-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Môi trường chính trị - kinh tế ổn định là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối ổn định. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Bài tập nhóm - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Môi trường chính trị - kinh tế ổn định là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối ổn định. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50032646
Phần IV. Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 2023 1.
Quan điểm định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm2023
1.1. Thị trường vốn tầm nhìn đến năm 2023 -
Môi trường chính trị - kinh tế ổn định là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam thu
hútdòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức
thấp so với các nước trên thế giới và khu vực (tính chung 9 tháng năm 2023, lạm phát
bình quân ở mức 3,16% so với cùng kỳ năm trước). -
Thị trường chứng khoán tăng trưởng phục hồi tích cực trong 9 tháng đầu năm
2023 sẽ góp phần củng cố niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tư vào thị trường. -
Theo nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ: Về phát triển thị trường vốn an
toàn,minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực
phát triển kinh tế- xã hội; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập
thị trường tài chính quốc tế. -
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh
Chính: Thủ tướng nêu rõ, cần nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch
năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5% , lạm phát khoảng 3,5-4%; thị trường
vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực vào năm 2020
1.2. Quan điểm định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam -
Thị trường trái phiếu cần được quy hoạch đồng thời với chiến lược phát triển
thịtrường tài chính để hình thành cơ cấu phù hợp, bảo đảm hiệu quả của thị trường tài
chính trong việc tích lũy, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế. -
Mở cửa thị trường dần dần và vững chắc để bảo đảm phục vụ tốt nhất mục tiêu
tăngtrưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng. lOMoARcPSD| 50032646 -
Hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, đặc biệt quan tâm tới
thịtrường phát hành nhằm tăng tích tụ, tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Từng bước
quan tâm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
-Đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia thị trường, đặc biệt là quyền thông tin
2. Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam đến 2023 -
Với quan điểm định hướng phát triển thị trường trái phiếu, đưa ra hệ thống giải
phápphát triển thị trường dựa trên quan điểm ưu tiên phát triển thị trường trái phiếu
Chính Phủ với các luận điểm đã trình bày ở phần trên.
2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
2.1.1 Tiếp tục đổi mới một cách toàn diện -
Cần đổi mới về tư duy phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển theo chiều
sâu và cần chuyển dịch trọng tâm bao gồm từ các mục tiêu tăng trưởng về số lượng
nhằm tối đa hóa tốc độ tăng trưởng đến chất lượng tăng trưởng và tái phân phối thu
nhập.Cần chú trọng đầu tư phát triển các ngành tạo ra giá trị tăng cao, phải nâng cao
trình độ đội ngũ lao động, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao có thể đáp ứng yêu
cầu sử dụng các công nghệ mới và hiện đại.
-Mục tiêu của việc xây dựng đất nước pháp quyền là thực hiện khẩu hiệu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.. Thực hiện tốt công tác chống tham
nhũng, lãng phí các nguồn lực của đất nước, đặc biệt là nguồn lực về tài chính. -
Tái cơ cấu lại nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững và nâng cao năng
lựccạnh tranh của nền kinh tế là hết sức cần thiết , đặc biệt sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu -
Thực hiện chính sách kinh tế nhất quán, đối xử bình đẳng với tất cả các khu vực kinhtế. -
Có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn nhằm thực hiện tốt chính sách tài chính- tiềntế. lOMoARcPSD| 50032646
2.1.2. Hoàn thiện khung pháp lý
Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển thị trường an toàn, minh bạch, bền
vững, trong năm 2023, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp đồng bộ.
-Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý: Rà soát Luật Chứng khoán, Luật DN để
sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành TPDN, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp. Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành đánh giá cụ thể tình hình,
để xem xét trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2022/NĐ-
CP nhằm tháo gỡ các khó khăn phát sinh hiện nay.
Thứ hai, tăng cường truyền thông, ổn định tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư: Bộ Tài chính
tiếp tục tập trung truyền thông với thông điệp rõ về định hướng phát triển của Nhà nước
đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thứ ba, tập trung công tác quản lý giám sát, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; phối
hợp với Ngân hàng Nhà nước trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát
hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Thứ tư, về tổ chức điều hành thị trường: Rà soát, cải cách quy trình cấp phép chào bán
chứng khoán ra công chúng, tạo thuận lợi cho các DN đủ điều kiện chào bán trái phiếu
ra công chúng; chỉ đạo các sở GDCK chuẩn bị nền tảng giao dịch TPDN riêng lẻ nhằm
phát triển thị trường thứ cấp minh bạch.
