-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhóm môn Nhập môn Logic học về Sự hình thành và phát triển của logic hình thức
Bài tập nhóm môn Nhập môn Logic học về Sự hình thành và phát triển của logic hình thức của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn Logic học
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HÌNH THỨC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề
Logic hình thức là hình thức môn học nghiên cứu những quy luật và hình thức
cấu tạo chính xác của tư duy nhằm đi tới hình thức đúng đắn hiện thực khách quan.
Ngày nay ta thường được biết đến logic học qua các chương trình học cơ bản của
đại học. Nếu tìm hiểu sâu hơn ta sẽ thấy nó có nhiều ứng dụng trên nhiều ngành
như luật, ngôn ngữ học, khoa học máy tính,... Và khi công nghệ càng phát triển, đặc
biệt là công nghệ AI (Artificial Intelligence hay trí tuệ nhân tạo), thì logic học hình
thức sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Cho nên việc phát triển logic
hình thức cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao sẽ là nhiệm vụ tất yếu. Và để làm
được điều đó thì việc tìm hiểu về lịch sử của logic học hình thức, mà cụ thể là sự
hình thành và phát triển của logic học hình thức, là điều nên thực hiện. Bởi vì, để
phát triển một cái gì đó lên một mức cao hơn thì nhất thiết phải hiểu rõ nó từ dưới
gốc. Chính vì lẽ đó nên nhóm đã quyết định chọn đề tài: Sự hình thành và phát triển
của logic học hình thức để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu và làm rõ về:
- Sự hình thành của logic học hình thức.
- Quá trình phát triển của logic học hình thức qua các thời kỳ.
- Tổng quan của logic học hình thức của thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng.
- Ứng dụng của logic học hình thức. lOMoARcPSD| 37054152
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp: -
Tìm kiếm và phân tích tài liệu: qua sách, tài liệu trên internet, giáo trình... -
Phân loại và hệ thống hóa kiến thức: thông qua các tài liệu thu thập được,
hệ thống hóa, sắp xếp các thông tin theo đúng trình tự. PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH CỦA LOGIC HÌNH THỨC 1.1. Nguồn gốc
Từ “logic” có nguồn gốc từ từ “logos” của Hy Lạp, nghĩa nguyên thủy là “từ ngữ”
hoặc “điều đã được nói đến”. Nhưng trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu, nó có nghĩa
là “suy nghĩ” hay “lập luận”. 1.2. Sự ra đời
Logic học là bộ môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử, khi sự phát triển
của khoa học nói riêng và tư duy nói chung đòi hỏi phải trả lời câu hỏi: làm thế nào
để đảm bảo suy ra được kết luận đúng đắn, chân thực từ các tiền đề chân thực? Ở
phương Tây, ngay từ thời Cổ đại, những nhà triết học lừng danh như Héraclite
(khoảng 520-460 tr. CN), Démocrite (khoảng 460-370 tr. CN), Platon (427-347 tr.
CN)... đã nghiên cứu về một số khía cạnh của logic. Tác phẩm “Bàn về logic học”
(hay Canon) của Démocrite, đã bị thất lạc, là tác phẩm về logic học đầu tiên trong
lịch sử của logic học. Do đã bị thất lạc nên người ta chỉ biết về tác phẩm một cách
gián tiếp qua lời kể của các triết gia hậu thời. Trong tác phẩm, Démocrite nêu ra
nhiều vấn đề của logic học như khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả
thiết,... trong đó nổi bật là phương pháp quy nạp. Tuy đã có những nghiên cứu lOMoARcPSD| 37054152
bước đầu về logic học nhưng logic học ở thời kì này vẫn còn mới mẻ và vẫn chưa
được nghiên cứu một cách đầy đủ. Phải đến thời của Aristote1 thì logic học mới
được nghiên cứu một cách có hệ thống. Tư duy lần đầu tiên trở thành đối tượng
nghiên cứu của một môn khoa học chuyên ngành. Aristote là người đầu tiên nghiên
cứu sâu và trình bày một cách có hệ thống những vấn đề của logic học. Do đó,
Aristote được xem là người đã đặt nền móng và sáng lập ra logic học.
