-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhóm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.....................................................
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1
Câu 1. Định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi
của A và B?..............................................................................2
1.1. Định tội danh đối với hành vi của A và B..................2
1.2. Định khung hình phạt5đối với hành vi của A và B....3
Câu 2. Giả sử sau khi siết cổ, tưởng cháu C đã chết nên A
và B bỏ đi, rất may có người phát hiện kịp thời nên đưa
cháu C đi cấp cứu kịp thời thì tội danh và mức hình phạt
cao nhất đối với hành vi của A và B có thay đổi không?...5
2.1. Tội danh của A và B......................................................5
2.2. Mức hình phạt cao nhất của A và B (theo tội danh ở
Câu 1)....................................................................................6
2.3. Sự thay đổi về mức hình phạt cao nhất của A và B. 7
Câu 3: Giả sử trước khi thực hiện hành vi phạm tội lần
này, A vừa chấp nhận xong hình phạt 4 năm tù về tội
cướp giật tài sản, chưa được xóa án tích và đã thực hiện
hành vi phạm tội như trên thì trường hợp phạm tội lần
này của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?...............8
3.1. Trường hợp thứ nhất.................................................9
3.2. Trường hợp thứ hai....................................................9
3.3. Trường hợp thứ ba...................................................10
3.4. Trường hợp thứ tư....................................................11
KẾT LUẬN...............................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật hình sự BLHS Cấu thành tội phạm CTTP Trách nhiệm hình sự TNHS
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
2. Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội pham, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
3. Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS bao gồm năng lực nhận
thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi
chịu trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi phạm tội.
4. Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra bên trong người phạm tội.
5. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong
luật hình sự, do người có năng lực TNHS thực hiện và phải chịu hình phạt
6. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong bộ luật hình sự hiện hành, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý bằng cách dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ.
7. Khung hình phạt là giới hạn phạm vi các loại cũng như mức hình phạt
được pháp luật quy định cho phép Tòa án lựa chọn trong đó hình phạt cụ
thể áp dụng cho người phạm tội
8. Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả
dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
9. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
10.Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
11.Tái phạm nguy hiểm là:
a. Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b. Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.1
12.“Nhiều người hiếp một người” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141 và
điểm b khoản 3 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là trường hợp 02 người trở
lên hiếp dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người hiếp một người”,
nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau hiếp
dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi hiếp dâm.
Không coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên
câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người hiếp dâm (trường hợp này là đồng phạm).2
1 Điều 53 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017
2 Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP LỜI MỞ ĐẦU
Trong công tác khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ
án có người phạm các tội như hiếp dâm người dưới 16 tuổi, giết
người đang ngày càng gia tăng về tính chất, mức độ. Đây là một
trong những chủ đề nhức nhối được pháp luật cũng như dư luận
quan tâm và lên án. Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi và
hành vi giết người là những tội có những hậu quả về tâm lí, vật
chất xã hội rất lớn đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng tác động
tiêu cực đến sự phát triển của xã hội, cũng như giá trị văn hóa
đạo đức. Đây là một hành vi mà pháp luật cần nghiêm khắc xử
lí nhằm bảo vệ trẻ em thoát khỏi các hành vi xâm phạm đến
tính mạng, sức khoẻ. Sau đây nhóm 03 sẽ đi sâu vào phân tích
một tình huống cụ thể của vấn đề này từ đó đưa ra các khung
hình phạt thích đáng cho người phạm tội. 1
Câu 1. Định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của A và B?
