Bài tập nhóm - Luật dân sự | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Công tyAđứng ra bảo lãnh cho công ty B vay vốn tại NH X, tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ và quyền sử dụng đất của công tyA. Đến hạn, công tyAkhông trả nợ thay được nên bên NH yêu cầu phát mại tài sản thế chấp của công tyA.Akhởi kiệnraTòaányêucầutuyênbốHĐbảolãnhvôhiệu.TAsơthẩmtuyênbốHĐthế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vô hiệu do vi phạm về hình thức,do chưa đăng kýgiaodịchbảođảm. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự (LDS2)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Công ty A đứng ra bảo lãnh cho công ty B vay vốn tại NH X, tài sản bảo đảm cho
nghĩa vụ và quyền sử dụng đất của công ty A. Đến hạn, công ty A không trả nợ
thay được nên bên NH yêu cầu phát mại tài sản thế chấp của công ty A. A khởi
kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên bố HĐ bảo lãnh vô hiệu. TA sơ thẩm tuyên bố HĐ thế
chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vô hiệu do vi phạm về hình
thức , do chưa đăng ký giao dịch bảo đảm .
Ngân hang X kháng cáo cấp phúc thẩm công nhận hợp đồng có hiệu lực vì trong
thời hạn kháng cáo, NH đã làm các thủ tục đăng kí dịch vụ bảo đảm theo quy định của pháp luật. Hãy cho biết:
1. Có các loại HĐ nào được xác lập, hình thức bắt buộc đối với từng loại HĐ?
- Hợp đồng vay tài sản
+ Hợp đồng này được xác lập kể từ khi NH X chuyển giao số tài sản mà công ty A vay
+ Hình thức bắt buộc của HĐ :
⇨ Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 “1. giao dịch dân sự
được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”
Mặc dù, trong quy định của luật không đề cập đến hình thức của hợp
đồng vay tài sản nhưng trên thực tế việc vay vốn tại ngân hàng sẽ dưới hình thức văn bản . - Hợp đồng bảo lãnh
+ Hình thức bắt buộc của HĐ
⇨ BLDS 2015 ko quy định về hình thức bắt buộc của HĐ bảo lãnh
- Hợp đồng thế chấp : Theo quy định tại điều 317 thế chấp tài sản là việc
một bên ( bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).
+ Hình thức bắt buộc văn bản
2. Đăng kí giao dịch bảo đảm sau khi đã đến hạn có được công nhận không?
Theo quy định tại điều 298 Bộ luật dân sự 2015 “ 1. Biện pháp bảo đảm được đăng
ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng
với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về
đăng ký biện pháp bảo đảm.”
Vậy thì theo quy định này trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể
về việc đăng ký tài sản bảo đảm thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm của ngân hàng
X có thể được công nhận
Tuy nhiên , nếu trong hợp đồng có quy định về việc đăng ký giao dịch bảo
đảm thì Theo điểm b khoản 1 điều 6 của nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký
biện pháp bảo đảm, việc đăng ký giao dịch bảo đảm sau khi đã đến hạn không
được công nhận:” Thời hạn có hiệu lực của đăng ký được tính từ thời điểm có hiệu
lực của đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký.
Thời hạn có hiệu lực của đăng ký là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực đối
kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định của Bộ luật Dân sự,
trừ trường hợp xác định hiệu lực đối kháng không chấm dứt quy định tại khoản 2
Điều này và trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm quy định tại
khoản 4 Điều này;”. Do đó, ngân hàng X không thể yêu cầu công nhận hợp đồng
có hiệu lực chỉ vì đã làm các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm sau khi đã kháng cáo.