Bài tập nhóm môn lịch sử nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Điều này phản ánh sự quan tâm của triều đình đối với việc quản lý đến cấp cơ sở, một số chức vụ quan trọng trong chính quyền địa phương được vua giao cho các vương tôn quý tộc. Dưới thời Lý - Trần, đây là lần đầu tiên có cấp hành chính 'huyện'. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD|46667715
Mô hình và tổ chức bộ máy thời Lý Trần Hồ
Giảng viên: Lê Thị Phương Nga
Sinh viên: Đặng Nguyễn Vương Trà Mai Bùi Diệu Thúy Vũ Minh Tiến Bùi Thị Hường Trang Trần Minh Trang Trần Phương Trang I)
Khái quát lịch sử nhà Lý, Trần, Hồ Nhà Lý
● Vua Lê Đại Hành mất, con trai bị ám sát, em trai lên ngôi tàn bạo khiến triều đình loạn lạc.
● Lý Công Uẩn được tôn làm vua, đổi kinh đô về Thăng Long, mở ra triều đại độclập và phát triển. Nhà Trần
● Nhà Lý suy yếu, vua nhường ngôi cho công chúa.
● Trần Thủ Độ sắp xếp để cháu mình là Trần Cảnh kết hôn với công chúa rồi épvua nhường ngôi.
● Trần Cảnh trở thành vị vua đầu tiên của triều Trần. Nhà Hồ
● Nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly nắm quyền. lOMoARcPSD|46667715
● Năm 1400, Hồ Quý Ly soán ngôi, lập nhà Hồ và dời đô về Thanh Hóa.
● Năm 1407, nhà Minh tấn công và nhà Hồ diệt vong. I )
MÔ HÌNH THỜI LÝ TRẦN HỒ
Chế Độ Nhà Nước Quân Chủ Thân Dân
Đặc Điểm Của Chế Độ Quân Chủ Thân Dân Thời Lý-Trần ●
Chính Sách "Ngụ Binh Ư Nông": Thay vì thành lập quân đội thường trực, triều đình xây
dựng lực lượng dân đinh. Vận dụng sự khéo léo của quan điểm “Tĩnh vi nông, động vi
binh”, khi có chiến tranh, toàn dân có thể tòng quân, còn khi hòa bình thì họ tập trung
phát triển kinh tế. Chính sách này giúp triều đình luôn có lựclượng hậu bị hùng mạnh
mà vẫn không ảnh hưởng đến sản xuất và tiết kiệm chi phí. ●
Chính Sách “Thân Dân”: Nhà Lý-Trần luôn chú trọng mối quan hệ hòa hợp với các
làng xã, không can thiệp sâu vào việc quản lý địa phương.Ở thời nhà Trần, già làng
được xem trọng và có vai trò trong các quyết sách quan trọng của đất nước. Điển hình
là sự kiện Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông triệu tập các bô lão cả nước tại Thăng
Long để quyết định đối phó với giặc Nguyên-Mông. ●
Chính Sách "Nhu Viễn": Triều đình thực hiện chính sách mềm mỏng với các dântộc
thiểu số bằng cách ban chức tước, hậu đãi tù trưởng hoặc gả công chúa chohọ. Việc này
giúp gắn kết các tộc người, mở rộng ảnh hưởng của triều đình và bảo vệ biên cương. ●
Sự Hòa Hợp Tam Giáo (Đạo-Phật-Nho): Trong thời kỳ này, Nho giáo có ảnh hưởng
đáng kể. Tuy triều đình được thành lập dựa trên sự ủng hộ của Phật giáo, Nhà Lý vẫn phải
dựa vào Nho giáo để điều hành đất nước. Nho giáo dầnthích nghi với hoàn cảnh Việt
Nam, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển dân tộc. lOMoARcPSD|46667715
Phật giáo thời Lý cũng mang tinh thần cởi mở, không chấp trước, vô trụ. Sự hòahợp giữa
ba tôn giáo tạo nên sự thái bình, thịnh vượng trong thời kỳ Lý-Trần.
