-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm Môn luật sở hữu trí tuệ - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
CHỦ ĐỀ: BÌNH LUẬN BẢN ÁN SỐ 41/2020/DS-PT CỦA
TAND CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ
TRANH CHẤP QUYỀN SHTT (SÁNG CHẾ)
LỚP: LUẬT KINH TẾ K45C NHÓM: 5
GVHD: ThS. Nguyễn Lương Sỹ
Thừa Thiên Huế, năm 2023 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM Mai Quang Bảo Hưng Tôn Thất Nhật Quang Hồ Nguyễn Nhật Linh Trương Khải Nguyệt Trần Thị Quỳnh Phương Nguyễn Trọng Trình Nguyễn Thị Trà My Trần Thị Xuân Nga Phạm Thị Hoài Thơ Văn Thị Thùy Dương 2 MỤC LỤC
NỘI DUNG BẢN ÁN...............................................................................................4
BÌNH LUẬN BẢN ÁN..........................................................................................14
Những vấn đề pháp lý đặt ra và quan điểm của nhóm...................................14
1. Việc Công ty Getz có được đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay không ?................................14
2. Kết luận giám định của Viện khoa học Sở hữu trí tuệ về hoạt chất
Sitagliptin mà nguyên đơn đưa ra.................................................................15
3. Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác bỏ toàn bộ yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn...............................................................................16
4. Tại sao Công ty Merck lại không kiện trực tiếp Công ty Getz là nhà sản
xuất mà lại kiện Công ty Hoàng Đức là nhà phân phối ?............................17
5. Công ty Getz chịu trách nhiệm thế nào về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ
trong vụ việc trên ?..........................................................................................18
KẾT LUẬN............................................................................................................19 3 NỘI DUNG BẢN ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 41/2020/DS-PT NGÀY 28/07/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Ngày 28 tháng 7 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh, xét xử phúc thẩm công khai, vụ án thụ lý số: 13/2020/TLPT-DS ngày 13 tháng 02
năm 2020 về "Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 1030/2019/KDTM-ST ngày 21/08/2019 của Toà án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 910/2020/QĐ- PT ngày 28 tháng 5
năm 2020, Quyết định hoãn phiên tòa số: 135/2020/QĐ- PT ngày 23 tháng 6 năm 2020,
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 1343/2020/QĐ-PT ngày 25 tháng 6 năm
2020 giữa các đương sự: 1. Nguyên đơn: M Corp. (US)
Địa chỉ: 126 E Avenue, Rahway, N J 07065, Hoa Kỳ
Đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Anh T(có mặt) văn bản ủy quyền
ngày 06/9/2018 đã được hợp pháp hóa lãnh sự ngày 02/10/2018).
Địa chỉ: Phòng số 5, Tầng 15, Tòa nhà H, 4A đường L, phường T1, quận B, thành phố Hà Nội.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Lê Xuân L1 và ông
Nguyễn Huy T2, luật sư - Công ty Luật TNHH T&G , thuộc đoàn luật sư Thành phố Hà Nội ( có mặt) 2. Bị đơn: Công ty H1
Địa chỉ: 12 đường N, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện hợp pháp của bị đơn: Bà Danh Thị Kim X(có mặt) (Theo giấy ủy quyền ngày 08/6/2020).
3. Người tham gia tố tụng khác: Công ty G
Địa chỉ; 29-30/27 K- 74900, Pakistan. 4
Văn phòng đại diện tại Việt Nam: 70 Lầu 3 đường P, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện: Bà Phạm Thị Quế T3, Giấy ủy quyền ngày 24/7/2020 (có mặt).
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4, số 31 đường N1, Phường 1, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty G: Ông Kiều Anh V, luật sư của
Công ty Luật K1, thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Người kháng cáo: Bà Nguyễn Thị Anh T là đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn. NỘI DUNG VỤ ÁN
Trong đơn khởi kiện đã được hợp pháp hóa lãnh sự ng y của nguyên đơn M Corp. US sau
đây được gọi Nguyên đơn và tại phiên tòa người đại diện của nguyên đơn trình bày:
Nguyên đơn là chủ sở hữu bằng sáng chế đối với hoạt chất Sitagliptin được cấp phép bởi
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vào ngày 17/10/2006.
Ngày 05/7/2002, Nguyên đơn với tư cách là chủ bằng độc quyền đã nộp đơn yêu cầu bảo
hộ đối với sáng chế mang tên: Hợp chất Beta-Mino Tetrahydro (1,2-A) Pyrazin và
Tetrahydrotriazolo (4,3-A Pyrazin để sử dụng làm chất ức chế Dipeptidiy Peptidaza dược
phẩm chứa chúng và ứng dụng của chúng. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và Công
nghệ Việt Nam đã cấp bảo hộ độc quyền sáng chế số 5684 theo Quyết định số A
5108/QĐ-ĐK ngày 02/6/2006 thời hạn hiệu lực là 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
Ngày 18/6/2004, Nguyên đơn với tư cách là chủ bằng độc quyền đã nộp đơn yêu cầu bảo
hộ đối với sáng chế mang tên: Muối Axit Photsphoric của chất ức chế Dipeptidiyl
Peptidaza-IV quy trình điều chế dược phẩm chứa chúng và ứng dụng của chúng . Cục Sở
hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và Công nghệ Việt nam đã cấp bảo hộ độc quyền sáng chế
số 7037 theo Quyết định số 8018/QĐ- SHTT ngày 05/5/2008 thời hạn hiệu lực là 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
Do nguyên đơn được biết hiện nay Công ty H1( sau đây gọi là Bị đơn) đã và đang nhập
khẩu, lưu trữ và phân phối sản phẩm thuốc “GETSITALIP 100mg” và “ GETSITALIP
50mg” tại Việt Nam. Tại Bằng độc quyền sáng chế ( sau đây viết tắt là BĐQSC) số 5684
(cụ thể tại các điểm yêu cầu bảo hộ số 15,16,18) thì hợp chất Sitagliptin ở dạng bazơ tự
do và các muối dược dụng của hợp chất này được bảo hộ và tại BĐQSC số 7037 ( cụ thể
điểm yêu cầu bảo hộ số 1) thì muối Sitagliptin phosphat monohydrat được bảo hộ. Cả hai
thuốc GETSITALIP 100mg và GETSITALIP 50mg mà Bị đơn nhập khẩu, lưu trữ và
phân phối đều chứa hoạt chất Sitagliptin phosphat monohydrat và có chung mục đích sử
dụng các sáng chế của Nguyên đơn đang được bảo hộ bởi BĐQSC số 5684 và BĐQSC số 7037. 5
Trước khi khởi kiện, Nguyên đơn đã có đơn yêu cầu Viện khoa học Sở hữu trí tuệ giám
định đối với hai sản phẩm trên. Theo Bản kết luận giám định số SC014-13YC/KLGĐ của
Viện khoa học Sở hữu trí tuệ thì hoạt chất Sitagliptin trong sản phẩm thuốc
“GETSITALIP 100mg” và “GETSITALIP 50mg” trùng với sáng chế được bảo hộ của
Nguyên đơn cụ thể là trùng với điểm yêu cầu được bảo hộ số 1 tại BĐQSC số 7037 và
điểm yêu cầu được bảo hộ số 15,16,18 tại BĐQSC số 5684. Như vậy, việc bị đơn nhập
khẩu, kinh doanh sản phẩm thuốc “GETSITALIP 100mg” và “ GETSITALIP 50mg” là
xâm phạm quyền đối với sáng chế của Nguyên đơn theo quy định tại khoản 1 Điều
126 Luật Sở hữu trí tuệ . Căn cứ Điều 13 Thông tư 44/2014/TT-BYT thì việc bị đơn được
cấp số đăng ký lưu hành không có nghĩa sản phẩm thuốc „GETSITALIP 100mg‟‟ và
„GETSITALIP 50mg‟‟ không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với BĐQSC số 5684 và BĐQSC số 7037.
Yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 124, khoản 1 Điều 125, khoản 1 Điều 126, khoản 1 Điều 202,
Điều 204, Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ, Nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:
- Buộc bị đơn chấm dứt tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng độc
quyền sáng chế, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, khai thác, lưu thông,
buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, chào bán và lưu trữ để lưu thông sản phẩm xâm phạm
quyền đối với BĐQSC số 5684 và số 7037 của nguyên đơn và áp dụng các biện pháp đối
với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm: Buộc Bị đơn thu hồi tất cả các sản phầm
thuốc có tên thương phẩm là “GETSITALIP 100mg” và “ GETSITALIP 50mg” xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Bằng độc quyền sáng chế số 5684 và 7037 trên thị
trường; Buộc Bị đơn xin lỗi và cải chính công khai với nguyên đơn trên tạp chí Dược và
Mỹ phâm, tạp chí Sức khỏe và Đời sống. Đăng ba kỳ liên tiếp của báo Thanh Niên về các
hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế; Buộc Bị đơn tiêu hủy tất cả các sản phẩm
“GETSITALIP 100mg” và “ GETSITALIP 50mg” còn tồn kho cũng như trên thị trường
trước sự chứng kiến của nguyên đơn; Buộc Bị đơn không được đăng ký tại Cục quản lý
dược Việt Nam bất kỳ sản phẩm nào chứa các hợp chất họăc dược chất được bảo hộ trong
thời hạn hiệu lực của BĐQSC số 5684 và 7037 tại cục quản lý dược Việt Nam.
- Buộc Bị đơn trả 300.000.000 đồng là chi phí mà nguyên đơn đã thuê luật sư;
- Buộc Bị đơn bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn 500.000.000 đồng.
Đại diện Bị đơn Danh Thị Kim X và ông Nguyễn Thanh P1 trình bày: Bị đơn là nhà phân
phối của G1( sau đây gọi tắt là G1) chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm Getsitalip tại thị
trường Việt Nam theo Hợp đồng phân phối ký ngày 01/01/2016 giữa bị đơn và G1. G1 là
nhà sản xuất và nhà đăng ký lưu hành thuốc Getsitalip tại Việt Nam theo quy định tại
Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 44/2014/TT-BYT về đăng ký thuốc. G1 chịu trách nhiệm 6
về sở hữu trí tuệ đối với thuốc Getsitalip được đăng ký lưu hành. Bị đơn chỉ là nhà phân
phối, không chịu trách nhiệm về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với thuốc Getsitalip. Mặt khác,
G1 là chủ sở hữu của sản phẩm thuốc Getsitalip tại Việt Nam, hiện nay chưa có bản án
hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sản phẩm Getsitalip xâm
phạm quyền sở hữu của nguyên đơn. Theo quy định tại Điều 6.5 Hợp đồng phân phối
giữa Công ty H1 và G1 thì G1 đảm bảo về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các sản phảm do
G1 cung cấp, trường hợp phát sinh tranh chấp thì G1 phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hiện nay, bị đơn đã ngừng nhập khẩu, ngừng tham gia đấu thầu sản phẩm Getsitalip tại
Việt Nam để thể hiện thiện chí của mình trong quá trình giải quyết vụ án.
Vì các lý do nêu trên Bị đơn không đồng ý với tất cả yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 68 và khoản 17 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự thì nguyên đơn
đề nghị Tòa án triệu tập G1 với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để đảm bảo quyền lợi các bên.
Bản án dân sự sơ thẩm số 1030/2019/KDTM - ST ngày 21 tháng 8 năm 2019 và Quyết
định sửa chữa, bổ sung bản án số 489/2019/QĐ-SCBSBA ngày 16/9/2019 của Toà án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
1. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn M Corp. (US) về việc: Buộc Bị đơn- Công
ty H1chấm dứt tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng độc quyền
sáng chế, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, khai thác, lưu thông, buôn
bán, vận chuyển, quảng cáo, chào bán và lưu trữ để lưu thông sản phẩm xâm phạm quyền
đối với Bằng độc quyền sáng chế số 5684 được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và
Công nghệ Việt Nam cấp bảo hộ theo Quyết định số A 5108/QĐ-ĐK ngày 02/6/2006 và
Bằng độc quyền sáng chế số 7037 được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và Công
nghệ Việt Nam cấp theo Quyết định số 8018/QĐ-SHTT ngày 05/5/2008.
2. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn M Corp. (US) về việc buộc Bị đơn - Công
ty H1phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn 500.000.000 đồng và chi phí thuê luật sư
là 300.000.000 đồng tổng cộng 800.000.000 đồng.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí dân sự sơ thẩm và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.
