-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhóm Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhóm Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT– ĐẠI HỌC HUẾ
University of law–Hue university ---o0o--- Bài Tập Nhóm Lớp : Luật kinh tế, K46G Môn : Luật Thương Mại 2 Giảng viên : Ths.Ngô Hữu Phúc Đề tài :
Quy định của pháp luật về chữ kí số. Một
số hợp đồng điện tử thương mại phổ biến hiện nay
Danh sách thành viên : Nhóm 1 ST Họ Tên Nhiệm vụ T 1 Võ Đông Cao Vương PowerPoint + Trò chơi 2 Võ Thụy Vi Nội dung + Word 3 Đặng Lương Thảo Nguyên Nội dung 4 Trần Hữu Hưng Nội dung 5 Phan Thị Yến Nhi Nội dung 6 Phan Thị Kim Chi Nội dung 7 Đàm Thị Trà My Nội dung 8 Nguyễn Thị Diễm Nội dung 9 Trần Lê Thanh Trinh Nội dung Mục Lục
A. MỞI ĐẦU..........................................................................................2
B. NỘI DUNG........................................................................................3
I. Tổng quan về chữ kí số...................................................................................3
1.1. Khái niệm về chữ kí số.....................................................................................3
1.2. Đặc điểm chữ kí số............................................................................................3
1.3. Vị trí và vai trò của chữ kí số:..........................................................................3
1.4. Ứng dụng chữ kí số...........................................................................................4
1.5. Phân loại chữ kí số............................................................................................5
II. Quy định của pháp luật về chữ kí số............................................................5
2.1. Giá trị pháp lý của chữ kí số....................................................................5
2.2. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ kí số...............................................6
2.2.1 Điều kiện đối với chữ kí số được sử dụng trong nước:..................................6
2.2.2. Điều kiện đối với chữ kí số nước ngoài:.......................................................6
2.2.3. Cách nhận biết chữ kí số có hay không giá trị pháp lý.................................7
2.3. Một số lưu ý về pháp lý cần biết trước khi sử sụng chữ kí số........................8
2.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chữ kí số.....................................................8
III. Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về chữ kí số................................................................................9
IV. Một số hợp đồng thương mại điện tử phổ biến hiện nay........................10
4.1. Khái quát về hợp đồng thương mại điện tử..................................................10
4.2. Một số hợp đồng thương mại điện tử phổ biến.............................................11
C. KẾT LUẬN......................................................................................12
Danh mục tài liệu tham khảo:.........................................................................12 1 2 A. MỞI ĐẦU
Mật mã học là một trong những vấn đề quan trộng trong lĩnh vực bảo mật và an toàn
thông tin. Và đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các lĩnh vực tình báo, quân sự,
ngoại giao, và đây cũng là một vấn đề đã được nghiên cứu hàng nghìn năm nay. Trên
thế giới, mật mã học được ra đời từ thời La Mã cổ đại và ngày càng được nguyên cứu,
phát triển đạt được những thành tựu to lớn. Trong mật mã hóa, vấn đề bảo mật luôn đi
đôi với vấn đề xác thực thông tin, đặc biệt trong hệ thống mã hóa khóa công khai vấn đề
xác thực là vô cùng quan trọng. Để giải quyết vấn đề trên người ta đưa ra một cách giải
Với sự bùng nổ mạng Internet hiện nay, mạng máy tính đang ngày càng đóng vai trò
thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của toàn xã hội, và khi nó trở thành phương tiện
điều hành các hệ thống thì nhu cầu bảo mật thông tin được đặt lên hàng đầu. Lúc này
việc bảo mật an toàn dữ liệu là vấn đề thời sự là một chủ đề rộng có liên quan đến nhiều
lĩnh .Để giải quyết vấn đề trên người ta đã đưa ra cách giải quyết hiệu quả đó là chữ ký
số. Việc sử dụng chữ ký số là một giải pháp hữu hiệu ngày càng được ứng dụng nhiều
trong thực tế, không chỉ giới hạn trong ngành công nghệ thông tin, mật mã học mà còn
được áp dụng nhiều trong lĩnh vực khác như ngân hàng, viễn thông...
