Bài tập nhóm Lịch sử nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thiết lập nghị viện là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội, do bầu cử thành lập nên, có chức năng lập pháp và giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD|46667715
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Nhóm 4: Hà Công Tâm Vũ Khôi Nguyên Bùi Hoàng Anh Nguyễn Khánh Linh Hà Phương Ngọc Nguyễn Tiến Phú Nguyễn Thị Hương Trà Nguyễn Thị Hồng Vân Nguyễn Thanh Nhàn Nguyễn Vũ Thảo Ngân Nguyễn Thế Tuyến Bùi Hà My
NHẬN XÉT CHUNG: CÁC BẠN LÀM CÁC CÂU HỎI KHÔNG DỰA VÀO
PHẦN CHÚNG TA TRAO ĐỔI, HƯỚNG DẪN TRÊN LỚP NHỈ? TRÊN LỚP
CÔ NHỚ TỪNG CÂU MỘT VỀ CƠ BẢN CHÚNG TA ĐÃ CHỮA KHÁ KỸ,
KHÔNG THÌ ÍT NHẤT CÔ ĐỀU NÓI TỪNG CÂU NÊN GỒM NHỮNG Ý
CHÍNH NÀO MÀ NHỈ? GIỜ THẤY CỨ NHƯ MỚI VÀ ĐÂU ĐÂU ẤY.
CÂU 9: Tính chất của cách mạng tư sản. Hiến pháp bất thành văn, chính thể
và khái quát tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh thời cận đại GÓP Ý CỦA GV:
1. VỀ PHẦN TÍNH CHẤT CỦA CM TƯ SẢN, CÁC EM NÊN NHỚ LÀ CÁC
EM ĐANG LÀM VỀ TÍNH CHẤT CMTS ANH CHỨ KO PHẢI LÀ CMTS NÓI
CHUNG. Phần CMTS Anh tối thiểu nên nói về các ý: CMTS Anh do giai cấp nào lOMoARcPSD|46667715
lãnh đạo? liên kết với giai cấp nào? chống lại giai cấp nào? Mục đích của cuộc
Cách mạng là gì? Là cuộc cách mạng tư sản triệt để hay ko? Vì sao?. . giới thiệu
một chút đặc thù của CMTS Anh…
2. Các em làm ko rõ ý tứ. Câu 9 có nhiều ý, mỗi ý các em nên ghi chú rõ ràng.
Ngoài thành viên làm thì nhóm trưởng khi xem sản phẩm lần cuối cần kiểm soát lại trước khi gửi cho cô. ●
Cách mạng tư sản được coi là một trong những cách mạng quan trọng nhất
trong lịch sử nhân loại. Nó là quá trình chuyển đổi từ chế độ kinh tế và xã hội
trước đó sang một hình thức kinh tế tư nhân và xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tư
sản đã xảy ra trong nhiều quốc gia, nhưng thường được liên kết với sự phát triển của công nghiệp.
Tính chất cơ bản của cách mạng tư sản bao gồm:
1. Sở hữu tư nhân: Cách mạng tư sản tạo điều kiện cho việc thành lập và phát triển
của các doanh nghiệp tư nhân. Các cá nhân và tổ chức có quyền sở hữu và điều
hành các hoạt động kinh doanh một cách độc lập.
2. Thị trường tự do: Cách mạng tư sản thường đi đôi với việc tạo ra một hệ thống
thị trường tự do, trong đó giá cả và mức độ cạnh tranh được quyết định bởi sự
tương tác giữa cung và cầu.
3. Tự do cá nhân: Cách mạng tư sản thúc đẩy quyền tự do cá nhân, bao gồm quyền
tự do kinh doanh, tự do tư tưởng và tự do lựa chọn nghề nghiệp.
Hiến pháp bất thành văn (unwritten constitution) được áp dụng trong một số quốc
gia, trong đó Anh là một trong số đó. Hiến pháp bất thành văn không được viết
thành một văn bản duy nhất, mà thay vào đó dựa trên các nguyên tắc, quyền lực và
thực tiễn lịch sử của quốc gia. Một số yếu tố quan trọng của hiến pháp bất thành văn của Anh bao gồm: lOMoARcPSD|46667715
GÓP Ý PHẦN HIẾN PHÁP BẤT THÀNH VĂN CỦA ANH: Câu này trên lớp
chúng ta cũng chữa khá kỹ. Phần này các em nên trình bày theo các ý:
1. Hiến pháp bất thành văn của Anh được hiểu là gì? 2. Vậy ở Anh những gì được
coi là Hiến pháp? 3. Lý giải từ góc độ lịch sử và pháp lý giải thích vì sao ở Anh từ
khi hình thành nhà nước cho đến nay vẫn duy trì hiến pháp bất thành văn?
(câu này nên dài khoảng trên dưới nửa trang giấy thi)
1. Quyền lực của Quốc hội: Quốc hội Anh có quyền lực cao đối với việc tạo lập và
thay đổi pháp luật. Quyền lực của Quốc hội được xác định bởi các nguyên tắc hiến pháp không được viết.
2. Vai trò của Quốc vương: Quốc vương Anh có vai trò chủ yếu là một biểu tượng
và đại diện cho quốc gia. Quyền lực của Quốc vương hầu như không thực hiện trong thực tế.
3. Hệ thống phân cấp: Anh có một hệ thống phân cấp với các cấp độ quyền lực
khác nhau, bao gồm Quốc hội, chính phủ và tòa án. Mỗi cấp độ có vai trò và quyền lực riêng.
Bộ máy nhà nước tư sản Anh thời cận đại bao gồm các cơ chế và tổ chức quản lý
quyền lực của nhà nước trong ngữ cảnh kinh tế tư nhân và xã hội chủ nghĩa. Các
thành phần chính của bộ máy nhà nước tư sản Anh thời cận đại bao gồm:
GÓP Ý VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN ANH THỜI KỲ CẬN ĐẠI: PHẦN
NÀY LÀ PHẦN TRỌNG TÂM. CÁC EM NÊN TRÌNH BÀY THEO 4 Ý:
1. NGUYÊN THỦ QUỐC GIA CỦA ANH (VUA/NỮ HOÀNG); 2. NGHỊ VIỆN
ANH (THƯỢNG NGHỊ VIÊN VÀ HẠ NGHỊ VIỆN); 3. CHÍNH PHỦ ANH; 4.
HỆ THỐNG TOÀ ÁN ANH. (mỗi ý này các em nói về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cơ bản như trên lớp đã trao đổi nhé). lOMoARcPSD|46667715
1. Quốc hội: Quốc hội Anh, bao gồm Hạ viện và Thượng viện, là cơ quan lập pháp
và có quyền tạo lập và thay đổi pháp luật.
2. Chính phủ: Chính phủ Anh là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện
chính sách của quốc gia. Chính phủ được thành lập dựa trên hệ thống đa đảng và
thường được lãnh đạo bởi Thủ tướng.
3. Hệ thống tòa án: Hệ thống tòa án Anh bao gồm các tòa án có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp pháp lý và áp dụng luật pháp trong quốc gia.
4. Cơ quan quản lý: Các cơ quan quản lý khác nhau, bao gồm các bộ, cơ quan và cơ
quan độc lập, có trách nhiệm quản lý và thực thi chính sách trong các lĩnh vực như
tài chính, quốc phòng, giáo dục và y tế.
5. Hệ thống địa phương: Anh có hệ thống chính quyền địa phương, bao gồm các
hội đồng địa phương và cơ quan quản lý địa phương, có trách nhiệm quản lý các
vấn đề cụ thể tại cấp địa phương.
Tóm lại, cách mạng tư sản và bộ máy nhà nước tư sản Anh thời cận đại có tính chất
tập trung vào sở hữu tư nhân, thị trường tự do, quyền tự do cá nhân và quyền lực
của Quốc hội, cùng với hiến pháp bất thành văn và tổ chức bộ máy nhà nước bao
gồm Quốc hội, chính phủ, hệ thống tòa án, cơ quan quản lý và hệ thống địa phương.
CÂU 11: Những đặc điểm cơ bản của pháp luật tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (1649-1945) là giai đoạn từ khi các nhà nước tư
sản bắt đầu hoàn thành cho đến trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh được hiểu là các nhà nước tư sản thời kỳ này chủ
yếu tập trung vào quyền lực chính trị, chưa có sự can thiệp sâu rộng vào quá trình
phát triển tư bản chủ nghĩa. Các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa tự do phát triển. lOMoARcPSD|46667715
Pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh: -
Hệ thống pháp luật lục địa: bao gồm pháp luật Anh, Mỹ, các nước lục địa
Châu Âu, một phần lục địa Châu Mỹ La Tinh. -
Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ: bao gồm pháp luật Anh, Mỹ và các nước thuộc
địa hoặc phụ thuộc Úc, Canada.
