Bài tập nhóm - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tập nhóm - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ KIỂM SÁT HÌNH SỰ BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 2 (PHẦN CÁC TỘI PHẠM)
DÀNH CHO CÁC LỚP SINH VIÊN KHÓA 10, THƯƠNG MẠI KHÓA 3
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TẬP NHÓM
1. Các nhóm trong cùng một lớp lớn không có sự trùng nhau về bài tập tình huống;
2. Bài tập nhóm phải được in trên khổ giấy A4, đóng quyển bìa mềm, số
trang tối đa: 10 trang (không kể trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo, phu lục (nếu có));
3. Số lượng bản in nộp cho bộ môn luật hình sự: 01 bản; 4. Hình thức:
- Font chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 14;
- Căn lề: Justify; giãn dòng: 1,5 lines;
- Cách lề: Trái: 3 cm, Phải: 2 cm, Trên: 2 cm, Dưới: 2 cm;
- Đánh số trang: Chỉnh giữa cuối trang;
5. Trang bìa ghi rõ tên nhóm, lớp, số tình huống;
6. Bài tập nhóm phải đính kèm biên bản làm việc nhóm (có chữ ký xác nhận
của các thành viên) để làm căn cứ chấm điểm tham gia làm việc nhóm;
7. Thời gian nộp bài: Trước buổi Thảo luận của tuần học thứ 12; địa điểm
nộp bài: Phòng 506 nhà Hành chính.
II. NỘI DUNG BÀI TẬP NHÓM
Đề 1. Khoảng 15 giờ, ngày 21/6/2023, Hoàng Đình A (sinh năm 1990) có
hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông Lê Văn B phát hiện, yêu
cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ và xử phạt vi phạm. Sau khi xuống xe, A đã rút
ra 200.000 đồng đưa cho B và xin B không xử phạt hành vi vi phạm của mình. B
đã từ chối nhận số tiền này và kiên quyết yêu cầu A cho kiểm tra giấy tờ xe. Quan
sát thấy đường phố lúc này khá vắng vẻ nên A đã xô mạnh vào người B rồi vội vã
lên xe nổ máy. Tuy nhiên, khi A chưa kịp phóng đi thì đã bị B túm được vào đuôi
xe máy giữ lại. A rút từ túi quần ra một con dao đâm bừa nhiều nhát vào người B
rồi bỏ chạy. Kết quả giám định cho thấy B bị thương tỷ lệ 38%. Hỏi:
a. Hành vi của Hoàng Đình A phạm tội gì? Theo quy định tại Điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
b. Giả sử các nhát dao do A đâm đã trúng vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể
của B nên B đã chết thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Vì sao?
c. Giả sử sau khi đâm nhiều nhát vào người B, A thấy chiếc điện thoại di
động (trị giá 7 triệu đồng) trong túi quần của B rơi ra nên đã nhặt lấy rồi bỏ chạy
thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Vì sao?
d. Giả sử ngày 01/6/2023, A vừa chấp hành xong bản án về tội cướp giật tài
sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS thì trường hợp phạm tội của A có
bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?
Đề 2. Khoảng 09 giờ 10 phút ngày 26/6/2023, Nguyễn Văn C điều khiển xe
ôtô tải chở khoảng 100 kg phế liệu vụn đến trước kho nhập phế liệu vụn trong
khuôn viên của Công ty Cổ phần T2, Khu công nghiệp L, thành phố ĐN để nhập
hàng vào kho. Lúc này, có các xe khác đến trước đang nhập hàng nên C dừng xe,
tắt máy và ngồi phía sau đuôi xe để chờ đến lượt. Lúc này, ông Dương M (71 tuổi)
là bảo vệ của kho hàng có đến ngồi sau đuôi xe ôtô của C để nói chuyện qua lại
với nhau. Một lúc sau, M thấy trong kho hàng có xe chuẩn bị đi ra và đến lượt của
mình nhập hàng. Do trời nắng nóng, lại muốn nhập hàng nhanh để về nên C vội
chạy lên buồng lái xe ô tô nổ máy, điều khiển xe lùi về phía sau để đưa thùng hàng
của xe vào kho hàng. C không quan sát phía sau đuôi xe, không bật tín hiệu cảnh
báo lùi. Khi C điều khiển xe lùi được khoảng 02 mét đến 03 mét thì nghe tiếng hô
hoán của mọi người xung quanh nên dừng xe và xuống kiểm tra thì phát hiện bánh
xe sau bên trái đã cán qua người, làm ông M tử vong tại chỗ. Hỏi:
a. Hành vi của Nguyễn Văn C phạm tội gì? Theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
b. C có phải chịu tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội đối với người đủ 70
tuổi trở lên” theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS không? Vì sao?