Chính vì tính bảo mật cao chữ kí số hiện nay đã trở thành công cụ được các cá nhân,
tổ chức sử dụng ngày càng được phổ biến trong các giao dịch điện tử góp phần thúc đẩy
doanh số, gia tăng quy mô doanh nghiệp. Vậy chữ kí số là gì? Pháp luật nó có những
quy định như thế nào về chữ kí số? Và chữ kí số được sử dụng như thế nào trong các
hợp đồng thương mại điện tử phổ biến hiện nay? 3 B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về chữ kí số.
1.1. Khái niệm về chữ kí số.
- Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP nêu rõ:
“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông
điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông
điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công
khai trong cùng một cặp khóa;
Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
- Bên cạnh đó, nếu hiểu theo tính ứng dụng thì chữ ký số được hiểu là một loại chữ
ký điện tử. Chữ ký này sẽ thay thế hoàn toàn chữ ký thường bằng tay và sử dụng trên
các thiết bị điện tử.
- Các thuật toán chữ ký số cho phép xác định nguồn gốc, đảm bảo tính toàn vẹn của
dữ liệu dược truyền đi, đồng thời nó cũng bảo đảm tính không thể phủ nhận của thục thể đã kí thông tin
1.2. Đặc điểm chữ kí số.
*Chữ ký số có 4 đặc điểm nổi bật như sau:
- Tính xác thực: Thông qua chứng thư số của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chữ ký
số có thể giúp xác thực danh tính chủ nhân của chữ ký số.
- Tính bảo mật: Chữ ký số có tính bảo mật gần như tuyệt đối và thông tin không dễ bị
đánh cắp bởi các hacker. Vì chữ ký số có tới 2 lớp mã khóa bảo mật đó là khóa bí mật và khóa công khai.
- Tính toàn vẹn: Văn bản/tài liệu có chữ ký số chỉ có thể được mở bởi duy nhất một
người đó là người nhận văn bản/tài liệu đó. Vì vậy, trong môi trường giao dịch điện tử,
mọi thông tin của tài liệu/văn bản đều được đảm bảo toàn vẹn một cách tuyệt đối.
- Tính chống chối bỏ: Khi các văn bản/tài liệu/hợp đồng đã có chữ ký số thì chữ ký số
này không thể thay thế cũng không thể xóa bỏ.
1.3. Vị trí và vai trò của chữ kí số:
*Vị trí của chữ kí số:
- Chữ ký số dùng cho các văn bản số, cho biết toàn bộ văn bản đã được ký bởi người
ký. Và người khác có thể xác minh điều này. Chữ ký số tương tự như chữ ký thông 4
thường, đảm bảo nội dung tài liệu là đáng tin cậy, chính xác, không hề thay đổi trên
đường truyền và cho biết người tạo ra tài liệu là ai. Chữ ký số được sử dụng để cung cấp
chứng thực chủ sở hữu, tính toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ nguồn gốc trong rất nhiều các lĩnh vực.
*Vai trò của chữ kí số:
- Vai trò của chữ ký số được hiểu như là một chữ kí tay hay một con dấu của cơ
quan, doanh nghiệp. Sử dụng chữ ký số, các cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ được
pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử.
Tiêu biểu một số giao dịch như kê khai thuế, hợp đồng điện tử, giao dịch tài chính,...
- Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận, đảm bảo về trách nhiệm,
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết văn bản hay giao dịch điện tử. Việc
ký hợp đồng điện tử đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các giao dịch điện
tử vì những lợi ích to lớn như tiết kiệm thời gian, chi phí.
1.4. Ứng dụng chữ kí số.
- Giải pháp dùng chữ ký số là tối ưu vì nó có hiệu lực pháp luật, do đó không cần in
ấn tài liệu mà bạn có thể xác nhận được tài liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và không chối
bỏ. Chữ ký số được phát hành bởi bên thứ ba là cơ quan chứng thực có thẩm quyền cấp
phát, thu hồi, quản lý chứng chỉ số cho các thực thể thực hiện các giao dịch an
toàn( Certificate Authority hoặc CA) nên đảm bảo tính khách quan. Như vậy, quá trình
tạo chữ ký số xác nhận các yêu cầu pháp lý, bao gồm xác thực người ký, xác thực tin
nhắn là thành công và hiệu quả
- Chính vì những ưu điểm của chữ ký số, nó được dùng trong nhiều ứng dụng: như
đảm bảo an nên truyền thông, ngân hàng trực tiếp, thương mại điện tử, đảm bảo an ninh cho thư điện tử,...