Chương 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HÌNH THỨC
2.1. Thời kì Cổ đại (khoảng thế kỷ IV tr.CN – thế kỷ V)
Đây là thời kì khởi đầu của logic học. Logic học thời bấy giờ được nghiên cứu
như một nhánh của triết học, để phân biệt lập luận tốt và lập luận không tốt. Và
chính Aristote, người được coi là cha đẻ của logic học, đã có những đóng góp to lớn
đầu tiên trong sự phát triển của logic học. Ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu
tỉ mỉ khái niệm và phán đoán, lý thuyết suy luận và chứng minh. Với những hiểu
biết sâu rộng của mình, ông đã cho ra đời bộ sách “Organon” (Công cụ) đồ sộ gồm
6 tập. Trong đó, ông đã trình bày một số vấn đề của logic học hình thức truyền
thống như: các phạm trù, phân loại mệnh đề, tam đoạn luận, chứng minh, tranh
luận, phản bác ngụy biện. Ông cũng nêu lên Các quy luật cơ bản của tư duy: Luật
đồng nhất, Luật mâu thuẫn, Luật loại trừ cái thứ ba,... Vấn đề trung tâm trong logic
học của Aristote là vấn đề suy luận diễn dịch, trong đó có các phép chứng minh,
được xây dựng như thế nào? Sau Aristote, các nhà logic học khắc kỉ2 đã quan tâm
phân tích các mệnh đề cũng như phép Tam đoạn luận của Aristote. Họ đã nghiên
1 Aristote (384-322 tr.CN) (theo phiên âm têếng Pháp): là m t nhà triêết h c và bác h c Hy L p c đ i, h c trò c a ộọ ọ ạ ổ ạ ọ ủ
Platon và là thâầy d y c a Alexandros Đ i đêế. Ông có nh hạ ủ ạ ả
ưởng râết lớ ớn t i nêần
triêết h c đọ ương th i.ờ
2 Ch nghĩa khắếc k (Stoicism): là trủ ỷ
ường phái triêết h c do Zenon sọ áng l p
vào đâuầ thêế k III tr.CN.ậ ỷ lOMoARcPSD| 37054152
cứu quan hệ suy diễn (quan hệ giữa các tiền đề và suy luận) và đưa ra khái niệm
bao hàm. Họ đã đóng góp cho logic học 5 mệnh đề được coi là những tiên đề sau:
1. Nếu có P thì có Q, mà có P vậy có Q
2. Nếu có P thì có Q, mà không có Q vậy không có P
3. Không có đồng thời P và Q, mà có P vậy không có Q
4. Hoặc P hoặc Q, mà có P vậy không có Q
5. Hoặc P hoặc Q, mà không có Q vậy có P.
Đến cuối thời Cổ đại, Apulée (khoảng 125-170) đã đưa ra hình vuông logic
trình bày quan hệ giữa các phán đoán cơ bản A, I, E, O. Tiếp đó, Galien (khoảng
131-201) đã bổ sung thêm loại hình tam đoạn luận thứ tư và Boèce (khoảng 480-
525) đã hệ thống hóa logic học hình thức, hoàn thiện hình vuông logic và đưa ra
một số quy tắc của logic mệnh đề.
2.2. Thời kì Trung cổ (khoảng thế kỷ V- thế kỷ XV)
Có thể xem Boèce chính là chiếc cầu nối đầu tiên của logic học hình thức thời
Cổ đại đến thời Trung cổ. Bởi chính ông là người đã dịch các tác phẩm logic học của
Aristote ra tiếng Latinh, qua đó giúp logic học của Aristote được truyền tới các nhà
triết học kinh viện trung cổ. Các triết gia thời kì này coi logic học của Aristote là chân
lý cuối cùng. Logic học của Aristote được tôn vinh, được giảng dạy rộng khắp ở các
trường học và là chủ đề chính cho việc bàn luận của các nhà triết học kinh viện thời
kì này. Do sự sùng bái logic học của Aristote nên hầu như không có sự bổ sung nào
đáng kể cho logic học trong thời kì này. Một số đóng góp nhỏ có thể kể đến như: P.