I I) Tổ chức bộ máy ❖ Khái quát
Về tổ chức bộ máy thời Lý ●
Bộ máy nhà nước dưới triều Lý được thiết lập từ trung ương đến tận địa phương,
tập trung quyền hành vào triều đình đứng đầu là vua. ●
Vua là người nắm giữ quyền lực cao nhất về mọi mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội cho đến tôn giáo. ●
Vua trực tiếp chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động của đất nước, thông qua các cơ quan
chuyên trách được thành lập phục vụ cho các lĩnh vực khác nhau.
Về tổ chức bộ máy thời Trần ●
Đứng đầu chính quyền trung ương là vua và thái thượng hoàng, trong đó vuagiữ vai trò lãnh đạo cao nhất. ●
Điểm đặc biệt của triều Trần là chế độ nhường ngôi cho thái tử, sau đó vua sẽ luivề làm thái thượng hoàng. ●
Thái thượng hoàng vẫn có quyền tham gia điều hành đất nước cùng với vua, tạothành
chế độ lưỡng đầu chế. ●
Sự kết hợp quyền lực giữa vua và thái thượng hoàng giúp đảm bảo tính liên tụcvà ổn định
trong quá trình cai quản và phát triển đất nước.
Về tổ chức bộ máy thời Hồ ●
Tương tự như các triều đại trước, hoàng đế nhà Hồ nắm giữ toàn bộ quyền lựcnhà nước và thần quyền. ●
Hoàng đế sở hữu toàn bộ ruộng đất trong cả nước và có trang phục, lễ nghiriêng biệt. lOMoARcPSD|46667715 ●
Giai đoạn nhà Hồ có sự phá cách trong việc truyền ngôi, không theo nguyên tắctrọng
trưởng, trọng nam như các thời đại trước.
❖ Chính quyền trung ương 1. Quan đầu triều Thời nhà Lý
Nhà Lý theo mô hình chế độ nhà Tống, thiết lập chức vụ đứng đầu trăm quan, thay mặtvua giải
quyết mọi công việc trong triều đình, đó chính là Tể tướng. Thực tế, dưới thời nhà Lý, chức Tể
tướng chính là Thái úy. Thái úy nắm giữ quyền lực quân sự và chính trị tối cao.
Vị quan đầu triều đầu tiên của nhà Lý là Trần Cảo, được phong chức Tướng công
dưới thời Lý Thái Tổ.
Sang thời Lý Nhân Tông, chức quan đầu triều được gia tăng thêm các danh hiệu: ●
Bình chương quân quốc trọng sự: Chức quan võ cao cấp nhất, hoạch định
chiến lược và tổ chức các chiến dịch quân sự. ●
Đồng trung thư môn hạ: Tham gia vào việc ban hành các chính sách, chỉ dụ
của nhà vua, giúp vua giải quyết mọi vấn đề quốc gia. ●
Thượng trụ quốc:Tước vị danh dự trong triều không có chức quan cụ thể nào
nhưng được hưởng nhiều lợi ích và vinh dự.
Ngoài ra, các vị quan Tể tướng thường được gia phong thêm các chức vụ Tam thái (Thái sư,
Thái phó, Thái bảo) hoặc Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) để tônvinh thêm uy quyền.
Một số vị quan Tể tướng nổi tiếng dưới triều Lý: ●
Lý Thường Kiệt: Thái phó phụ quốc thượng tướng quân, công thần trong cuộckháng chiến chống Tống. ●
Lý Đạo Thành: Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tham gia hoạch định các chính sách quan trọng. ●
Tô Hiến Thành: Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự,nổi tiếng
với tài năng chính trị và đạo đức cao. lOMoARcPSD|46667715
(Hình ảnh minh hoạ thời Lý - Vua Lý Thần Tông với chính sách “Ngự binh ư nông”) Thời Trần
Nhà Trần tiếp nối nhà Lý và cũng thường xuyên học tập mô phỏng nhà Tống. Đứng đầu trăm
quan, tức Tể tướng kiêm luôn chức Thái úy, tuy nhiên chế độ nhà Trần đề caoviệc bổ nhiệm tông
thất. Tông thất là danh xưng dành cho các hậu duệ nam không thuộc nhánh kế vị ngai vàng
nhưng vẫn được xếp vào hàng ngũ này. Thời Trần Thái Tông, chức Thái uý do anh trai vua là
Trần Liễu đảm nhiệm. Tiếp sau đó là các nhân vật Trần Nhật Hiệu, Trần Quang Khải lần lượt nắm
giữ chức vụ trên. Trọng thần được phong Thái sư. Dù thời Trần Thái Tông, Trần Liễu được mang
danh Tể tướng chính thức, song Trần Thủ Độ mới là người thực sự nắm giữ quyền Tể tướng.