c. Giả sử vào ngày 12/2/2023, C vừa chấp hành xong bản án về tội đánh bạc
theo quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS thì lần phạm tội này, H có bị áp dụng
tình tiết tăng nặng TNHS là “tái phạm” không? Vì sao?
d. Giả sử bánh xe sau bên trái xe ôtô của C chỉ cán qua chân ông M và do
được cấp cứu kịp thời nên ông M không chết mà chỉ bị tổn thương cơ thể 58% thì
hành vi của C có được coi là phạm tội chưa đạt không? Vì sao?
Đề 3. Khoảng 17 giờ 20 phút ngày 24/8/2023, trên đường chở chị Lê Thị H
về thành phố HD, Nguyễn Văn N nảy sinh ý muốn quan hệ tình dục nên đã rủ chị
H vào nhà nghỉ, chị H không đồng ý. N dừng xe trên một đoạn đường vắng rồi
yêu cầu chị H trả tiền xe nếu không cho quan hệ tình dục. Trong lúc chị H đang
mở ví lấy tiền thì N ôm ghì chị H, chị H dùng răng cắn vào ngực dưới bả vai trái
của N thì bị N tát 02 phát vào má trái và thúc đầu gối 01 phát vào bụng. Sau đó,
N giả vờ lấy dao trong balo đang đeo trên người và đe doạ chị H “Nếu hét lên thì
sẽ đâm chết rồi vứt xác ở đây không ai biết”. Do sợ hãi, chị H để N tụt cả quần
dài, quần lót đang mặc rồi đè ra bên đường, đút dương vật vào âm đạo của chị H
để giao cấu. Lúc này, anh Nguyễn Đức Đ điều khiển ôtô đi đến. Do sợ bị phát
hiện, H rút dương vật ra và kéo chị H ngồi dậy. Chị H đạp ngã N rồi chạy đến vẫy
xe ôtô của anh Đ cầu cứu. Thấy vậy, N kéo quẩn lên rồi điều khiển xe môtô bỏ
chạy, mang theo tài sản của chị H là 01 ba lô màu đen bên trong có số tiền
3.200.000 đồng. Số tiền này N đã mang đi tiêu xài hết. Hỏi:
a. Hành vi của Nguyễn Văn N phạm tội gì? Theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
b. Giả sử chị H nói “Em đang đến tháng (thời kỳ kinh nguyệt) và em đang bị
bệnh” khiến N lo sợ nên không thực hiện hành vi giao cấu nữa thì N có phải chịu
TNHS về hành vi của mình không? Vì sao?
c. Giả sử, trong quá trình giao cấu với chị H, N thấy chị H kêu la đau đớn,
chảy nhiều máu và có biểu hiện ngất đi nhưng vẫn cố tình thực hiện bằng được
hành vi giao cấu để thỏa mãn dục vọng, hậu quả chị H tử vong sau đó thì tội danh
và khung hình phạt áp dụng đối với N có thay đổi không? Vì sao?
d. Giả sử khoảng 30 phút sau khi thực hiện được hành vi giao cấu, N lục lọi
túi xách của chị H và lấy số tiền 3.200.000 đồng, chị H mệt quá nên mặc dù nhìn
thấy nhưng không thể kháng cự thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với
N có thay đổi không? Vì sao?