1.1. Định tội danh đối với hành vi của A và B5
A và B phải chịu tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo
Điều 142 BLHS năm 2015 và tội giết người theo Điều 123 BLHS năm 2015.Y
a. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
A (25 tuổi) và B (17 tuổi)Y phạm tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 142 BLHS
năm 2015:“Nhiều người hiếp một người” 3vì:Y Mặt khách quan:
A và B đã có hành vi thỏa mãn với hành vi CTTP cơ bản, cụ
thể là dùng vũ lực để khống chế, bịt miệng C kéo vào gốc cây
khiến C mất khả năng kháng cự và thay nhau thực hiện hành vi
giao cấu trái với ý muốn 4của C.Y Mặt chủ quan:
A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Ở đây, A và
B có hành vi xuất phát từ ý thức chủ quan của người phạm tội,
mong muốn thực hiện hành vi phạm tội nhằm thỏa mãn dục
vọng dù biết đây là hành vi vi phạm pháp luật. Chủ thể:
A (25 tuổi) và B (17 tuổi) là người đủ từ 16 tuổi trở lên,
không bị hạn chế về năng lực nhận thức và điều khiển hành vi,
có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm
3 Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số điều quy định tại các điều 141, 142,
143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục ngưới dưới 18 tuổi
4 Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định về: “Giao cấu” quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản
1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập
của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. 2
tội nên theo khoản 1 Điều 12 BLHS năm 2015 5thì A và B đều phải chịu TNHS.Y Khách thể:
YHành vi của A và B xâm phạm đến quan hệ nhân thân
được Luật hình sự bảo vệ, xâm phạm đến quyền tự do và bất
khả xâm phạm về tình dục của người dưới 16 tuổi; xâm phạm
đến quá trình hình thành, phát triển tâm sinh lý và sức khỏe của người dưới 16 tuổi. b. Tội giết người
Hành vi của A và B được xác định là tội giết người theo
Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 căn cứ vào những điểm sau:Y Mặt khách quan:
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt
tính mạng người khác trái pháp luật. Ở đây A và B đã có hành
động trực tiếp là siết cổ muốn gây ra cái chết cho C. Hậu quả
của hành vi này là hậu quả chết người, chấm dứt sự sống của C.
Đối tượng tác động của hành vi tước đoạt tính mạng trong
tội giết người là người khác và người đó đang sống. Cụ thể trong
trường hợp trên, đối tượng tác động của hành vi tước đoạt tính
mạng trái pháp luật của A và B là C - 1 người vẫn đang sống. Mặt chủ quan:
Lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. Ở đây A và B
với mục đích là để che giấu hành vi phạm tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi trước đó nên đã thực hiện hành vi giết người. A và
B có thể thấy trước hậu quả chết người sẽ xảy ra nhưng vì mong
muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành động “siết cổ C” làm C chết.
5 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 3 Chủ thể:
A (25 tuổi) và B (17 tuổi) là người đủ từ 16 tuổi trở lên,
không bị hạn chế về năng lực nhận thức và điều khiển hành vi,
có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm
tội nên theo khoản 1 Điều 12 BLHS năm 2015 thì A và B đều phải chịu TNHS.Y Khách thể:
Hành vi của A và B xâm phạm đến quyền được tôn trọng
bảo vệ về tính mạng con người, xâm phạm đến quyền sống của
con người được Luật Hình sự bảo vệ.
1.2. Định khung hình phạt5đối với hành vi của A và B
a. Định khung hình phạt với A (25 tuổi)
Đối với A 25 tuổi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy:
Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Theo quy định tại
Điều 142 BLHS năm 2015 thì tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
có thể đối diện khung hình phạt cơ bản là bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm. Nhưng vì hành vi của A và B là “nhiều người hiếp
một người” thuộc tình tiết tăng nặng định khung được quy định
tại điểm b khoản 3 Điều 142 năm BLHS 2015 nên đối với
hành vi này A sẽ phải đối diện với khung hình phạtYlà “...bị phạt
tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Đây là tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng (điểm d Khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015).6
Đối với tội giết người: A phải chịu tội giết người có tình tiết
tăng nặng theo điểm b, e, g khoản 1 Điều 123 năm BLHS
6 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này,
tội phạm được phân thành 4 loại sau đây: d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy
là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 4
2015. Do đó khung hình phạt đối với hành vi của A là bị phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Thêm vào đó, ở trường hợp này A đã giết C (15 tuổi) là
người dưới 16 tuổi nhằm che giấu 1 tội phạm khác (tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi) và được thực hiện ngay sau một tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng (điểm b Khoản 3 Điều 142 BLHS năm
2015 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi). Vì vậy A phải chịu tội
giết người có tình tiết tăng nặng theo Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
b) Giết người dưới 16 tuổi;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực
hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác…”
b. Định khung hình phạt đối với B (17 tuổi)
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: B phải chịu tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi có tình tiết tăng nặng định khung theo
điểm b khoản 3 Điều 142 BLHS năm 2015 đó là “nhiều
người hiếp một người”. Do đó B sẽ phải đối diện với khung hình
phạt là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội giết người: B phải chịu tội giết người có tình tiết tăng
nặng theo điểm b, e, g Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015.
