-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
1/ Từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (CNĐQ). - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa, đặc biệt là châu Á. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Bài tập nhóm ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
1/ Từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (CNĐQ). - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa, đặc biệt là châu Á. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
I. 5 Nội dung cần ghi nhớ
1/ Từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang
giai đoạn độc quyền (CNĐQ).
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa, đặc biệt là châu Á.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới.
- Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, trở thành bộ tham mưu lãnh đạo
phong trào cách mạng thế giới và quan tâm giải quyết vấn đề dân tộc, thuộc địa.
2/ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc cho các điều kiện thành lập đảng
1. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước (1911-1920)
2. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của đảng ( 1921-1930)
3. Thành lập đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên
4. Ý nghĩa lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam 5.
Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
3/ Ý nghĩa trong nước của cuộc CMT8: •
Từ vị trí nô lệ, bước lên vị trí làm chủ đất nước, có quyền tự quyết định vận mệnh của mình •
Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyển,
vươn lên cùng các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho những mục tiêu cao cả. •
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử dân
tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và hướng tới chủ nghĩa xã hội.
4/ Phong trào cách mạng 1930 – 1935
- Những năm 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế trong hệ thống các nước tư bản
chủ nghĩa diễn ra trầm trọng, trên qui mô lớn, hậu quả nặng nề. Phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân và quần chúng lao động dâng cao.
- Cuộc khủng hoảng lan nhanh đến các nước thuộc địa và phụ thuộc làm cho mọi
hoạt động sản xuất đình đốn. Ở Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột để bù
đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng tại chính quốc, làm cho nền kinh tế nước ta sa sút
nghiêm trọng. Mặt khác, chúng tiến hành một chiến dịch khủng bố khốc liệt nhằm đàn áp
cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) gây nên bầu không khí chính trị căng thẳng -> mâu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai phát triển gay gắt.
- Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn mà
đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Cao trào 1930 - 1931 đã tập hợp đông đảo quần chúng
công nông, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn đế quốc, phong kiến với hình thức quyết liệt
khắp cả nước. Tuy bị đế quốc và tay sai dìm trong biển máu, nhưng nó có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn.
- Tháng 4/1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được QTCS cử về nước
hoạt động. Tháng 7/1930, đồng chí được bổ sung vào BCHTƯ Đảng
5/ Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc.
Đây là một thiên anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng, chứa chan sức mạnh và niềm tin, tràn
đầy lòng tự hào và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp dành và giữ nền độc lập tự do.
II. 3 điều tâm đắc về vai trò lãnh đạo của Đảng
Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, là
yếu tố xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta trong thời kỳ
đấu tranh giành chính quyền và đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung.
Đề ra Cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn vì lợi ích của đất nước và dân tộc. Trên
cơ sở đường lối đúng đắn mà tập hợp, đoàn kết lực lượng của toàn dân tộc phấn đấu vì
mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại đoàn kết là nguồn sức mạnh
giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn, thử thách để dựng nước và giữ nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy động lực cách mạng từ quảng đại quần chúng và
xác định nhiệm vụ tổ chức, tập hợp, đoàn kết, coi đây là chiến lược xuyên suốt, nhất
quán, là cội nguồn sức mạnh trong mọi thời kỳ cách mạng. Ngay trong Sách lược vắn tắt
của Đảng năm 1930 đã ghi rõ