Đề 4. Vào khoảng 11 giờ ngày 22/01/2023, bà Nông Thị A điều khiển xe mô
tô nhãn hiệu YAMAHA, loại Sirius đến nhà anh Chu Văn V để chúc tết thì gặp
Nguyễn Minh Đ (là bạn của anh V). Đến khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, anh
V rủ Đ đi chơi, lúc này bà A cũng ra về. Do tay bị đau nên bà A nhờ Đ điều khiển
xe môtô của mình đi ra đường quốc lộ giúp bà A thì Đ đồng ý. Anh V điều khiển
xe môtô của mình đi trước, trên xe chở bà A, còn Đ điều khiến xe của bà A đi sau.
Trên đường đi, Đ nảy sinh ý định chiếm đoạt xe môtô của bà A nên đã rẽ sang
đường nhánh để mang xe về nhà mình cất giữ. Đến khoảng 08 giờ 30 phút ngày
23/01/2023, Đ điều khiển xe môtô của bà A sang nhà bà Y để chúc tết. Tại đây,
Đ gạ bán chiếc xe môtô của bà A cho bà Y với giá 3.500.000 đồng sau đó mang
số tiền này sang trốn sang tỉnh khác tiêu xài hết. Kết luận định giá xác định chiếc
xe của bà A có giá trị là 7.700.000 đồng. Hỏi:
a. Hành vi của Nguyễn Minh Đ phạm tội gì? Theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
b. Giả sử tại thời điểm thực hiện hành vi, Đ mới 15 tuổi 11 tháng 03 ngày thì
Đ có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Vì sao?
c. Giả sử V và Đ có ý định chiếm đoạt tài sản của bà A để chơi tết nên V đã
mời bà A đến nhà chơi. Sau đó V lấy lý do bà A đau tay để bảo bà A đưa xe cho
Đ điều khiển giúp ra đường quốc lộ, bà A đồng ý. Trên đường đi, Đ đã lén rẽ sang
đường nhánh để mang xe đi tiêu thụ thì Đ và V phạm tội gì, theo quy định tại điều,
khoản nào của BLHS? Vì sao?
d. Giả sử Đ không có ý định chiếm đoạt xe môtô của bà A, nhưng trong quá
trình điều khiển xe giúp bà A ra đường quốc lộ, Đ (không có giấy phép lái xe) đã
gây tại nạn làm chết 01 người thì bà A và Đ có phạm tội không? Nếu có thì phạm
tội theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
Đề 5. Lê Văn H là thợ sửa chữa xe máy tại cửa hàng Yamaha 206 trên đường
NCT, thành phố Q. Mặc dù không có giấy phép lái xe, nhưng mỗi lần sửa xe máy
xong, H đều lấy xe máy của khách ra đường chạy thử khoảng 02 km để kiểm tra
xe. Ngày 20/4/2023, sau khi sửa xong xe máy cho khách, H lấy xe máy Honda
Lead, BKS 21K–1369 ra đường chạy từ cửa hàng về phía quốc lộ rồi vòng về, H
không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy nêu trên. H chạy xe cách cửa hàng
khoảng 500 mét đến ngã tư giao cắt giữa đường NCT với quốc lộ thì gặp tín hiệu
đèn giao thông, lúc này đèn xanh báo còn 03 giây. H quan sát hai bên đường thấy
vắng người nên tăng ga vượt qua khi đèn xanh vừa chuyển đèn đỏ. Đến giữa giao
lộ thì H gặp xe máy của chị Lê Hà M đang di chuyển hướng đường quốc lộ nên
đã đánh tay lái sang phía tay trái để tránh xe của chị M nhưng không kịp nên gây
va quệt. Chị M bị xe máy H đang điều khiển đâm văng xuống đường, gây thương
tích nặng, tử vong trên đường đi cấp cứu. H bị gãy chân với tỷ lệ tổn thương cơ
thể là 12%. Quá trình khám nghiện hiện trường xác định chị M di chuyển đúng
làn đường, phần đường, đúng tốc độ và tuân thủ quy định của Luật giao thông đường bộ. Hỏi:
a. Hành vi của Lê Văn H phạm tội gì? Theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
b. Giả sử H mới 15 tuổi 09 tháng khi thực hiện hành vi trong tình huống trên
thì H có phạm tội hay không? Vì sao?
