Bài tập nhóm ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng

Thực dân Pháp sử dụng ba chế độ lao động: tự do, giao kèo, cưỡng bức tất cả thực chất đều biến dân ta thành tù nhân của hệ thống lao động khắc nghiệt, làm trong những công trường lao động tư bản chủ nghĩa nhưng núp bóng là hình thái thực dân. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CÁC THỦ ĐOẠN ÁP BỨC, BÓC LỘT CỦA THỰC
DÂN PHÁP VÀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH
THẦN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.
I. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
1. Đồng lương chết đói
- Thực dân Pháp sử dụng ba chế độ lao động: tự do, giao kèo, cưỡng bức tất cả
thực chất đều biến dân ta thành tù nhân của hệ thống lao động khắc nghiệt, làm
trong những công trường lao động tư bản chủ nghĩa nhưng núp bóng là hình thái
thực dân.
- Mấu chốt là để vắt kiệt sức lao động, vừa bỏ ít vốn vừa lợi nhuận cao.
- Trong CTTGT1 (1914-1918), tiền lương - người làm việc công nhân thợ mỏ
nặng nhọc nhất chỉ từ 6-15xu/ngày thợ dệt Nam Định là 4 . Lương công nhân
xu. Trái lại, lương nhân viên tập sự tại Việt Nam là người Pháp 3 đồng (gấp 75
lần).
- Lương không được phát đúng kỳ hạn, chủ và cai cố tình trả lương chậm để giữ
chân công nhân. Song, dùng tiền công lưu để sinh lợi. Công nhân tự ý bỏ đi làm
nơi khác sẽ mất công lưu.
- Lương công nhân thấp, lại bị bớt xén bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, giá sinh
hoạt cũng tăng ngày càng cao, lương thực tế cứ theo đó càng hạ thấp.
=> Đời sống công nhân ngày càng chật vật, khó khăn.
2. Bữa ăn tồi tệ
- Hồ sơ lưu trữ của phủ thống sứ Bắc Kỳ ghi nhận: “Thoạt đầu, thức ăn phát cho
bọn cu li đã tồi, nhưng ít lâu sau lại còn thậm tệ, gạo thì không giã, vẫn hãy còn
lẫn nhiều thóc, nước mắm hạng bét, muối không đủ ăn, cá thịt thì đã thiu thối nên
không thể nào nuốt được.
- Có nơi công nhân phải ăn “ ” hoặc “gạo đã bị cháy đen gạo đã lên men và lẫn
nhiều mốc meo”.
- Phần ăn luôn bị bớt xén, nhiều nơi phải ăn ở bếp tập thể cho cai và chủ nấu. Chủ
thầu nấu cơm với nước vôi, nhão như cháo, vừa hôi vừa đắng => công nhân
không ăn được => chủ thầu mang về nuôi lợn và chia lợi với chủ tư bản.
Chúng kiếm lợi từ trên chính bữa ăn của những người công nhân Việt Nam
3. Ăn mặc
- Rời làng quê là quần đụp, áo manh, tới công trường lại càng tả tơi vì công việc
hết sức nặng nhọc. Công nhân hầu hết đều ăn mặc xác xơ, rách rưới.
- Bộ quần áo lành mà họ hết sức dành dụm mới may được, chỉ để mặc khi có giỗ.
Mùa đông cũng chẳng khá hơn, chỉ khoác thêm cái bao tải hay cái áo tơi lá.
- Tờ tuần san Hoạ báo Đông Dương năm 1941, hình ảnh người công nhân mỏ than
Đông Triều vẫn là nón mê, mũ vải, quần nâu, áo vá.
4. Chỗ ở cùng cực
- Thường bị dồn ra ngoại ô thành phố, những nơi đầy rác rưởi bẩn thỉu.
- Chỗ ở của công nhân nhà máy Hải Phòng được miêu tả như sau: “Gọi là các nhà
thì cũng hơi quá mà phải gọi là những ‘tùm hum’ như hang chuột, ra vào phải cúi
lom khom. Ở trong nhà thì ẩm thấp, gặp trời mưa, trong nhà cũng như ngoài sân.
- Ở các công trường là cảnh màn trời chiếu đất, hoặc có dựng lán trại thì cũng vô
cùng tồi tàn.
- Một viên cai trị ở Bảo Hà (Lào Cai) gửi Thống sứ Bắc Kỳ bản báo cáo ngày 11-
1-1904 mô tả: “Những lán trị được dựng ở những nơi đất trũng và ẩm ướt, không
có lấy một nơi khô ráo. Người ta cũng có đào một số cống rãnh xung quanh lán
trại đó, nhưng lại không có lối thoát nước mưa, nền đất trong nhà không đủ cao,
đến nỗi khi nước ứ nhiều thì tràn ập cả vào trong nhà…”.
II. ĐỜI SỐNG TINH THẦN
1. Nỗi nhục mất nước
- Họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ nên phải chịu nỗi
nhục mất nước sâu sắc:
+ Hàng ngày làm việc dưới đòn roi vọt.
+ Vào nhà máy mà không ngả nón “ ” chào thằng chủ Tây, hay dám lạy cụ lớn
ngẩng mặt lên nhìn nó, không khép nép đứng sát bên đường khi bọn chúng đi
ngang đều bị đánh và sỉ nhục rất thô tục.
+ Thực dân Pháp ra sức kìm hãm công nhân và nhân dân ta trong vòng ngu muội
tối tăm để dễ dàng áp bức, bóc lột.
2. Dùng rượu và thuốc phiện
- Trường học thì ít nhưng cửa hàng bán rượu và thuốc phiện thì rất nhiều. Bản án
chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc có nói: “Trong số 1000 làng chỉ có 10
trường học, nhưng có tới 1500 đại lý thuốc phiện và rượu”.
- Bọn thực dân dùng rượu và thuốc phiện nhằm làm mất ý chí đấu tranh của giai
cấp công nhân và thu lợi nhuận cao.
3. Nữ công nhân
- Nhiều nữ công nhân bị đối xử tàn tệ hơn công nhân nam. Họ thường bị bọn chủ
và tay sai làm nhục mà không ai bênh vực.
4. Nhiều công nhân bị rủ rê vào các tệ nạn xã hội
- Họ bị rủ rê vào sòng bạc, nhà chứa và những tệ nạn xã hội khác do chủ tư bản
khuyến khích nhằm làm suy yếu ý chí, sức lực của họ.
- Họ không được hưởng những quyền tự do dân chủ, tự do hội họp, học tập và giải
trí lành mạnh.
| 1/3