Abelard (1079-1142) đã đào sâu khía cạnh ngữ nghĩa và triết học của logic học,
Piere d’Espagne (khoảng 1220-1277) tóm tắt 19 kiểu đúng của 4 hình tam đoạn lOMoARcPSD| 37054152
luận, Guillaume d’Occam (1285-1347) đưa ra nguyên tắc lưỡi dao Occam, Bunridan
(1301-1358) đào sâu phép suy luận có điều kiện... Nhìn chung, việc nghiên cứu logic
học đến thời kì này vẫn chủ yếu là về suy luận diễn dịch và chỉ được nghiên cứu như
một lĩnh vực của triết học.
2.3. Thời kì Phục hưng (khoảng thế kỷ XV – XVII)
Đến thời kì này, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thực nghiệm, logic
học chủ yếu đề cập về phép suy luận diễn dịch của Aristote đã trở nên chật hẹp và
bị chỉ trích mạnh mẽ. Nhà triết học người Anh F. Bacon (1561-1626), với tác phẩm
“Novum Organum” (Công cụ mới), đã phê phán phương pháp suy luận diễn dịch và
logic học của Aristote. Ông xây dựng nên phương pháp suy luận quy nạp cho phép
tìm mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện. Bacon cho rằng cần phải tuân thủ các
quy tắc của phương pháp quy nạp trong quá trình quan sát và thí nghiệm để tìm ra
các quy luật của tự nhiên. Sau đó, R. Descartes ( 1596-1650) đã phát triển tư tưởng
của Bacon với tác phẩm “Discours de la méthode” (Luận về phương pháp). Và sau
này, phương pháp suy luận quy nạp đã được hoàn thiện bởi nhà triết học người
Anh J. S. Mill (1806-1873). Ông đã đưa ra bốn phương pháp suy luận quy nạp dựa
trên cơ sở mối liên hệ nhân quả, bao gồm: phương pháp tương hợp, phương pháp
sai biệt, phương pháp đồng biến và phương pháp trừ dư.
Nhìn chung , trong thời kì này, logic học đã được nghiên cứu xa hơn, chủ yếu
về phương pháp suy luận quy nạp. Ngoài ra, logic học đã có những ứng dụng trong
khoa học thực nghiệm so với chỉ trong triết học như trước đây. Như vậy, logic học
của Aristote cùng với những đóng góp của Bacon, Descartes và Mill đã trở thành
logic hình thức cổ điển.
2.4. Thời kì Cận đại và Hiện đại (thế kỉ XVII đến nay) lOMoARcPSD| 37054152
Đây là giai đoạn chứng kiến nhiều sự thay đổi về bộ mặt của logic học
hình thức. Người đánh dấu cho sự thay đổi này là nhà bác học Đức G. W. Leibnitz
(1646-1716). Ông là người đầu tiên đề xướng việc dùng những phương pháp hình
thức của toán học (ký hiệu, công thức) vào logic học thay vì dùng lời nói như trước
đây. Ông muốn xây dựng một mô hình logic học mà trong đó các suy luận được
hình thức hóa giống như các phép tính được hình thức hóa trong đại số. Tham vọng
của Leibnitz là phát triển logic học của Aristote thành logic học ký hiệu (hay còn gọi
là logic toán học). Vì thế nên ông được coi là người đầu tiên đặt nền tảng cho logic
học ký hiệu. Ông cũng là người có những tư tưởng quan trọng đầu tiên về logic học
xác suất. Tuy vậy, đến giữa thế kỉ XIX thì những ý tưởng của Leibnitz mới được thực
hiện hóa bởi nhà toán học Ireland G. Boole (1815-1864), với nhiều công trình trong
đó nổi tiếng là công trình “The Mathematical Analysis of Logic” (Toán giải tích logic)
năm 1847. Tiếp đó là công trình “Formal Logic” (Logic hình thức) năm 1847 của nhà
toán học người Anh De Morgan (1806-1871), với những phát biểu về luật De
Morgan (De Morgan’s laws) nổi tiếng. Trong các công trình này, logic toán học được
trình bày như một bộ phận của đại số: đại số logic (đại số Boole). Sau Bool và De
Morgan, logic toán học được nghiên cứu, đóng góp, phát triển thêm bởi các công
trình của nhiều nhà toán học như công trình của J. Venn (người Anh, 1834-1923),
G. Frege (người Đức, 1848-
1925), của B. Russell (người Anh, 1872-1970) cùng A. N.
