-
Thông tin
-
Quiz
BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Hầu hết các quốc gia phát triển đều sử dụng mô hình ngân hàng này. Ví dụ như: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Nhật Bản (BoJ),... và gần đây nhất là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Hầu hết các quốc gia phát triển đều sử dụng mô hình ngân hàng này. Ví dụ như: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Nhật Bản (BoJ),... và gần đây nhất là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50032646
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÁO CÁO
THỊ TRƯỜNG & CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH BÀI TẬP NHÓM SỐ 1
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GVHD: Phạm Văn Sơn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Yến My Vũ Hồ Hạnh Nguyên Đặng Thị Thanh Nhàn Lê Khánh Quyên Nguyễn Thị Mỹ Tâm lOMoARcPSD| 50032646 Đặng Tường Vy
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 9 năm 2024 lOMoARcPSD| 50032646 lOMoARcPSD| 50032646 Vũ Hồ Đặng Nguyễn Nguyễn Lê Đặng Họ tên Hạnh Thị Thị Mỹ Chỉ tiêu Hoàng Khánh Tường Yến My Nguyên Thanh Tâm Quyên Vy Nhàn Tham gia các cuộc họp nhóm 20% 20% 20% 20% 20% 20%
đầy đủ, đúng giờ Hoàn thành công
việc được giao đủ 30% 30% 30% 30% 30% 30%
và đúng thời hạn Có thái độ hợp tác với các thành 30% 30% 30% 30% 30% 30% viên trong nhóm Tích cực đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện bài 20% 20% 20% 20% 20% 20% báo cáo nhóm Tổng điểm 100% 100% 100% 100% 100% 100% lOMoARcPSD| 50032646 MỤC LỤC I.
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương (NHTW).........................................1 1.
Ngân hàng Trung ương là gì?...........................................................................1 2.
Mô hình tổ chức ngân hành Trung ương (NHTW)...........................................1 2.1.
Ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ...........................................1 2.2.
Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ...........................................2 II.
Mô hình tổ chức của NHTW ở Việt Nam..............................................................3 1.
Ngân hàng trung ương ở Việt Nam là gì ?........................................................3 2.
Mô hình tổ chức chức Ngân hàng trung ương ở Việt Nam ?............................3 3.
Ưu điểm , nhược điểm và chức năng của NHTW ở Việt Nam.........................3 III.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG...............................4 1.
Phát hành tiền...................................................................................................4 2.
Phát hành giấy tờ có giá...................................................................................5 3.
Ngân hàng của các ngân hàng..........................................................................7 4.
Thị trường mở..................................................................................................7 5.
Ngân hàng của chính phủ.................................................................................8 6.
Các hoạt động khác..........................................................................................8 IV.
Chính sách tiền tệ................................................................................................9 1.
Khái niệm chính sách tiền tệ.............................................................................9 2.
Mục tiêu...........................................................................................................9 2.1.
Ổn định giá trị đồng tiền............................................................................9 2.2.
Tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp......................................................9 2.3.
Ổn định lãi suất và kiềm chế lạm phát.....................................................10 2.4.
Tăng trưởng kinh tế.................................................................................10 3.
Công cụ của chính sách tiền tệ.......................................................................10 3.1.
Tái cấp vốn..............................................................................................10 3.2.
Lãi suất....................................................................................................11 3.3.
Dự trữ bắt buộc........................................................................................11 3.4.
Thị trường mở..........................................................................................12 3.5.
Tỷ giá hối đoái.........................................................................................12 4.
Tình hình thực thi chính sách tiền tệ của NHNNVN trong 3 năm gần đây.....13 4.1.
2021.........................................................................................................13 4.2.
2022.........................................................................................................14 4.3.
2023.........................................................................................................16
Downloaded by Huyen Thu (hth11@gmail.com) lOMoARcPSD| 50032646
I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)
1. Ngân hàng Trung ương là gì?
Ngân hàng Trung ương (NHTW) là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực
thuộc chính phủ, là cơ quan duy nhất, độc quyền phát triển tiền của mỗi quốc gia (về
mệnh giá tiền, loại tiền, mức phát hành…) nhằm bảo đảm thống nhất và an toàn cho hệ
thống lưu thông tiền tệ quốc gia, ổn định cộng đồng. Hay nói cách khác, Ngân hàng
Trung ương là “ngân hàng của các ngân hàng”.