Do đó khung hình phạt đối với hành vi của B là bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Y 5
Câu 2. Giả sử sau khi siết cổ, tưởng cháu C đã chết nên A
và B bỏ đi, rất may có người phát hiện kịp thời nên đưa
cháu C đi cấp cứu kịp thời thì tội danh và mức hình phạt
cao nhất đối với hành vi của A và B có thay đổi không?
2.1. Tội danh của A và B
Giả sử sau khi siết cổ, tưởng cháu C chết nên A và B đã bỏ
đi, rất may có người phát hiện kịp thời nên đưa cháu C đi cấp
cứu kịp thời nên hậu quả chết người chưa xảy ra. Như vậy tội
danh của A và B cũng có sự thay đổi.
Thứ nhất, theo Điều 142 BLHS năm 2015 thì đối với tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi của A và B không thay đổi. A và B
vẫn phải chịu TNHS về tội này.Y
Thứ hai, theo quy định tại Điều 15 BLHS năm 2015 7thì A
và B vẫn phải chịu TNHS về tội giết người. Ngoài ra A và B thực
hiện hành vi giết người theo Khoản 1 Điều 123 BLHS năm
2015 và có tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm b, e, g
Khoản này (như đã phân tích ở Câu 1). Tuy nhiên ở đây có sự
thay đổi về tội danh. Do sau khi siết cổ cháu C, A và B nghĩ rằng
cháu C đã chết nên bỏ đi nhưng cháu C lại được người phát hiện
kịp thời dẫn đến hậu quả chết người chưa xảy ra. Đây là trường
hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, cụ thể ở đây là tội giết
người chưa đạt. A và B đã thực hiện hết những hành vi cần thiết
để gây ra hậu quả chết người (siết cổ C), nhưng hậu quả chết
người đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn (cháu C
được đưa đi cấp cứu kịp thời).
2.2. Mức hình phạt cao nhất của A và B (theo tội danh ở Câu 1)5
a. Với tội danh của A:5
7 Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. 6
Với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Theo quy định tại điểm
b Khoản 3 Điều 142 BLHS năm 20158 thì mức phạt cao nhất
đối với hành vi của A là tử hình.Y
Với tội giết người: mức hình phạt cao nhất của A đối với tội
này là tử hình (theo quy định tại điểm b, e, g Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015).Y
Tổng hợp hình phạt của A: Căn cứ vào nguyên tắc tổng
hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo điểm d
Khoản 1 Điều 55 BLHS năm 2015: “Nếu hình phạt nặng nhất
trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là
tử hình”. A đã phạm 02 tội đó là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
(Điều 142 BLHS năm 2015) và tội giết người (Điều 123
BLHS năm 2015), mức hình phạt cao nhất của cả 02 tội trên
đều là tử hình. Do vậy, mức hình phạt cao nhất đối với A là tử hình.
b. Với tội danh của B:
Với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: theo quy định tại
điểm b Khoản 3 Điều 142 BLHS năm 2015 thì mức hình
phạt cao nhất đối với B là tử hình. Tuy nhiên B là người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi nên căn cứ vào Khoản 5 Điều 91 BLHS
năm 2015: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội” và Khoản 1 Điều 101 BLHS năm
2015 9thì mức hình phạt cao nhất của B trong trường hợp này là
không thay đổi, không quá 18 năm tù (cao nhất là 18 năm tù giam).
