Bài tập nhóm môn logic học | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ nội dung, cơ sở khách quan, yêu cầu và ý nghĩa của 4 quy luật tư duy logic. Hãy Vận dụng vào một tình huống pháp lý cụ thể trong thực tiễn để làm rõ sự vi phạm yêu cầu của một trong 4 quy luật tư duy logic. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Logic học (ĐHQG)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI MÔN LOGIC HỌC NHÓM 3
Đề tài: Từ nội dung, cơ sở khách quan, yêu cầu và ý nghĩa của 4 quy luật tư duy logic.
Hãy Vận dụng vào một tình huống pháp lý cụ thể trong thực tiễn để làm rõ sự vi phạm
yêu cầu của một trong 4 quy luật tư duy logic. BÀI LÀM
1. Khái quát chung về quy luật của tư duy logic
1.1. Quy luật của tư duy là những mối liên hệ bản chất, tất yếu và phổ biến của
các tư tưởng tạo thành kết cấu bên trong của quá trình tư duy.
1.2. Những quy luật của tư duy logic
a. Quy luật đồng nhất
Nội dung quy luật: Một tư tưởng được coi là chân thực, trước hết phải có
nội dung xác định và giữ nguyên (đồng nhất) nội dung đó trong suốt quá trình tư duy.
Cơ sở khách quan: Quy luật đồng nhất được hình thành dựa trên cơ sở đó là
tính đồng nhất, tính ổn định tương đối về chất trong quá trình tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
Yêu cầu của quy luật:
- Trong quá trình tư duy không tùy tiện thay đổi nội dung của tư tưởng.
- Không tùy tiện thay đổi nội hàm của khái niệm, không đánh tráo khái niệm.
- Khái niệm rõ nội hàm, ngoại diên, đồng thời tư tưởng phải tường minh.
Ý nghĩa của quy luật:
- Rèn luyện tư duy rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, đúng đắn.
- Giúp cho chúng ta nhanh chóng phát hiện ra những lỗi logic của mình và
của người khác trong quá trình tranh luận.
b. Quy luật cấm mâu thuẫn
Nội dung quy luật: Không được vừa khẳng định vừa phủ định một sự vật
hoặc một dấu hiệu nào đó của sự vật tại một thời điểm (cùng một thời gian,
không gian), cùng một mối quan hệ (một căn cứ).
Cơ sở khách quan: một đặc điểm hoặc một thuộc tính nào đó của sự vật,
hiện tượng không thể vừa thuộc vừa không thuộc về sự vật, hiện tượng ấy
nếu xét trong cùng một thời gian, không gian, cùng một mối quan hệ, căn cứ cụ thể.
Yêu cầu của quy luật: Không được vừa khẳng định vừa phủ định về đối
tượng hay một dấu hiệu nào đó của đối tượng thực hiện trong cùng thời gian, cùng căn cứ.
Ý nghĩa của quy luật: Môn Logic học 1
- Nắm vững và vận dụng đúng quy luật này giúp chúng ta tránh được những
mâu thuẫn logic trong tư duy, trong lập luận, giúp phát hiện ra mâu thuẫn
trong lập luận của người khác.
- Giúp hình thành tư duy hệ thống, rõ ràng mạch lạc không mâu thuẫn, tăng
cường tính thuyết phục, độ tin cậy trong lập luận của mình.
c. Quy luật bài trung (quy luật loại trừ cái thứ 3)
Nội dung quy luật: hai phán đoán (hai tư tưởng) đối lập nhau thì một phán
đóan đúng, một phán đoán sai. Không có phán đoán thứ ba trung gian.
Cơ sở khách quan: một sự vật, một hiện tượng hoặc một thuộc tính nào đó
của nó chỉ có thể tồn tại hoặc không tồn tại nếu xem xét sự việc, hiện tượng
đó tại một thời điểm, trong cùng một căn cứ.
Yêu cầu của quy luật:
- Quy luật này đòi hỏi về tính rõ ràng, tính xác định của tư duy.
- Không nên tuyệt đối hóa quy luật này, nếu tuyệt đối yêu cầu của quy luật
này sẽ dẫn đến cứng nhắc, siêu hình, máy móc trong nhận thức.
