-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHỦ ĐỀ:
PHÚC THẨM SỐ 24/2020/KDTM-PT NGÀY BÌNH LUẬN BẢN ÁN 22/6/2020
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TRANH CHẤP TÊN MIỀN
LỚP: LUẬT KINH TẾ K45C NHÓM: 3
GVHD: ThS. Nguyễn Lương Sỹ
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2023 THÀNH VIÊN NHÓM 3
1. Võ Thị Phương Thảo (nhóm trưởng) 2. Võ Vũ Hoài Hậu 3. Vương Quỳnh Như 4. Nguyễn Tiến Quang 5. Nguyễn Xuân Quang 6. Đỗ Minh Tiến 7. Nguyễn Thị Trinh 8. Lê Thị Minh Trang 9. Hoàng Bảo Ngân 10. Trần Duy Khánh 2 Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÊN MIỀN, TÊN MIỀN LIÊN
QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
1.1 Những vấn đề lý luận về tên miền
1.1.1 Khái quát chung về tên miền
1.1.1.1 Khái niệm tên miền
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, cụ thể là tại Khoản 4, Điều 2
Thông tư số 24/2015/TT-BTTT ngày 18/08/2015 Quy định về quản lý và sử
dụng tài nguyên Internet đã định nghĩa tên miền là tên được sử dụng để định
danh địa chỉ Internet (sau đây gọi là Thông tư 24/2015/TT-BTTT) của máy chủ
gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu “”, Tên miền bao gồm:
Thứ nhất, tên miền dùng các kí tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII, gọi là tên miền mã ASCII;
Thứ hai, tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền
thống của từng quốc gia, gọi là tên miền đa ngữ (IDN).
Trong đó, tên miền quốc gia Việt Nam là tập hợp tên miền các cấp dưới
tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” (gọi chung là tên miền “.vn”) và
tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác thuộc quyền quản lý của Việt
Nam. (Khoản 7 Điều 2 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT)
Ví dụ như Samsung.com; thegioididong.com; fptshop.com.vn; nhulan.vn
hay ở trong bản án bình luận, Tòa án cũng ghi nhận BMW có các tên miền như
là bmw.com; bmwmotorrad.com; bmwmotorrad.com; bmw-motorcycles.vn và
tại Việt Nam sở hữu chính thức là bmw.vn.
1.1.1.2 Cấu trúc tên miền Việt Nam
Khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT (sửa đổi bởi Thông tư
21/2021/TT-BTTTT) quy định tên miền “.vn” bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng Việt:
- Tên miền không dấu là tên miền mã ASCII, trong đó các ký tự tạo nên
tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã ASCII, bao gồm tên miền
không dấu các cấp dưới tên miền “.vn”;
- Tên miền tiếng Việt là tên miền đa ngữ, trong đó các ký tự tạo nên tên
miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt, bảng mã tiếng Việt
mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu “-”, bao gồm tên miền tiếng
Việt các cấp dưới tên miền “.vn”.
2.1.1.3 Đặc điểm tên miền 3
Thứ nhất, tên miền phải được đăng ký
Thứ hai, tên miền mang tính duy nhất trên hệ thống internet toàn cầu
Thứ ba, khả năng tìm thấy trên internet của tên miền
Thứ tư, tên miền không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia và lĩnh vực hoạt động
Thứ năm, tên miền là công cụ để thực hiện chức năng quảng bá và kinh doanh
1.1.2 Nguyên tắc, thủ tục đăng ký tên miền Việt Nam “.vn”
1.1.2.1 Nguyên tắc đăng ký
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy
định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng của
Chính Phủ (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP, sau đây gọi tắt là NĐ
72/2013/NĐ-CP). Nguyên tắc đăng ký tên miền Việt Nam “.vn” được quy định như sau:
Thứ nhất, bình đẳng, không phân biệt đối xử.
Thứ hai, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, trừ các tên miền được
dành cho đấu giá theo quy định của pháp Luật.
Thứ ba, tuân thủ các quy định về bảo vệ tên miền quốc gia Việt Nam
“.vn” theo Điều 68 Luật công nghệ thông tin.
Thứ tư, tuân thủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên
miền theo quy định của Luật viễn thông.
Tại Nghị định 72/2013/ND-CP cũng quy định về việc mọi tổ chức cá
nhân (bao gồm cả các tổ chức, cá nhân trong nước và to chức cá nhân nước
ngoài) đều có quyền đăng ký tên miền (bao gồm cả tên miền quốc gia và tên miền quốc tế).