c. Giả sử trong tình huống trên chị M không tử vong mà chỉ bị tổn thương cơ
thể 49% thì H có phạm tội hay không? Nếu có thì tội danh và khung hình phạt đối
với H có thay đổi không? Vì sao?
d. Giả sử sau khi phạm tội, H đã tự nguyện bồi thường cho gia đình nhà chị
M và gia đình nhà chị M đã có đơn xin giảm nhẹ TNHS cho H. Tòa án có thể áp
dụng khoản 3 Điều 29 BLHS để miễn TNHS đối với H không? Vì sao?
Đề 6. Khoảng đầu năm 2023, Trần Thanh H thỏa thuận vận chuyển thuê
đường cát từ Campuchia về Việt Nam cho Nguyễn Thị Th để bán lại cho những
người có nhu cầu để kiếm lời. Vào đêm ngày 29 rạng sáng ngày 30/7/2023, H một
mình điều khiển xuống máy đến khu vực đoạn sông biên giới Campuchia - Việt
Nam để nhận 15 bao đường nhãn hiệu Cambodia White Sugar từ xuồng gỗ phía
Campuchia giao qua. Việc giao nhận được H và người đàn ông (không rõ nhân
thân, địa chỉ) điều khiển xuồng gỗ trực tiếp thực hiện. Khi giao nhận đường cát
xong thì H nhắn tin cho Th đi xuồng gỗ đến đợi và nhận hàng ở bờ Việt Nam (địa
phận tỉnh AG, Việt Nam). Khi H đang điều khiển xuống máy về đến khu vực
huyện K, tỉnh AG thì bị lực lượng biên phòng phát hiện, H nhảy sông bỏ trốn. Hai
ngày sau đó, H và Th đều bị bắt giữ. Kết luận định giá tài sản xác định 15 bao
đường cát tương đương 750 kg nhãn hiệu Cambodia White Sugar có giá
15.000.000 đồng. Trước đó, ngày 09/6/2023, H đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi “vận chuyển hàng hóa nhập lậu”. Hỏi:
a. Hành vi của Trần Thanh H và Nguyễn Thị Th có phạm tội không? Nếu có
thì phạm tội gì, theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS?
b. Giả sử, trên xuồng máy của H còn có Trần Mạnh M là người do H nhờ để
bốc dỡ, giao nhận hàng từ xuồng máy của mình sang xuống gỗ của Th ở bờ Việt
Nam thì M có phạm tội không? Nếu có thì M phạm tội gì, theo quy định tại điều,
khoản nào của BLHS? Vì sao?
c. Giả sử hàng hóa mà H vận chuyển thuê để bán kiếm lời là thuốc bảo vệ
thực vật mà Nhà nước cấm sử dụng thì thì tội danh và khung hình phạt đối với H
có thay đổi không? Vì sao?
d. Giả sử ngày 09/6/2023, H bị xét xử về tội vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới theo quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS nhưng được cho
hưởng án treo mà lại thực hiện hành vi trên thì H có bị áp dụng tình tiết tăng nặng
TNHS là tái phạm theo quy định tại Điều 52 BLHS không? Vì sao?