* Một số ứng dụng chữ kí số điện tử điển hình:
-Ứng dụng trong Chính phủ điện tử
Ứng dụng của Bộ Tài chính
Ứng dụng của Bộ Công thương
Ứng dụng của Bộ KHCN, ...
- Ứng dụng trong Th ơng mại điện tử
Mua bán, đặt hàng trực tuyến Thanh toán trực tuyến,
- Ứng dụng trong giao dịch trực tuyến. Giao dich qua email
- Hội nghị truyền hình và làm việc từ xa với Mega e-Meeting...
- Cụ thể: Ngày nay chữ ký số đọc dùng để 5
Nộp báo cáo thuế với cơ quan thuế qua website của cơ quan thuế
Thực hiện khai báo hải quan điện tử
Thực hiện khai báo và nộp bảo hiểm XH trực tuyến.
Thực hiện giao dịch chứng khoán có sử dụng chữ ký số.
1.5. Phân loại chữ kí số
*Một số loại chữ kí số phổ biến
- Chữ kí số USB token: Chữ ký USB là chữ kể truyền thống có mặt trên thị trường từ
rất lâu và được sử dụng phổ biến trong nhiều năm.Đặc điểm của dòng chữ ký này là sử
dụng một thiết bị phần cứng để lưu trữ khóa bí mật giúp tạo lập chữ ký số. Chữ ký số
USB có tính ăn toàn và bảo mật thông tin cao rút gọn quy trình thủ tục rườm rà khi xin
chữ ký thường tiết kiệm chi phí giấy tờ.
- Chữ kí số Smartcard: Đây là loại chữ ký được thiết lập sẵn trên thẻ SIM thông minh
được tích hợp trên sim điện thoại di động do từng nhà mạng nghiên cứu và phát triển.
Có thể tiến hành ngay trên điện thoại di động mà không cần phụ thuộc vào internet một
trong những ưu điểm của chữ ký này là có tính linh động và chi phí thấp
- Chữ kí số HSM(Hardware Security Module): HSM là một thiết bị vật lý được dùng
để bảo vệ và quản lý các cặp khóa chứng thư số cho các ứng dụng có tính xác thực
mạnh và xử lý mật mã. Chữ ký số HSM có khả năng xác thực danh tính và đảm bảo tính
toàn vẹn cho văn bản. Đặc biệt là không cần mang theo thiết bị HSM bên người.
- Chữ kí số từ xa(Remote Signature): Chữ ký số từ xa hay được biết đến với cái tên
như chữ ký Online, chữ ký không dùng USB token, chữ ký số di động,... là một chữ ký
số kiểu mới sử dụng công nghệ đám mây để kí số và không cần sử dụng thêm bất cứ
thiết bị phần cứng nào. Thay vì phải dùng ÚB token hay SIM để kí nữa mà sẽ kí trực
tiếp ngay trên mày tính, điện thoại hoặc máy tính bản.
II. Quy định của pháp luật về chữ kí số.
2.1. Giá trị pháp lý của chữ kí số.
Căn cứ theo điều 8, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được coi là có giá trị pháp lý khi:
“- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với
một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng
chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại điều 9 của Nghị định này.
– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ
chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng nếu thông điệp 6
dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an
toàn theo quy định tại điều 9 của Nghị định này.
– Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam
theo quy định tại Chương V của Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký
số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp”.
=> Qua đây có thể thấy, nếu chữ ký số không đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu này
thì chữ ký số đó không được công nhân giá trị pháp lý. Việc sử dụng những loại chữ ký
số này sẽ khiến người dùng có nguy cơ gặp rủi ro về mặt pháp lý bởi không tuân thủ
theo quy định của pháp luật.
2.2. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ kí số.
Cá nhân/doanh nghiệp sử dụng chữ ký số cần đảm bảo các điều kiện theo quy định
pháp luật để đảm bảo chữ ký số trên văn bản có giá trị pháp lý. Các quy định về chữ ký
số phụ thuộc theo loại chữ ký (sử dụng trong nước và sử dụng nước ngoài).