Như vậy, các quy định pháp luật hiện tại hầu như không có bất cứ giới
hạn nào về chủ thể đăng ký tên miền. Các tổ chức, cá nhân khi đăng ký tên miền
chỉ phải nộp phí và tuân thủ các quy định pháp luật Viêt Nam trong quá trình sử
dụng tên miền. Nếu việc sử dụng không phù hợp với các quy định pháp luật có
thể sẽ bị thu hồi tên miền.
1.1.2.2 Thủ tục đăng ký tên miền 4
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT (sửa đổi
bởi Thông tư 21/2021/TT-BTTTT) thủ thục đăng ký tên miền Việt Nam “.vn” gồm các bước sau:
Thứ nhất, về hồ sơ đăng ký
Khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký, hoàn trả tên
miền “.vn”, chủ thể phải nộp Bản khai đăng ký tên miền, Đơn đề nghị thay đổi
thông tin đăng ký tên miền hoặc Đơn đề nghị hoàn trả tên miền. Mẫu Bản khai
đăng ký tên miền, Đơn đề nghị thay đổi thông tin đăng ký tên miền, Đơn đề
nghị hoàn trả tên miền do Nhà đăng ký tên miền “.vn” quy định tại trang thông
tin điện tử của Nhà đăng ký, nhưng phải bảo đảm đầy đủ thông tin theo mẫu
quy định tại Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thứ hai, về địa chỉ đăng ký
Hồ sơ đăng ký tên miền nộp tại các Nhà đăng ký tên miền “.vn” có tên
trong danh sách được công bố tại địa chỉ: www.nhadangky.vn.
Thứ ba, phương thức nộp hồ sơ đăng ký
Một là, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tên miền trực tuyến thông qua
công cụ đăng ký, quản lý hồ sơ tên miền trực tuyến của Nhà đăng ký tên miền “.vn”.
Hai là, nộp trực tiếp tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền “.vn” hoặc
gửi hồ sơ đến các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền “.vn” trong trường hợp
không có khả năng sử dụng phương thức trực tuyến.
Ba là, trong trường hợp chủ thể đăng ký tên miền là cá nhân thực hiện thủ
tục đăng ký tên miền khi nộp hồ sơ trực tiếp cần xuất trình một trong các giấy
tờ: Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu. Nếu nộp hồ sơ
qua đường bưu chính cần gửi kèm theo bản sao có chứng thực một trong các
giấy tờ nêu trên của chủ thể đứng tên đăng ký tên miền.
Các Nhà đăng ký tên miền “.vn” thực hiện sao lưu, chuyển hồ sơ điện tử
về Trung tâm Internet Việt Nam và triển khai các biện pháp bảo vệ, dự phòng
dữ liệu, hồ sơ phục vụ quản lý tập trung và đảm bảo hồ sơ, dữ liệu tên miền.
1.1.3 Các dạng tranh chấp tên miền và giải quyết tranh chấp tên miền
1.1.3.1 Các dạng tranh chấp tên miền
Thứ nhất, các dạng tranh chấp tên miền xét theo mục đích đăng ký
Thứ hai, các dạng tranh chấp tên miền xét theo đối tượng bị tranh chấp
Nếu căn cứ theo đối tượng bị tranh chấp thì tranh chấp tên miền sẽ bao gồm những dạng sau: 5
Một là, tranh chấp liên quan tới tên tổ chức, doanh nghiệp.
Hai là, tranh chấp liên quan tới tên cá nhân nổi tiếng.
Ba là, tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu.
1.1.3.2 Giải quyết tranh chấp tên miền.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 76 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH
Luật công nghệ và thông tin; khoản 1 Điều 16 Nghị định 72/2013/ND-CP.
Tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được giải
quyết theo 3 hình thức sau:
- Thông qua thương lượng, hòa giải. - Thông qua trọng tài.
- Khởi kiện tại tòa án.
Thứ hai, căn cứ để giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của
nguyên đơn được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 72/2013/ND-CP quy định như sau:
- Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của
nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay
nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp;
- Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;
- Bị đơn cho thuê hay chuyển giao tên miền cho nguyên đơn là người chủ
của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây
nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của
nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính;
- Bị đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của
tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với
tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
- Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoại danh tiếng của nguyên đơn, cản
trở hoạt động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng
tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của
nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
- Trường hợp khác chứng minh được việc bị đơn sử dụng tên miền vi
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
Thứ ba, xử lý tên miền có tranh chấp
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN. 6
Sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp, nhà đăng ký tên miền “.vn” căn
cứ vào biên bản hòa giải thành của các bên; quyết định đã có hiệu lực của trọng
tài; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án để xử lý tên miền có
tranh chấp theo một trong các cách như sau:
- Buộc thay đổi thông tin tên miền.
- Buộc trả lại tên miền
- Buộc thu hồi tên miền.