Chức quan nắm quyền hành cao nhất trong triều, ngang hàng với Tể tướng được gọi làTướng quốc.
Hàng tước Tướng quốc chia làm: ●
Tể tướng Thái úy: Hành quyền Tướng quốc sự ●
Thái sư: Thống quốc hành chinh phạt sự ●
Thượng tướng thái sư: Tướng quốc bình chương sự trở lên Tôn thất được đảmnhiệm các
chức Thái bảo, Thái phó, Tư đồ. lOMoARcPSD|46667715
(Hình ảnh minh hoạ thời Trần - Tranh vẽ ph漃 ng nghi thức vọng bái các lăng t thời Trần ph漃 ng hoạ nét xưa) Thời Hồ
Sau khi Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông băng hà vào năm 1394, Hồ Quý Ly nắm thực
quyền và bắt đầu thay đổi thể chế, bộ máy hành chính. Tác động lớn nhất của HồQuý Ly tập trung
vào hệ thống chính quyền địa phương, trong khi bộ máy trung ương cơ bản vẫn kế thừa cấu trúc từ thời nhà Trần.
Chức vụ cao nhất là các vị quan hàng Tướng quốc. Những chức vụ này đều do các thành viên
hoàng tộc nhà Hồ nắm giữ, bao gồm hoàng tử Hồ Nguyên Trừng và hoàngthân Hồ Quý Tỳ (em trai Hồ Quý Ly).
(Hình ảnh minh hoạ - Thành nhà Hồ) lOMoARcPSD|46667715 2. Quan đại thần
+) Hệ thống Quan Lại thời Lý a) Ngạch Văn ●
Hàng Tam Thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo ●
Hàng Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảoChịu
trách nhiệm chính về hành pháp ●
Hàng quan văn dưới Tam Thiếu: ○
Thượng thư: Trưởng các bộ ○
Các chức tả: Hữu tham tri, Hữu gián nghị, Trung thư thị lang, Bộ thị lang.. b) Ngạch Võ ● Thái úy ● Thiếu úy ● Các chức vụ khác ●
Quan võ tại triều đình: Đô thống, Nguyên suý, Tổng quản, Xu mật sứ, Tả, Hữukim ngô,
Thượng tướng, Đô tướng, Tướng quân các vệ. .
+) Hệ thống Quan Lại thời Trần a) Ngạch Văn ●
Hàng Tam Thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo ●
Hàng Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảoChịu
trách nhiệm chính về hành pháp ●
Hàng Tam Tư: Tư đồ, Tư mã, Tư không (bị bãi bỏ dưới thời Lê Thánh Tông)
Tư đồ: Phụ trách ngoại giao, văn hóa, lễ nghi
Do chức năng quan trọng, Tư đồ thường kiêm nhiệm chức Tể tướng.
Tư mã: Phụ trách quốc phòng, an ninh, tư pháp Tư không: Phụ trách các vấn đề còn lại lOMoARcPSD|46667715 ●
Hàng quan văn dưới Tam Tư: ○
Thượng thư: Trưởng các bộ ○
Các chức tả: Hữu tham tri, Hữu giám nghị.. b) Ngạch Võ ● Thái úy ● Thiếu úy ● Các chức vụ khác ●
Quan võ dưới Thái úy: Đô thống, Nguyên suý, Tổng quản. .