8 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: b) Nhiều người hiếp một người
9 Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau: 1. Đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; 7
Với tội giết người: tội của B được quy định tại điểm b, e, g
Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015, mức hình phạt cao nhất
đối với tội này là tử hình. Theo Khoản 5 Điều 91 BLHS năm
2015 thì không được áp dụng hình phạt tử hình đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội, ở đây B dưới 18 tuổi nên căn cứ vào
Khoản 1 Điều 101 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao
nhất đối với B là không quá 18 năm tù giam.Y
Tổng hợp hình phạt đối với tội danh của B: Theo quy tắc
tổng hợp hình phạt thì hình phạt của B sẽ là: 18 + 18 = 30 năm
tù giam (điểm a Khoản 1 Điều 55 BLHS năm 201510). Tuy
nhiên, B dưới 18 tuổi nên căn cứ vào Khoản 1 Điều 103 BLHS
năm 2015: “Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối
với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội” thì hình
phạt cao nhất đối với B trong trường hợp này là 18 năm tù.
2.3. Sự thay đổi về mức hình phạt cao nhất của A và B:
a. Với tội danh của A (25 tuổi):
Với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: A đã thực hiện xong
hành vi hiếp dâm cháu C dưới 16 tuổi, tội phạm đã hoàn thành
và mức hình phạt cao nhất của A không thay đổi, vẫn là tử hình.
Với tội giết người chưa đạt đã hoàn thành: căn cứ vào
Khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 11 thì mức hình phạt đối
với A trong tội giết người chưa đạt đã hoàn thành là không quá
20 năm tù, cao nhất là 20 năm tù giam đối với hành vi giết
người chưa đạt đã hoàn thành của A, đã có sự thay đổi từ tử hình sang 20 năm tù giam.
10 Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp
hình phạt theo quy định sau đây: 1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không
giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung
không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
11 3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù
chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt
không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. 8
Tổng hợp hình phạt đối với tội danh của A: Căn cứ vào điểm
d Khoản 1 Điều 55 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao
nhất đối với A là tử hình - không thay đổi so với mức hình phạt ban đầu.
b. Với tội danh của B (17 tuổi)
Với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: tội phạm đã hoàn thành
và hình phạt cao nhất của B không thay đổi, cao nhất là 18 năm tù giam.
Với tội giết người chưa đạt đã hoàn thành: Trong trường hợp
này B lại phạm tội giết người chưa đạt đã hoàn thành, căn cứ
vào Khoản 3 Điều 102 BLHS năm 2015: “Mức hình phạt cao
nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm
tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định
tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này” và Khoản 1 Điều
101 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao nhất đối với B
trong tội giết người chưa đạt đã hoàn thành là: 18 x ½ = 9 năm
tù. Mức hình phạt cao nhất đối với B đã thay đổi từ 18 năm tù giam thành 9 năm tù giam.Y
Tổng hợp hình phạt đối với B: Theo quy tắc tổng hợp hình
phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì hình phạt của B sẽ là:
18 + 9 = 27 năm tù giam (điểm a Khoản 1 Điều 55 BLHS
2015). Tuy nhiên, B dưới 18 tuổi nên căn cứ vào Khoản 1 Điều
103 BLHS 2015 :“…Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì
mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18
năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội…”
thì hình phạt cao nhất đối với B là 18 năm tù - hình phạt không
có sự thay đổi so với ban đầu. 9
Câu 3: Giả sử trước khi thực hiện hành vi phạm tội lần
này, A vừa chấp nhận xong hình phạt 4 năm tù về tội
cướp giật tài sản, chưa được xóa án tích và đã thực hiện
hành vi phạm tội như trên thì trường hợp phạm tội lần
này của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Theo Điều 53 BLHS năm 2015 quy định về tái phạm, tái
phạm nguy hiểm,Yđể xác định hành vi phạm tội của A là tái
phạm hay tái phạm nguy hiểm, cần xem xét tội cướp giật tài
sản mà A đã phạm trước đó là loại tội gì. Dựa trên quy định tại
Khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 12về phân loại tội phạm ta