Trường hợp biên bản hòa giải thành; quyết định đã có hiệu lực của trọng
tài; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nêu rõ tên miền tranh
chấp bị thu hồi cho phép nguyên đơn đăng ký sử dụng thì nguyên đơn được ưu
tiên đăng ký trong vòng mười ngày kể từ khi biên bản, quyết
1.2 Khái quát về nhãn hiệu và mối liên hệ giữa tên miền với nhãn hiệu
1.2.1 Khái quát chung về nhãn hiệu
1.2.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật SHTT hiện hành quy định “Nhãn hiệu là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.” Nhờ có nhãn hiệu mà các tổ chức, cá nhân có thể phân biệt được hàng
hóa, dịch vụ của mình. Tránh tình trạng trùng hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng khi sử dụng.
Nhãn hiệu gồm có 3 loại chính: Nhãn hiệu tập thể (khoản 17 Điều 4
LSHTT hiện hành); Nhãn hiệu chứng nhận (khoản 18 Điều 4 LSHTT hiện
hành); Nhãn hiệu nổi tiếng (khoản 20 Điều 4 LSHTT hiện hành).
1.2.1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ Điều 72 Luật SHTT Hiện hành quy định nhãn hiệu được bảo hộ
nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,
hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng
một hoặc nhiều mầu sắc;
Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
1.2.1.3 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật SHTT Hiện hành quy định “Quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng
bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại 7
Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên
cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.”
1.2.1.4 Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại Điều 75 Luật SHTT hiện hành việc xem xét, đánh giá
một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau đây:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua
việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
1.2.2 Mối liên hệ giữa tên miền với nhãn hiệu1
Tên miền không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam. Do đó, việc đăng ký, cấp phát tên miền không được quy định trong Luật
Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giữa hai đối tượng này có mối quan hệ mật thiết, qua
lại với nhau. Có thể khái quát về mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu như sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu có thể là một bộ phận cấu thành của tên miền
Ví dụ tên miền coca- cola.com lấy nhãn hiệu coca-cola làm một bộ phận
cấu thành, tên miền ibm.com lấy nhãn hiệu ibm làm một bộ phận cấu thành...
Việc lấy nhãn hiệu làm một thành phần của tên miền có tác dụng làm cho
tên miền trở nên dễ nhớ, dễ nhận biết do bản chất của nhãn hiệu là các dấu hiệu
1 Nguyễn Thị Hồng Linh (2014), Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu,
Luận văn thạc sĩ luật học Đại học Quốc gia Hà Nội. , 8
dễ nhớ, dễ nhận biết. Thói quen của người dùng internet là thường truy cập vào
website thông qua tên miền tương ứng với nhãn hiệu của doanh nghiệp để tìm
kiếm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Do đó, việc lấy nhãn hiệu làm
một thành cấu tạo của tên miền sẽ làm cho khả năng tìm kiếm tên miền được dễ dàng hơn.
Thứ hai, tên miền là công cụ để quảng bá nhãn hiệu và phát triển kinh doanh
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Chức
năng chính của nhãn hiệu là nhằm định danh và định vị hàng hóa/dịch vụ của
một doanh nghiệp này với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp khác. Giữa muôn
vàn các sản phẩm/dịch vụ cùng loại, nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận ra sản
phẩm/dịch vụ mà mình thấy có uy tín. Và do đó, quảng bá về sản phẩm/dịch vụ
của một doanh nghiệp thực chất chính là là quảng bá cho nhãn hiệu của sản phẩm/dịch vụ đó. Chương 2 9
BÌNH LUẬN BẢN ÁN PHÚC THẨM SỐ 24/2020/KDTM-PT NGÀY
22/6/2020 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.
2.1 Bình luận bản án số 24/2020/KDTM-PT ngày 22/6/2020 của Tòa án
nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Tóm tắt nội dung vụ án
Ngày 22 tháng 6 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 72/2018/TLPT-
KDTM ngày 07 tháng 11 năm 2018 về việc “Tranh chấp về tên miền”.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1133/2018/KDTM-ST
ngày 21/8/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố H bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 811/2020/QĐ-PT
ngày 22 tháng 5 năm 2020 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Công ty BMW;
Trụ sở: Petuelring 130, 80809 Munchen, the Federal Republic of Germane
Người đại diện hợp pháp của công ty BMW: Ông Nguyễn T1, sinh năm
1972; Địa chỉ thường trú: 15/25C Nguyễn Du, Phường 7, quận G, Thành phố H;
Địa chỉ liên lạc: Phòng số 5, Tầng 15, Tòa nhà Harec, 4 A Láng Hạ, phường
Thành Công, quận B, Thành phố H1 (Văn bản ủy quyền ngày 08/12/2017) – Có mặt
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Mai Duy
Linh luật sư của Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn T&G thuộc Đoàn luật sư Thành phố H1 – Có mặt.