+) Hệ thống Quan Lại thời Hồ
Tương tự hệ thống quan lại thời Trần, với các hàng quan văn và võ như sau: a) Ngạch Văn ●
Hàng Tam Thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo ●
Hàng Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảoChịu
trách nhiệm chính về hành pháp ●
Hàng Tam Tư: Tư đồ, Tư mã, Tư không (bị bãi bỏ dưới thời Lê Thánh Tông)
Chức năng và nhiệm vụ tương tự thời Trần ●
Hàng quan văn dưới Tam Tư: ○
Thượng thư: Trưởng các bộ ○
Các chức tả: Hữu tham tri, Hữu giám nghị.. b) Ngạch Võ ● Thái úy ● Thiếu úy ● Các chức vụ khác ●
Quan võ dưới Thái úy: Đô thống, Nguyên suý, Tổng quản. . lOMoARcPSD|46667715
3. Cơ quan quản lý và cơ quan chuyên trách Điểm giống nhau:
Cơ cấu tổ chức: Dưới thời Lý, Trần, Hồ, cả cơ quan chuyên môn và bộ đều được tổ chức theo
nguyên tắc tập trung quyền lực, với vua là người đứng đầu. Các cơ quan được phân công rõ
ràng về chức năng và nhiệm vụ, giúp việc cho vua trong việc quảnlý đất nước.
Sự phân cấp: Hệ thống hành chính được chia thành nhiều cấp, từ trung ương đến địa phương,
với sự phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm.
Tính chuyên môn hóa: Các quan chức được tuyển chọn dựa trên năng lực và phẩmchất,
được đào tạo bài bản để đảm nhiệm chức vụ của mình.
Mục đích hoạt động: Mục đích chung của cả cơ quan chuyên môn và bộ thời Lý, Trần,Hồ đều là
phục vụ cho việc quản lý đất nước một cách hiệu quả, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Điểm khác nhau: Tiêu chí Thời Lý Thời Trần Thời Hồ Tên gọi Thay đổi theo từngthời kỳ Lục bộ, Tam ty
Các bộ (Lại bộ, Hộ bộ, Binh bộ, Hình bộ, Lễ bộ, Công bộ) Số lượng Nhiều 6 bộ 6 bộ Chức năng, nhiệm
Chuyên môn hóa Quản lý tổng hợp Quản lý tổng hợp vụ
cao, tập trung vào nhiều lĩnh vực nhiều lĩnh vực một lĩnh vực cụ thể Quy mô Nhỏ Lớn Lớn So sánh chi tiết Tiêu chí Bộ
Các cơ quan khác Ví dụ lOMoARcPSD|46667715 Nhà Lý Thái úy: Quan cao Ngự Sử Đài: Thanh Hàn lâm viện: Soạn nhất, quản lý chung tra, giám sát quan thảo các văn bản
Lục bộ, báo cáo trực lại quan trọng của triều tiếp với vua.
Đại Lý: Quản lý cácđịa đình như chiếu, sắc, Thiếu úy: Quản lý phương dụ nhân sự, thi cử, giáo Khu mật viện: Giúp dục, biên soạnvà Sở: Quản lý lĩnh vua hoạch định chiến thực hiện luật pháp. vực chuyên môn. lược quân sự Lý bộ: Quản lý lễ Quốc sử viện: Ghi nghi, tế tự, ngoại chép, biên soạn lịch giao, biên soạn sử đất nước lịch, tổ chức văn hóa. Thượng thư nội thị : Giúp vua quản Hộ bộ: Quản lý tài lý các công việc nội chính, thuế, kho cung, giám sát các tàng, sản xuất nông hoạt động trong cung nghiệp, lập ngân điện. sách. Công bộ: Quản lý xây dựng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp, bảotrì công trình. Binh bộ: Quản lý quân đội, vũ khí, huấn luyện, chuẩnbị chiến tranh. Nhà Trần Lại bộ: quản nhân sự, Đại lý: Quản lý địa Quốc Sử Viện: Biên tổ chức, thi cử,tuyển phương.
soạn lịch sử nước nhà dụng Sở: Quản lý chuyên Thái Y Viện: Chăm Hộ bộ: quản tài môn. sóc sức khỏe vua và chính, thuế khóa, Quán: Giáo dục, hoàng gia đất đai đào tạo.