Ý nghĩa của quy luật:
- Nó chỉ ra cơ sở, cách thức chắc chắn để lựa chọn một trong hai tư tưởng
mâu thuẫn nhau là đúng, loại bỏ tư tưởng sai lầm.
- Là cơ sở, nguyên tắc trong bác bỏ, chứng minh phản chứng.
- Giúp chúng ta có cơ sở chắc chắn để vững tin thể hiện quan điểm của mình.
d. Quy luật lý do đầy đủ
Nội dung của quy luật: mỗi luận điểm được rút ra trong quá trình lập luận
chỉ được thừa nhận là đúng khi có đầy đủ lí do chân thực
Cơ sở khách quan: mối quan hệ nhân quả chính là cơ sở khách quan, mối
quan hệ này dược phản ánh vào tư duy chính là cơ sở để hình thành quy luật này.
Yêu cầu của quy luật:
- Những luận điểm được sử dụng làm cơ sở, căn cứ để chứng minh cho luận
điểm, tư tưởng khác thì luôn phải đúng (chân thực).
- Cơ sở, căn cứ, lí do chân thực… phải đầy đủ.
- Kết luận được rút ra phải là một hệ quả tất yếu logic của các căn cứ đúng đắn trước đó.
Ý nghĩa của quy luật:
- Nó rèn luyện chúng ta có ý thức về tính chân thực, tính đầy đủ, tính có căn
cứ trong lập luận nhằm thuyết phục người khác.
- Nâng cao trình độ tư duy khoa học, giúp chúng ta tìm được căn nguyên của
những vấn đề phát sinh, xuất hi phát triển trong hiện thực
2. Tình huống pháp lý cụ thể trong thực tiễn để làm rõ sự vi phạm yêu cầu
của một trong 4 quy luật tư duy logic
Tình huống 1: Trong phiên tòa phúc thẩm vụ án sừng tê giác giả ngày 07/5/2021
của Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật sư A là người bào
chữa cho bị cáo H. Sau khi viện dẫn các quy định của Pháp luật cùng các chứng Môn Logic học 2
cứ, luật sư A hùng hồn nói “Với các lý lẽ trên, tôi khẳng định rằng thân chủ của
tôi hoàn toàn không có tội”. Ngay sau đó, luật sư A cúi xuống mở cắp tài liệu và
trưng ra huân chương của cha bị cáo và xin Tòa giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình.
Phân tích tình huống 1: Lời bào chữa của luật sư A đã vi phạm quy luật cấm mâu
thuẫn vì luật sư A vừa khẳng định lập luật “thân chủ của tôi hoàn toàn không có tội”
và đồng thời lại phủ định hệ quả tất yếu (trắng án) của điều vừa khẳng định đó là “xin
Tòa giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình” (phải có tội mới có thể xin được giảm nhẹ hình phạt).
Tình huống 2: Anh Nguyễn Hữu Phước bị Nguyễn Văn Hùng-chồng của chủ quán
mát-xa đánh gây thương tích vào tối ngày 12/02/2008. Viện kiểm sát truy tố bị cáo
Nguyễn Văn Hùng về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự (dùng
hung khí đánh liên tục vào đầu và gáy làm nạn nhân vỡ sọ, chấn thương vùng chấm
sau đầu và gây liệt nửa người). Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 29/5/2008, tại Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Phước, đại diện Viện kiểm sát sau khi tranh luật với các luật sư
vẫn bảo vệ quan điểm của mình trong việc truy tố bị cáo Nguyễn Văn Hùng về tội
danh trên là đúng. Tuy nhiên, ngay sau đó, Kiểm sát viên giữ quyền công tố lại
“thòng” thêm câu “Tôi cũng không dám khẳng định việc truy tố bị cáo Nguyễn Văn
Hùng về tội này là đúng hay không (Nguồn: theo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/5/2008).