Ngày 30/8/2019, bà Nguyễn Thị Anh T đại diện cho nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản
án sơ thẩm, đề nghị sửa án theo hướng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Anh T đại diện cho nguyên đơn vẫn giữ nguyên
yêu cầu kháng cáo, người khởi kiện vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, các đương sự
không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. 7
Ý kiến trình bày của Luật sư của Nguyên đơn ông L1: Bản án sơ thẩm đã áp dụng sai
pháp luật. Đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn. Nguyên đơn xác định kiện bị đơn là Công ty H1, không có kiện Công ty
G1 vì Công ty G1 có trụ sở ở Pakistan, chỉ có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Nguyên
đơn kiện bị đơn là người trực tiếp lưu thông sản phẩm tại Việt Nam. Nguyên đơn cũng
ghi nhận thiện chí, thái độ tích cực của bị đơn trong khi hòa giải là dừng sản phẩm nhập
khẩu. Bị đơn đã nhận thức được hành vi vi phạm. Nguyên đơn có bằng sáng chế được
bảo hộ tại Việt Nam. Kết luận giám định nguyên đơn thực hiện để chứng minh cho yêu
cầu khởi kiện là có căn cứ. Bị đơn không có phản bác kết luận giám định. Kết luận giám
định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã kết luận sản
phẩm Getsitalip Tablets 100mg và 50mg có chứa hoạt chất chính Sitagliptin trùng với
sáng chế của Nguyên đơn được bảo hộ. Nguyên đơn không có liên quan gì đến hợp đồng
phân phối giữa bị đơn với Công ty G1. Nguyên đơn kiện bị đơn là đúng đối tượng và yêu
cầu đưa ra hợp lý, có căn cứ. Bị đơn xác định có hành vi vi phạm phân phối thuốc
Getsitalip Tablets 100mg và 50mg. Các chi phí thuê luật sư có chứng cứ kèm theo, mức
bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ý kiến trình bày của Luật sư của Nguyên đơn ông T2: Yêu cầu của bị đơn đưa Công ty
G1 là không đúng quan hệ tranh chấp, không phù hợp quy định pháp luật tại khoản 1
Điều 2 và Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự. Đương sự yêu cầu và Tòa án giải quyết trong
đơn khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn đã nhập khẩu, tàng trữ để phân phối thuốc
Getsitalip Tablets 100mg và 50mg chứa yêu tố xâm phạm bằng độc quyền sáng chế của
nguyên đơn. Nguyên đơn không có kiện nhà sản xuất. Nguyên đơn không kiện Công ty
G1. Hợp đồng phân phối giữa bị đơn với Công ty G1 là hợp đồng độc lập với nguyên
đơn. Nguyên đơn không tham gia đàm phán, phân phối liên quan đến hợp đồng này.Bị
đơn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm về sáng chế. Tranh chấp khác giữa các
bên giải quyết vụ án khác, phù hợp ý chí của các bên được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Bản án sơ thẩm cố tình đánh tráo khái niệm. Hành vi sử dụng sáng chế có hành vi sản
xuất và hành vi khai thác. Án sơ thẩm cho rằng bị đơn không có hành vi sản xuất nên
không có hành vi sai phạm là không đúng. Nguyên đơn kiện là hành vi của bị đơn có khai
thác sáng chế của nguyên đơn, không bao trùm hành vi sản xuất. Tòa án cấp sơ thẩm xét
xử không đúng. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,
sửa án sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn.
Đại diện bị đơn trình bày: Bị đơn có thiện chí tạm ngừng nhập khẩu trong quá trình Tòa
án giải quyết. Bị đơn không đồng ý tất cả yêu cầu của nguyên đơn. Bị đơn nhập khẩu
thuốc hợp pháp, có hợp đồng phân phối. Công ty G1 có đăng ký thuốc khi lưu hành.
Công ty G1 chịu trách nhiệm về sở hữu trí tuệ và trong hợp đồng phân phối cũng có quy
định về vấn đề sở hữu trí tuệ là Công ty G1 chịu trách nhiệm. Nguyên đơn dựa vào Kết
luận giám định số SC 014-13 YC/KLGĐ và Kết luận giám định số SC 017-19 YC/KLGĐ
của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chưa đủ cơ sở vì theo 8
quy định tại Điều 205,206 Luật Sở hữu trí tuệ, văn bản kết luận giám định không đưa ra
kết luận về việc giải quyết tranh chấp. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu tiến
hành theo qui định pháp luật. Nguyên đơn không có yêu cầu Tòa án tiến hành trưng cầu
giám định nên không được coi là chứng cứ, không đảm bảo thủ tục do luật quy định. Hơn
nữa, chưa có bản án tuyên xử sản phẩm Getsitalip Tablets 100mg và 50mg xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên đơn không kiện Công ty G1 nên đề nghị Hội đồng xét xử
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, y án sơ thẩm.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại không có căn cứ. Nguyên đơn không chứng minh nguyên
đơn bị thiệt hại như thế nào, không đưa ra được chứng cứ gì theo quy định tại khoản 1
Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ và Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.
Yêu cầu trả khoản phí luật sư 300 triệu đồng: Theo qui định tại Điều 204 thì chi phí phù
hợp với quy định. Nguyên đơn xuất trình 05 hóa đơn, hợp đồng dịch vụ pháp lý, hóa đơn
xuất trước khi ký hợp đồng, các hóa đơn không ghi nội dung cụ thể, chỉ ghi phí tư vấn
dịch vụ sở hữu trí tuệ chung chung.
Các yêu cầu khác: như đăng báo, xin lỗi công khai…bị đơn không đồng ý vì chưa đủ cơ
sở chứng minh sản phẩm thuốc Getsitalip Tablets 100mg và 50mg xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Ý kiến trình bày của Luật sư của Công ty G1: Đồng ý với ý kiến của nguyên đơn, không
đồng ý với ý kiến của bị đơn về việc đưa Công ty G1 tham gia tố tụng. Nguyên đơn
khẳng định kiện bị đơn, bị đơn không có yêu cầu độc lập. Đề nghị Hội đồng xét xử xem
xét Công ty G1 có phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hay không. Quan hệ của
Công ty G1 với bị đơn là hợp đồng phân phối. Tranh chấp giữa nguyên đơn với bị đơn
không có ràng buộc gì với Công ty G1. Theo qui định tại Điều 12.1 của hợp đồng thì
tranh chấp sẽ giải quyết trên tinh thần thương lượng, nếu không sẽ được giải quyết bằng
Trọng tài thương mại. Tòa án phải từ chối thụ lý giải quyết. Trách nhiệm về sở hữu trí tuệ
theo qui định tại Điều 5.11 và 5.13 bị đơn chịu trách nhiệm pháp lý trong lãnh thổ Việt
Nam. Nguyên đơn kiện bị đơn, không kiện Công ty G1 nhưng có liên quan đến Công ty
G1 vì nguyên đơn cho rằng sản phẩm thuốc Getsitalip Tablets 100mg và 50mg của Công
ty G1 vi phạm sở hữu trí tuệ. Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 105/2006 thì kết luận
giám định có giá trị tham khảo về chuyên môn. Nguyên đơn chưa đáp ứng trình tự thủ tục
cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Nguyên đơn tự ý trưng cầu giám định, không đảm bảo
trình tự thủ tục nên không xem xét kết luận giám định là chứng cứ. Công ty G1 không vi
phạm bằng độc quyền sáng chế của nguyên đơn tại Việt Nam.