Bị đơn: Ông Nguyễn Mạnh T, sinh năm 1990 – Có mặt;
Địa chỉ: Số 10, đường 66, phường Thảo Điền, Quận 2, Thành phố H.
Người kháng cáo: Công ty BMW và ông Nguyễn Mạnh T.
Trong đơn khởi kiện ngày 08/12/2017 và lời khai tiếp theo, nguyên đơn
và người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Công ty BMW thành lập 10
từ năm 1916 tại Cộng hòa liên bang Đức, đang sở hữu nhiều tên miền chứa
nhãn hiệu BMW và đang duy trì các Websites để kinh doanh trên toàn thế giới
bao gồm: bmw.com; bmwmotorrad.com; bmw-motorrad.com; bmw-
motorcycles.vn và tại Việt Nam sở hữu websites chính thức là bmw.vn. Từ ngày
thành lập đến nay, công ty BMW đã trở thành một trong những công ty hàng
đầu trên thế giới trong lĩnh vực phát triển, sản xuất và phân phối các sản phẩm
ngành ô tô, mô tô. Nhãn hiệu BMW đã được công ty BMW đăng ký bảo hộ tại
Việt Nam theo các đăng ký quốc tế ngày 31/01/1950, 16/7/1980, 22/12/1995,
29/6/1984 và 26/3/1997. Nhãn hiệu BMW được bình chọn là một thương hiệu
nổi tiếng và uy tín nhất thế giới (Năm 2015, Interbrand xếp BMW vị trí 11;
Global RepTrak 100 của Reputation Institute xếp BMW đứng đầu). Tại Việt
Nam, nhãn hiệu BMW được biết đến rộng rãi và phổ biến cho các sản phẩm xe
ô tô, xe máy và phụ kiện, phụ tùng ô tô, xe máy hội đủ điều kiện khẳng định
BMW là nhãn hiệu nổi tiếng quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại các điều 123, 124, 125 Luật Sở hữu trí tuệ, với tư cách
là chủ sở hữu nhãn hiệu, BMW có độc quyền sử dụng và cho phép người khác
sử dụng BMW đang được bảo hộ của mình. Hiện nguyên đơn đang sở hữu
nhiều tên miền chứa nhãn hiệu BMW và duy trì các websites tại các tên miền
này để thực hiện việc kinh doanh trên toàn thế giới, bao gồm không giới hạn ở
các websites chính thức ghi địa chỉ tên miền: bmw.com; bmwmotorrad.com;
bmw-motorrad.com; bmw-motorcycles.vn và tại Việt Nam sở hữu websites
chính thức để hoạt động kinh doanh là bmw.vn.
Qua tra cứu, được biết bị đơn Nguyễn Mạnh T đã đăng ký và đồng thời
sử dụng các tên miền sau đây: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn;
bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn. Các tên miền này đều đăng ký ngày 31/3/2014.
So sánh dễ dàng nhận thấy các tên miền bị đơn đăng ký tương tự và gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu BMW của nguyên đơn. Bên cạnh đó, ông T còn sử dụng
các tên miền để xây dựng các website thực hiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ
tương tự ngành nghề của công ty BMW. Cụ thể bị đơn đã và đang xây dựng,
kinh doanh, quản trị hoạt động các websites mà các tên miền tranh chấp dẫn tới
để quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ sửa chữa ô tô, bao gồm các
dịch vụ dành cho ô tô mang nhãn hiệu BMW. Bị đơn chưa được nguyên đơn
cho phép sử dụng nhãn hiệu BMW dưới bất kỳ hình thức nào nên bị đơn không
có bất kỳ quyền và lợi ích hợp pháp nào liên quan đến nhãn hiệu BMW cũng 11
như các tên miền tranh chấp. Ngay cả khi bị đơn đã hoặc đang kinh doanh các
sản phẩm mang nhãn hiệu BMW thì bị đơn cũng không được phép sử dụng
nhãn hiệu BMW trong các tên miền nêu trên.
Tại Công văn số 133/Ttra-P1 ngày 13/4/2016 Thanh tra Bộ Khoa học
Công nghệ đã xác định hành vi của ông Nguyễn Mạnh T đăng ký và sử dụng
các tên miền: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn;
bmw-motorrad.vn có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên
miền quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ.
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn:
Thứ nhất, thu hồi các tên miền quốc gia bmwmotorrad.com.vn; bmw-
motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn để ưu tiên cho nguyên đơn đăng ký, sử dụng.