Whitehead (người Anh, 1861-1947) với bộ sách “Principia Mathematica”... làm cho
logic toán học có bộ mặt như ngày nay.
Logic học hình thức, với những đóng góp như trên, đã được toán học hóa, trở thành
một phần quan trọng gắn liền với toán học. Đây là một bước phát triển lớn đối với
logic học hình thức. Logic toán học, về đối tượng thì nó là logic học, về phương
pháp thì là toán học. Logic toán học có ảnh hưởng rất lớn đến toán học hiện đại. lOMoARcPSD| 37054152
Chính nhờ những sự phát triển này mà logic học hình thức đã thay đổi. Thay vì chỉ
được xem như một nhánh của triết học và chỉ được ứng dụng để tìm ra các lập luận
đúng sai thì nay đã được mở rộng ra lĩnh vực toán học và còn có nhiều ứng dụng
trong các ngành khác như khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, luật, ngôn ngữ học,...
PHẦN 3. KIẾN THỨC VẬN DỤNG
3.1. Tổng quan về Logic học cho đến hiện tại
Các nhà logic học đã xây dựng những hệ thống logic học với mong muốn trang
bị cho tư duy các công cụ hữu hiệu, tạo tiền đề cho con người có thể nhận thức ngày
càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thế giới khách quan. Từ đỏ thoả mãn nhu cầu khám
phá thế giới của con người.
Ngày nay, cùng với khoa học kỹ thuật, logic học đang có những bước phát
triển mạnh, ngày càng có sự phân ngành và liên ngành rộng rãi. Nhiều chuyên ngành
mới của logic học ra đời : Logic kiến thiết, Logic đa tri, Logic mờ, Logic tình thái,
Logic học mệnh đề, Logic học vị từ, Logic học xác suất,..v..v. Sự phát triển đó đang
làm cho logic học ngày càng thêm phong phú, mở ra những khả năng mới trong việc
ứng dụng logic học vào các ngành khoa học và đời sống.
3.2. Ứng dụng của logic học Công dụng:
Logic học lý thuyết và khoa học về logic là một kim chỉ nam cho nhận thức
và hoạt động đúng đắn.
Logic học giúp con người tiếp thu các vấn đề một cách nhanh chóng, chính
xác, đúng với bản chất, cũng như cần thiết cho việc phát hiện sai lầm logic của bản
thân cũng như người khác. Từ đó trình bày các vấn đề một cách phong phú nhưng
vẫn đảm bảo tính chất nhất quán của lập luận. lOMoARcPSD| 37054152
Tri thức logic nâng cao trình độ tư duy, chuyển quá trình tư duy logic tự phát
thành tư duy logic tự giác chủ động, tạo ra thói quen suy nghĩ thông minh, chính xác
hơn. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo nhận định chính xác tình huống, đưa ra các quyết
định giải quyết có hiệu quả trong công tác quản lý, những người làm công tác giáo
dục có cơ sở để hình thành tư duy logic cho học sinh.
Ứng dụng trong chuyên môn:
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, logic học ngày càng được
ứng dụng rộng rãi. Người ta sử dụng logic học để giúp giải quyết các vấn đề nan giải
của toán học, của khoa học máy tính, cung cấp cho nhân loại những công cụ đủ mạnh
mẽ, tạo tiền đề xây dựng các bộ điều khiển, chế tạo máy tính điện tử,...
Nổi bật nhất gần đây là việc xây dựng nên các công nghệ tự động hoá, sử dụng
logic vị từ để làm các ngôn ngữ lập trình cho trí tuệ nhân tạo (ngôn ngữ lập trình
PROLOG – Programming in LOGIC), ứng dụng logic mờ (Fuzzy logic) để phát triển công nghệ mờ,…
Có thể nói, không có logic học hiện đại thì khoa học hiện đại khó có khả năng
phát triển như ngày nay. Hơn thế nữa, các hệ thống logic phi cổ điển cũng trang bị
cho nhân loại những phương tiện logic để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ
hơn các biện chứng khách quan bằng các công cụ chính xác.
3.3. Sự phát triển logic học tại Việt Nam
Ở nước ta, cho đến nay, logic học thường ở thế phụ thuộc. Chỉ được coi là một
phần của triết học, toán học hoặc một số ngành khoa học. Số chuyên gia thuần logic
học rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay. Song xu thế tiến bộ sẽ cũng giống như các
nước đang phát triển, chuyên ngành logic học sẽ trở thành chuyên ngành quan trọng
trong hệ thống môn học và khoa học hiện đại hóa. lOMoARcPSD| 37054152
Theo đó thì kiến thức logic học phải được trang bị một cách có hệ thống kể từ
trình độ phổ thông cho đến đại học và trên đại học, giống như các bộ môn khoa học
khác. Hiện nay, bài học logic ở bậc học phổ thông không có, ở bậc học đại học mới
nghiên cứu Logic học phổ thông như trong Toán Rời Rạc, Nhập Môn Logic Học,
Điện Tử Căn Bản. Và đáng tiếc, trên đại học cũng chỉ có logic phổ thông; vẫn chỉ có
tìm hiểu những kiến thức sơ đẳng của logic học. Tình trạng này nhất định có phản
hồi âm tính lên trình độ phát triển tư duy của tất cả các ngành khác. Đây là một trong
những nguyên nhân quan trọng kìm hãng tốc độ và qui mô phát triển lý luận và khoa học nước ta ngày nay.
Như vậy, ở nước ta, nếu muốn phát triển logic học trở thành một môn học thật
sự hữu ích và có nhiều ứng dụng trên thực tế thì việc nhất thiết phải làm là phải mở
rộng quy mô đào tạo hơn nữa. Cụ thể là phải đưa bộ môn Logic học vào chương
trình học phổ thông hoặc thậm chí là các bậc học thấp hơn. Đưa chương trình học
với kiến thức sâu hơn vào chương trình đại học. Tăng cường nghiên cứu, đào tạo
thêm các chuyên gia về logic học, không ngừng học hỏi và tiếp nhận các công trình
nghiên cứu mới trên thế giới về logic học. Có như vậy chúng ta mới có thể khai thác
hết những tiềm năng ứng dụng của logic học hình thức, đặc biệt là khi đây là thời
đại mà công nghệ lên ngôi. PHẦN 4. KẾT LUẬN
Logic học hình thức kể từ khi được Aristote sáng lập cách đây hơn 2000 năm cho
đến bây giờ đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hình thức khác nhau. Với mỗi
giai đoạn thì hình thức của logic học lại khác nhau. Chính những giai đoạn phát triển
đó đã góp phần tạo nên logic học hình thức mang bộ mặt như ngày nay. Đó là logic
học hình thức nằm ở miền giao thoa giữa triết học và toán học, có ứng dụng trên
nhiều lĩnh vực thực tế, từ ngôn ngữ học, điện tử,... cho đến khoa học máy tính. Trong
tương lai, logic học hình thức có thể còn được phát triển hơn nữa với những hình lOMoARcPSD| 37054152
thức mới và những ứng dụng vô cùng to lớn trên hầu khắp các lĩnh vực. Tuy vậy, có
một điều chắc chắn rằng, những sự phát triển sau này vẫn sẽ dựa trên sự kế thừa
những công trình nghiên cứu đã được thực hiện xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử
của logic học hình thức mà khởi đầu là từ nhà triết học, bác học Aristote.