Ý kiến trình bày của Luật sư của Nguyên đơn ông L1: Bị đơn trình bày vô căn cứ. Đại
diện bị đơn và đại diện Công ty G1 cho rằng kết luận giám định không hợp pháp là không
đúng. Kết luận giám định không xác định ai vi phạm, chỉ kết luận sản phẩm Getsitalip 9
Tablets 100mg và 50mg có chứa hoạt chất chính Sitagliptin trùng với sáng chế của
Nguyên đơn được bảo hộ. Ở Việt Nam, Tòa án có thẩm quyền kết luận việc xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Ý kiến trình bày của Luật sư của Nguyên đơn ông T2: Bị đơn và người bảo vệ cho Công
ty G1 có sự lẫn lộn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đặc thù. Bị đơn cho rằng nhập khẩu thuốc
hợp pháp. Công ty G1 đã xin phép đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. Giấy phép lưu
hành không loại trừ lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Bộ Y tế khẳng định không có liên quan về sở hữu trí tuệ. Do đó, không thể lẫn lộn nhập
khẩu hợp pháp, lưu thông có giấy phép để loại trừ về sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam, Viện
Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có chức năng giám
định về sở hữu trí tuệ, đơn vị hợp pháp về giám định sở hữu trí tuệ. Theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự, đương sự phải cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi
kiện là có căn cứ. Nguyên đơn đã yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định để chứng minh
cho yêu cầu khởi kiện. Kết luận giám định của cơ quan giám định đúng theo qui định
pháp luật, không xác định ai vi phạm, chỉ xác định sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm
hay không. Kết luận giám định là tài liệu chuyên môn để Tòa án tham khảo giải quyết.
Tại phiên tòa, bị đơn đã xác định bị đơn là người nhập khẩu thuốc Getsitalip Tablets 100mg và 50mg.
Đại diện bị đơn trình bày: Nguyên đơn khởi kiện không có căn cứ, yêu cầu bồi thường
không phù hợp pháp luật. Kết luận giám định không được xem là nguồn chứng cứ vì
không thu thập đúng trình tự thủ tục, chứ không phải kết luận giám định là bất hợp pháp.
Kết luận giám định chỉ có giá trị tham khảo.
Ý kiến trình bày của Luật sư của Công ty G1: Cần xác định có hay không có hành vi vi
phạm của Công ty G1 và bị đơn. Kết luận giám định cho rằng hoạt chất trùng với bằng
độc quyền sáng chế, trùng cũng không khẳng định vi phạm bằng độc quyền sáng chế.
Ý kiến trình bày của Luật sư của Nguyên đơn ông L1: Nguyên đơn khởi kiện có căn cứ,
đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng theo quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự; các đương sự tham gia tố tụng chấp hành đúng quyền và nghĩa vụ
theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung: Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử có triệu tập Công ty G1 để làm rõ
việc tranh chấp. Công ty G1 không phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, xác
định nguyên đơn là M Corp. (US) và bị đơn là Công ty H1nên không vi phạm tố tụng. 10
Nguyên đơn chỉ kiện bị đơn cho rằng có phân phối sản phẩm Getsitalip Tablets 100mg và
50mg, chứa hoạt chất chính Sitagliptin trong sản phẩm Getsitalip Tablets 100mg và 50mg
trùng với sáng chế được bảo hộ thuộc BĐQSC số 5684 và số 7037 của Nguyên đơn.
Kết luận giám định số SC 014-13 YC/KLGĐ của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ 8do Nguyên đơn xuất trình đã kết luận sản phẩm Getsitalip
Tablets 100mg và 50mg có chứa hoạt chất chính Sitagliptin trong sản phẩm Getsitalip
Tablets 100mg và 50mg trùng với sáng chế của nguyên đơn được bảo hộ.
Tòa án cấp sơ thẩm bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không đúng.
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đủ điều kiện giám định. Kết luận giám định phù hợp Điều
201 Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 105/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Sở hữu trí tuệ.
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là đơn vị giám định về sở hữu trí tuệ, Kết luận của Viện
Khoa học sở hữu trí tuệ là căn cứ pháp lý để giải quyết.
Nguyên đơn khởi kiện về hành vi sử dụng, chứ không khởi kiện về hành vi sản xuất. Tòa
án cấp sơ thẩm xem xét hành vi sản xuất là không đúng. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn buộc bị đơn chấm dứt hành vi vi phạm chấm dứt tất cả hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng độc quyền sáng chế, bao gồm nhưng không
giới hạn ở việc nhập khẩu, khai thác, lưu thông, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, chào
bán và lưu trữ để lưu thông sản phẩm xâm phạm quyền đối với BĐQSC số 5684 và số
7037 của nguyên đơn. Bị đơn thu hồi tất cả các sản phầm thuốc có tên thương phẩm là
“GETSITALIP 100mg” và “ GETSITALIP 50mg” xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với
Bằng độc quyền sáng chế số 5684 và 7037 trên thị trường.
Nguyên đơn không xác định thiệt hại cụ thể nên không chấp nhận yêu cầu buộc bị đơn
bồi thường số tiền 500 triệu đồng.
Bị đơn có lỗi khi làm nhà phân phối thuốc cho Công ty G1. Không xem xét kỹ về sản
phẩm khi nhập hàng về phân phối. Buộc bị đơn trả chi phí luật sư cho phía nguyên đơn
theo các hóa đơn chứng từ xuất trình hợp pháp.
Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị
đơn chấm dứt hành vi vi phạm chấm dứt tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
đối với bằng độc quyền sáng chế, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, khai
thác, lưu thông, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, chào bán và lưu trữ để lưu thông sản
phẩm xâm phạm quyền đối với BĐQSC số 5684 và số 7037 của nguyên đơn. Bị đơn thu
hồi tất cả các sản phầm thuốc có tên thương phẩm là “GETSITALIP 100mg” và “
GETSITALIP 50mg” xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Bằng độc quyền sáng chế số
5684 và 7037 trên thị trường. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn bồi
thường số tiền 500 triệu đồng. Buộc bị đơn trả chi phí luật sư cho phía nguyên đơn theo
các hóa đơn chứng từ xuấ9t trình hợp pháp. 11 NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thụ lý và giải
quyết vụ án đúng thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
[2] Xét kháng cáo của bà Nguyễn Thị Anh T đại diện cho nguyên đơn, Hội đồng xét xử nhận thấy:
[2.1] Căn cứ vào BĐQSC số 5684 do Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và Công
nghệ Việt Nam cấp theo Quyết định số A 5108/QĐ-ĐK ngày 02/6/2006 thời hạn hiệu lực
là 20 năm tính từ 05/7/2002, và BĐQSC số 7037 do Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa
học và Công nghệ Việt Nam cấp theo Quyết định số 8018/QĐ-SHTT ngày 05/5/2008 thời
hạn hiệu lực là 20 năm tính từ ngày 18/6/2004: Nguyên đơn là chủ sở hữu bằng độc
quyền và được bảo hộ tại Việt Nam đối với sáng chế mang tên “Hợp chất Beta-Mino
Tetrahydro (1,2-A) Pyrazin và Tetrahydrotriazolo (4,3-A) Pyrazin để sử dụng làm chất ức
chế Dipeptidiyl Peptidaza, dược phẩm chứa chúng và ứng dụng của chúng” và sáng chế
mang tên “Muối Axit Photsphoric của chất ức chế Dipeptidiyl Peptidaza-IV, quy trình
điều chế dược phẩm chứa chúng và ứng dụng của chúng”.
