Bài tập nhóm - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
--------- BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ
CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ KHÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG, CHO VÍ DỤ VÀ PHÂN TÍCH Thừa Thiên Huế 2024. MỤC LỤC
DANH TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2 1.
Lời mở đầu..................................................................................................2 2.
Kết cấu đề tài..............................................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ
CHUYỂN NHƯỢNG VÀ CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ KHÁC......................4
1.1 Khái niệm về chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá
trị khác................................................................................................................4
1.1.1. Chiết khấu..............................................................................................4
1.1.2. Công cụ chuyển nhượng........................................................................4
1.1.3. Giấy tờ có giá.........................................................................................4
1.1.4. Chiếu khấu công cụ chuyển nhượng....................................................4
1.1.5. Chiết khấu giấy tờ có giá.......................................................................4
1.2. Đặc điểm của hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ
có giá khác của tổ chức tín dụng.......................................................................5
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN
NHƯỢNG VÀ CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ KHÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG.......................................................................6
2.1. Chủ thể tham gia giao dịch chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác...........................................................................................................5
2.1.1. Bên được chiết khấu..............................................................................6
2.1.2. Bên nhận chiết khấu..............................................................................6
2.2. Hình thức và nội dung của giao dịch chiết khấu công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác...............................................................................7
2.2.1. Hình thức giao dịch chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác............................................................................................................7
2.2.2. Nội dung giao dịch chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác............................................................................................................7
2.3. Điều kiện để công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác được đem đi
chiết khấu............................................................................................................9
2.4. Phương thức chiết khấu............................................................................11
2.5. Thủ tục chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác...........12
2.6. Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá khác.........................................................................14
2.7. Giá, thời hạn, lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan.....................16
2.8. Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng........16
CHƯƠNG III: VÍ DỤ VÀ PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU
CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ KHÁC CỦA TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG.................................................17
3.1. Ví dụ và phân tích về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và
giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng........................17
3.1.1. Ví dụ.....................................................................................................17
3.1.2. Phân tích ví dụ.....................................................................................17
3.2. Một số bất cập và giải pháp......................................................................21
3.2.1. Bất cập..................................................................................................21
3.2.2. Giải pháp..............................................................................................22
KẾT LUẬN..........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................22 DANH TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần TCTC Tổ chức tín dụng GTCG Giấy tờ có giá CCCN Công cụ chuyển nhượng 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu
Pháp luật về chiết khấu về công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực
tài chính và ngân hàng. Trên thực tế, tổ chức tín dụng thường áp dụng các chính
sách chiết khấu để thu hút khách hàng và tăng cường quy mô hoạt động kinh
doanh của mình. Chiết khấu về công cụ chuyển nhượng bao gồm các hoạt động mà
tổ chức tín dụng thực hiện để giảm giá trị của công cụ chuyển nhượng cho khách
hàng. Điều này thường được thực hiện nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng
các dịch vụ hoặc sản phẩm của tổ chức tín dụng. Các giấy tờ có giá khác là các tài
sản tài chính khác nhau mà tổ chức tín dụng có thể cung cấp cho khách hàng. Đây
có thể là các chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng chỉ thanh toán và
nhiều loại tài sản tài chính khác. Tổ chức tín dụng có thể áp dụng chiết khấu để
giảm giá trị của các giấy tờ này nhằm thu hút khách hàng và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao dịch. Pháp luật điều chỉnh việc chiết khấu về công cụ chuyển
nhượng và các giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm
bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong các
giao dịch tài chính. Các quy định và quyền lợi cụ thể có thể khác nhau từ quốc gia
này sang quốc gia khác, tùy thuộc vào hệ thống pháp luật tài chính của từng quốc gia.
Chính vì vậy nhóm tôi đã chọn chủ đề “Pháp luật về hoạt động chiết khấu
công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng”. Trong chủ đề này ta sẽ nghiên cứu về khái quát chung, pháp luật
của hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác của tổ
chức tín dụng, sau đó phân tích một ví dụ cụ thể. Cuối cùng, từ đó rút ra những
hạn chế và giải pháp trong hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các
giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
2. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau: 2
Chương 1: Khái quát chung về chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá trị khác.
Chương 2: Pháp luật về chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có
giá trị khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Chương 3: Ví dụ và phân tích về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng
và giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ
CHUYỂN NHƯỢNG VÀ CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ KHÁC
1.1 .Khái niệm về chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá trị khác 1.1.1. Chiết khấu
Căn cứ theo Khoản 19 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Chiết khấu là
việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.”
1.1.2. Công cụ chuyển nhượng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức các công cụ chuyển nhượng
2005 quy định: “Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh
toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời
điểm nhất định”. Nó thuộc quyền sở hữu của khách hàng tức công cụ chuyển
nhượng được phát hành hợp pháp và quyền hưởng thụ hợp pháp. Chuyển nhượng
là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho
người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này.
1.1.3. Giấy tờ có giá
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: “Giấy tờ
có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có
giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi
và các điều kiện khác”.
1.1.4. Chiếu khấu công cụ chuyển nhượng
Căn cứ theo Khoản 14 Điều 4 luật các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định:
“Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển
nhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”.
Chiết khấu công cụ chuyển nhượng bao gồm: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu
nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định của
pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2016/VBHN-NHNN.
1.1.5. Chiết khấu giấy tờ có giá
Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: “Chiết khấu 4
giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá
còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu).”
Chiết khấu giấy tờ có giá khác bao gồm: Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có
giá khác được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2016/VBHN-NHNN.
1.2. Đặc điểm của hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có
giá khác của tổ chức tín dụng
Một là, về chủ thể, bên cung ứng dịch vụ là tổ chức tín dụng nhận chiết khấu
và bên thụ hưởng tín dụng là khách hàng xin chiết khấu nhưng nghĩa vụ hoàn trả
tiền vay lại được chuyển giao cho người thứ ba chính là người mắc nợ theo công
cụ chuyển nhượng hoặc giấy tờ có giá khác thực hiện.
Hai là, về hình thức pháp lý, tuy cũng là nghiệp vụ cấp tín dụng nhưng hoạt
động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng
chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác, chứ không phải là hợp đồng tín dụng.
Ba là, về quy trình nghiệp vụ công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác,
ngoài thủ tục thẩm định hồ sơ chiết khấu, khách hàng được chiết khấu còn phải
làm thêm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua là tổ
chức tín dụng để nhận được khoản tiền bán giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng thanh toán.
Bốn là, đối tượng chiết khấu. Pháp luật về chiết khấu công cụ chuyển nhượng
giấy tờ có giá khác quy định cụ thể từng đối tượng công cụ chuyển nhượng giấy tờ
có giá khác được chiết khấu.
Năm là, về giá chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác mặc dù
về nguyên tắc các bên tham gia hợp đồng chiến khấu có quyền thỏa thuận với nhau
về giá bán nhưng trên thực tế, giá bán của giấy tờ có giá bao giờ cũng thấp hơn giá
trị của giấy tờ có giá được mua bán.1
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN
NHƯỢNG VÀ CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ KHÁC CỦA TỔ CHỨC
1 Tài liệu học tập Luật Ngân hàng, Ths. Viên Thế Giang (Chủ biên), Ths. Lê Thị Thảo, Ths. Trần Thế Hệ, 2013. 5
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
2.1. Chủ thể tham gia giao dịch chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
2.1.1. Bên được chiết khấu
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN
“Khách hàng chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là người
thụ hưởng công cụ chuyển nhượng được phép giao dịch tại Việt Nam, chủ sở hữu
giấy tờ có giá được phát hành trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là khách hàng), bao gồm:
- Tổ chức trong nước (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài) và cá nhân trong nước;
- Pháp nhân, cá nhân nước ngoài đang hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt
Nam, có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự về năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân, cá nhân nước ngoài.”
2.1.2. Bên nhận chiết khấu
Bên nhận chiết khấu là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
- Điều kiện về tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ chiết khấu công cụ
chuyển nhượng và các loại giấy tờ có giá khác. Theo đó, chỉ những tổ chức tín
dụng sau mới được thực hiện nghiệp vụ chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các
loại giấy tờ có giá khác a) Ngân hàng thương mại b) Công ty tài chính
c) Công ty cho thuê tài chính và ngân hàng hợp tác xã khi được Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Điều kiện về giấy phép pháp luật hiện hành quy định: Trong Giấy phép thành
lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung cấp tín
dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác.
- Quy định về quy định nội bộ để thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân 6
hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác phải có quy định nội bộ để thực hiện hoạt
động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác phù hợp với quy định
tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật liên quan.
Khi thực hiện chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro đối với số tiền chiết khấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.2
2.2. Hình thức và nội dung của giao dịch chiết khấu công cụ chuyển nhượng,
giấy tờ có giá khác
2.2.1. Hình thức giao dịch chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
Hình thức của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng chiết khấu/tái
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2013/TT-NHNN thì: “Hợp đồng
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là văn bản thỏa thuận giữa
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng nhằm xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc chiết khấu (sau đây
gọi tắt là hợp đồng chiết khấu).”
2.2.2. Nội dung giao dịch chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
Căn cứ theo Điều 12 Thông số 33/2016 VBHN-NHNN về: “Hợp đồng chiết
khấu bao gồm các nội dung chính sau: tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động chiết khấu; tên, địa chỉ của khách
hàng; số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/mã số thuế của khách hàng; các
thông tin chính của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu;
giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết khấu; thời hạn
chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ của các
2 Tài liệu học tập Luật Ngân hàng, Ths. Viên Thế Giang (Chủ biên), Ths. Lê Thị Thảo, Ths. Trần Thế Hệ, 2013. 7
bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm
hợp đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.”
Như vậy từ những quy định tại Điều 12 Thông tư 33/VBHN-NHNN thì nội dung hợp đồng bao gồm:
Thứ nhất: Điều khoản về chủ thể của hợp đồng: Trong hợp đồng, các bên phải
ghi rõ bên nhận chiết khấu là tổ chức tín dụng nào (tên, trụ sở, số điện thoại, số
fax, người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) và bên được chiết
khấu là tổ chức, cá nhân nào (tên, địa chỉ, điện thoại, đại diện theo pháp luật hoặc
theo ủy quyền nếu là pháp nhân).
Thứ hai: Điều khoản về đối tượng của hợp đồng: Thông thường, trong hợp
đồng các bên không cần ghi cụ thể loại giấy tờ có giá nào được chấp nhận chiết
khấu vì đã có bảng kê giấy tờ có giá kèm theo bản gốc giấy tờ có giá xin chiết khấu.
Thứ ba: Điều khoản về giá cả: Trong hợp đồng, các bên cần ghi rõ lãi suất
chiết khấu đối với từng loại giấy tờ có giá, các chi phí khác, tổng mệnh giá được
chiết khấu, số tiền lợi tức bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại khách hàng được hưởng.
Lãi suất chiết khấu do các bên thỏa thuận phải phù hợp với lãi suất định hướng do NHNN quy định.
Thứ tư: Điều khoản về phương thức thanh toán: Về điều khoản này, các bên có
thể thỏa thuận một trong các phương thức thanh toán như chuyển số tiền mà khách
hàng được hưởng và tài khoản tiền gửi của họ hoặc trả bằng tiền mặt.
Thứ năm: Điều khoản về thời hạn chiết khấu: Do tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn
thanh toán còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác; đối với giấy tờ
có giá khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác phát hành, thời hạn
chiết khấu tối đa là dưới 01 năm.
Thứ sáu: Điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng: Đây là
điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện
pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải, hoặc lựa chọn
cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu các bên không quy định 8
về điều khoản này thì tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Về đồng tiền chiết khấu pháp luật hiện hành phân biệt hai trường hợp:
- Trường hợp công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác ghi trả bằng đồng
Việt Nam, thì đồng tiền chiết khấu là đồng Việt Nam.