Thứ hai, bồi thường thiệt hại 500.000.000 đồng.
Thứ ba, thanh toán chi phí hợp lý của nguyên đơn thuê luật sư do hành vi
cạnh tranh không lành mạnh của bị đơn với số tiền 200.000.000 đồng (căn cứ
các điều 202, 205.3 Luật Sở hữu trí tuệ).
Thứ tư, xin lỗi công khai trên báo điện tử www.vnexpress.net, báo điện tử
www.dantri.com.vn và trên ba kỳ liên tiếp của Báo tuổi trẻ về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh (căn cứ Điều 202.2 Luật Sở hữu trí tuệ).
Bị đơn ông Nguyễn Mạnh T trình bày: Ông có đăng ký sử dụng các tên
miền gồm: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn;
bmw-motorrad.vn tại Trung tâm Internet Việt Nam – Bộ Thông tin và Truyền
thông năm 2014. Các tên miền này do ông tự nghĩ ra, không liên quan đến
nguyên đơn, ông đã sử dụng trước và đã được Bộ Thông tin và Truyền thông
cấp phép cho ông sử dụng nên ông không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1133/2018/KDTM-ST
ngày 21/8/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố H đã quyết định:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 30, Điều 37, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1
Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 20 Điều 4, Điều 75, Điều 202 và Điều
205 Luật Sở hữu trí tuệ; Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng; Khoản 1 Điều 12, khoản 3 Điều 16 Thông tư số
24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản
lý và sử dụng tài nguyên Internet; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 12
30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm,
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Tuyên xử:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty BMW.
Thứ nhất, thu hồi các tên miền quốc gia bmwmotorrad.com.vn; bmw-
motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn của ông Nguyễn Mạnh
T; Ưu tiên cho công ty BMW đăng ký sử dụng trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, buộc ông Nguyễn Mạnh T phải xin lỗi công khai trên báo Tuổi
Trẻ ba kỳ liên tiếp với nội dung: Tôi, Nguyễn Mạnh T là bị đơn trong vụ án thụ
lý số 31/TLST- KDTM ngày 12/3/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố H. Tại
Bản án số 1133/2018/KDTM-ST ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân
dân Thành phố H đã tuyên tôi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi đăng
ký, sử dụng 4 tên miền: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn;
bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn. Nay tôi gửi lời xin lỗi đến công ty BMW.
Thứ ba, buộc ông Nguyễn Mạnh T phải thanh toán chi phí hợp lý mà
nguyên đơn phải bỏ ra để thuê luật sư là 200.000.000 đồng.
Ngày 04/9/2018, nguyên đơn công ty BMW có đơn kháng cáo yêu cầu
Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Nguyễn Mạnh T phải bồi thường 500.000.000 đồng.
Ngày 23/8/2018, bị đơn ông Nguyễn Mạnh T có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay:
Ông Nguyễn T1 thay đổi kháng cáo, ông không yêu cầu ông Nguyễn
Mạnh T bồi thường 500.000.000 đồng, mà ông chỉ yêu cầu ông Nguyễn Mạnh T
phải bồi thường 3 khoản chi phí đã nêu trong đơn đề ngày 26/02/2020 với tổng
số tiền 70.281.000 đồng. Các khoản chi phí này đều phát sinh trước khi công ty
BMW khởi kiện ở cấp sơ thẩm.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn đề nghị chấp
nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, vì đây là các khoản chi phí hợp lý. Bị
đơn đã đăng ký và sử dụng tên miền gây nhầm lẫn, có kết quả giám định, nên bị
đơn phải có trách nhiệm bồi thường.
Ông Nguyễn Mạnh T đề nghị xem xét các tên miền là do ông tự nghĩ ra,
đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ông đăng ký và sử 13
dụng nên ông không vi phạm. Vì vậy ông kháng cáo yêu cầu Tòa án bác toàn bộ
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nhận định:
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả
tranh tụng tại phiên tòa; Hội đồng xét xử nhận định:
Đơn kháng cáo của nguyên đơn và đơn kháng cáo của bị đơn đều đảm
bảo hình thức và thời hạn, đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Tại Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số: NH685-19YC/KLGĐ
ngày 05/11/2019 của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ
kết luận các dấu hiệu “bmw-motorrad.com.vn”, “bmwmotorrad.vn”, “bmw-
motorrad.vn”, “bmwmotorrad.com.vn” trong nội dung đăng ký tên miền quốc
gia nhằm giới thiệu/quảng cáo cho các dịch vụ liên quan đến xe cộ như thể hiện
tại Tài liệu 1(a), 1(b), 1(c), 1(d) – là tương tự đến mức gây nhầm lẫn đối với
nhãn hiệu “BMW” được bảo hộ theo Nhóm 12 của ĐKQT số 145185 của công
ty BMW. Vì vậy, Bản án sơ thẩm đã tuyên thu hồi các tên miền quốc gia
“bmwmotorrad.com.vn”; “bmw- motorrad.com.vn”; “bmwmotorrad.vn”;
“bmw-motorrad.vn” của ông Nguyễn Mạnh Tài; Ưu tiên cho công ty BMW
đăng ký sử dụng; buộc ông Nguyễn Mạnh T xin lỗi công khai trên báo là có căn
cứ, đúng pháp luật nên không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Nguyễn Mạnh T.