[2. 2] Bị đơn và Nguyên đơn thừa nhận nhà sản xuất thuốc Getsitalip Tablets 100mg và 50mg là G1.
[2.3] Kết luận giám định số SC 014-13 YC/KLGĐ và Kết luận giám định số SC 017-19
YC/KLGĐ của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ do
Nguyên đơn xuất trình. Kết luận giám định này được thực hiện bởi tổ chức giám định có
thẩm quyền do Nguyên đơn yêu cầu trước khi khởi kiện đến Tòa án và sau khi Tòa án cấp
sơ thẩm xét xử. Bị đơn không có ý kiến phản đối tài liệu này hoặc có yêu cầu giám định
lại nên tài liệu này được xem là chứng cứ liên quan đến vụ án.
Theo kết luận giám định trên thì: Hoạt chất chính Sitagliptin trong sản phẩm Getsitalip
Tablets 100mg và 50mg trùng với sáng chế được bảo hộ thuộc BĐQSC số 5684 và số 7037 của Nguyên đơn.
Bị đơn đã nhập khẩu, khai thác, lưu thông, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, chào bán và
lưu trữ để lưu thông sản phẩm Getsitalip Tablets 100mg và 50mg do G1 sản xuất.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn có đề nghị đưa Công ty G vào tham gia tố tụng với tư cách
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã không đưa Công ty
G này tham gia tố tụng. Bị đơn có cung cấp Hợp đồng phân phối sản phẩm giữa Công ty
G với bị đơn. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng đơn kiện nguyên đơn chỉ kiện bị đơn không
kiện Công ty G1 và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn cũng không có nội
dung nào liên quan đến Công ty G1 nên đã không chấp nhận ý kiến của bị đơn là không đúng. 12
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn có cung cấp Công ty G, có địa chỉ 29- 30/27 K- 74900,
Pakistan. Văn phòng đại diện tại Việt Nam: 70 Lầu 3 đường P, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 68 của Bộ luật tố tụng dân sự "…..Trường hợp việc giải
quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không
có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan".
Tòa án cấp sơ thẩm không đưa Công ty G vào tham gia tố tụng với tư cách là người có có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm tố tụng, ảnh hưởng đến quyền bảo vệ của Công
ty G1 và bị đơn. Việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ để chứng minh sản phẩm của Công
ty G1 có hay không có vi phạm sáng chế mà nguyên đơn được bảo hộ. Từ đó chưa có căn
cứ xác định việc bị đơn phân phối sản phẩm Getsitalip Tablets 100mg và 50mg do G1 sản
xuất có hay không có vi phạm đối với Bằng độc quyền sáng chế mà nguyên đơn được
bảo hộ. Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là chưa đủ cơ sở vững
chắc, chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
[3] Từ những phân tích và nhận định nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm thủ tục tố
tụng. Do đó, Hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải
quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự và đại diện Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh không phù hợp với nhận định của
Hội đồng xét xử nên không được chấp nhận.
[4] Về án phí dân sự phúc thẩm: Nguyên đơn không phải chịu. Vì các lẽ trên; QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 3 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Căn cứ Khoản 2 Điều 30; Khoản 1 Điều 37; Điểm a Khoản 1 Điều 35 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 .
Căn cứ điểm c, d khoản 1 Điều 124; khoản 1 Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã
sửa đổi, bổ sung năm 2009). Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp,
quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
Căn cứ Điều 26 Luật Thi hành án dân sự. 13
Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 1030/2019/KDTM - ST ngày 21 tháng 8 năm 2019 của
Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
Hoàn tạm nộp án phí 2.000.000 đồng cho Nguyên đơn M Corp. (US) theo biên lai thu
tiền tạm ứng án phí số 0024568 ngày 24/9/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án. BÌNH LUẬN BẢN ÁN
Những vấn đề pháp lý đặt ra và quan điểm của nhóm
1. Việc Công ty Getz có được đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay không ?
Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện bị đơn Danh Thị Kim X và ông Nguyễn Thanh P1 đã trình
bày rằng: bị đơn là nhà phân phối của Công ty Getz, chịu trách nhiệm phân phối sản
phẩm Getsitalip tại thị trường Việt Nam theo hợp đồng phân phối giữa bị đơn và Công ty
Getz. Getz là nhà sản xuất và là nhà đăng ký lưu hành thuốc Getsitalip tại Việt Nam theo
quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 44/2014/TT-BYT về đăng ký thuốc. Getz chịu
trách nhiệm về sở hữu trí tuệ đối với thuốc Getsitalip được đăng kí lưu hành. Ngoài ra,
theo quy định tại Điều 6.5 Hợp đồng phân phối giữa Công ty Hoàng Đức và Công ty
Getz thì Getz đảm bảo về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các sản phảm do Getz cung cấp,
trường hợp phát sinh tranh chấp thì Getz phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bị đơn đã căn
cứ vào khoản 4 Điều 68 và khoản 17 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự để đề nghị Tòa án
triệu tập Công ty Getz với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tại phiên tòa phúc thẩm, về phía Luật sư của nguyên đơn ông T2 đã có ý kiến trình bày
rằng yêu cầu của bị đơn đưa Công ty Getz là không đúng quan hệ tranh chấp, không phù
hợp quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 2 và Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự. Nguyên đơn
đã căn cứ vào quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, theo đó Tòa án chỉ thụ lý
giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải
quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Nguyên đơn chỉ khởi kiện bị đơn là
Công ty Hoàng Đức, phạm bị đơn kiện chỉ gồm nguyên đơn và bị đơn là Công ty Hoàng
Đức, không bao gồm Công ty Getz. Vậy nên về phía nguyên đơn không chấp nhận yêu
cầu đề nghị Tòa án triệu tập Công ty Getz với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Về phía Tòa án, theo quyết định của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án đã không chấp
nhận yêu cầu đưa Công ty Getz vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan. Bởi lẽ, Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng đơn kiện của nguyên đơn chỉ
kiện bị đơn, không kiện Công ty Getz và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị 14
đơn cũng không có nội dung nào liên quan đến Công ty Getz nên đã không chấp nhận ý kiến của bị đơn
Từ đó ta có thể nhận thấy rằng, quyết định của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm và ý kiến
Luật sư của nguyên đơn ông T2 là cùng một quan điểm, cùng một căn cứ pháp lý. Nhưng
theo quan điểm của nhóm tôi, nhóm tôi đồng tình với yêu cầu đưa Công ty Getz vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, đồng tình với căn cứ
pháp lý theo khoản 4 Điều 68 và khoản 17 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự mà bị đơn là
Công ty Hoàng Đức đã đưa ra. Bởi lẽ, thông qua việc bị đơn đã cung cấp đầy đủ thông tin
về hợp đồng phân phối sản phẩm giữa Công ty Getz và bị đơn, đã xác nhận Công ty Getz
là nhà sản xuất và chịu trách nhiệm về sở hữu trí tuệ đối với thuốc Getsitalip được đăng
kí lưu hành theo quy định của Pháp luật, đảm bảo và chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí
tuệ theo điều khoản hợp đồng giữa 2 bên bị đơn và Công ty Getz đã ký kết. Mặc dù hợp
đồng giữa bị đơn và Công ty Getz là độc lập với nguyên đơn nhưng xét khi xảy ra tranh
chấp đã gây ảnh hưởng đến nguyên đơn. Vậy nên nhóm tôi nhận định rằng, Công ty Getz
có đầy đủ yếu tố cấu thành tư cách của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ
việc dân sự. Vậy nên việc căn cứ theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự quy định
về việc “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không
khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được
Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.” Từ đó, nhóm tôi nhận thấy rằng việc đưa Công ty Getz vào tham gia tố
tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn thỏa đáng, phù
hợp với quy định của pháp luật. Việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bị đơn là vi
phạm về tố tụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các bên, ảnh hưởng
đến quyết định bản án.
2. Kết luận giám định của Viện khoa học Sở hữu trí tuệ về hoạt chất Sitagliptin mà nguyên đơn đưa ra
Về vấn đề này, trước khi khởi kiện, Nguyên đơn đã có đơn yêu cầu Viện khoa học Sở hữu
trí tuệ giám định đối với hai sản phẩm trên. Theo Bản kết luận giám định số SC014-
13YC/KLGĐ của Viện khoa học Sở hữu trí tuệ thì hoạt chất Sitagliptin trong sản phẩm
thuốc “GETSITALIP 100mg” và “GETSITALIP 50mg” trùng với sáng chế được bảo hộ
của Nguyên đơn cụ thể là trùng với điểm yêu cầu được bảo hộ số 1 tại BĐQSC số 7037
và điểm yêu cầu được bảo hộ số 15,16,18 tại BĐQSC số 5684.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và khoản 1, khoản 4 Điều 22
Luật giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung 2020 thì khi đương sự đáp ứng được các
căn cứ sau thì có thể yêu cầu Tòa án hoặc tự yêu cầu giám định
+Đương sự đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự 15
+Đương sự chỉ có thể tự mình hoặc yêu cầu Tòa án yêu cầu giám định khi bị Tòa án từ
chối trưng cầu giám định. Việc Tòa án từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự
được thể hiện dưới dạng hành vi là thông báo từ chối yêu cầu bằng văn bản.
+Thời hạn quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự
Từ đó ta có thể nhận thấy rằng, việc tự yêu cầu giám định chỉ được thực hiện khi thỏa
mãn điều kiện tiên quyết là trước đó đã phải yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định và đã bị
từ chối, thời hạn thực hiện quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án
quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Việc nguyên đơn là Công ty Merck
đã có hành vi tự yêu cầu giám định trước khi khởi kiện là sai về trình tự thủ tục, nên kết
luận giám định mà nguyên đơn cung cấp không được xem là chứng cứ và không thể từ đó
mà xác định được hành vi vi phạm.
Lý giải về việc tại sao nguyên đơn lại không thực hiện đúng theo trình tự thủ tục về biện
pháp trưng cầu giám định và yêu cầu giám định, nhóm chúng tôi có nhận định về lí do
rằng, Pháp luật chỉ xác định thời điểm chấm dứt quyền mà không có thời hạn tối thiểu
thực hiện quyền yêu cầu giám định dẫn đến nhiều trường hợp quyền yêu cầu không được
thực hiện. Cụ thể, thời điểm xác lập quyền yêu cầu của đương sự là thời điểm Tòa án
thông báo không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định, vậy vấn đề đặt ra trong trường
hợp thời điểm này là thời điểm gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử dẫn đến việc Tòa án ra
quyết định đưa vụ án ra xét xử, do đó thời hạn này rất ngắn, và đương sự không kịp thực
hiện yêu cầu giám định của mình. Có lẽ nguyên đơn đã dựa vào vướng mắc, bất cập và
rủi ro đó nên mới cố tình thực hiện sai về trình tự thủ tục của biện pháp trưng cầu giám
định và yêu cầu giám định. Mục đích của hành vi đó theo nhóm chúng tôi nhận định rằng,
mặc dù kết luận giám định không được xem là nguồn chứng cứ vì không thu thập đúng
trình tự thủ tục, không kết luận về hành vi xâm phạm hoặc kết luận về vụ tranh chấp
nhưng không đồng nghĩa với việc kết luận giám định là bất hợp pháp và kết luận giám
định vẫn có thể mang tính chất tham khảo.
3. Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Theo như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án đã không chấp nhận toàn bộ yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn cả về việc buộc bị đơn là Công ty Hoàng Đức chấm dứt tất
cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng độc quyền sáng chế, bao gồm
nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, khai thác, lưu thông, buôn bán, vận chuyển,
quảng cáo, chào bán và lưu trữ để lưu thông sản phẩm xâm phạm quyền đối với Bằng độc
quyền sáng chế 5684 và Bằng độc quyền sáng chế số 7037 đều được Cục Sở hữu trí tuệ
thuộc Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp bảo hộ và cả yêu cầu bồi thường thiệt hại
của nguyên đơn là 500 triệu đồng và chi phí thuê luật sư là 300 triệu đồng. 16
Nhóm chúng tôi không đồng tình với quyết định đưa ra của Tòa án cấp sơ thẩm. Nhóm
chúng tôi nhận định rằng, Tòa án đã có sự nhầm lẫn về khái niệm về hành vi sử dụng
sáng chế. Căn cứ theo khoản 1 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định việc sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm cả việc sản xuất và nhập khẩu. Từ sự nhầm
lẫn đó, có lẽ nguyên nhân chủ yếu mà Tòa án bác bỏ hoàn toàn yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn là dựa trên nhận định rằng hợp đồng phân phối đã quy định nhà sản xuất chịu
trách nhiệm về sở hữu trí tuệ, bị đơn chỉ có hành vi phân phối, không có hành vi sản xuất.
Vậy nên bị đơn không thể là chủ thể bị kiện, bị đơn không xâm phạm sáng chế của nguyên đơn.
Nếu loại trừ những sai sót, nhầm lẫn về khái niệm hành vi sử dụng sáng chế của Tòa án
ra, nhóm chúng tôi có nhận định rằng, đáng ra Tòa án nên chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn, cụ thể là về yêu cầu buộc Bị đơn- Công ty Hoàng Đức chấm
dứt tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng độc quyền sáng chế, bao
gồm nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, khai thác, lưu thông, buôn bán, vận chuyển,
quảng cáo, chào bán và lưu trữ để lưu thông sản phẩm xâm phạm quyền đối với Bằng độc
quyền sáng chế số 5684 và Bằng độc quyền sáng chế số 7037. Bởi lẽ, mặc dù về vấn đề
kết luận giám định mà nhóm chúng tôi đã nêu ra ở trên, kết luận giám định không được
xem là nguồn chứng cứ vì không thu thập đúng trình tự thủ tục, không kết luận về hành
vi xâm phạm hoặc kết luận về vụ tranh chấp nhưng không đồng nghĩa với việc kết luận
giám định là bất hợp pháp và kết luận giám định vẫn có thể mang tính chất tham khảo.
Kết luận giám định được Viện khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và Công nghệ
trực tiếp giám định và đưa ra kết luận nên xét về độ chính xác là khá cao. Ngoài ra bị đơn
cũng không có ý kiến gì về kết luận giám định và cũng đã có thiện chí thông qua việc đã
ngừng nhập khẩu, ngừng tham gia đấu thầu sản phẩm Getsitalip tại Việt Nam. Qua đó,
nhóm chúng tôi nhận thấy rằng chính bị đơn cũng đang ngầm khẳng định và nhận thấy
rằng việc tiếp tục lưu hành, phân phối thuốc Getsitalip có chứa hoạt chất Sitagliptin rất có
khả năng sẽ xâm phạm về sở hữu trí tuệ. Vậy nên nhóm chúng tôi hoàn toàn không đồng
tình với quyết định bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm.
4. Tại sao Công ty Merck lại không kiện trực tiếp Công ty Getz là nhà sản xuất mà
lại kiện Công ty Hoàng Đức là nhà phân phối ?
Trong phiên tòa phúc thẩm, Luật sư L1 của Công ty Merck đã trình bày về lý do không
kiện Công ty Getz rằng: “Vì Công ty Getz có trụ sở ở Pakistan, chỉ có văn phòng đại diện
tại Việt Nam. Nguyên đơn kiện bị đơn là người trực tiếp lưu thông sản phẩm tại Việt
Nam.” Ngoài ra không giải thích gì thêm về lý do.
Thông qua ý kiến trình bày của Luật sư L1 của nguyên đơn (Công ty Merck), nhóm
chúng tôi có nhận định và lý giải về việc tại sao Công ty Merck không kiện trực tiếp
Công ty Getz là nhà sản xuất mà lại kiện Công ty Hoàng Đức là nhà phân phối bởi lẽ: 17
Quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường chỉ được bảo hộ
trong lãnh thổ một nước hoặc trong lãnh thổ một khu vực, nơi đăng ký và nhận được sự
bảo hộ. Căn cứ theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hiệu lực của văn bằng bảo
hộ như sau: “Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Vì vậy, khi
doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp
hợp pháp ở thị trường Việt Nam và đã được cấp các văn bằng bảo hộ thì quyền sở hữu trí
tuệ đó chỉ được bảo hộ tại thị trường nội địa. Khi doanh nghiệp đưa tài sản trí tuệ của
mình ra thị trường khác thì phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường đó
hoặc đăng ký tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
Vậy nên với việc Công ty Merck không kiện trực tiếp Công ty Getz là sản xuất sản phẩm
thuốc Getsitalip có chứa hoạt chất Sitagliptin trùng với sáng chế của nguyên đơn được
bảo hộ theo nhận định của nhóm là bởi vì Công ty Merck không đăng kí bảo hộ sáng chế
về hoạt chất Sitagliptin tại Pakistan. Việc kiện Công ty Getz là có thể nhưng khả năng về
trình tự, thủ tục và thời gian sẽ kéo dài hơn. Thay vào đó, hoạt chất Sitagliptin đã được
Công ty Merck đăng kí bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam, vậy nên khi được biết
Công ty Hoàng Đức có hành vi nhập khẩu, lưu trữ và phân phối sản phẩm thuốc có chứa
hoạt chất mà nguyên đơn đang được bảo hộ nên nguyên đơn mới phải kiện bị đơn là
Công ty Hoàng Đức là nhà phân phối, lưu hành thuốc tại Việt Nam chứ không thể kiện
trực tiếp là nhà sản xuất là Công ty Getz.
5. Công ty Getz chịu trách nhiệm thế nào về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ trong vụ việc trên ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 44/2014/TT-BYT quy định về việc
cơ sở đăng kí thuốc chịu trách nhiệm về sở hữu trí tuệ đối với thuốc đăng ký lưu hành.
Đồng nghĩa với việc Công ty Getz mặc dù đã đăng ký lưu hành thuốc hợp pháp nhưng
vẫn không loại trừ về trách nhiệm sở hữu trí tuệ.
Căn cứ theo hợp đồng giữa Công ty Getz và Công ty Hoàng Đức, theo lời trình bày của
bị đơn về điều khoản hợp đồng thì tại Điều 6.5 của hợp đồng phân phối giữa 2 bên Công
ty với nhau thì Công ty Getz đảm bảo về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm do
Công ty Getz cung cấp, trường hợp phát sinh tranh chấp thì Công ty Getz phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm. Theo lời trình bày của Luật sư Công ty Getz về điều khoản hợp đồng
thì tại Điều 5.11 và 5.13 quy định Công ty Hoàng Đức chịu trách nhiệm pháp lý trong
lãnh thổ Việt Nam, tại Điều 12.1 quy định nếu xảy ra tranh chấp sẽ giải quyết trên tinh
thần lương lượng, nếu không sẽ được giải quyết bằng Trọng tài thương mại
Công ty Merck kiện Công ty Hoàng Đức chứ không kiện Công ty Getz. Vậy nên căn cứ
theo quy định của Pháp luật, quy định trong điều khoản hợp đồng giữa 2 bên Công ty
Hoàng Đức và Công ty Getz, căn cứ theo chủ thể bị kiện trong bản án, nhóm tôi nhận định rằng: 18
Về vấn đề trách nhiệm đối với Công ty Merck, Công ty Getz chỉ có trách nhiệm tham gia
tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đối với bản án, có trách
nhiệm đưa ra những bằng chứng, chứng cứ để giúp Tòa án đưa ra những quyết định đúng
đắn nhất đối với bản án giữa Công ty Merck và Công ty Hoàng Đức
Về vấn đề trách nhiệm đối với Công ty Hoàng Đức, nhóm chúng tôi nhận thấy có sự đối
sánh giữa 2 điều khoản (Điều 6.5 và hai Điều 5.11 và 5.33) khi Điều 6.5 quy định về việc
Công ty Getz sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phát sinh tranh chấp về vấn đề sở
hữu trí tuệ, ngược lại tại hai Điều 5.11 và 5.33 lại quy định Công ty Hoàng Đức sẽ phải
chịu trách nhiệm pháp lý trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi sản phẩm thuốc Getsitalip là
sản phẩm thuốc được Công ty Hoàng Đức lưu hành và phân phối tại Việt Nam, nên việc
xảy ra tranh chấp trong lãnh thổ Việt Nam có tỉ lệ khá cao. Vấn đề này phụ thuộc vào sự
thương lượng của hai bên khi giao kết hợp đồng nên nhóm sẽ không bàn luận gì thêm.