- Trường hợp công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác ghi trả bằng ngoại
tệ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thực hiện như
sau: i) Chiết khấu bằng ngoại tệ ghi trả trên công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác đối với khách hàng được phép thu và sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt
Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc khách hàng sử dụng
tiền chiết khấu để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền
giao dịch phải bằng ngoại tệ; ii) Chiết khấu bằng đồng Việt Nam đối với khách
hàng không được phép thu và sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy
định của pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc khách hàng có nhu cầu chiết khấu bằng đồng Việt Nam.3
2.3. Điều kiện để công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác được đem đi chiết khấu
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN quy định về tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết khấu các công cụ
chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở nước ngoài được chuyển
nhượng ở Việt Nam, bao gồm: a) Hối phiếu đòi nợ; b) Hối phiếu nhận nợ; c) Séc;
d) Các loại công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN quy định về tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết khấu các giấy tờ có giá khác, bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
3 Tài liệu học tập Luật Ngân hàng, Ths. Viên Thế Giang (Chủ biên), Ths. Lê Thị Thảo, Ths. Trần Thế Hệ, 2013. 9
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trái phiếu Chính quyền địa phương;
đ) Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết
khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều kiện chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác được quy
định tại Điều 7 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN.
Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN công cụ chuyển
nhượng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận chiết khấu
khi có đủ các điều kiện sau:
“a) Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp
luật của nước phát hành hoặc tập quán thương mại quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam;
b) Thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng, không có tranh chấp,
không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
c) Trên công cụ chuyển nhượng không ghi cụm từ “Không được chuyển
nhượng”, “Cấm chuyển nhượng”, “Không trả theo lệnh” hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự;
d) Chưa đến hạn thanh toán;
đ) Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.”
Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN giấy tờ có giá khác
được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau:
“a) Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; không có tranh chấp, không
sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
c) Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng,
cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác) theo quy định của pháp luật; 10
d) Chưa đến hạn thanh toán;
đ) Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.”
2.4. Phương thức chiết khấu
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận,
lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN thì: “Mua có
kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng
thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác
đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.”
Về phương thức, khách hàng phải chuyển giao ngay quyền sở hữu giấy tờ có
giá cho tổ chức tín dụng nhưng có cam kết sẽ mua lại chính các giấy tờ có giá đó
trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian này tính từ khi hợp đồng chiết
khấu có hiệu lực cho đến khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán). Do các bên có
thoả thuận mua, bán lại giấy tờ có giá đã chiết khấu nên cả hai bên đều bị ràng buộc với cam kết này.
Về phía khách hàng, họ có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có
giá đã chiết khấu trong thời hạn cam kết mua lại.
Về phía tổ chức tín dụng, cam kết bán lại giấy tờ có giá cho khách hàng, tổ
chức tín dụng bị hạn chế về khả năng định đoạt đối với các giấy tờ có giá đã mua
(không thể chuyển nhượng giấy tờ có giá đã mua cho bất kì chủ thể nào khác ngoài
chủ thể duy nhất là khách hàng, trong thời hạn đã cam kết tại hợp đồng chiết khấu).
Trường hợp nếu đến hạn mua lại mà khách hàng không thực hiện cam kết mua
lại hoặc tổ chức tín dụng không thực hiện cam kết bán lại thì có nghĩa là các chủ
thể này đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và do đó họ sẽ bị áp dụng các chế tài tương
ứng theo thoả thuận trong hợp đồng chiết khấu hoặc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN thì: “Mua có
bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ 11
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng;
khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu
và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường
hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ
số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển
nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác.”
Về bản chất, chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi là thoả thuận, theo đó tổ
chức tín dụng và khách hàng cam kết sẽ trao cho tổ chức tín dụng quyền được truy
đòi đối với khách hàng xin chiết khấu nếu đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá
mà người có nghĩa vụ thanh toán theo giấy tờ có giá không thực hiện nghĩa vụ trả
nợ cho tổ chức tín dụng.
Với điều khoản cho phép tổ chức tín dụng được quyền truy đòi, khách hàng
xin chiết khấu sẽ tiếp tục bị ràng buộc với món nợ phát sinh từ giấy tờ có giá đã
được chiết khấu. Nói cách khác, sau khi đã hoàn tất thủ tục “bán” giấy tờ có giá
cho tổ chức tín dụng theo phương thức chiết khấu, khách hàng vẫn chưa thoát khỏi
sự ràng buộc với món nợ mà mình đã chuyển nhượng cho tổ chức tín dụng, nghĩa
là vẫn có thể bị tổ chức tín dụng “truy đòi” nếu đến hạn mà người có nghĩa vụ trả
tiền theo giấy tờ có giá không thực hiện nghĩa vụ của họ đối với tổ chức tín dụng.
2.5. Thủ tục chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
Căn cứ Điều 14 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN quy định về thủ tục như sau:
“1. Khi nhận được đề nghị của khách hàng về việc chiết khấu công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
thẩm định đánh giá mục đích sử dụng tiền chiết khấu, khả năng tài chính của
khách hàng và khả năng thanh toán của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác để quyết định việc nhận chiết khấu. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài yêu cầu khách hàng chứng minh công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác có đủ điều kiện chiết khấu theo quy định của pháp luật.
2. Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận chiết
khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác cho khách hàng, khách hàng
chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển
nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh 12
ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn, khi khách hàng
hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác,
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển giao ngay và thực hiện
các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy
tờ có giá khác cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
4. Trình tự, thủ tục chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
được quy định cụ thể trong quy định nội bộ về hoạt động chiết khấu của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Thủ tục được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau đây:
Xuất trình chứng từ một cách hợp lệ để
đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ. Đến hạn thanh toán Xin CK (Lập hồ sơ) Khách hàng Tổ chức tín dụng Xem xét Kiểm tra Chấp thuận Không chấp thuận Khách hàng Thủ tục
2.6. Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ chiết khấu công cụ chuyển Trả số tiền còn lại
nhượng và giấy tờ có giá khác mà khách hàng được hưởng vào tài
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN quy định về các quyền khoản tiền gửi của
và nghĩa vụ của khách hàng như sau:
“1. Khách hàng có quyền:
a) Quyết định lựa chọn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để
đề nghị được chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác;
b) Có quyền từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng 13
nước ngoài không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu và quy định của pháp luật;
c) Nhận lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác từ tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu;
d) Được mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trước hạn chiết
khấu nếu được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp nhận;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng có nghĩa vụ:
a) Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
b) Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh công cụ chuyển nhượng, giấy
tờ có giá khác có đủ điều kiện thực hiện chiết khấu theo quy định tại Thông tư số
04/2013/TT-NHNN ngày 1/03/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định
về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
c) Cam kết bằng văn bản sử dụng tiền chiết khấu hợp pháp, chứng minh khả
năng tài chính đảm bảo mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo
thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
b) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 33/2016 VBHN-NHNN quy định về quyền và
nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác có đủ điều kiện thực hiện chiết khấu theo quy
định tại Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/03/2013 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 14
b) Yêu cầu khách hàng cam kết bằng văn bản sử dụng tiền chiết khấu hợp
pháp, chứng minh khả năng tài chính đảm bảo mua lại công cụ chuyển nhượng,
giấy tờ có giá khác theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
c) Từ chối yêu cầu chiết khấu của khách hàng nếu thấy công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác không đủ điều kiện để chiết khấu hoặc việc sử dụng
tiền chiết khấu không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có đủ nguồn vốn để chiết khấu.
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền chấm dứt việc
chiết khấu, thu hồi tiền chiết khấu trước thời hạn chiết khấu nếu phát hiện khách
hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng chiết khấu.
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền kiểm tra, giám
sát việc sử dụng tiền chiết khấu của khách hàng theo quy định của pháp luật.
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nghĩa vụ:
“a) Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu;
b) Làm thủ tục và thực hiện chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển
nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho khách hàng theo quy định của Luật
Các công cụ chuyển nhượng, pháp luật hiện hành có liên quan khi khách hàng
thanh toán đầy đủ số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí khác có liên quan;
c) Thực hiện bảo quản, sử dụng công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
theo quy định của pháp luật.”
2.7. Giá, thời hạn, lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 33/2016/VBHN-NHNN quy định về giá, thời
hạn, lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan như sau:
“1. Giá chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
khách hàng thỏa thuận trên cơ sở giá trị thanh toán khi đến hạn thanh toán, mức
độ rủi ro của công cụ chuyển nhượng, giá trị giấy tờ có giá khác, lãi suất chiết
khấu, thời hạn còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và các yếu tố khác. 15
2. Thời hạn chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của
công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác; đối với giấy tờ có giá khác do tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác phát hành, thời hạn chiết khấu tối đa là dưới 01 năm.
3. Lãi suất chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt
động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác do tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành.
4. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản tiền chiết khấu quá hạn do tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định và thỏa thuận với khách hàng
trong hợp đồng chiết khấu, nhưng không vượt quá 150% lãi suất chiết khấu đã áp
dụng trong thời hạn chiết khấu.”
2.8. Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng
Căn cứ theo Khoản 20 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về định
nghĩa tái chiết khấu như sau: “Tái chiết khấu là việc chiết khấu lại các công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.”
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-NHNN quy định về công
cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu như sau:
“1. Công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu khi:
a) Đã được bên được tái chiết khấu thực hiện chiết khấu đối với khách hàng
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển
nhượng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;
b) Thuộc sở hữu hợp pháp của bên được tái chiết khấu, được phép giao dịch
theo quy định của pháp luật, không có tranh chấp, không trong tình trạng đang
được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
c) Chưa đến hạn thanh toán;
d) Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.” 16
CHƯƠNG III: VÍ DỤ VÀ PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT
KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ KHÁC CỦA
TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
3.1. Ví dụ và phân tích về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và
giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng 3.1.1. Ví dụ
Ngày 11/02/2016 Anh Nguyễn Văn H trú tại số 11, đường Phan Chu Trinh,
Thành phố Huế là chủ sở hữu của 1000 trái phiếu Chính phủ (trái phiếu có mệnh
giá là 100.000 đồng căn cứ theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư 16/2019/TT-NHNN),
thời hạn thanh toán số trái phiếu trên là ngày 16/05/2018. Anh tới Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương – chi nhánh Thừa Thiên Huế để chiết khấu số
trái phiếu nói trên. Sau khi thỏa thuận với NHTMCP Công Thương đồng ý và 2
bên đã lập hợp đồng chiết khấu số 123/2016/HĐ-CK có nội dung như sau: giá
chiết khấu số trái phiếu nói trên là 90.000 đồng/ trái phiếu, lãi suất chiết khấu là
0,95%/ tháng (hai bên thỏa thuận), thời hạn chiết khấu là 12 tháng, tính từ ngày
17/02/2016 hai bên thỏa thuận ngày có hiệu lực của hợp đồng chiết khấu. Hợp
đồng chiết khấu có hiệu lực kể từ ngày 2 bên thỏa thuận thành công.
3.1.2. Phân tích ví dụ
Về chủ thể:
- Bên được chiết khấu: Anh H và anh có nhu cầu xin chiết khấu giấy tờ có giá
là trái phiếu chính phủ tại NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
(Điểm a Khoản 3 Điều 2 Thông Tư 33/2016/VBHN-NHNN).
+ Anh H là người xin chiết khấu phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự (Căn cứ Điều 19 Bộ luật dân sự 2015).
+ Giấy tờ có giá của anh H là trái phiếu chính phủ xin chiết khấu phải có đủ
tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật như:
Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chị; không có tranh chấp, không sử dụng để
cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm 17