Preview text:

CÁC THỦ ĐOẠN ÁP BỨC, BÓC LỘT CỦA THỰC
DÂN PHÁP VÀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH
THẦN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.
I. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
1. Đồng lương chết đói
- Thực dân Pháp sử dụng ba chế độ lao động: tự do, giao kèo, cưỡng bức tất cả
thực chất đều biến dân ta thành tù nhân của hệ thống lao động khắc nghiệt, làm
trong những công trường lao động tư bản chủ nghĩa nhưng núp bóng là hình thái thực dân.
- Mấu chốt là để vắt kiệt sức lao động, vừa bỏ ít vốn vừa lợi nhuận cao.
- Trong CTTGT1 (1914-1918), tiền lương công nhân thợ mỏ - người làm việc
nặng nhọc nhất chỉ từ 6-15xu/ngày. Lương công nhân thợ dệt Nam Định là 4
xu
. Trái lại, lương nhân viên tập sự người Pháp tại Việt Nam là 3 đồng (gấp 75 lần).
- Lương không được phát đúng kỳ hạn, chủ và cai cố tình trả lương chậm để giữ
chân công nhân. Song, dùng tiền công lưu để sinh lợi. Công nhân tự ý bỏ đi làm
nơi khác sẽ mất công lưu.
- Lương công nhân thấp, lại bị bớt xén bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, giá sinh
hoạt cũng tăng ngày càng cao, lương thực tế cứ theo đó càng hạ thấp.
=> Đời sống công nhân ngày càng chật vật, khó khăn.
2. Bữa ăn tồi tệ
- Hồ sơ lưu trữ của phủ thống sứ Bắc Kỳ ghi nhận: “Thoạt đầu, thức ăn phát cho
bọn cu li đã tồi, nhưng ít lâu sau lại còn thậm tệ, gạo thì không giã, vẫn hãy còn
lẫn nhiều thóc, nước mắm hạng bét, muối không đủ ăn, cá thịt thì đã thiu thối nên
không thể nào nuốt được.