2. Mô hình tổ chức ngân hành Trung ương (NHTW)
Ngân hàng Trung ương là điểm “mấu chốt” của cả nền kinh tế. Một nền kinh tế phát
triển mạnh khi có một Ngân hàng Trung ương thực hiện tốt việc quản lý, điều tiết hệ
thống tiền tệ. Nhưng ngược lại những hoạt động của Ngân hàng Trung ương nếu phát
triển không đúng hướng, gặp trục trặc cũng sẽ là nguy cơ “tấn công” trực tiếp vào nền tổng kinh tế.
Do đó, Ngân hàng Trung ương đóng một vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới đã có 2 mô hình ngân hàng Trung
ương phổ biến nhất: Ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ và Ngân hàng Trung
ương trực thuộc chính phủ.
2.1. Ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ.
NHTW độc lập với chính phủ là mô hình mà NHTW được tổ chức, chỉ đạo trực tiếp từ
Quốc hội, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Quốc hội. Chính phủ
không được phép can thiệp vào hoạt động của NHTW đặc biệt là đối với các chính sách tiền tệ.
Hầu hết các quốc gia phát triển đều sử dụng mô hình ngân hàng này. Ví dụ như: Cục dự
trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Nhật Bản
(BoJ),... và gần đây nhất là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Mô hình Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ Ưu điểm: •
Tự chủ về cơ cấu tổ chức, tài chính nhân sự. lOMoARcPSD| 50032646 •
Giảm áp lực chi tiêu ngân sách, tự do thực hiện mục tiêu, các chính sách tiền tệ
mà không bị phụ thuộc. •
Tăng cường tính minh bạch, giải trình của NHTW. •
Giúp NHTW tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, không bị ảnh hưởng
bởi các mục tiêu ngắn hạn của Chính phủ. •
Đồng thời giúp NHTW đưa ra các quyết định, điều chỉnh kịp thời và hiệu quả hơn. Nhược điểm: •
Dễ dẫn đến việc NHTW đưa ra các chính sách tiền tệ không phù hợp với các
chính sách tài khóa của Chính phủ vì có những mục tiêu khác nhau và mối quan
hệ của cả 2 bên chỉ là mối quan hệ hợp tác. •
Có thể làm giảm khả năng huy động vốn của Chính phủ từ NHTW. 2.2.
Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ
NHTW trực thuộc Chính phủ là mô hình mà NHTW nằm trong Chính phủ, là bộ máy,
cơ quan chức năng của Chính phủ và chịu sự điều hành trực tiếp từ Chính phủ. Chính
phủ có quyền chỉ đạo NHTW thực hiện tổ chức nhân sự, tài chính và đặc biệt là quản lý
xây dựng và thực hiện các CSTT.
Các nước áp dụng mô hình Trung ương này phần lớn là các nước đang phát triển thuộc
khu vực Đông Á như: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), Ngân hàng Trung
ương Philippines (BSP),.. và các nước thuộc khối liên minh xã hội chủ nghĩa ta như
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV).
Mô hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ Ưu điểm: •
NHTW và Chính phủ dễ dàng phối hợp các chính sách tiền tệ và các chính sách
kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo thống nhất để các mục tiêu phát triển hiệu quả hơn. lOMoARcPSD| 50032646
NHTW là có bộ máy hành chính, là cơ quan Nhà nước nên có quyền lực và độ tin cậy cao. •
Mô hình phù hợp với các quốc gia đang phát triển tập trung vào tiềm lực xây dựng kinh tế. Nhược điểm: •
Phụ thuộc vào Chính phủ nên sẽ mất đi thế chủ động trong việc ra các quyết định
các chính sách tiền tệ. •
Làm giảm đi khả năng kiểm soát và thực hiện chính sách hiệu quả thấp. •
Dễ gây ra lạm phát vì chính phủ thường dùng công cụ phát hành để bù đắp bội
chi ngân sách Nhà nước .
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW Ở VIỆT NAM 1.
Ngân hàng trung ương ở Việt Nam là gì ?