Phân tích tình huống 2: Lập luận của đại diện Viện kiểm sát đã vi phạm quy luật bài
trung vì lúc đầu đại diện Viện kiểm sát khẳng định quan điểm của mình trong việc truy
tố bị cáo Nguyễn Văn Hùng về tội danh trên là đúng, sau đó trong lúc chốt lại thì phủ
định lập luận ban đầu của mình không biết là đúng hay sai.
Tình huống 3: Ngày 10/4/2012, bà Trần Thị Bạch Tuyết khởi kiện yêu cầu chia di sản
thừa kế với bị đơn ông Trần Đức Sang. Các bên đương sự thừa nhận trước khi chết cụ
Trần Đức Thiện và cụ Võ Thị Chanh có một thửa đất 510m2, trên đất có căn nhà cấp
4, tọa lạc tại số 05 Hoàng Diệu, phường 5, thành phố Thanh Hóa. Trong quá trình
giải quyết bà Tuyết có lúc trình bày trước khi hai cụ mất đã trích một phần đất 200m2
hiến cho Nhà nước (phần này bà xin lại nhà nước và được cấp giấy) có lúc lại trình
bày đất này do bà mua lại của hai cụ; một phần đã bán cho ông Trần Tú T, còn lại
198,3m2 ông Trần Đức Sang đã tự ý kê khai và được nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Trần Đức Sang.
Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn. Vì có thể thấy được lời khai của bà T có sự
Phân tích tình huống 3: Lời khai của bà Trần Thị Bạch Tuyết đã vi phạm quy luật
mâu thuẫn. Lúc đầu bà lại nói trước khi hai cụ Thiện và cụ Chanh mất đã trích 1 phần
đất 200m2 hiến cho nhà nước (phần này bà xin lại nhà nước và được cấp giấy). Lúc
sau bà lại nói đất này do bà mua lại của hai cụ; một phần đã bán cho ông Trần Tú T,
còn lại 198,3m2 ông Trần Đức Sang đã tự ý kê khai và được nhà nước cấp giấy chứng Môn Logic học 3
nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Sang. Điều này thể hiện lời khai của bà
Tuyết không có sự thống nhất.
Tình huống 4: Chiều ngày 25/6/2020, TAND tỉnh Bình Dương xét xử phiên tòa vụ án
giết người đối với bị cáo Phạm Thị Thiên Hà cùng các đồng phạm. Tiếp tục trả lời các
câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Hà khẳng định vẫn luôn tôn trọng pháp luật. Cả
nhóm có thể bỏ trốn ra nước ngoài nhưng đã không làm như vậy.
- Hội đồng xét xử hỏi: Có cơ quan chứ năng nào cấp giấy chứng nhận cho việc tu
luyện hoạt động tôn giáo của các bị cáo không?
- Bị cáo Hà: Cả nhóm tu luyện ẩn dật, không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
nên không cần giấy chứng nhận hoạt động tôn giáo.
- Hội đồng xét xử: Bị cáo có quyền sát hại một người hay không? Hành động và suy
nghĩ của bị cáo đã mâu thuẫn nhau. Bị cáo nói tôn trọng pháp luật sao vẫn ra tay giết anh Thành?
- Bị cáo Hà: Tôi là người dẫn dắt Thành nên phải có trách nhiệm với Thành. Nếu
Thành có biểu hiện xấu thì pháp luật không thể xử lý được, chỉ có bị cáo mới có thể
ngăn chặn cái xấu sắp bộc phát của Thành. Để giết một con người là rất khó khăn
nhưng tôi là người đứng đầu nên có cái khó của mình. Khi bị cáo chuẩn bị sẵn các
dụng cụ để giết Thành, bị cáo có cầu trời rằng nếu Thành đáng chết thì trời hãy mưa
thật lớn, sấm chớp đùng đùng. Ngay lúc này, trời đổ mưa lớn. Vậy Thành chết là do ý trời.
(Nguồn:https://plo.vn/vu-do-be-tong-giau-xac-bi-cao-khai-nan-nhan-chet-la-do-y- troi-post580946.html)
Phân tích tình huống 4: (theo các anh/chị thì tình huống này bị cáo Hà đã vi phạm quy luật nào?) Môn Logic học 4
Document Outline
- a.Quy luật đồng nhất
- b.Quy luật cấm mâu thuẫn