thấy để phân loại tội phạm cần căn cứ vào mức cao nhất của
khung hình phạt chứ không thể dựa vào hình phạt cụ thể mà
Tòa án đã tuyên cho A (4 năm tù). Ta có thể chia thành các trường hợp sau:Y
53.1. Trường hợp thứ nhấtY
Nếu trước đó A đã phạm tội cướp giật tài sản thuộc Khoản
1 Điều 171 BLHS năm 2015:“1. Người nào cướp giật tài sản
của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” thì khung
hình phạt được quy định ở khoản này là phạt tù từ 01 năm đến
05 năm. Mức cao nhất của khung hình phạt là 05 năm, như vậy
tội mà A đã phạm là loại tội phạm nghiêm trọng (căn cứ vào
Điểm b Khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015).Y
12 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật
này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
a. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
c. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất
của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức
cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.” 10
Khi chưa được xóa án tích, A đã tiếp tục phạm 02 tội đó là
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại điểm b
Khoản 3 Điều 142 BLHS năm 2015 và Tội giết người theo
quy định tại điểm b, e, g Khoản 1 Điều 123 BLHS năm
2015. Mức phạt cao nhất được quy định tại Khoản 3 Điều 142
và Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 đều là tử hình, nên
theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS thì đây là loại
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Y
Trong trường hợp này, căn cứ vào việc A từng bị kết án về
tội phạm nghiêm trọng (Tội cướp giật tài sản), chưa được xóa án
tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý (đã phân tích
tại câu trên), nên xác định hành vi của A là tái phạm theo quy
định tại khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015.
53.2. Trường hợp thứ hai
Nếu trước đó A đã phạm tội cướp giật tài sản thuộc Khoản
2 Điều 171 BLHS năm 2015 thì khung hình phạt được quy
định ở khoản này là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Mức cao
nhất của khung hình phạt là 10 năm, như vậy tội mà A đã phạm
là loại tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ vào điểm c Khoản 1
Điều 9 BLHS năm 2015).Y
Khi chưa được xóa án tích, A đã tiếp tục phạm 02 tội đó là
“Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo quy định tại điểm b
Khoản 3 Điều 142 BLHS năm 2015 và “Tội giết người” theo
quy định tại điểm b, e, g Khoản 1 Điều 123 BLHS năm
2015. Mức phạt cao nhất được quy định tại Khoản 3 Điều 142
và Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 đều là tử hình, nên
theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 thì
đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp
này, căn cứ vào việc A từng bị kết án về tội phạm rất nghiêm 11
trọng (Tội cướp giật tài sản), chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội về tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, nên
xác định hành vi của A là tái phạm nguy hiểm theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015.
3.3. Trường hợp thứ ba
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định:
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất
hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với
người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng
phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
Nếu A đã có hành vi phạm tội cướp giật tài sản theo quy
định tại khoản 3 Điều 171 BLHS năm 2015 (có mức cao nhất
của khung hình phạt là 15 năm tù, tương ứng đây là tội phạm
rất nghiêm trọng, căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 9 BLHS
năm 2015) nhưng có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định
tại Điều 51 BLHS năm 2015 hoặc A phạm tội lần đầu, là đồng
phạm với vai trò là người giúp sức có vai trò không đáng kể thì
Tòa án có thể căn cứ để quyết định hình phạt là 04 năm tù.
Trong trường hợp trên, A đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý (Tội cướp giật tài sản), chưa được xóa án tích mà
có hành vi phạm tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi và Tội giết người) do lỗi cố ý, nên hành 12
vi của A được xác định là tái phạm nguy hiểm theo quy định tại
điểm a Khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015.