Nhưng nhìn chung Công ty Getz vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề vi phạm hợp
đồng về việc đã không đảm bảo về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm mà Công ty
Getz sản xuất. Tranh chấp sẽ được giải quyết trên tinh thần thương lượng hoặc giải quyết
bằng Trọng tài thương mại. KẾT LUẬN
Mặc dù bản án phúc thẩm chưa có một quyết định cụ thể nào để giải quyết tranh chấp nêu
trên, nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy được một vấn đề cốt lõi thông qua bản án. Đó
là việc nhà phân phối cũng có thể vướng kiện về sở hữu trí tuệ. Dù không phải là chủ sở
hữu, người trực tiếp sản xuất ra loại thuốc Getsitalip có chứa hoạt chất Sitagliptin đang
được bảo hộ nhưng việc nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm cũng có thể vi phạm về sở hữu
trí tuệ đã được quy định tại Điều 124 và Điều 126 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Bị
đơn là Công ty Hoàng Đức có lẽ đã biết về những quy định này đối với vấn đề sở hữu trí
tuệ nên mới đã đặt ra những điều khoản về vấn đề này trong hợp đồng kí kết giữa 2 bên
Công ty Hoàng Đức và Công ty Getz. Nhưng kết quả thì khi xảy ra tranh chấp, Công ty
Hoàng Đức vẫn phải chịu trách nhiệm và những thiệt hại rất lớn về cả tiền bạc lẫn thời
gian, công sức. Để lý giải cho vấn đề này, nhóm chúng tôi nhận định rằng, căn nguyên
của vấn đề này là về việc Công ty Hoàng Đức đã mắc sai sót trong việc kí kết về điều
khoản hợp đồng. Mặc dù trong hợp đồng giữa hai bên đã quy định những điều khoản về
trách nhiệm về sở hữu trí tuệ của nhà sản xuất nhưng lại không có điều khoản cam kết
rằng Công ty Getz là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản sở hữu trí tuệ, Công ty Hoàng Đức
cũng không thắc mắc hay yêu cầu Công ty Getz có phải là chủ sở hữu hợp pháp của sản
phẩm hay việc Công ty Getz đã đăng ký bảo hộ sáng chế đối với sản phẩm thuốc của
mình hay chưa. Thì đây có lẽ là sai sót và cũng là nguyên nhân rõ nhất dẫn đến việc xảy ra tranh chấp.
Từ đó, ta có thể thấy, trong hợp đồng phân phối, Nhà sản xuất/Nhà cung cấp đặt ra nhiều
vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và ràng buộc Nhà phân phối tuân thủ. Tuy nhiên, Nhà 19
phân phối cần lưu ý đến vấn đề yêu cầu Nhà sản xuất/Nhà cung cấp, điều kiện tiên quyết,
đó là phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản sở hữu trí tuệ. Khác với bản chất hợp đồng
đại lý, sau khi hoàn tất quy trình đặt hàng, giao hàng, quyền sở hữu hàng hóa được
chuyển giao cho Nhà phân phối và Nhà phân phối là chủ sở hữu của sản phẩm, mà sản
phẩm đó có chứa một hoặc một vài tài sản sở hữu trí tuệ. Nếu Nhà sản xuất/Nhà cung cấp
không phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản sở hữu trí tuệ mà vẫn thực hiện tiến hành
bán lại có sản phẩm có chứa dấu hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ thì khi có tranh chấp thì
Nhà phân phối có khả năng bị thiệt hại rất lớn.1
Ngoài ra, thông qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã diễn ra, thông qua những
quyết định cũng như những vấn đề pháp lý đặt ra từ bản án. Nhóm chúng tôi có nhận
định rằng ngoài vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ của hợp đồng phân phối giữa nhà sản xuất
và nhà phân phối, bản án còn cho chúng ta thấy được rằng thực trạng giải quyết tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ bằng phương thức giải quyết tại Tòa án vẫn đang còn gặp
phải nhiều khó khăn và bất cập. Điển hình có thể nhận thấy các quyết định đưa ra của
Tòa án về vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn chưa thật sự chính xác và còn mắc phải nhiều sự
nhầm lẫn, khiến thời gian xảy ra tranh chấp kéo dài. Thứ hai là về vấn đề xác định thiệt
hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra, trên thực tế, rất khó để xác định
chính xác mức độ thiệt hại, bởi các thiệt hại về tinh thần như tổn thất về danh dự, nhân
phẩm, uy tín, danh tiếng. Vì vậy, khi giải quyết những vấn đề này, Tòa án đã gặp phải không ít khó khăn.
Vậy nên theo quan điểm của nhóm đối với vấn đề này phải cần khuyến khích các chủ thể
thương lượng với nhau khi xảy ra tranh chấp nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động của
các bên khi tranh chấp chưa gây ra các thiệt hại nghiêm trọng. Khi tranh chấp không thể
giải quyết bằng con đường thương lượng, việc giải quyết thông qua hòa giải hoặc trọng
tài là biện pháp tối ưu nhằm đơn giản hóa các tranh chấp cũng như đảm bảo danh tiếng,
các bí mật kinh doanh các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bị
xâm phạm. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải nâng cao tiêu chuẩn về năng lực, trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm của hòa giải viên và trọng tài viên. Có như vậy, các bên mới
sẵn sàng đặt niềm tin vào các phương thức giải quyết thông qua hòa giải hoặc trọng tài.
Trường hợp Tòa án là nơi được tin tưởng để xử lý các tranh chấp phát sinh, việc hoàn
thiện các quy định pháp luật để xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ gây ra cũng như các quy định về giám định sở hữu trí tuệ là hết sức cần thiết. Đồng
thời, việc hướng đến thành lập một tòa chuyên trách về xử lý các tranh chấp quyền sở
hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ là điều nên cân nhắc.
Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nói chung
và quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, suy cho cùng, đều nhằm mục đích giúp cho các chủ thể
tranh chấp tìm ra được một hướng đi hiệu quả để tháo gỡ khúc mắc và đảm bảo được lợi
1 https://apolatlegal.com/vi/03-luu-y-ve-so-huu-tri-tue-trong-hop-dong-phan-phoi/ 20