Tại phiên tòa phúc thẩm, công ty BMW không kháng cáo về việc yêu cầu
ông Nguyễn Mạnh T phải bồi thường thiệt hại với số tiền 500.000.000 đồng mà
chỉ kháng cáo yêu cầu ông Nguyễn Mạnh T phải bồi thường chí phí thuê đại
diện pháp lý xử lý tại Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ số tiền 43.571.000
đồng theo chứng từ số 246-17/DBN-LS ngày 17/10/2017; Chi phí lập vi bằng
tại Văn phòng thừa phát lại Hà Đông theo hóa đơn số 0000555 ngày 22/9/2017
số tiền 3.960.000 đồng và các chi phí liên quan đến việc hợp pháp hóa lãnh sự
hồ sơ khởi kiện tại Đại sứ quán Việt Nam tại Đức với số tiền 22.750.000 đồng.
Tổng cộng 70.281.000 đồng.
Các số tiền trên đều phát sinh trước ngày công ty BMW khởi kiện nhưng
trong quá trình giải quyết ở cấp sơ thẩm, công ty BMW không yêu cầu giải
quyết. Nay công ty BMW thay đổi nội dung kháng cáo và đặt ra yêu cầu đối với
các số tiền này nên không có căn cứ để chấp nhận. 14
Do không được chấp nhận kháng cáo nên người kháng cáo phải chịu án
phí kinh doanh thương mại phúc thẩm. Vì những lẽ trên, Quyết định:
1. Áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 29 Nghị quyết
số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
2. Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, không chấp nhận kháng
cáo của bị đơn; Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số
1133/2018/KDTM- ST ngày 21/8/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố H.
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty BMW.
- Thu hồi các tên miền quốc gia “bmwmotorrad.com.vn”; “bmw-
motorrad.com.vn”; “bmwmotorrad.vn”; “bmw-motorrad.vn” của ông Nguyễn
Mạnh T; Ưu tiên cho công ty BMW đăng ký sử dụng trong thời hạn 15 ngày
làm việc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Buộc ông Nguyễn Mạnh T phải xin lỗi công khai trên báo Tuổi Trẻ ba
kỳ liên tiếp với nội dung: “Tôi, Nguyễn Mạnh T là bị đơn trong vụ án thụ lý số 31/TLST-
- Buộc ông Nguyễn Mạnh T phải thanh toán chi phí hợp lý mà nguyên
đơn đã bỏ ra để thuê luật sư là 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng).
3. Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm:
- Công ty BMW phải nộp án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm
2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) và được khấu trừ tạm ứng án phí đã nộp
2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) theo biên lai thu số 0049735 ngày 19/9/2018
của Cục Thi hành án dân sự Thành phố H.
- Ông Nguyễn Mạnh T phải nộp án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm
2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) và được khấu trừ tạm ứng án phí đã nộp
2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) theo biên lai thu số 0049668 ngày 12/9/2018
của Cục Thi hành án dân sự Thành phố H.
2.1.2 Vấn đề pháp lý đặt ra 15
Thứ nhất, phải giải quyết những yêu cầu của công ty BMW như thế nào? Tại sao?
Thứ hai, vì sao ông Nguyễn Mạnh T đăng ký tên miền trước công ty
BMW, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, nhưng tòa án lại
ra quyết định thu hồi tất cả các tên miền này?
Thứ ba, liệu quyết định cấp phép cho ông T sử dụng tên miền của Bộ
Thông tin và Truyền thông là vi phạm?
Thứ tư, liệu có những bất cập nào còn tồn tại trong thực tế dẫn đến
những vụ kiện như thế này? Giải pháp ra sao?
Để giải quyết được vấn đề trên nhóm em sẽ đi sâu vào bình luận về bản
án phúc thẩm số 24/2020/KDTM-PT Ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Tòa án
nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Xác định đối tượng tranh chấp
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản
lý và sử dụng tài nguyên intrernet của Bộ thông tin và truyền thông (sau đây gọi
tắt là Thông tư 24/2015/TT-BTTTT).