2.2.1 Điều kiện đối với chữ kí số được sử dụng trong nước:
- Để được pháp luật công nhận giá trị pháp lý thì chữ ký số cần đảm bảo được các
điều kiểm đảm bảo an toàn được quy định chi tiết tại điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
+ Chữ ký số phải được tạo trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được
bằng khóa công khai tương ứng với chứng thư số đó
+ Chữ ký số được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên
chứng thư số và do một trong 4 tổ chức dưới đây:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ
chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
+ Khóa bị mật sẽ chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
=> Như vậy: Trước khi quyết định mua chữ ký số thì người dùng cần tìm hiểu kỹ
lưỡng xem chữ ký số đó có đảm bảo đủ điều kiện an toàn hay không. Nếu không, chữ ký
số đó sẽ bị coi là không hợp lệ và không có giá trị pháp lý.
2.2.2. Điều kiện đối với chữ kí số nước ngoài:
- Điều kiện sử dụng chữ ký số nước ngoài căn cứ theo Điều 43, chương V, Nghị
định 130/2018/NĐ-CP. Cụ thể, chữ ký số và chứng thư số nước ngoài có giá trị pháp lý
cũng như hiệu lực tại Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện: 7
Chứng thư số nước ngoài còn hiệu lực sử dụng.
Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
giấy phép sử dụng tại Việt Nam hoặc chấp nhận trong giao dịch quốc tế. Ngoại trừ
trường hợp loại chữ ký số này sử dụng cho máy chủ và phần mềm không cần giấy phép.
2.2.3. Cách nhận biết chữ kí số có hay không giá trị pháp lý.
- Khi quyết định sử dụng chữ ký số cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ chấp nhận các
văn bản ký số từ đối tác. Để đảm bảo an toàn trong giao dịch điện tử, khi nhận chữ ký số
từ người khác, bạn cần lưu ý đến việc kiểm tra thông tin của chữ ký số:
* Theo Điều 79 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP:
“1. Trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký, người nhận phải kiểm tra các thông tin sau:
a) Trạng thái chứng thư số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin
trên chứng thư số của người ký;
b) Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng
thư số của người ký;
c) Đối với chữ ký số được tạo ra bởi chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử
dụng tại Việt Nam, người nhận phải kiểm tra hiệu lực chứng thư số trên cả hệ thống của
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và hệ thống của tổ chức cung
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp chứng thư số đó.
2. Người nhận phải thực hiện quy trình kiểm tra như sau:
a) Kiểm tra trạng thái chứng thư số tại thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng,
giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số đó theo quy định tại Điều 5
Nghị định này trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
đã cấp chứng thư số đó;
b) Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó tại thời điểm thực hiện
ký số trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
c) Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các
khoản 1 và 2 Điều này đồng thời có hiệu lực.
3. Người nhận phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Không tuân thủ các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Đã biết hoặc được thông báo về sự không còn tin cậy của chứng thư số và khóa bí
mật của người kí.“
2.3. Một số lưu ý về pháp lý cần biết trước khi sử sụng chữ kí số. 8
- Ngoài việc tìm hiểu chữ ký số có giá trị pháp lý không, trước khi sử dụng loại chữ
ký này, người dùng cần chú ý một số thông tin sau:
+ Theo quy định pháp luật, chữ ký số không áp dụng đối với việc cấp: giấy đăng ký
kết hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, quyết định ly hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác, văn bản về thừa kế, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
+ Chỉ sử dụng chữ ký số của đơn vị được cấp phép.
+ Những người tham gia giao dịch chữ ký số cần đảm bảo tính tự nguyện và có đầy
đủ năng lực pháp lý khi tham gia.
+ Các giao dịch thực hiện bằng chữ ký số cần tuân thủ theo quy định pháp luật.
2.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chữ kí số.
- Luật Giao dịch điện tử năm 2005 chỉ đề cập đến các quy định về chữ ký điện tử mà
không có quy định về chữ ký số. Nhưng đến Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày
15/02/2007 của Chính phủ (hiện tại được thay thế bằng Nghị định số 130/2018/NĐ-CP)
thì lại quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số. Mặc dù về mặt kỹ thuật, chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Chữ
ký số là thuật ngữ chỉ một loại chữ ký điện tử sử dụng kỹ thuật đặc biệt - kỹ thuật mã
hóa, trong đó đòi hỏi phải ứng dụng mã khóa công cộng với khóa dài tối thiểu tới 1024,
2048 bit để “ký” trên tập tin điện tử.