Lễ bộ: quản lễ nghi,giáo Quốc Học Viện: dục, văn hóa Ty: Các công việc cụ thể. Đào tạo quan lại Binh bộ: quản quân cao cấp đội, vũ khí, tác Hàn Lâm Viện: lOMoARcPSD|46667715 chiến Nghiên cứu khoa Hình bộ: quản pháp học, văn hóa, giáo luật, xét xử dục Nhà Hồ Công bộ: quản xây Ngự sử đài: Kiểm tra, dựng, giao thông, giám sát quanlại Quốc tử giám: Chịu trách nhiệm đào thủy lợi. tạo các quan lại cấp Đại tư đồ: Quânsự, cao. quốc phòng Thái học đường: Đại hành khiển: Nội Chịu trách nhiệm chính, hành chính đào tạo các sĩ tử. Hoàng cung ty: Thái úy: Ngoại giao Quản lý các công Thiếu úy: Văn hóa, việc nội vụ trong giáo dục hoàng cung. Cấm vệ quân: Bảovệ Hộ khẩu sứ: Quảnlý an ninh cho vua và dân số, hộ khẩu hoàng gia. Đài: Chuyên quảnlý các công trình kiến trúc, cung điện, đền chùa Viện: Chuyên quảnlý các lĩnh vực học thuật, văn hóa, y học Giám: Chuyên quản lý các lĩnh vực tài chính, quânsự, thương mại Phủ: Chuyên quảnlý những công việchậu cần, cung ứng cho triều đình Bộ Khởi Môn: Quảnlý công việc triều đình Nhận xét Điểm tích cực lOMoARcPSD|46667715 ●
Cách tổ chức Nhà nước quân chủ quý tộc giúp cho bộ máy Nhà nước Việt Nam thời kỳ
này không phụ thuộc hoàn toàn vào mô hình Nhà nước quân chủ quý tộccủa các triều
đại Trung Quốc đương thời, mà có những nét riêng biệt. ●
Triều đình có sự hòa đồng, phát huy cao nhất hiệu quả của bộ máy chính quyềnquý tộc
trung ương, tăng cường vai trò kết nối và mở rộng quan hệ giữa triều đình với nhân dân,
quân sĩ. Nhờ đó, tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc, phát huy được sức mạnh của
quốc gia trong cuộc kháng chiến chống quân xâmlược Nguyên Mông. Điểm hạn chế ●
Mô hình Nhà nước Quân chủ quý tộc dần bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn, gâychia cắt
cát cứ, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng Nhà nước tập quyền. ●
Phương thức tuyển dụng quan chức từ con cháu quan chức bộc lộ nhược điểmcơ bản
trong việc xây dựng một đội ngũ quan chức đủ năng lực đảm đương trọng trách quản lý và điều hành đất nước.
=> Những hạn chế này dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình Nhà nước quân chủ
quý tộc vào cuối thời Trần.
Nhìn chung, cách tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý-Trần đã được hoàn thiện hơnso với thời
kỳ trước. Nếu như ở thế kỷ X, bộ máy nhà nước còn đơn giản, mang nặng tính quân sự với đội ngũ
quan lại ít ỏi, bước đầu phân nhiệm nhưng chưa rõ ràng, thì đến thời Lý – Trần, bộ máy Nhà nước
đã mở rộng về quy mô và bắt đầu xây dựng theolối chính quy.