Theo pháp lệnh “Ngân hàng Nhà nước” năm 1990: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gọi
tắt và Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lý
Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, nhằm ổn định giá trị
đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.
Mô hình tổ chức chức Ngân hàng trung ương ở Việt Nam ?
Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung
ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, theo quy định này, Ngân
hàng nhà nước vừa có vị trí là một bộ trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, vừa có vị trí là ngân hàng trung ương.
Với vị trí pháp lí là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, theo quy định của Hiến pháp năm
2013, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nhà
nước là cơ quan ngang bộ có chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
Với vị trí pháp lí của ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước là ngân hàng phát
hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. 3.
Ưu điểm , nhược điểm và chức năng của NHTW ở Việt Nam Ưu điểm : •
Tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế với chính phủ . •
Tăng cường hiệu quả hoạt động của NHTW với tư cách là một NHTW trong nền
kinh tế thị trường, nâng cao tính độc lập của ngân hàng nhà nước là hết sức cần
thiết do đó việc sử dụng mô hình này là nền tảng cho những thay đổi mang tính độc lập . •
Giúp chính phủ thuận lợi trong việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra: giảm thâm
hụt ngân sách cho chính phủ, ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt lOMoARcPSD| 50032646
động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả
của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát hiển kinh tế - xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhược điểm : •
Sự cạnh tranh từ các dịch vụ tài chính công nghệ: Sự phát triển của các công ty
fintech và dịch vụ tài chính công nghệ đang tạo ra sự cạnh tranh mới cho NHNN.
Điều này yêu cầu NHNN thích ứng và đáp ứng để duy trì vai trò quan trọng của
mình trong hệ thống tài chính. •
NHNN đang phải đối mặt với áp lực lạm phát tăng cao trong nền kinh tế. Điều
này có thể gây ra sự không ổn định và ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tiền tệ.
Chức năng :Ngân hàng nhà nước vừa có tư cách pháp lí của cơ quan quản lí nhà nước
chuyên ngành vừa có tư cách pháp lí của ngân hàng trung ương nên chức năng của nó
cũng được pháp luật quy định theo hai phương diện: •
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạtđộng
ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng). •
Thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng
của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1. Phát hành tiền
Ngân hàng Trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ trong một nền
kinh tế. Việc phát hành tiền này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự
ổn định của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
NHTW là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền vì: •
Đảm bảo tính thống nhất của đồng tiền: Việc chỉ có một cơ quan phát hành
tiền giúp đảm bảo tính thống nhất của đồng tiền, tránh tình trạng đa dạng tiền tệ
gây khó khăn cho giao dịch, đồng thời còn bảo vệ được giá trị đồng tiền. •
Kiểm soát lượng tiền cung ứng: Bằng cách điều chỉnh lượng tiền phát hành,
Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế,
từ đó ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. •
Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng: Việc phát hành tiền được thực hiện
một cách chặt chẽ giúp đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng.
Hình thức phát hành tiền của NHTW: •
Phát hành tiền mặt:
+ NHTW - là cơ quan duy nhất được in tiền giấy và đúc tiền bằng kim loại, sau đó sẽ
được cung cấp qua các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng để đến với tay người dân.
+ In tiền theo kế hoạch được Quốc hội phê duyệt. lOMoARcPSD| 50032646
+ Kiểm tra, giám sát chất lượng tiền mặt trước khi đưa vào lưu thông, thu hồi, tiêu hủy khi tiền xảy ra lỗi.
Phát hành tiền gửi: Ngân hàng Trung ương có thể tạo ra tiền gửi mới bằng cách
mua các tài sản từ các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức khác. Điều này
làm tăng lượng dự trữ của các ngân hàng, cho phép họ cho vay nhiều hơn, từ đó
tăng lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.
=> NHTW khuyến khích sử dụng các phương thức thanh toán điện tử.