Đối tượng tranh chấp là tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” liên quan đến nhãn hiệu BMW. Cụ thể:
Công ty BMW hiện đang sở hữu nhiều tên miền chứa nhãn hiệu BMW và
duy trì các websites tại các tên miền này để thực hiện việc kinh doanh trên toàn
thế giới, bao gồm không giới hạn ở các websites chính thức ghi địa chỉ tên
miền: bmw.com; bmwmotorrad.com; bmw-motorrad.com; bmw-motorcycles.vn
và tại Việt Nam sở hữu websites chính thức để hoạt động kinh doanh là bmw.vn.
Bị đơn Nguyễn Mạnh T đã đăng ký và đồng thời sử dụng các tên miền sau đây:
bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-
motorrad.vn. Các tên miền này đều đăng ký ngày 31/3/2014.
2.1.4 Chủ sở hữu nhãn hiệu BMW
Thứ nhất, tên chủ sở hữu: công ty BMW.
Thứ hai, thời hạn bảo hộ: nhãn hiệu BMW đã được công ty BMW đăng
ký bảo hộ tại Việt Nam theo các đăng ký quốc tế ngày 31/01/1950, 16/7/1980,
22/12/1995, 29/6/1984 và 26/3/1997. 16
Nhãn hiệu BMW được bình chọn là một thương hiệu nổi tiếng và uy tín
nhất thế giới (Năm 2015, Interbrand xếp BMW vị trí 11; Global RepTrak 100
của Reputation Institute xếp BMW đứng đầu).
Tại Việt Nam, nhãn hiệu BMW được biết đến rộng rãi và phổ biến cho
các sản phẩm xe ô tô, xe máy và phụ kiện, phụ tùng ô tô, xe máy hội đủ điều
kiện khẳng định BMW là nhãn hiệu nổi tiếng quy định tại khoản 20 Điều 4 và
Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Thứ ba, quyền của chủ sở hữu: theo quy định tại các Điều 123, 124, 125
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu, BMW có
độc quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng BMW đang được bảo hộ của mình.
2.1.5 Xác định yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo
Thứ nhất, xác định yêu cầu khởi kiện của công ty BMW
Một là, thu hồi các tên miền quốc gia bmwmotorrad.com.vn; bmw-
motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn để ưu tiên cho nguyên đơn đăng ký, sử dụng.
Hai là, bồi thường thiệt hại 500.000.000 đồng.
Ba là, thanh toán chi phí hợp lý của nguyên đơn thuê luật sư do hành vi
cạnh tranh không lành mạnh của bị đơn với số tiền 200.000.000 đồng (căn cứ
các điều 202, khoản 3 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ). Bốn là, x in
lỗi công khai trên báo điện tử www.vnexpress.net, báo điện tử
www.dantri.com.vn và trên ba kỳ liên tiếp của Báo tuổi trẻ về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh (căn cứ Điều 202.2 Luật Sở hữu trí tuệ).
Thứ hai, xác định yêu cầu kháng cáo của công ty BMW và ông Nguyễn Mạnh T
- Ngày 04/9/2018, nguyên đơn công ty BMW có đơn kháng cáo yêu cầu
Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Nguyễn Mạnh T phải bồi thường 500.000.000
đồng. Tuy nhiên, tại phiên toàn phúc thẩm (ngày 22/6/2020) Ông Nguyễn
T1 thay đổi kháng cáo, ông không yêu cầu ông Nguyễn Mạnh T bồi thường
500.000.000 đồng, mà ông chỉ yêu cầu ông Nguyễn Mạnh T phải bồi thường 3
khoản chi phí đã nêu trong đơn đề ngày 26/02/2020 với tổng số tiền 70.281.000 17
đồng. Các khoản chi phí này đều phát sinh trước khi công ty BMW khởi kiện ở cấp sơ thẩm.
- Ngày 23/8/2018, bị đơn ông Nguyễn Mạnh T có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
2.1.6 Hành vi đăng ký, sử dụng tên miền liên quan đến nhãn hiệu
Thứ nhất, hành vi đăng ký, chiếm hữu sử dụng tên miền của ông Nguyễn Mạnh T.
Ông Nguyễn Mạnh T đã đăng ký và đồng thời sử dụng các tên miền sau
đây: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-
motorrad.vn. Các tên miền này đều đăng ký ngày 31/3/2014.
Bên cạnh đó, ông T còn sử dụng các tên miền để xây dựng các website
thực hiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ tương tự ngành nghề của công ty BMW.
Cụ thể bị đơn đã và đang xây dựng, kinh doanh, quản trị hoạt động các websites
mà các tên miền tranh chấp dẫn tới để quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các dịch
vụ sửa chữa ô tô, bao gồm các dịch vụ dành cho ô tô mang nhãn hiệu BMW.