- Có nơi công nhân phải ăn “gạo đã bị cháy đen” hoặc “gạo đã lên men và lẫn nhiều mốc meo”.
- Phần ăn luôn bị bớt xén, nhiều nơi phải ăn ở bếp tập thể cho cai và chủ nấu. Chủ
thầu nấu cơm với nước vôi, nhão như cháo, vừa hôi vừa đắng => công nhân
không ăn được => chủ thầu mang về nuôi lợn và chia lợi với chủ tư bản.
Chúng kiếm lợi từ trên chính bữa ăn của những người công nhân Việt Nam
3. Ăn mặc
- Rời làng quê là quần đụp, áo manh, tới công trường lại càng tả tơi vì công việc
hết sức nặng nhọc. Công nhân hầu hết đều ăn mặc xác xơ, rách rưới.
- Bộ quần áo lành mà họ hết sức dành dụm mới may được, chỉ để mặc khi có giỗ.
Mùa đông cũng chẳng khá hơn, chỉ khoác thêm cái bao tải hay cái áo tơi lá.
- Tờ tuần san Hoạ báo Đông Dương năm 1941, hình ảnh người công nhân mỏ than
Đông Triều vẫn là nón mê, mũ vải, quần nâu, áo vá.
4. Chỗ ở cùng cực
- Thường bị dồn ra ngoại ô thành phố, những nơi đầy rác rưởi bẩn thỉu.
- Chỗ ở của công nhân nhà máy Hải Phòng được miêu tả như sau: “Gọi là các nhà
thì cũng hơi quá mà phải gọi là những ‘tùm hum’ như hang chuột, ra vào phải cúi
lom khom. Ở trong nhà thì ẩm thấp, gặp trời mưa, trong nhà cũng như ngoài sân.

- Ở các công trường là cảnh màn trời chiếu đất, hoặc có dựng lán trại thì cũng vô cùng tồi tàn.
- Một viên cai trị ở Bảo Hà (Lào Cai) gửi Thống sứ Bắc Kỳ bản báo cáo ngày 11-
1-1904 mô tả: “Những lán trị được dựng ở những nơi đất trũng và ẩm ướt, không
có lấy một nơi khô ráo. Người ta cũng có đào một số cống rãnh xung quanh lán
trại đó, nhưng lại không có lối thoát nước mưa, nền đất trong nhà không đủ cao,
đến nỗi khi nước ứ nhiều thì tràn ập cả vào trong nhà…
”.
II. ĐỜI SỐNG TINH THẦN
1. Nỗi nhục mất nước
- Họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ nên phải chịu nỗi
nhục mất nước sâu sắc:
+ Hàng ngày làm việc dưới đòn roi vọt.
+ Vào nhà máy mà không ngả nón “ ” chào thằng chủ lạy cụ lớn Tây, hay dám
ngẩng mặt lên nhìn nó, không khép nép đứng sát bên đường khi bọn chúng đi
ngang đều bị đánh và sỉ nhục rất thô tục.
+ Thực dân Pháp ra sức kìm hãm công nhân và nhân dân ta trong vòng ngu muội
tối tăm để dễ dàng áp bức, bóc lột.
2. Dùng rượu và thuốc phiện
- Trường học thì ít nhưng cửa hàng bán rượu và thuốc phiện thì rất nhiều. Bản án
chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc có nói: “Trong số 1000 làng chỉ có 10
trường học, nhưng có tới 1500 đại lý thuốc phiện và rượu
”.
- Bọn thực dân dùng rượu và thuốc phiện nhằm làm mất ý chí đấu tranh của giai
cấp công nhân và thu lợi nhuận cao. 3. Nữ công nhân
- Nhiều nữ công nhân bị đối xử tàn tệ hơn công nhân nam. Họ thường bị bọn chủ
và tay sai làm nhục mà không ai bênh vực.
4. Nhiều công nhân bị rủ rê vào các tệ nạn xã hội
- Họ bị rủ rê vào sòng bạc, nhà chứa và những tệ nạn xã hội khác do chủ tư bản
khuyến khích nhằm làm suy yếu ý chí, sức lực của họ.
- Họ không được hưởng những quyền tự do dân chủ, tự do hội họp, học tập và giải trí lành mạnh.