Quy trình phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương bao gồm các bước chính sau: •
Xác định nhu cầu phát hành: Dựa trên tình hình kinh tế, lạm phát và nhu cầu
tiền tệ trong nền kinh tế. •
Quyết định phát hành: Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định về số lượng tiền
cần phát hành, hình thức (tiền giấy, tiền kim loại). •
In ấn và sản xuất tiền: Tiến hành in ấn tiền giấy và đúc tiền kim loại tại các cơ
sở sản xuất được chỉ định. •
Phát hành ra thị trường: Tiền được phát hành thông qua các ngân hàng thương
mại, tổ chức tín dụng hoặc thông qua các hoạt động mua bán ngoại tệ. •
Quản lý tiền tệ: Theo dõi và điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông để đảm bảo
ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát. •
Thu hồi tiền cũ: Khi cần thiết, tiến hành thu hồi tiền cũ, tiền không còn giá trị
sử dụng để đảm bảo tính ổn định của hệ thống tiền tệ.
=> Quy trình này nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa cung cầu tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Phát hành giấy tờ có giá
“Giấy tờ có giá” là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong
đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả
lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
Giấy tờ có giá gồm: Giấy tờ có giá dài hạn, Giấy tờ có giá ngắn hạn, Giấy tờ có giá ghi
danh, Giấy tờ có giá vô danh. Hình thức phát hành 1.
Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ ghi danh,
chứngchỉ vô danh và ghi sổ. 2.
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng
pháthành cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
NHTW phát hành giấy tờ có giá nhằm: lOMoARcPSD| 50032646 •
Điều chỉnh lượng tiền cung ứng: giúp ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và duy trì tỷ giá hối đoái ở mức hợp lý. lOMoARcPSD| 50032646
Kiểm soát lãi suất: Lãi suất mà NHTW trả cho các giấy tờ có giá sẽ ảnh hưởng
đến lãi suất trên thị trường. Bằng cách điều chỉnh lãi suất này, Ngân hàng
Trung ương có thể tác động đến chi tiêu và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp. •
Huy động vốn: Phát hành giấy tờ có giá là một cách để Ngân hàng Trung ương
huy động vốn nhằm thực hiện các hoạt động của mình, chẳng hạn như mua lại
các tài sản tài chính khác hoặc hỗ trợ các ngân hàng thương mại.
Các loại giấy tờ có giá thường gặp: •
Trái phiếu chính phủ:
+ Đây là 1 loại giấy tờ có giá phổ biến nhất.
+ Phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước.
+Giúp tăng cung tiền khi NHTW mua trái phiếu chính phủ, là biện pháp dùng trong thời
kì suy thoái để thúc đẩy tăng trưởng. + Giúp hỗ trợ thị trường và điều chỉnh lãi suất. •
Tín phiếu: Có kỳ hạn ngắn hơn trái phiếu, thường được sử dụng để điều chỉnh
thanh khoản trên thị trường ngắn hạn. •
Chứng chỉ tiền gửi:
+ Là một loại giấy tờ có giá được phát hành bởi các tổ chức tín dụng, giúp góp phần huy
động vốn cho các tổ chức tín dụng.
+ Có thể được chuyển nhượng hoặc cầm cố. •
Sổ tiết kiệm:
+ Cho phép cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.
+ Bảo đảm quyền lợi của người gửi tiết kiệm.
+ Khuyến khích tiết kiệm trong dân cư. Cơ chế hoạt động
1. Phát hành: Ngân hàng Trung ương sẽ quyết định loại giấy tờ có giá, mệnh giá,
kỳ hạn và lãi suất phát hành.
2. Phân phối: Giấy tờ có giá được phân phối đến các nhà đầu tư thông qua đấu giá
hoặc chào bán trực tiếp.
3. Thanh toán: Khi đến hạn, Ngân hàng Trung ương sẽ trả lại gốc và lãi cho các nhà đầu tư.
Ảnh hưởng của hoạt động phát hành giấy tờ có giá •
Lãi suất: Lãi suất trên thị trường sẽ thay đổi theo lãi suất của giấy tờ có giá. 7
Downloaded by Huyen Thu (hth11@gmail.com) lOMoARcPSD| 50032646
Giá cả: Lượng tiền cung ứng tăng lên do phát hành giấy tờ có giá có thể gây áp
lực lên giá cả, dẫn đến lạm phát. •
Tỷ giá hối đoái: Việc phát hành giấy tờ có giá có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối
với đồng nội tệ, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái.
3. Ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng Trung ương không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín
dụng mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối với các ngân hàng trung gian. •
Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ các ngân hàng trung gian: Các ngân hàng
trung gian phải gửi tiền tại NHTW dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc.
+ Tiền gửi bắt buộc: Là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian được yêu cầu phải gửi
lại nhằm đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng của họ.
+ Tiền gửi thanh toán: Là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian cần gửi thường xuyên
với mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán, và đảm bảo nhu cầu giao dịch với ngân hàng
nhà nước và chi trả cho các ngân hàng thương mại khác.
=> Mức tiền dự trữ này được NHTW quy định
=> Đây là 1 công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ
=> Dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì •
Cho các ngân hàng trung gian vay vốn, tái cấp vốn:
+ Cung cấp nguồn vốn cho các ngân hàng trung gian khi gặp khó khăn về thanh khoản.
+ Bảo vệ ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản, thực hiện vai trò “cứu cánh cuối cùng”
+ Giúp ổn định hệ thống ngân hàng.
+ Góp phần kiểm soát lạm phát. •
Thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm trong việc kinh doanh tiền tệ và các
hoạt động của ngân hàng:
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
+ Đặt ra quy định để đảm bảo các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.
+ Xử lý vi phạm của các ngân hàng, áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật. 4. Thị trường mở •
Mua bán trái phiếu chính phủ:
+ Giúp điều chỉnh thanh khoản thị trường tiền tệ lOMoARcPSD| 50032646
+ Góp phần ổn định lãi suất thị trường
+ Mua trái phiếu chính phủ khi thị trường tiền tệ thiếu thanh khoản, điều này làm tăng
lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế , kích thích hoạt động kinh tế
+ Bán trái phiếu chính phủ khi thị trường dư thừa thanh khoản , điều này làm giảm lượng
tiền lưu thông, kiềm chế lạm phát •
Ưu điểm của hoạt động thị trường mở
+ Linh hoạt: NHTW có thể thực hiện các giao dịch mua bán trái phiếu một cách nhanh
chóng và linh hoạt để đáp ứng các điều kiện thị trường thay đổi.
+ Hiệu quả: Hoạt động này có tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng và lãi suất,
giúp NHTW đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
+ Dễ kiểm soát: NHTW có thể dễ dàng kiểm soát quy mô và tốc độ của các giao dịch mua bán trái phiếu.
5. Ngân hàng của chính phủ •
Quản lý tài khoản chính phủ: NHTW thường là nơi chính phủ gửi tiền và
thực hiện các giao dịch ngân hàng. Điều này có nghĩa là ngân hàng trung ương
giữ vai trò như một kho bạc quốc gia. •
Cung cấp dịch vụ cho chính phủ: NHTW cung cấp nhiều dịch vụ tài chính
cho chính phủ, như cho vay, phát hành trái phiếu, thanh toán quốc tế... •
Thực hiện chính sách tài khóa: NHTW thường phối hợp chặt chẽ với chính
phủ để thực hiện các chính sách tài khóa, ví dụ như mua trái phiếu chính phủ để kích thích kinh tế.
6. Các hoạt động khác •
Quản lý ngoại hối: NHTW quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia, kiểm tra,
giám sát, can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết để ổn định tỷ giá hối đoái. •
Cung cấp các dịch vụ tư vấn: NHTW cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Chính
phủ và các tổ chức khác về các vấn đề liên quan đến tiền tệ và tài chính. •
Tham gia vào hệ thống thanh toán quốc tế: không chỉ phát triển hệ thống
thanh toán quốc gia an toàn, hiệu quả mà còn kết nối với hệ thống thanh toán
quốc tế , tạo điều kiện cho các giao dịch quốc tế của đất nước được thúc đẩy •
Hoạt động tín dụng - cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn: NHTW cho các ngân hàng thương mại vay ngắn hạn dưới hình
thức tái cấp vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày, duy trì tỉ lệ dự trữ bắt
buộc, cung ứng vốn cho nền kinh tế , thực hiện chính sách tiền tệ quốc qia. lOMoARcPSD| 50032646
+ Cho vay trung và dài hạn: NHTW có thể cung cấp các khoản vay trung và dài hạn cho
các ngân hàng thương mại để hỗ trợ họ mở rộng hoạt động, đầu tư. lOMoARcPSD| 50032646
+ Cho vay cứu cánh: nhằm phục hồi nhanh khả năng thanh toán của các ngân hàng
thương mại khi không còn khả năng thanh toán, tránh trường hợp phá sản.
