-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhóm môn Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm môn Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhóm môn Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm môn Luật môi trường - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, TẦM QUAN
TRỌNG CỦA QUỸ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
RỪNG, TÍNH HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
LỚP: LUẬT KINH TẾ K45C NHÓM: 4
GVHD: ThS. Phan Anh Thư
Thừa Thiên Huế, năm 2023 1
BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 Tên thành viên Phụ trách
Nguyễn Thị Tường Vi
Phần I: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUỸ
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Trần Thị Bính Ngọc
Phần II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUỸ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG TẠI VIỆT NAM Lê Anh Tuấn
Phần III: HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ BẢO VỂ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Nguyễn Văn Thành
Phần IV: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG HƯỚNG
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ TRONG TƯƠNG LAI
Tôn Thất Nhật Quang
Tổng hợp nội dung, soạn thảo văn bản Word
Hồ Nguyễn Hoài Thảo
Thiết kế và trình bày Powerpoint 2 MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................4
PHẦN I: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG...4
1. Bối cảnh ra đời............................................................................................................4
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng..........................5
2.1 Khái niệm..............................................................................................................5
2.2 Vị trí và chức năng................................................................................................5
2.3 Nguyên tắc hoạt động............................................................................................6
2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn.........................................................................................6
2.5 Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................9
2.6 Mối quan hệ giữa Quỹ trung ương và Quỹ cấp tỉnh.............................................12
2.7 Nguồn tài chính và quản lý, sử dụng tài chính của quỹ.......................................12
2.8 Quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án được quỹ hỗ trợ....13
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUỸ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG
TẠI VIỆT NAM.............................................................................................................15
1. Tổng quan về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại Việt Nam.........................................................................................................15
2. Tác động của Quỹ đối với các khía cạnh tại Việt Nam.............................................16
2.1 Khía cạnh về xã hội.............................................................................................16
2.2 Khía cạnh về kinh tế............................................................................................16
2.3 Khía cạnh về môi trường.....................................................................................17
III. HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỂ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG.............................................................................................................................18
1. Mặt tích cực..............................................................................................................18
2. Mặt hạn chế..............................................................................................................22
IV. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA QUỸ TRONG TƯƠNG LAI...................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................30 LỜI GIỚI THIỆU 3
Trải qua hơn 14 năm hình thành và phát triển, hoạt động dựa trên nguyên tắt không
vì mục đích lợi nhuận, nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển
rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao năng lực và hiệu
quả quản lý, sử dụng vốn,...Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng( Quỹ) ra đời vì những
giá trị lâu dài, bền vững cho ngành lâm nghiệp nước nhà. Theo số liệu thống kê,
hiện nay cả nước Việt Nam có khoảng 25 triệu người dân sống phụ thuộc vào rừng,
trong đó có đa phần là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó
khăn. Do đó, Quỹ ra đời có một tầm quan trọng to lớn. Tính đến thời điểm hiện tại,
những cột mức, những con số mà Quỹ mang lại là không thể phủ nhận. Song,
không có sự phát triển nào là hoàn hảo. Đi cùng sứ mệnh, những mục tiêu, tôn chỉ
hoạt động của Quỹ, nhóm chúng mình với mục đích mang đến cái nhìn tổng quát,
mới mẻ về một khía cạnh của hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã
thông qua việc nghiên cứu các văn bản pháp luật, các trang thông tin mạng, ...để từ
đó tìm hiểu về hiệu quả hoạt động của Quỹ, những ưu điểm, nhược điểm, những
bất cập. Từ những phát hiện này, nhóm mình sẽ có một số đề xuất nhằm đề ra
phương hướng góp phần vào sự phát triển của Quỹ trong tương lai.
PHẦN I: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Bối cảnh ra đời
-Những năm 90 của Thế kỷ XX, để phục vụ phát triển kinh tế và ổn định đất nước
tài nguyên rừng bị khai thác một cách quá mức dẫn đến diện tích rừng toàn quốc
suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước thời điểm đó đã xuống
dưới 30%. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước chủ trương khôi phục và phát
triển rừng bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che phủ của rừng, góp phần
đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn
nguồn gen và tính đa dạng sinh học.
-Từ năm 1992 đến 2010, độ che phủ rừng toàn quốc được nâng lên 37% nhờ các
chủ trương, chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, nguồn cung cho
các hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước không phải là phương án khả thi và lâu dài 4
-Từ năm 2007, nhận thấy tầm quan trọng của việc phải xã hội hóa công tác quản lý
bảo vệ và phát triển rừng để huy động các nguồn lực khác nhằm giảm tải cho
nguồn ngân sách nhà nước và tăng cường đầu tư cho ngành lâm nghiệp. Theo đó,
ngày 14/01/2008 Chính phủ ban hành Nghị định 05/2008/NĐ-CP về Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng đề làm nhiệm vụ thu hút, vận động, tiếp nhận các nguồn lực xã
hội để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
-Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam(Quỹ) là một tổ chức tài chính Nhà nước
trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập vào ngày
28/11/2008 tại Quyết định số 114/2008/QĐ-BNN. Quỹ được quy định lần đầu tại
Nghị định 05/2008/NĐ-CP, ngày 14/01/2008. Hiện nay được quy định cụ thể tại
Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP và Quyết định 3618/QĐ- BNN-TCCB
-Theo đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là quỹ tài chính Nhà nước
ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận
động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng. Tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng bao gồm 2 cấp: Trung
ương và địa phương, trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng 2.1 Khái niệm
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 95 Luật Lâm Nghiệp 2017
“Điều 95. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
1.Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ
chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định thành lập.”
2.2 Vị trí và chức năng
Cơ sở pháp lý: Điều 1 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB quyết định về tổ chức và
hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ngày 28 t háng 8 năm 2023
“Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài
chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự 5
nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý;
có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Forest Protection and Development Fund, viết tắt là VNFF.
4. Trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.”
2.3 Nguyên tắc hoạt động
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 95 Luật Lâm nghiệp 2017
“ Điều 95. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ….
2. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến bảo
vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và
phù hợp với quy định của pháp luật.”
2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn - Cấp trung ương
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB Quyết định về tổ chức và
hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 28 t háng 8 năm 2023
“ Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài
trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước. 6
3. Tiếp nhận và chi trả tiền trồng rừng thay thế khi
chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác khi được giao theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án
và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử
dụng dịch vụ môi trường rừng.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ.
7. Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán;
báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Quỹ cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
8. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa
đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.
9. Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thu, chi
tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm của cả nước.
10. Thực hiện công tác truyền thông, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng tại trung ương và địa phương.
11. Trình cấp có thẩm quyền đình chỉ, thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí
hoặc vi phạm quy định của pháp luật có liên quan về dịch vụ môi trường rừng.
12. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác, phát triển, mở rộng các loại dịch vụ môi trường
rừng; hợp tác quốc tế về các nội dung liên quan đến dịch vụ môi trường rừng và
hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
13. Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế
hoạch về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
14. Tổng hợp, đánh giá, đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chính sách dịch vụ
môi trường rừng và hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật. 7
15. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn
nghiệp vụ cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
16. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, số lượng viên chức và hợp
đồng lao động; thực hiện chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi
dưỡng và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
17. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ.” - Cấp tỉnh
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 76 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018
Về cơ bản, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh tương đối giống
với Quỹ trung ương. Song chỉ có một số khác biệt nhỏ:
“ Điều 76. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ….
2. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác khác; nguồn viện
trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử
dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; 8
đ) Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát
việc quản lý sử dụng kinh phí quản lý, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán
bảo vệ rừng của các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng;
e) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án
và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
h) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm
toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
i) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa
đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
k) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
về tình hình thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng của địa phương hằng năm theo
Mẫu số 16 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
l) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan;
m) Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có điều kiện thành
lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, thì cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản này.” 2.5 Cơ cấu tổ chức - Cấp trung ương
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB Quyết định về tổ chức và
hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2023
“ Điều 3. Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm
soát Quỹ và Ban Điều hành Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ
Hội đồng quản lý Quỹ có 09 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên
Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định. 9
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Lâm nghiệp.
b) Các Ủy viên Hội đồng:
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
gồm: Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức
cán bộ, Thanh tra Bộ, Cục Kiểm lâm;
- Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
c) Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng do Chủ tịch
Hội đồng quản lý Quỹ phân công và thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ. 2. Ban Kiểm soát Quỹ
Ban Kiểm soát Quỹ có 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các
Kiểm soát viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
a) Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ: là Lãnh đạo Thanh tra Bộ.
b) Các Kiểm soát viên: là đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, gồm: Vụ Tài
chính, Vụ Pháp chế, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm.
c) Ban Kiểm soát Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.
d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát Quỹ thực hiện theo
Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ. 3. Ban Điều hành Quỹ
Ban Điều hành Quỹ đặt tại Cục Lâm nghiệp, gồm có Giám đốc Quỹ, các Phó Giám
đốc và các phòng chuyên môn.
a) Giám đốc Quỹ, Phó Giám đốc Quỹ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp
sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ và quy định của pháp luật.
b) Giám đốc Quỹ có trách nhiệm ban hành quy chế làm việc và các quy chế nội bộ
của Ban Điều hành Quỹ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ 10
chức của các phòng chuyên môn thuộc Ban Điều hành Quỹ; bổ nhiệm, miễn nhiệm
các chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc Ban Điều hành Quỹ theo quy định.
c) Các phòng chuyên môn, gồm: - Phòng Tổng hợp; - Phòng Nghiệp vụ;
- Phòng Kiểm tra Giám sát.
Phòng chuyên môn có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Giám đốc Quỹ bổ
nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch hội đồng quản lý
Quỹ và quy định của pháp luật.
d) Viên chức và hợp đồng lao động làm việc tại Ban Điều hành Quỹ theo Đề án vị
trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ, hoặc có sự điều chỉnh, bổ sung
các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ trưởng
xem xét, quyết định điều chỉnh Tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý và điều hành Quỹ
theo quy định của pháp luật.” - Cấp tỉnh
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 77 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng huy
động các nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Quỹ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân
hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo
loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
- Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có:
+ Hội đồng quản lý Quỹ, 11 + Ban kiểm soát,
+ Ban điều hành và các phòng chuyên môn.
- Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong điều
lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành.
2.6 Mối quan hệ giữa Quỹ trung ương và Quỹ cấp tỉnh
Cơ sở pháp lý: Điều 78 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018
“ Điều 78. Mối quan hệ giữa Quỹ trung ương và Quỹ cấp tỉnh
1. Trách nhiệm của Quỹ trung ương
a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn ủy thác khác cho Quỹ cấp tỉnh;
b) Hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh;
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ cấp tỉnh;
d) Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý giữa các Quỹ cấp tỉnh;
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương;
b) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương về quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ;
c) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ cho Quỹ trung ương để tổng hợp báo
cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
2.7 Nguồn tài chính và quản lý, sử dụng tài chính của quỹ
Cơ sở pháp lý: Điều 79-82 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018
- Nguồn tài chính của Quỹ trung ương 12
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
- Nguồn tài chính của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Nguồn hỗ trợ từ Quỹ trung ương;
đ) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
e) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
2.8 Quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án được quỹ hỗ trợ
Cơ sở pháp lý: Điều 83-86 Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018
- Phương thức: Hỗ trợ không hoàn lại toàn phần hoặc một phần vốn cho các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư việc thực hiện các chương trình, dự
án và các hoạt động phi dự án - Nội dung
+ Quỹ trung ương chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án, các hoạt động phi dự án
từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị
định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh
doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện
chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân 13
rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng
dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản
ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển
rừng đến cấp tỉnh và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
+ Quỹ cấp tỉnh chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án
từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và e khoản 2 Điều 79 của Nghị
định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng, kinh doanh, vận
chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình
bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây
lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm
nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở và hỗ
trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
- Phê duyệt chương trình, dự án và hoạt động phi dự án: Quỹ trung ương
+ Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân
cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình,
dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ;
+ Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các
cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua,
trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết, để triển khai thực hiện. Quỹ cấp tỉnh
+ Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình,
dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ; 14
+ Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các
Cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua,
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt,
Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết để triển khai thực hiện.
- Tiếp theo sẽ triển khai thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUỸ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG TẠI VIỆT NAM
1. Tổng quan về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng tại Việt Nam
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được thành lập nhằm huy động các nguồn
lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa
nghề rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển
rừng, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, góp phần thực hiện
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp
Để bảo vệ các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng này, năm 2010, Việt Nam là quốc gia
đầu tiên trong khu vực Châu Á thể chế hóa một chính sách trên toàn quốc về Chi
trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010
(NĐ 99) của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR được thông qua yêu cầu
người sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả cho những người cung cấp các dịch vụ này.
Các dịch vụ quy định trong Nghị định 99 bao gồm bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ
cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ cho du lịch, dịch vụ hấp
thụ các bon và giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và
suy thoái rừng và dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống trong nuôi
trồng thủy sản. Người cung cấp dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng, đặc biệt
là các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng hoặc các tổ chức nắm quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) là cơ quan chịu trách
nhiệm thực hiện việc chi trả DVMTR đã thành công trong việc ban hành các thủ 15
tục pháp lý, thiết lập mức chi trả cụ thể cho các dịch vụ bảo vệ cảnh quan và rừng
đầu nguồn, xác định người sử dụng các dịch vụ này là các đơn vị cung cấp nước
sạch, các nhà máy thủy điện và các công ty du lịch.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
( DVMT) đã đạt được nhiều thành tựu nhất định với nguồn thu hàng ngàn tỷ đồng
mỗi năm. Đến nay, toàn quốc đã có 44 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển
rừng; trong đó 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức.
2. Tác động của Quỹ đối với các khía cạnh tại Việt Nam
2.1 Khía cạnh về xã hội
-Quỹ bảo vệ và phát triển rừng với chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng góp phần cải thiện sinh kế cho người rồng rừng
Trong bối cảnh nguồn kinh phí từ ngân sách hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ
rừng khó khăn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được thành lập và thực hiện, triển
khai chính sách chi trả DVMTR đã tạo nên một nguồn lực tài chính lớn ngoài ngân
sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng, huy động được nguồn lực lớn trong xã hội đóng góp vào công tác bảo vệ
rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm
nghề rừng, đặc biệt là góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương
Thông qua đó, số cơ sở sử dụng DVMTR tham gia thực hiện chính sách ngày càng
tăng, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác QLBVR ngày càng lớn, diện tích rừng
được thụ hưởng từ chính sách chi trả DVMTR ngày càng tăng, rừng được bảo vệ
tốt hơn, tình trạng vi phạm lâm luật được giảm dần qua các năm. Qua đó giúp duy
trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng, góp phần cải thiện môi trường
Đồng thời, nhờ tiền DVMTR được chi trả kịp thời, đầy đủ nên đời sống của người
dân sống nhờ rừng được cải thiện đáng kể. Nhiều cộng đồng, hộ dân đã sử dụng số
tiền này để tu sửa lại cơ sở hạ tầng như bể nước sạch, đường giao thông thôn, ấp và
tùy theo điều kiện từng hộ, từng địa phương, nhiều mô hình kinh tế cũng từ đó
được hình thành. Bên cạnh cải thiện kinh tế, bảo vệ rừng hiện có, người dân còn
được các đơn vị chủ rừng sử dụng nguồn tiền DVMTR hỗ trợ thêm điều kiện để tái
trồng rừng, sớm đưa các loại rừng lau lách, đồi trọc trước đây trở thành diện tích
có rừng cung ứng DVMTR. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển rừng một cách bền vững. 16
Chính sách chi trả DVMTR (dịch vụ môi trường rừng) của quỹ là một chính sách
mang tính đột phá, chuyển hướng từ chỗ dựa vào ngân sách nhà nước, sang huy
động các nguồn vốn xã hội hóa cho việc quản lý và bảo vệ, phát triển rừng bền
vững, đầu tư cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) gắn với giảm nghèo,
từng bước cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, đồng thời nâng cao nhận
thức về bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
2.2 Khía cạnh về kinh tế
- Nguồn lực tài chính của Quỹ được huy động mạnh đã góp phần giảm nhẹ
gánh nặng cho ngân sách chi cho các hoạt động lâm nghiệp ở địa phương.
Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách thì nguồn lực tài chính phục vụ lâm
nghiệp đã từng bước chủ động trong các hoạt động, Do vậy, các Ban quản lý rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ được tăng thêm nguồn tài chính để triển khai mở rộng
diện tích khoán bảo vệ rừng; các công ty lâm nghiệp có nguồn để giải quyết khó
khăn về tài chính do việc dừng khai thác gỗ tự nhiên chuyển sang nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng
- Doanh thu từ chi trả DVMRT hỗ trợ đóng góp của ngành lâm nghiệp cho
nền kinh tế quốc dân
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lũy kế đến cuối tháng 8/2023, cả
nước thu 1967,8 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 59,8% kế hoạch năm và
giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Kế hoạch thu tiền dịch vụ môi trường rừng
năm 2023 đạt: 3.200 tỷ đồng, trong đó quỹ trung ương dự thu 2.053 tỷ đồng; quỹ
tỉnh dự thu 1.147 tỷ đồng.
Việc huy động nguồn tài chính này có rất có ý nghĩa, một mặt không chỉ tăng đóng
góp của ngành lâm nghiệp Việt Nam cho nền kinh tế quốc dân, mặt khác còn giảm
gánh nặng về tài chính của ngân sách nhà nước cho quản lý bảo vệ rừng.
2.3 Khía cạnh về môi trường
-Quỹ góp phần vào việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững hơn
Quỹ đã hỗ trợ các chương trình dự án như hỗ trợ cây giống trồng mới, xây dựng
chốt gác bảo vệ rừng, trạm quản lý bảo vệ rừng, vườn ươm giống cây công nông
nghiệp, cây ăn quả, xây dựng trụ sở làm việc 17
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương nhiệm vụ trồng rừng
thay thế diện tích rừng đã chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình thủy điện
Quỹ cũng chủ động phối hợp với các đơn vị, sở ngành, địa phương tăng cường
tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về thu, nộp, chi trả tiền dịch vụ
môi trường rừng, các quy định về thực hiện trồng rừng thay thế tới người dân, đơn
vị tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Đôn đốc các đơn vị, chủ dự án đã được
UBND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm trồng rừng thay thế theo quy định trước khi
giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Từ đó, tình trạng phá rừng, cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển
trái phép lâm sản đã giảm, môi trường rừng từng bước được cải thiện, tăng khả
năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sử dụng dịch vụ môi
trường rừng. Các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nâng cao
nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng.
III. HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỂ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 1. Mặt tích cực
Hiện nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã có những chính sách hoạt động hiệu
quả về nhiều mặt được thể hiện cụ thể như sau:
-Về hoạt động trong chính sách Dịch vụ môi trường rừng:
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời nhằm thực hiện chủ trương xã
hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội của các tổ
chức, cá nhân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phục vụ công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng gắn với việc xóa đói giảm nghèo nhất là đối với đồng bào dân
tộc nghèo vùng núi. Đây là một chính sách tài chính mới được vận hành ở quy mô
quốc gia. Một chính sách mang tính đột phá khi chuyển hướng tiếp cận từ chỗ dựa
hoàn toàn vào ngân sách sang huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách và vốn xã
hội hóa cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Bản chất của chi trả
dịch vụ môi trường rừng là việc phản ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong
nền kinh tế, theo đó có ít nhất một bên mua và một bên bán thực hiện các giao dịch
kinh tế dựa trên kết quả mà cụ thể là giữa bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
(được nhận tiền) và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng (phải chi trả tiền). Tiền 18
chi trả dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã
được hạch toán vào giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để hình thành nên giá
bán cho người sử dụng. Theo đó, những người tiêu dùng các sản phẩm trở thành
người sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
Ngày 17 tháng 02 năm 2023, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng Việt Nam tổ chức Hội nghị "Tổng kết năm 2022 và triển khai
nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Hệ thống Quỹ
Bảo vệ và phát triển rừng đồng hành cùng chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận cụ thể như sau:
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng số thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cả
nước đạt trên 3.700 tỷ đồng, vượt 23% so với kế hoạch và tăng 17% so với năm
2021. Trong khi đó mỗi năm, lĩnh vực lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư 900 tỷ
đồng để bảo vệ và phát triển rừng của 11 triệu ha. Điều đó cho thấy được sự hiệu
quả vượt bậc trong hoạt động chi trả DVMTR của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
Trong năm 2022 đã giải ngân số tiền gần 3.000 tỷ đồng cho bên cung ứng DVMTR
và chủ yếu được thực hiện qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch điện tử đảm bảo
tính công khai, minh bạch, hiệu quả.
Năm 2022, tiền DVMTR góp phần hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ cho 7,3 triệu ha
rừng, chiếm 49,6% tổng diện tích rừng toàn quốc, tăng 0,56 triệu ha rừng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh việc ký thêm các hợp đồng ủy thác mới, sản lượng điện sản xuất của một
số công ty thủy điện tăng, thì công tác đôn đốc, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên
quan, tích cực tuyên truyền phổ biến chính sách trong việc thu hồi tiền dịch vụ môi
trường rừng chậm trả đã góp phần làm tổng nguồn thu vượt kế hoạch đề ra trước đó.
Từ kết quả trên, có thể khẳng định rằng chi trả DVMTR là nguồn tài chính quan
trọng, bền vững của ngành lâm nghiệp đồng thời cho chúng ta nhìn nhận được tầm
quan trọng của Quỹ Bảo vệ và phát triển trừng trong công tác bảo vệ và phát triển
rừng cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và đời sống xã
hội ngày càng vững mạnh.
-Hoạt động thúc đẩy việc thực hiện chính sách phát triển loại dịch vụ môi
trường rừng mới đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng trong
năm 2023 – Chương trình ERPA 19
Ngày 14/4, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Hội
nghị Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ
về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận
chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. Tại Hội nghị cũng đã nêu
ra được những điểm hiệu quả trong công tác thí điểm xây dựng triển khai nghị định
107 trong thời gian vừa qua, đồng thời thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp để thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm, định hướng triển khai, nhằm thúc đẩy việc chi trả kết
quả giảm phát thải để tạo tiền đề phát triển các dự án, chương trình tiềm năng về
hấp thụ và lưu giữ carbon trên phạm vi toàn quốc hướng đến thực hiện chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững:
Ngày 28/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP (Nghị định
số 107) về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính
thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. Việc ban hành
Nghị định số 107 đã đáp ứng được mong mỏi của các bên liên quan đồng thời đưa
Việt Nam bước đầu tiếp cận, tham gia cùng xu hướng chung của thế giới trong việc
trao đổi, chuyển nhượng, thương mại tín chỉ lượng giảm phát thải, các-bon rừng.
Có thể nói rằng Nghị định số 107 là Nghị định được ngành lâm nghiệp rất mong
chờ, là Nghị định đầu tiên giúp tạo ra một quy trình trong việc trao đổi, chuyển
nhượng và triển khai các-bon rừng.
Ngày 22 tháng 10 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân
hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (Bên nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon
Lâm nghiệp (FCPF)) đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng
Bắc Trung Bộ (ERPA). Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đại
diện chủ sở hữu, quản lý, sử dụng và chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 kết quả
giảm phát thải từ rừng tự nhiên giai đoạn 2018-2025 tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
(gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế)
cho Quỹ Đối tác các-bon Lâm nghiệp (FCPF) đồng thời dự kiến nhận về khoảng
51,5 triệu USD và đặc biệt, 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao
lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC. Và cho đến nay, việc ký kết thỏa thuận
cũng đã đạt được một số thành tựu quan trọng như:
+Thỏa thuận ERPA này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP
ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải
và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ. Nghị
định số 107 đã đánh dấu bước ngoặt đưa Việt Nam bước đầu tiếp cận, tham gia
cùng xu hướng chung của thế giới trong việc trao đổi, chuyển nhượng, thương mại
tín chỉ giảm phát thải, các-bon rừng. 20