- Vấn đề đặt ra là, khi chủ thể thực hiện giao dịch thương mại điện tử sử dụng chữ
ký điện tử (về mặt kỹ thuật chưa sử dụng chế độ mã hóa 1024 bit) thì có cần tuân thủ
đầy đủ các quy định của pháp luật về chữ ký số không, nếu phát sinh rủi ro thì xác định
trách nhiệm pháp lý như thế nào? vấn đề này là rủi ro pháp lý khi chưa có sự thống nhất
về mặt thuật ngữ trong các quy định của pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử.
- Chữ ký điện tử có thể có nhiều hình thức như chữ ký số, nhận dạng chữ viết tay,
nhận dạng sinh trắc học (vân tay, mống mắt, khuôn mặt...), nhận dạng giọng nói...
Khoản 3 Điều 24 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: Chính phủ quy định cụ thể
việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, cho đến thời
điểm này, Chính phủ mới chỉ ban hành các quy định về chữ ký số tại Nghị định số
130/2018/NĐ-CP, chưa ban hành quy định cho các loại chữ ký điện tử khác. Theo ý
kiến của một số đơn vị triển khai Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chi phí cho các giải
pháp chữ ký số khá cao đối với nhu cầu sử dụng của khách hàng cá nhân và là một
khoản đầu tư lớn đối với các cơ quan tổ chức. Vì vậy, việc triển khai chữ ký số hiện nay
còn hạn chế. Việc áp dụng các hình thức xác thực khác (sinh trắc học, token, OTP…)
thiếu căn cứ pháp lý, giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Khoảng trống trong quy định
về chữ ký điện tử sẽ gây nên sự hiểu lầm, coi chữ ký điện tử chính là chữ ký số; dẫn đến 9
các văn bản quy định, hướng dẫn về áp dụng chữ ký điện tử, chữ ký số sử dụng không
đúng khái niệm; hiểu lầm chỉ có chữ ký số có đủ giá trị pháp lý, dẫn đến hạn chế sự phát
triển của giao dịch điện tử.
- Mặc dù chưa có bât kỳ án lệ nào của tòa án giải quyết cụ thể vấn đề về hiệu lực
của các hợp đồng được ký bằng chữ ký số nhưng đã có các án lệ và bản án cho thấy
các tòa án Việt Nam thiên về cách tiếp cận chú trọng nội dung (tức là xem xét ý chí
thực sự của các bên trong giao dịch) hơn là hình thức thể hiện sự chấp nhuận đối với
nội dung đó( tức là xem xét hình thức hợp đồng và chữ kí). Trong một số án lệ và bản
án, Tòa án nhân dân tối cao đã ra phán quyết rằng, hành vi của các bên trong quá trình
giao kết và thực hiện hợp đồng có giá trị quan trọng để xác định ý chí của các bên
trong hợp đồng và cho dù hợp đồng hk được kí bởi các bên có liên quan, hợp đồng đó vẫn hk bị vô hiệu.
III. Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về chữ kí số.
- Pháp luật Việt Nam cần thống nhất sử dụng thuật ngữ “chữ ký số” thay cho thuật
ngữ “chữ ký điện tử” để tránh những rủi ro pháp lý không cần thiết và vấn đề này hoàn
toàn phù hợp với xu thế hiện nay của lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Cần bảo đảm tách bạch giữa hai khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số, tạo sự
thống nhất trong các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các nghị định
hướng dẫn, giúp dễ hiểu, dễ tiếp cận đối với các quy định. Vì vậy, cần sửa đổi quy định
của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 theo hướng bổ sung khái niệm chữ ký số vào Điều
4; sửa đổi các cấp độ chữ ký điện tử, giá trị pháp lý theo từng cấp độ và các trường hợp
sử dụng để chữ ký điện tử có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng của các giao dịch điện tử.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luâ Št Giao dịch điện tử trên cơ sở kế thừa mô Št số quy
định về bảo mật đã có trong Luâ Št Giao dịch điện tử năm 2005, Luâ Št An toàn thông tin
mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018 nhất là viê Šc quy định đầy đủ hơn các
phương pháp và trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật giao dịch điện tử, quy
định về viê Šc xác thực điện tử, quy định rõ hơn trách nhiê Šm của các chủ thể tham gia vào
quá trình cung cấp và sử dụng chữ ký điện tử, cùng các biê Šn pháp chế tài nghiêm khắc,
trách nhiê Šm quản lý nhà nước về bảo mật giao dịch điện tử để xử lý nhiều bất câ Šp trong
thực tiễn góp phần duy trì niềm tin của người dân về an ninh, an toàn, bảo mật giao dịch
điện tử khi tham gia vào nền kinh tế số. Luâ Št Giao dịch điện tử sửa đổi, bổ sung cũng
cần quy định có tính hợp tác quốc tế trong viê Šc bảo bảo mật như áp dụng các tiêu chuẩn