53.4. Trường hợp thứ tư
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015:
Nếu A đã có hành vi phạm tội cướp giật tài sản theo quy
định tại Khoản 4 Điều 171 BLHS năm 2015 (có mức cao nhất
của khung hình phạt là tù chung thân, tương ứng đây là tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, căn cứ vào điểm d Khoản 1
Điều 9 BLHS năm 2015) nhưng A phạm tội lần đầu, là đồng
phạm với vai trò là người giúp sức có vai trò không đáng kể thì
Tòa án có thể căn cứ để quyết định hình phạt là 04 năm tù.
Trong trường hợp trên, A đã bị kết án về tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý (Tội cướp giật tài sản), chưa được xóa án
tích mà có hành vi phạm tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
(Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giết người) do lỗi cố ý,
nên hành vi của A được xác định là tái phạm nguy hiểm theo
quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015. 13 KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu tình huống trên ta có thể nhận thấy rằng hành vi
hiếp dâm người dưới 16 tuổi và hành vi giết người không những vi phạm
nghiêm trọng về mặt pháp luật mà còn thể hiện sự suy thoái nặng nề về mặt đạo
đức. Đây có lẽ là thách thức vô cùng lớn đặt ra đối với hệ thống pháp luật của
Việt Nam và thế giới. Để phòng ngừa, giảm thiểu, ngăn chặn vấn đề này chúng
ta cần đưa nội dung giáo dục giới tính vào các chương trình giảng dạy sao cho
phù hợp, các bậc cha mẹ thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con em mình để
nhận thấy những thay đổi tâm sinh lý, giáo dục cho con những kiến thức, kỹ
năng sống cần thiết và cách thức phòng vệ cũng như tự bảo vệ bản thân mình.
Trên đây là kết quả nghiên cứu của nhóm 03 về Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi và Tội giết người. Bài làm còn nhiều
thiếu sót do kinh nghiệm chúng em còn hạn chế vì thế nhóm 03
chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để bài
làm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần các tội
phạm Quyển 1, Nxb.Tư pháp, 2022.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần chung, Nxb.Tư pháp, 2022.
3. Bộ Luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
4. Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số điều quy định tại
các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và việc xét xử vụ án
xâm hại tình dục ngưới dưới 18 tuổi.
5. Bàn về tô ri “Hiếp dâm người dười 16 tuổi” trong trường hợp phạm tô ri chưa
đạt. (2023, June 12). Lsvn.vn; Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam.
https://lsvn.vn/ba-n-ve-to-i-hie-p-dam-nguo-i-duo-i-16-tuo-i-trong-truo-ng-
ho-p-pha-m-to-i-chua-da-t-1686583138.html
6. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật Hình sự. (2023).
Thuvienphapluat.vn/Banan. https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/toi-hiep-
dam-nguoi-duoi-16-tuoi-theo-quy-dinh-bo-luat-hinh-su-7668
7. Vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. (2022,
February 23). Lsvn.vn; Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam.
https://lsvn.vn/mot-so-van-de-khi-quyet-dinh-hinh-phat-doi-voi-nguoi-duoi-
18-tuoi-pham-toi1645646639.html?fbclid=IwAR0zmpXA-zKRmQ-
enqZAL2BBtxOWAA0T2JqhiRJttLhEwi68yM7DDdHCEqM
8. TCKS số 13/2018. (2018, August 16). Bình luận tội giết người theo BLHS
năm 2015. Kiemsat.vn; kiemsat.vn. https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-giet- nguoi-theo-blhs-nam-2015 50490.html?
fbclid=IwAR0PoOPFID9q4XdPDUMTYwdp00TM1AnZSNz7CP6GIPsnE0v NMzLAYCaDeIU
9. Duy, N. (2022, November 23). Phạm tội giết người chưa đạt là gì theo quy
định 2023? Luật Sư X. https://luatsux.vn/pham-toi-giet-nguoi-chua-dat-la-gi/? 15