Thứ năm, về bảo đảm thanh khoản thị trường tài chính, cung ứng vốn cho nền kinh tế,
Bộ Tài chính đã kiến nghị với ngân hàng nhà nước tập trung triển khai các biện pháp
điều hành bảo đảm thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại.
2.2. Nhóm giải pháp vi mô
2.2.1. Tạo tính thanh khoản cho trái phiếu -
Đối với trái phiếu Chính Phủ cần thực hiện việc tái phát hành các trái phiếu có
tínhthanh khoản cao đặc biệt trong thời gian này là các trái phiếu có kỳ hạn trung bình
từ 3 đến 5 năm. Đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu để phù hợp với nhu cầu các nhà đầu tư. lOMoARcPSD| 50032646
Tập trung đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính Phủ bằng hình thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành. -
Đối với trái phiếu chính quyền địa phương để nâng cao khả năng huy động vốn
thànhcông, cần nghiên cứu tiến hành phát hành trái phiếu đi kèm theo các tiện ích để
các nhà đầu tư luôn có được hàng hóa đa dạng, phù hợp với chiến lược đầu tư của mình -
Đối với trái phiếu doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới
pháthành trái phiếu tại thị trường nội địa và thường lựa chọn hình thức phát hành nợ tư
nhân. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn khá mới mẻ với cả doanh nghiệp lẫn người đầu
tư. Lựa chọn hình thức trái phiếu cho phù hợp với thời điểm phát hành để tăng tính hấp
dẫn doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chuyển đổi hoặc
trái phiếu kèm chứng quyền, trái phiếu có đảm bảo
2.2.2. Phát triển các trung gian tài chính -
Cần phát triển cả về số lượng và chất lượng hoạt động của các trung gian tài
chính,cũng như phát triển đa dạng hóa về loại hình các trung gian tài chính. Do quy mô
của các trung gian tài chính Việt Nam còn nhỏ, hoạt động đơn điệu, cần có giải pháp
khuyến khích các trung gian tài chính tăng cường huy động vốn trên thị trường -
Trên cơ sở cân đối nguồn vốn, các trung gian tài chính cần dành một lượng vốn
đángkể cho hoạt động đầu tư tài chính, đặc biệt là hoạt động tạo lập thị trường trái phiếu.
Phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính cần được giữ lại nhằm tăng lợi thế về quy
mô và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về vốn theo quy định -
Hoàn thiện về mô hình tổ chức, cải thiện về quản trị điều hành đang là vấn đề
cấpbách đặt ra đối với mỗi trung gian tài chính. Đòi hỏi bộ phận chuyên trách đầu tư
của các trung gian tài chính có độ độc lập cao, khả năng phân tích và đầu tư tốt, khả
năng quản lý danh mục đầu tư năng động và hiệu quả, đồng thời, phải có sự cộng tác,
hỗ trợ của các bộ phận khác trong đơn vị -
Sự thay đổi nhận thức của các nhà quản lý về vai trò của hoạt động đầu tư trái
phiếuvà hoạt động tạo lập thị trường trái phiếu. Sự phát triển hoạt động đầu tư và tạo
lập thị trường trái phiếu sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động khác của đơn vị như
hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và phát triển các dịch vụ cung cấp lOMoARcPSD| 50032646
2.2.3. Xây dựng và phát triển tổ chức đính mức tín nhiệm -
Hiện nay ở Việt Nam hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm vẫn còn hạn
chếvà chưa chuyên nghiệp làm cho các nhà đầu tư khó đưa ra quyết định đầu tư. Căn cứ
vào thực tế kinh nghiệm của các quốc gia cũng như dựa vào điều kiện kinh tế, chính trị-
xã hội của Việt Nam hiện nay, tổ chức định mức tín nhiệm phải có uy tín lớn và trước
mắt do Nhà nước quản lý để đảm bảo tính tin cậy. Ngoài ra cũng phải tính đến việc hợp
tác với các tổ chức mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới trong giai đoạn tới vì việc hình
thành tổ chức định mức tín nhiệm dưới hình thức liên doanh sẽ tạo thuận lợi đảm bảo
chất lượng xếp hạng tín nhiệm trong thị trường nội địa, từng bước thâm nhập vào thị
trường quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao uy tín của tổ chức mức tín nhiệm Việt Nam -