của các nước và hệ thống luật liên quan. 10
IV. Một số hợp đồng thương mại điện tử phổ biến hiện nay.
4.1. Khái quát về hợp đồng thương mại điện tử. * Khái niệm
-Luật không đưa ra bất cứ khái niệm nào về hợp đồng thương mại điện tử nhưng căn
cứ theo điều 385, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng là về thõa thuận về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Và căn cứ vào
khoản 1, điều 3, luật thương mại 2005 quy định về hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động với mục đích sinh lời khác.
- Ngoài ra con căn cứ vào điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về khái
niệm hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
Từ những căn cứ trên có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử:
Là các thỏa thuận thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến hoạt
động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi và được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu.
- Các thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được
lưu trữ bằng phương tiện điện tử như: máy vi tính, điện thoại, laptop, Ipad, internet; Gmail…
* Mục đích: Lợi nhuận
* Chủ thể tham gia hợp đồng: Hợp đồng thương mại điện tử được ký kết giữa các
bên là thương nhân( tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh), hoặc có ít nhất một bên là
thương nhân bên còn lại là cá nhân/tổ chức chấp nhận giao kết. Chủ thể phải có tư cách pháp lý.
* Đối tượng của hợp đồng: Hợp đồng thương mại điện tử thể hiện về thỏa thuận
hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, đối tượng của loại hợp đồng này là
hàng hóa, dịch vụ không vi phạm quy định pháp luật, không bị cấm hay hạn chế kinh doanh.
* Hình thức hợp đồng: Hình thức của hợp đồng thương mại điện tử cần đảm bảo có
thể truy cập và sử dụng được. Điều này đảm bảo cho việc tham chiếu hoặc xem xét lại
khi cần thiết. Ngoài ra, loại hợp đồng này cần được xác lập dưới dạng hình thức văn
bản, thể hiện bằng câu từ, hình ảnh, video kèm theo.
* Phạm vi áp dụng: Hợp đồng thương mại điện tử được áp dụng trong phạm vi hoạt
động của cơ quan Nhà nước, lĩnh vực dân sự, thương mại và kinh doanh. Ngoài ra, loại
hợp đồng này có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
* Phân loại: Bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng cung ứng dịch vụ. 11
* Tính pháp lý: Hợp đồng sẽ có hiệu lực tại thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng
được chấp nhận. Hợp đồng thương mại điện tử được công nhận về tính pháp lý nếu đảm
bảo các yêu cầu của pháp luật như:
- Chủ thể tham gia có đủ năng lực hành vi
- Nội dung hợp đồng đảm bảo tính toàn vẹn
- Các bên đều phải truy cập được
- Các bên thống nhất về chứng thực chữ ký số
- Ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
thì hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc theo thỏa thuận hoặc quy định riêng. Theo điều
20 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện từ thời gian được
quy định trong trường hợp này là trong vòng 12 giờ.
4.2. Một số hợp đồng thương mại điện tử phổ biến.
- Thực tế, hợp đồng giao kết thương mại điện tử đang áp dụng hiện giờ gồm 2 nhóm cơ bản. Cụ thể như:
+Hợp đồng giao dịch hàng hóa: Đề cập thỏa thuận của từng bên tham gia vào hoạt
động mua và bán các loại hàng hóa cụ thể.
Ví dụ: khách hàng mua hàng trên các website/ứng dụng thương mại điện tử như thế
giới di động, cellphoneS, FPT, Tiki, Lazada… người bán và người mua trên các website
thương mại điện tử cần ký hợp đồng mua bán hàng hóa.