❖ Chính quyền địa phương
Thời Lý (1010 - 1225) ●
Chia lại khu vực hành chính trong cả nước ●
Chia 24 Lộ (đơn vị hành chính - lãnh thổ), dưới lộ là phủ/châu/huyện/giáp/thôn ●
Các khu vực miền núi chia thành trại ●
Chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: "lộ/trại - phủ/châu - hương/xã" ●
Vị trí của một số phủ-lộ-châu: ○
Lộ Hải Thanh: Hà Nam, Ninh Bình ○
Lộ Trường Yên: Hà Nam, Ninh Bình ○ Phủ Lỵ Nhân: Ninh Bình ○
Nghệ An, Thanh Hóa: Châu Ái, Châu Hoan ●
Cách gọi chưa nhất quán: lOMoARcPSD|46667715 ○
Vùng đồng bằng phía Bắc: Phủ/châu ○
Vùng xa kinh đô: Châu/trại/phủ ●
Đầu thế kỷ XI : Chia làng xã thành "bảo", 1 bảo gồm 3 hộ. Mục đích chính làgiám sát
việc chấp hành luật pháp. ●
Xuất hiện đơn vị hành chính "thôn", là đơn vị nhỏ hơn xã, nhưng thực chất cũng là một làng mới hình thành. Thời Trần:
Ngay sau khi nắm giữ triều chính vào năm 1225, nhà Trần đã thực hiện chính sách cảicách tổ
chức hành chính. Mặc dù trên nhiều phương diện khác, nhà Trần phần lớn thừa hưởng mô
hình từ thời Lý, nhưng về mặt tổ chức chính quyền địa phương, nhà Trần đã cải tiến hơn.
Triều Lý chia cả nước thành 24 lộ, nhưng khi đến thời Trần thì tinh gọn lại còn 12 lộ. Nhờ biện
pháp cải cách này, hệ thống hành chính trở nên gọn nhẹ hơn, giúp quản lýhành chính các cấp chặt chẽ hơn.
Chức quan đứng đầu cấp lộ là An phủ sứ hoặc Trấn phủ sứ chánh, phó, chức này được đặt năm 1242. Đến
năm 1244 được đổi thành Tri phủ, Thông phán. Điều này được toàn thư chépvào năm Giáp Thìn 1244,
nhà Trần đã chia và sai các quan văn đi cai quản các phủ, lộ trong cả nước. Tóm lại vẫn chỉ có
12 cơ quan hành chính chính thức gọi là "phủ, lộ,
châu" như đã nêu, những chức quan đứng đầu ở các phủ, lộ, châu lại có tên gọi khác.
Ngoài ra, một số chức sắc ở cấp lộ như Hà đê chánh phó sứ, chọn các tản quan trôngcoi đê điều
tại các lộ để đốc thúc quân lính khi có thiên tai lụt hạn, đắp đê đào mương để phòng ngừa vào năm 1255
Tư liệu trên gợi ý cho chúng ta về chi tiết dựa trên ghi chép của sách Toàn thư: các quan văn
đi cai quản các phủ lộ trong cả nước, tổng cộng có 12 nơi, "Phủ đứng trướclộ" thì không có nghĩa
là cấp phủ lớn hơn cấp lộ, mà nó cho thấy sự bình đẳng về cấp bậc của hai đơn vị hành chính
này. Phan Huy Chú cũng từng ghi chép: vào thời Trần "bấy giờ lấy trấn làm phủ." lOMoARcPSD|46667715
Năm 1397, nhà Trần định quy chế các chức quan 'lộ đặt chức An phủ sứ và Phó sứ; phủ đặt
chức Trấn phủ sứ và Phó sứ; châu đặt chức Thông phán và Thiêm phán; huyện đặt Lệnh úy,
Chủ bạ để cai trị'. Như vậy, từ 1397, chính quyền địa phương thời nhà Trần được chia thành 5 cấp:
'lộ' đứng đầu là An phủ chánh sứ, 'phủ' Trấn phủ sứ,'châu' Thông phán, 'huyện' Lệnh úy, 'xã' Xã chính.
Điều này phản ánh sự quan tâm của triều đình đối với việc quản lý đến cấp cơ sở, mộtsố chức vụ
quan trọng trong chính quyền địa phương được vua giao cho các vương tôn quý tộc. Dưới thời
Lý - Trần, đây là lần đầu tiên có cấp hành chính 'huyện'.
Thời Hồ (1400 - 1407)
Triều Hồ tồn tại rất ngắn, chỉ 7 năm, kể từ khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 đến khi ông bị
quân Minh bắt đưa về Kim Lăng năm 1407. Tuy nhiên, sau nhà Trần, nhà Hồ vẫn giữ nguyên
hệ thống tổ chức và chế độ quan lại cũ. Hồ Quý Ly chỉ thay đổi nhân sự trong bộ máy nhà nước,
thay các quý tộc Trần bằng quan liêu mới.