Những ngành luật cơ bản: -
Luật Hiến pháp: bao gồm tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ bầu cử, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. -
Luật dân sự: bao gồm nguyên tắc quyền bình đẳng, nội dung bảo vệ quyền tư
hữu như hợp đồng, pháp nhân và công ty cổ phần, hôn nhân gia đình, thừa kế,. -
Luật hình sự: so với pháp luật phong kiến, luật hình sự có những tiến bộ lớn:
chống lại sự độc đoán xét xử của vua chúa; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật; không quy định về tội chống tôn giáo, hình thức án treo bắt đầu xuất hiện. .
Nhưng về bản chất, luật hình tư sản là cơ sở pháp lý để đàn áp nhân dân lao động
và các thế lực chống đối khác. -
Hệ thống tư pháp và luật tố tụng: Quyền tư pháp: -
Tách khỏi quyền hành pháp. -
Cơ quan hành pháp không có quyền. Luật tố tụng: -
Tách luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Nguyên tắc tố tụng: - Nguyên tắc tranh tụng -
Nguyên tắc suy đoán vô tội lOMoARcPSD|46667715 - Quyết định theo đa số -
Không thay đổi thẩm phán. .
Pháp luật tư sản ra đời là một tiến bộ lớn trong lịch sử nhà nước pháp luật: -
Lần đầu tiên Hiến pháp và một loại nguyên tắc mới của pháp luật xuất hiện. -
Kỹ thuật lập pháp với việc phân chia pháp luật thành các ngành luật, các chế
định pháp lý, với việc pháp điển hóa,. . đã có sự tiến bộ nhảy vọt. -
Trong những thế kỷ XVII đến XIX, pháp luật tư sản đã đóng vai trò tích cực
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. -
Pháp luật thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lý xã hội.
Hệ thống pháp luật tư sản tuy đã ra đời nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện.
Câu 12: Những điểm mới cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến ● Khái niệm ●
Pháp luật tư sản: Kiểu pháp luật tư sản là kiểu pháp luật thứ ba trong lịch
sử xã hội loài người, ra đời gắn liền với sự hình thành phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, cách mạng dân chủ tư sản và sự ra đời của nhà
nước tư sản; được xây dựng trên cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, cơ sở xã hội là quan hệ giữa nhà tư bản với người công nhân
làm thuê, cơ sở tư tưởng là hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa. ●
Pháp luật phong kiến: Kiểu pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật ra đời,
tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với kiểu nhà nước phong kiến, với
phương thức sản xuất phong kiến; mang tính đẳng cấp, đặc quyền, chịu
ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo, có các hình phạt dã man,
tàn bạo, phát triển không toàn diện (nặng về hình sự, nhẹ về dân sự, nặng
về công pháp, nhẹ về tư pháp), thể hiện sự bất bình đẳng về giới tính. ●
So với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có những điểm mới, tiến bộ hơn thể hiện ở chỗ: lOMoARcPSD|46667715
1) Phát triển toàn diện cả về hình sự và dân sự, về những thiết chế nhà nước và thiết chế về công dân
2) Thiết lập nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
3) Bãi bỏ các chế tài dã man trong luật hình sự của nhà nước phong kiến
4) Xây dựng đạo luật cơ bản của nhà nước là hiến pháp với yêu cầu các cơ quan
nhà nước kể cả nguyên thủ quốc gia phải hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp
5) Quy định các quyền tự do dân chủ của công dân và các quyền con người trong
đạo luật cơ bản của nhà nước. . Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ các
quyền công dân và quyền con người
6) Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân một cách hình thức
7) Thiết lập nghị viện là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội, do
bầu cử thành lập nên, có chức năng lập pháp và giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước
8) Kĩ thuật lập pháp phát triển cao hơn pháp luật phong kiến. Các bộ luật được xây
dựng theo từng lĩnh vực quan hệ xã hội như bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật
thương mại, bộ luật bầu cử, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự. . (các bộ
luật thời kì phong kiến thường là các bộ luật hỗn hợp cả hình sự lẫn dân- sự, thương mại)
9) Thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật.
Document Outline
- Nhóm 4:
- CÂU 9: Tính chất của cách mạng tư sản. Hiến pháp b
- CÂU 11: Những đặc điểm cơ bản của pháp luật tư sản
- Câu 12: Những điểm mới cơ bản của pháp luật tư sản