+Hợp đồng cung cấp dịch vụ: Đề cập chi tiết thỏa thuận của bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.
Ví dụ: khi mua tour du lịch hoặc đặt vé máy bay, khách hàng cần ký hợp đồng với
đơn vị cung ứng dịch vụ
- Một số hình thức hình thức họp đồng thương mại điện tử:
* Hợp đồng thương mại điện tử được hình thành qua giao dịch tự động
- Hình thức này được sử dụng phổ biến trên website thương mại điện tử bán lẻ (B2C)
như thegioididong.com, fptshop.com.vn hay dienmayxanh.com... Người mua tiến hành
các bước đặt hàng trên website của người bán theo quy trình đã được tự động hóa.
- Các nội dung trên hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành bởi giao dịch
tự động. Phần mềm sẽ tổng hợp tự động và xử lý thông tin khách hàng đã nhập vào. Sau
đó khách hàng có thể xác nhận đồng ý các điều khoản của hợp đồng. Khi đã xác nhận
xong, người bán nhận được thông báo về hợp đồng và gửi xác nhận đến người mua qua
các hình thức như email hay số điện thoại…
* Hợp đồng thương mại điện tử qua thư điện tử
- Đây là hình thức được sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa các doanh
nghiệp với nhau . Các bên sử dụng thư điện tử để chào hàng, hỏi hàng, đàm phán về các 12
điều khoản của hợp đồng như giá cả, số lượng… Kết thúc quá trình đàm phán, các bên
sẽ tổng hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh để thống nhất các nội dung đã nhất trí trước đó.
- Ưu điểm của hình thức này là truyền tải được nhiều chi tiết, thông tin, tốc độ giao
dịch nhanh, chi phí thấp… Tuy nhiên, nhược điểm lại là tính bảo mật thấp, dễ bị lộ
thông tin cũng như ràng buộc trách nhiệm các bên chưa được đảm bảo. *
Hợp đồng thương mại điện tử có sử dụng chữ ký số
- Đây là hình thức được sử dụng trên các sàn giao dịch điện tử tiên tiến như Alibaba,
Shopee, Lazada… Điểm nổi bật của hình thức này là các bên phải có chữ ký điện tử để
ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Vì vậy loại hợp đồng này có
tính bảo mật và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn các hình thức trên.
- Để có thể sử dụng chữ kí điện số Để có thể sử dụ ng ch ữ ký đi ệ n t ử c ầ n có s ự tham gia c ủ a bên th ứ ba là các t ổ ch ứ c cung c ấ p ịd ch v ụ ch ứ ng th ự c ch ữ ký đi ệ n ử t . Hi ệ n nay, ị d ch v ụ này không còn quá xa ạ l v ớ i nhi ề u ng ườ i, tuy nhiên nhi ề u doanh nghi ệ p v ẫ n còn băn khoăn, e ng ạ i, c ả ềv m ứ c ộ đ ệ ti n ợ l i, tính ả b o ậ m t cũng nh ư ự s c ầ n thi ế t ủ c a ch ữ ký số. C. KẾT LUẬN
Chữ kí số có vai trò qan trọng trong các giao dịch điện tử. Chữ kí số tạo ra một
bước tiến lớn trong các giao dịch thương mại điện tử, đảm bảo tính an toàn và tin cậy
trong truyền thông trên mạng. Các thông tin khi truyền trên mạng trở nên nhanh chóng,
tin cậy hơn. Chữ kí số cũng giúp cho quá trình làm việc trên mạng nhanh chống và hiệu
quả hơn, giảm thiểu các chi phí liên quan như khi dùng chữ kí thông thường.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Nghị Định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về
chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số.
Luật giao dịch điện tử 2005 Bộ luật dân sự 2015ss Luật thương mại 2005
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-
130-2018-ND-CP-huong-dan-Luat-Giao-dich-dien-tu-ve-chu-ky-so- 358259.aspx 13
https://giaiphapdoanhnghiepviettel.vn/nhung-diem-khac-biet-giua-chu- ky-so-va-chu-ky-thong-thuong
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-130-
2018-ND-CP-huong-dan-Luat-Giao-dich-dien-tu-ve-chu-ky-so-358259.aspx
https://vnpt.com.vn/doanh-nghiep/tu-van/chu-ky-so-la-gi.html 14