Thứ hai, nhận xét hành vi đăng ký, chiếm hữu sử dụng tên miền của ông Nguyễn Mạnh T.
Để đi đến kết luận về hành vi trên của ông Nguyễn mạnh T, nhóm em đưa
ra một số căn cứ pháp lý và phân tích sau:
Một là, theo quy định tại khoản 1 Điều 123 và khoản 5 Điều 124 Luật
SHTT hiện hành. Ông T chưa được công ty BMW cho phép sử dụng nhãn hiệu
BMW dưới bất kỳ hình thức nào nên ông T không có bất kỳ quyền và lợi ích
hợp pháp nào liên quan đến nhãn hiệu BMW cũng như các tên miền tranh chấp.
Ngay cả khi bị đơn đã hoặc đang kinh doanh các sản phẩm mang nhãn hiệu
BMW thì bị đơn cũng không được phép sử dụng nhãn hiệu BMW trong các tên miền nêu trên.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-
CP. Ông T cũng không đáp ứng được các điều kiện để được coi là có quyền và
lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền. Do đó, ông T không có quyền lợi ích
hợp pháp nào liên quan đến nhãn hiệu BMW cũng như các tên miền tranh chấp. 18
Vì không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền, nên căn
cứ điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Tòa án có căn cứ để
giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn.
Hai là, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT Hiện hành
quy định như sau “Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa
lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng
của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.”
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư số 11/2015/TT-
BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của Bộ khoa học và công nghệ (sau
đây gọi tắt là Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN). Thì việc sử dụng tên miền
được coi là cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp khi sử dụng tên
miền quốc gia Việt Nam “.vn” có dãy ký tự trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu, đang được bảo hộ hoặc được sử dụng rộng rãi để quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên
quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn
và lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu.
Trường hợp trên ông T đã đăng ký và sử dụng các tên miền
bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-
motorrad.vn, trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu BMW của công
ty BMW. Bởi vì nhãn hiệu BMW là nhãn hiệu nổi tiếng, nên ông T đã sử dụng
tên miền đó với dụng ý lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu này nhằm
quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ sửa chữa ô tô, bao gồm các dịch
vụ dành cho ô tô mang nhãn hiệu BMW để thu lợi bất chính. Làm cho khách
hàng nhầm lẫn “đánh lừa khách hàng” để họ lựa chọn sản phẩm của mình.
Ngoài ra, tại Công văn số 133/Ttra-P1 ngày 13/4/2016 Thanh tra Bộ
Khoa học Công nghệ đã xác định hành vi của ông Nguyễn Mạnh T đăng ký và
sử dụng các tên miền: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn;
bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến tên miền quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ. 19
Do đó, có căn cứ để xác định hành vi đăng ký, sử dụng tên 4 tên miền
“.vn” của ông T là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.
2.1.7 Đánh giá, nhận xét việc áp dụng pháp luật trong bản án thông qua
quyết định của Tòa án
2.1.7.1 Quyết định của tòa án tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm
số 1133/2018/KDTM-ST ngày 21/8/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố H
Căn cứ vào khoản 2 Điều 30, Điều 37, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1
Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 20 Điều 4, Điều 75, Điều 202 và Điều
205 Luật Sở hữu trí tuệ; Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng; Khoản 1 Điều 12, khoản 3 Điều 16 Thông tư số
24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản
lý và sử dụng tài nguyên Internet; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm,
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty BMW:
Thứ nhất, thu hồi các tên miền quốc gia bmwmotorrad.com.vn; bmw-
motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn của ông Nguyễn Mạnh
T; Ưu tiên cho công ty BMW đăng ký sử dụng trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là quyết định 1).
Thứ hai, buộc ông Nguyễn Mạnh T phải xin lỗi công khai trên báo Tuổi
Trẻ ba kỳ liên tiếp với nội dung: Tôi, Nguyễn Mạnh T là bị đơn trong vụ án thụ
lý số 31/TLST- KDTM ngày 12/3/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố H. Tại
Bản án số 1133/2018/KDTM-ST ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân
dân Thành phố H đã tuyên tôi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi đăng
ký, sử dụng 4 tên miền: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn;
bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn. Nay tôi gửi lời xin lỗi đến công ty BMW
(sau đây gọi là quyết định 2).
Thứ ba, buộc ông Nguyễn Mạnh T phải thanh toán chi phí hợp lý mà
nguyên đơn phải bỏ ra để thuê luật sư là 200.000.000 đồng (sau đây gọi là quyết định 3). 20