Những thay đổi lớn của nhà Hồ nằm ở cấp chính quyền địa phương. Từ việc đổi tên và chức năng
của các đơn vị 'phủ' và 'lộ', nhà Hồ đã tạo ra một bức tranh chính quyền khác biệt so với thời
Trần. Tuy nhiên, về bản chất, tổ chức chính quyền địa phương thời Hồ không có gì thay đổi lớn. Cụ thể: ●
Từ tháng 4 năm 1397, Hồ Quý Ly đổi gọi các 'phủ', 'lộ' là 'trấn' và đặt thêm chứcquan ở đó,
bãi bỏ chức 'đại tiểu tư xã', chỉ để lại quản giáp như cũ. ●
Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông dời đô vào Thanh Hóa, sau nàynhà
Hồ tiếp tục đóng đô tại đây, còn Thăng Long cũ được gọi là 'lộ Đông Đô'. ●
'Phủ', 'lộ' là cấp hành chính địa phương cao nhất của nước Đại Ngu, một số được đổi
thành 'trấn' từ cuối thời Trần.
IV) Nguồn tham khảo:
Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam lOMoARcPSD|46667715
https://www.twinkl.com.vn/teaching-wiki/tom-tat-lich-su-nha-tran
ht p:/ nxbhanoi.com.vn/chi_tiet_tin/tabid/204/cateID/4/artilceID/18632/language/vi-VN/ Default.aspx
https://vominhtap.blogspot.com/2011/06/nhung-can-cu-e-khang-inh-nha-nuoc-ly.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_ch%E1%BA%BF_nh%C3%A0_L%C3%BD#:~:text=V
%E1%BB%8B%20quan%20%C4%91%E1%BA%A7u%20tri%E1%BB%81u
%20%C4%91%E1%BA%A7u,d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20th%E1%BB%9Di%20L
%C3%BD%20Th%C3%A1i%20T%E1%BB%95
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quanch%E1%BA%BFnh%C3%A0Tr%E1%BA%A7n
https://thanhnhaho.vn/NewsDetail.aspx?Id=9687
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%87t_Nam_th
%E1%BB%9Di_H%E https://vjol.info.vn/index.php/hists/issue/view/7041%BB%93
https://vjol.info.vn/index.php/hists/issue/view/704
https://vi.wikibooks.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B_nh%C3%A0_Tr%E1%BA
%A7n/B%E1%BB%99_m%C3%A1y_ch%C3%ADnh_quy%E1%BB%81n/
%C4%90%E1%BB%8Ba_ph%C6%B0%C6%A1ng
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%87t_Nam_th %E1%BB%9Di nH%E1%BB%93
Document Outline
- I)Khái quát lịch sử nhà Lý, Trần, Hồ
- II)MÔ HÌNH THỜI LÝ TRẦN HỒ Chế Độ Nhà Nước Quân Chủ T
- III)Tổ chức bộ máy
- Về tổ chức bộ máy thời Lý
- Về tổ chức bộ máy thời Trần
- Về tổ chức bộ máy thời Hồ
- ❖Chính quyền trung ương
- 1.Quan đầu triều Thời nhà Lý
- Thời Trần
- 2.Quan đại thần
- a)Ngạch Văn
- ●Hàng quan văn dưới Tam Thiếu:
- b)Ngạch Võ
- +) Hệ thống Quan Lại thời Trần
- b)Ngạch Võ
- +) Hệ thống Quan Lại thời Hồ
- a)Ngạch Văn
- ●Hàng quan văn dưới Tam Tư:
- b)Ngạch Võ
- 3.Cơ quan quản lý và cơ quan chuyên trách Điểm giống
- Điểm khác nhau:
- Nhận xét Điểm tích cực
- Điểm hạn chế
- => Những hạn chế này dẫn đến sự khủng hoảng của mô
- ❖Chính quyền địa phương
- Thời Lý (1010 - 1225)
- Thời Trần:
- Thời Hồ (1400 - 1407)
- IV)Nguồn tham khảo: