
Ngày nay, than đá được sử dụng chủ yếu để làm nhiên liệu rắn cho quá trình sản
xuất điện và quá trình đốt cháy. Thông thường, than sẽ được nghiền thành bột và sau
đó đốt trong lò hơi. Nhiệt độ của lò nung làm chuyển đổi nước trong lò hơi thành
nước. Tiếp theo, hơi nước được sử dụng để làm quay các tuabin và làm hoạt động các
máy phát điện để sinh ra điện.
4 https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/than-da-la-gi-su-hinh-thanh-tinh-chat-va-cong-dung-cua- than-da-633218.html PAGE \* MERGEFORMAT 14
Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh
(90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta ước chừng hơn 6,6 tỷ tấn,
trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là 3,6 tỷ tấn. Sản lượng và xuất khẩu than
tăng nhanh trong những năm gần đây.5
Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, kinh tế đẩy mạnh phục hồi. Nhu cầu tiêu
thụ than trong nước tăng đột biến. Việc khai thác than hiện ngày càng tăng. Điều đó
chứng tỏ than đá, đóng vai trò quan trọng cho sản xuất điện, công nghiệp, cơ khí,... và
góp phần vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Nhưng những năm gần đây, ngành khai
thác khoáng sản nói chung và than đá nói riêng đã bộc lộ nhiều yếu điểm dẫn đến nguy
cơ cạn kiệt tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người lao động, để lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xã hội....
1.2.3. Tác động của hoạt động khai thác than đá đến môi trường
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động
khai thác tài nguyên năng lượng đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nước, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động khai thác
năng lượng đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa các hệ sinh thái tự
nhiên, tàn phá môi trường nước và không khí.
- Ô nhiễm nước: Hoạt động khai thác than đá có thể gây ra ô nhiễm nước trong
quá trình rửa than và xử lý chất thải. Các chất thải từ mỏ than có thể chứa các hợp chất
độc hại như kim loại nặng và hợp chất hữu cơ, và khi nước chảy qua các mỏ than hoặc
các bãi chứa, chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và mặt đất.
- Ô nhiễm không khí: Quá trình khai thác than đá thường dẫn đến sự phát thải
các khí thải gây ô nhiễm như khí methane (CH4) và khí carbon dioxide (CO2). Ngoài
ra, việc đốt cháy than đá để sản xuất năng lượng cũng góp phần vào sự gia tăng khí
nhà kính và biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, sự nóng lên toàn cầu: Quá trình diễn biến phức tạp từ việc đốt than
phát thải nhiều khí giữ nhiệt; Hậu quả khiến nhiệt độ tăng, mực nước biển ngày càng
dâng cao gây hạn hán, sóng nhiệt, mưa, bão, lũ lụt; CO2, CH4: đốt nhiên liệu hóa
thạch gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
5 https://vinacomin.vn/tin-quoc-te/cong-nghiep-khai-thac-than-tren-the-gioi- PAGE \* MERGEFORMAT 14
1.3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Trong hoạt động khai thác khoáng sản cần tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường như:
Thứ nhất, nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản. Luật khoáng sản cũng thể hiện rõ nguyên tắc này tại khoản 1 điều 4.
Nguyên tắc này hướng tới việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật về
khoáng sản , ngăn chặn chủ thể thực hiện các hành vi có khả năng nguy hại tới môi
trường. Bởi khoáng sản là tài nguyên quan trọng của quốc gia , tác động trực tiếp đến
quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững trong hoạt động khai thác
khoáng sản. Vì khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, khoáng sản ở
nước ta có hạn; hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động có tác
hại to lớn đến môi trường. 6
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN HÓA THẠCH TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Các quy định của pháp luật
Thứ nhất, đối tượng được thực hiện khai thác khoáng sản được quy định tại Điều
51 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản như sau: Tổ chức, cá
nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy
định tại Điều 55 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản như sau:
6 https://accgroup.vn/bao-ve-moi-truong-trong-khai-thac-khoang-san?
fbclid=IwAR0buJXryrL7rPyNALqxVqfA1FL6Qxf6bv_rC98xaZK_1NzBf7PS12zrWOw PAGE \* MERGEFORMAT 14
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền chính sau đây:
+ Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực
được phép khai thác và tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
+ Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu
được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp
cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
+ Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
+ Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần
diện tích khu vực khai thác khoáng sản, khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy
phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai
thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ chính sau đây:
+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng
sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự
án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất
đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên
khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên
cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản; PAGE \* MERGEFORMAT 14
Thứ ba, nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được quy
định tại Điều 53 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản như sau:
- Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc chính như sau:
+ Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá
nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt
động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
+ Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô
lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ
lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành,
thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc
hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng
30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
+ Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có
đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
Thứ tư, trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan
ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại Điều 80, 81 Văn bản
hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản PAGE \* MERGEFORMAT 14
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ.
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy
chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức
đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp
+ Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà
nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;
+ Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai
thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định của Chính phủ;
+ Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ
tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt
động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
Thứ năm, theo quy định tại Điều 30 Luật này cũng quy định về bảo vệ môi trường
đối với hoạt động khai thác khoáng sản, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết
bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu PAGE \* MERGEFORMAT 14
tác động xấu đến môi trường, cải thiện và phục hồi môi trường theo quy định của pháp
luật. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải sử dụng các thiết
bị hiện đại khi tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản để hạn chế gây ô nhiễm trường,
ngăn ngừa các tác động xấu đến môi trường.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và
chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường. Các giải pháp và chi phí bảo
vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh
giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ký. thẩm quyền phê duyệt.
- Trước khi khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực
hiện cải tạo môi trường, phục hồi mỏ khoáng sản theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, các vấn đề khác đều được quy định cụ thể tại Văn bản hợp nhất
20/VBHN-VPQH 2018 Luật khoáng sản.
2.2. Thực tiễn áp dụng
Các quy định của Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 về Luật khoáng sản,
mặc dù đã có nhiều tiến bộ, song vẫn để lại một số kẽ hở có thể là nguy cơ dẫn đến
nhiều sự bất cập, khó khăn trong việc áp dụng và giải quyết. Một số bất cập cụ thể như:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản còn hạn chế. Đặc biệt, vẫn
còn tình trạng việc quản lý khai thác khoáng sản thiếu chặt chẽ, nhất là việc chấp hành
chính sách, pháp luật về hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác
khoáng sản, quản lý tài chính thiếu chặt chẽ, có nhiều dự án đầu tư về khoáng sản
không hiệu quả, dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc quản lý và khai
thác khoáng sản, gây lãng phí tài nguyên và khoáng sản của Nhà nước.
Điển hình như, tháng 06/2018, Thanh tra Chính phủ đã kết luận hàng loạt sai
phạm trong việc chấp hành chính sách pháp luật trong công tác quản lý, khai thác, chế
biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015 gây thất thu ngân sách
nhà nước (gây thất thoát ngân sách nhà nước với số tiền 95 tỷ 203 triệu đồng.) 7
7 https://kinhtevadubao.vn/van-con-nhieu-bat-cap-trong-khai-thac-khoang-san-3521.html) PAGE \* MERGEFORMAT 14
Thứ hai, các chủ thể khai thác của Việt Nam hiện nay muốn thu lợi nhuận nhanh,
nên khai thác khoáng sản bừa bãi không theo quy hoạch gây lãng phí và gây ảnh
hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, các chủ thể thường trốn tránh việc phục hồi môi
trường và các hậu quả để lại sau khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực. 2.3 Nguyên nhân
- Nhà nước chưa đề ra các chính sách, quy định cụ thể để thực hiện quản lý các
hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch nói chung và tài nguyên than đá
nói riêng; sự chỉ đạo thiếu kiên quyết của một số ngành, cơ quan chức năng và chính
quyền địa phương, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong công tác
quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Do ý thức của các chủ thể khai thác khoáng sản là muốn thu lợi nhanh và nhiều
nhất có thể nên bỏ qua các quy định của pháp luật về quy hoạch, phạm vi và sản lượng
khai thác mà khai thác một cách cạn kiệt khiến cho nguồn tài nguyên thiên nhiên
khoáng sản nước ta đang dần bị suy thoái dẫn đến các vấn đề về môi trường.
- Chế tài và các quy định pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm hoạt động khai
thác khoáng sản trái phép còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn, rất khó khăn cho
việc xử lý hình sự các vụ việc vi phạm, mà chỉ dừng ở xử lý hành chính thì chưa đủ
sức răn đe dẫn đến thực trạng, do lợi nhuận từ hoạt động khai thác trái phép cao, nên
một bộ phận dân cư vẫn vi phạm pháp luật cho thuê đất, thuê rừng, thuê nhà để san gạt
khai thác khoáng sản trái phép.8 Đánh giá của nhóm
Nhìn chung các quy định của pháp luật về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên
hóa thạch ở Việt Nam được quy định khá cụ thể ở trong Văn bản hợp nhất 20/VBHN-
VPQH 2018 Luật khoáng sản và một số văn bản khác.
Tuy nhiên các quy định chi tiết áp dụng như thế nào vẫn chưa có quy định và phần
chế tài còn quá nhẹ, chưa có tính răn đe cao so với mức độ gây thiệt hại của các hành
vi vi phạm trong vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch gây tác động xấu
đến môi trường. Chính vì vậy, nhà nước cần có sự nhìn nhận, tham khảo ý kiến và
8 https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/de-nghi-sua-doi-luat-khoang-san.html PAGE \* MERGEFORMAT 14
đánh giá thực trạng để dần đưa ra các chính sách, quy định cụ thể phù hợp hơn về vấn
đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch nói chung và than đá nói riêng.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP
Thứ nhất, nhà nước cùng các cơ quan chuyên môn cần chú trọng và quan tâm cũng
như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản
nhất là đối với công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, xác định sản lượng
khoáng sản khai thác thực tế; thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ
môi trường; kiên quyết xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản và môi
trường. Cụ thể hoạt động khai thác cần sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm
quyền từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành dự án, cần có các hoạt động hạn chế gây ô
nhiễm môi trường ( như xây bể chứa nước sử dụng trong hoạt động khai thác,...), hạn
chế hết mức chất thải thải ra môi trường.
Thứ hai, cần tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của các chủ thể khai thác
khoáng sản bằng một số cách như sau: Thông báo tuyên truyền trên các trang mạng,
thông tin điện tử chính thống về vấn đề các quy định của pháp luật về khai thác
khoáng sản hoặc là triển khai trong các cuộc họp trực tiếp của các địa phương,... KẾT LUẬN
Qua chủ đề trên, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình khai thác tài nguyên
thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam trong bối cảnh pháp luật hiện hành và các vấn đề
liên quan, nhìn nhận các thách thức và cơ hội trong việc quản lý và khai thác tài
nguyên này một cách bền vững, nhằm góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế
phát triển và bảo vệ môi trường. Do đó nhà nước cần phải tiếp tục cải thiện và hoàn
thiện các quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan có để đảm
bảo sự cân nhắc đúng đắn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc giám sát và
quản lý khai thác khoáng sản cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt để đảm bảo sự
tuân thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp khai thác. Đồng thời,
việc đảm bảo rõ ràng và minh bạch trong việc cấp phép và quản lý quyền khai thác
cũng là yếu tố quan trọng để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực và tham nhũng.
Ngoài ra, việc đưa ra các biện pháp khuyến khích nghiên cứu và sử dụng công nghệ
hiện đại trong khai thác khoáng sản cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự bền
vững và tạo ra giá trị cao hơn từ nguồn tài nguyên này. PAGE \* MERGEFORMAT 14
Và hy vọng sẽ có những đóng góp ý nghĩa và khả thi để cải thiện việc quản lý và
khai thác tài nguyên thiên nhiên hóa thạch tại Việt Nam, đồng thời đáp ứng được yêu
cầu bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sự phát triển bền vững của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hân P. (2023, May 9). Năng lượng hóa thạch: Vai trò &những tác động đến môi
trường. SUNEMIT. https://sunemit.com/nang-luong-hoa-thach/
2. Những người đóng góp vào dự án Wikimedia. (2023). Tài nguyên thiên nhiên.
vi.wikipedia.org . https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_thi %C3%AAn_nhi%C3%AAn
3. Thương C. T. T. Đ. T. B. C. (2022, April 25). Đề nghị sửa đổi Luật Khoáng sản.
moit.gov.vn. https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/de-nghi-sua-doi-luat- khoang-san.html
4. Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản hiện nay. (n.d.). AccGroup.
https://accgroup.vn/bao-ve-moi-truong-trong-khai-thac-khoang-san?
fbclid=IwAR0buJXryrL7rPyNALqxVqfA1FL6Qxf6bv_rC98xaZK_1NzBf7PS12zrW Ow
5. Tư H. Á. T. C. K. T. V. D. B.-. B. K. H. V. Đ. (2018, November 20). Vẫn còn nhiều
bất cập trong khai thác khoáng sản. Tạp Chí Kinh Tế Và Dự Báo - Bộ Kế Hoạch Và
Đầu Tư. https://kinhtevadubao.vn/van-con-nhieu-bat-cap-trong-khai-thac-khoang-san- 3521.html)
6. Vanphong. (2023, March 21). Than đá là gì Sự hình thành, tính chất và công dụng
của than đá. HTTP://dangcongsan.vn. https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-
toan-truoc-thien-tai/than-da-la-gi-su-hinh-thanh-tinh-chat-va-cong-dung-cua-than-da- 633218.html
7. Thuvienphapluat.Vn. (n.d.). Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng
sản. Copyright © 2011 by thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-
nguyen-Moi-truong/Van-ban-hop-nhat-20-VBHN-VPQH-2018-Luat-Khoang-san- 410276.aspx PAGE \* MERGEFORMAT 14
8. Thuvienphapluat.Vn. (n.d.-a). Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 mới
nhất. Copyright © 2011 by thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-
nguyen-moi-truong/Luat-so-72-2020-QH14-Bao-ve-moi-truong-2020-431147.aspx PAGE \* MERGEFORMAT 14