Để tổ chức định mức tín nhiệm có thể hoạt động và phát triển được, thị trường
cũngcần đáp ứng được một số các điều kiện có các trái phiếu đủ tiêu chuẩn đo định mức
tín nhiệm mà cụ thể là trái phiếu Chính Phủ. Thêm vào đó chính là phải củng cố và xây
dựng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt phục vụ cho hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm
2.2.4. Phát hành trái phiếu quốc tế -
Việc tiếp cận với thị trường vốn quốc tế ngoài ý nghĩa tìm kiếm nguồn vốn cho
nềnkinh tế, việc phát hành trái phiếu còn có nhiều ý nghĩa quan trọng như: thể hiện
chính sách hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế; trái phiếu quốc tế của Chính Phủ
phát hành sẽ tạo ra điểm chuẩn để các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu quốc tế,... -
Khi phát hành trái phiếu quốc tế cần phải đánh giá đến tính khả thi của việc trả
nạn vìnếu không sẽ làm ảnh hướng tới uy tín quốc gia. Để làm được điều này, Việt Nam
cần phải thực hiện việc nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia thông qua các tiêu chí như:
nâng cao chỉ tiêu GDP/ người, thu nhập bình quân/ đầu người, nâng cao hệ số tiết kiệm,
giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, tăng dự trữ ngoại hối,... trên cơ sở đó từng bước xây
dựng uy tín và nâng cao số tín nhiệm của các doanh nghiệp
2.2.5. Phát triển các công cụ phái sinh lOMoARcPSD| 50032646 -
Như đã phân tích trên, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn
cònthấp chưa thu hút được các nhà đầu tư một phần là do thiếu các công cụ phái sinh
nhằm đa dạng hóa và đáp ứng được yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Vì vậy, cần phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh liên quan đến trái phiếu như
: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, các sản phẩm chứng
khoán hóa tài sản và các khoản nợ,.. -
Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm
phái sinh ra thị trường. Để có thể sử dụng các công cụ phái sinh vào thị trường trái phiếu
Việt Nam cần xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hoạt động này để hạn chế tình trạng
lũng đoạn thị trường, song song với đó là việc phát triển quy mô thị trường, hệ thống
giao dịch, hệ thống tài chính ngân hàng,...
2.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật -
Để tạo hiệu quả cho hoạt động của thị trường trái phiếu, cần đầu tư mạnh để
pháttriển cơ sở hạn tầng kỹ thuật giao dịch và hệ thống thông tin. Những khoản đầu tư
này là rất lớn, lại đòi hỏi đồng bộ về kỹ thuật, do vậy, không thể yêu cầu các nhà tạo lập
thị trường tự đầu tư. -
Nâng cấp hệ thống thông tin trái phiếu như phần mềm thông tin cho các thành
viêngiao dịch; nâng cấp Website của sở giao dịch chứng khoán, hỗ trợ kỹ thuật và tự
vấn hoàn thiện Website cho các thành viên thị trường; tăng cường đầu tư trang thiết bị
phần cứng cũng hư hệ thống an ninh bảo mật, hạ tầng mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch mới -
Nghiên cứu khả năng tích hợp hệ thống giao dịch trái phiếu tại sở giao dịch
chứngkhoán với các hệ thống giao dịch với khả năng có thể thanh toán với nhiều loại
ngoại tệ, hướng tới kết nối được với hệ thống thông tin trên thế giới -
Tiếp tục từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất cho Trung tâm Lưu ký chứng
khoánđể rút ngắn thời gian thanh toán tạo tính thanh khoản cho trái phiếu lOMoARcPSD| 50032646 [ CITATION HàV23 \l 1066 ] Bibliography
Hà Vân. (2023, 10 23). Thủ tướng: Nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch
năm 2023. From Báo Điện tử Chính phủ: https://baochinhphu.vn/thu-tuong-no-lucphan-dau-
dat-muc-cao-nhat-cac-chi-tieu-ke-hoach-nam-202310223102311085872.htm
https://baochinhphu.vn/thu-tuong-no-luc-phan-dau-dat-muc-cao-nhat-cac-chi-tieu-
kehoach-nam-2023-10223102311085872.htm
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=206106
https://baochinhphu.vn/khan-truong-hoan-thien-khung-phap-ly-phat-trien-thi-
truongchung-khoan-ben-vung-10222122521383013.htm