Đề 7. Khoảng 19 giờ ngày 09/5/2019, Nguyễn Phi B đang ngồi uống nước
gần cây xăng xã T, thành phố HT thì thấy Nguyễn Văn D đi qua liền rủ vào uống
nước. B nảy sinh ý định mua ma túy về sử dụng nên rủ D mỗi người góp 150.000
đồng để mua ma túy. D đồng ý và đưa tiền cho B, sau đó D dùng điện thoại của
mình gọi cho Lê Minh X hỏi mua 300.000 đồng ma túy. X hẹn gặp D trước nhà
nghỉ Thiên Thần, ngõ 123 đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố HT. Khoảng
21 giờ cùng ngày, B và D đi taxi đến trước cửa nhà nghỉ Thiên Thần và gọi cho
X thông báo đã đến nơi. X đi từ trong ngõ ra, cầm tiền và nói với D ma túy để
trong vỏ bao thuốc lá dưới gốc cây ven đường. D đi đến lấy vỏ bao thuốc lá, mở
ra kiểm tra thấy bên trong có 01 gói ni lông chứa chất tinh thể màu trắng thì cầm
lên rồi cùng B ra về. Ngay lúc đó, B, D, X bị lực lượng Công an phường phát hiện
bắt quả tang. Kết luận giám định chất tinh thể màu trắng đựng bên trong gói ni
lông là ma túy Methamphetamine, có khối lượng 0,2184 gam. Hỏi:
a. Hành vi của Nguyễn Phi B, Nguyễn Văn D và Lê Minh X phạm tội gì?
Theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
b. Giả sử trong quá trình khám xét nhà của Lê Minh X, Cơ quan điều tra còn
phát hiện, thu giữ được 03 gam ma túy Methamphetamine mà X cất giấu để sử
dụng dần thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với X có thay đổi không? Vì sao?
c. Giả sử D đang có tiền án về tội cướp tài sản mà lại thực hiện hành vi trên
thì T có bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm
theo quy định tại Điều 52 BLHS không? Vì sao?
d. Giả sử khi bị Công an phường vây bắt thì đối tượng D đã rút dao đâm
trọng thương một chiến sĩ công an với thương tích 32% thì tội danh và khung hình
phạt áp dụng đối với D có thay đổi không? Vì sao?
Đề 8. Khoảng 10 giờ ngày 01/06/2019, Phan Văn M đi đến khu vực chợ bến
đò V, tỉnh TV để rủ rê Trần Nguyễn T và Vũ Tuấn S chơi đá gà với thỏa thuận về
trọng lượng gà là khoảng 2,5kg. Khoảng 13 giờ cùng ngày, T và S mỗi người
mang 01 con gà trống đến địa điểm mà M đã chọn. M tiến hành kiểm tra trọng
lượng 02 con gà: Gà của T nặng 2,5kg, gà của S nặng 2,4kg. Do gà của T nặng
hơn nên cả ba thống nhất mức cá cược như sau: Nếu gà của T thắng thì T được ăn
số tiền 2.800.000 đồng; Nếu gà của S thắng thì S được ăn số tiền 3.000.000 đồng;
Tiền hoa hồng M được hưởng là 300.000 đồng từ người thắng cuộc. Sau đó, M
cung cấp băng keo và cựa sắt cho T và S để buộc vào chân gà. Kết quả, gà của T
thắng và S đã đưa cho T 2.800.000 đồng và T đưa lại cho M 300.000 đồng. Khi
đang chia tiền thì cả ba bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ. Hỏi:
a. Hành vi của Phan Văn M, Trần Nguyên T và Vũ Tuấn S phạm tội gì? Theo
quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
b. Giả sử vào ngày 10/11/2018, M đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số
tiền 7.500.000 đồng về hành vi đánh bạc nhưng chưa chấp hành việc nộp phạt thì
tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với M có thay đổi không? Vì sao?
c. Giả sử M sử dụng phần mềm Zalo để liên lạc với các người chơi như T và
S để hẹn thời gian, địa điểm, tỷ lệ cá cược thì tội danh và khung hình phạt áp dụng
đối với M có thay đổi không? Vì sao?
d. Giả sử khi đang bị cơ quan công an bắt giữ, M có hành vi chửi bới, lăng
mạ và vơ sỏi đá dưới đất ném về phía các chiến sĩ công an để tạo điều kiện cho T
và S chạy thoát thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với M có thay đổi không? Vì sao?
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2024
BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
ThS. Phạm Việt Nghĩa