IV. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại
hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Mục tiêu của
chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. Vì chính sách
tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản
lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ. 2. Mục tiêu
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng
kinh tế. Để đạt được điều này, cần có những mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể như sau:
2.1. Ổn định giá trị đồng tiền
Chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng
cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.
• Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt:
+ Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước).
+ Sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
• Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền: Là ổn định giá cả hàng hóa mà biểu hiện
cụ thể đó là lạm phát. Lạm phát dẫn đến sự suy giảm giá trị của tiền tệ với vai
trò là trung gian trao đổi, đơn vị hoạch toán kế toán.
• Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền:
+ Được biểu hiện thông qua tỷ giá hối đoái đại lượng so sánh về mặt giá trị giữa đồng
tiền trong nước với một đồng tiền nước ngoài, nó là cơ sở để xác định hiệu quả
kinh tế của các hoạt động kinh tế đối ngoại.
+ Liên quan rất nhiều yếu tố như: giá thành sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu, sự di
chuyển vốn tiền tệ giữa trong nước với nước ngoài, tình trạng của cán cân thanh toán
quốc tế, yếu tố tâm lý và dự đoán,...
Ổn định giá cả giúp nhà nước hoạch định chính sách phát triển hiệu quả hơn vì loại bỏ
được sự ảnh hưởng của giá. Đồng thời, giá cả ổn định, môi trường kinh doanh cũng ổn
định hơn. Mọi nguồn lực trong xã hội được phân bổ hợp lý, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng.
Ví dụ, khi giá cả một mặt hàng tăng cao, nhà nước thông qua chính sách tiền tệ để bình
ổn giá. Đối với mặt hàng xăng dầu, nhà nước bình ổn giá bằng việc trích lập quỹ bình ổn giá.
2.2. Tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp
Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới:
+ Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội
+ Quy mô sản xuất kinh doanh lOMoARcPSD| 50032646
→ Từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ được NHNN sử dụng để điều chỉnh tỷ
lệ thất nghiệp. Khi lượng cung tiền tăng, doanh nghiệp có tiền mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, số lượng việc làm tăng và ngược lại.
Cung tiền tăng có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát. Chính phủ cần có các biện pháp phù hợp
để vừa giữ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, vừa giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên, đồng thời giữ tình trạng lạm phát trong tầm kiểm soát.
2.3. Ổn định lãi suất và kiềm chế lạm phát
Lạm phát khiến giá cả leo thang, toàn bộ nền kinh tế rơi vào tình cảnh khó khăn, có thể
dẫn tới suy thoái. Ổn định lãi suất là cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn (chẳng hạn gửi tiết kiệm
ngân hàng với lãi suất cao hơn), chi tiêu giảm. Từ đó, lượng tiền trong nền kinh tế
giảm, lạm phát giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, doanh nghiệp vay tiền dễ dàng hơn,
cung tiền tăng, lạm phát tăng.
2.4. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thực là phần chênh lệch dương (lớn hơn 0) sau khi lại tăng trưởng
danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát. Sự tăng lên sẽ được hàng hóa cho dịch vụ sẽ làm tăng thu
nhập của các hộ gia đình cũng như thu nhập của chính phủ.
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính
sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc
ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòngtin của dân chúng đối với Chính phủ.
Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.
3. Công cụ của chính sách tiền tệ 3.1. Tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
• Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín
dụng theo các hình thức sau đây:
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
+ Chiết khấu giấy tờ có giá; + Các hình thức tái cấp vốn khác. • Ưu điểm:
+ Giúp ngân hàng thương mại bổ sung nhanh chóng thanh khoản, tăng khả
năng cho vay và hỗ trợ khách hàng.
+ Góp phần điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng. • Nhược điểm:
+ Có thể làm giảm tính chất hỗ trợ khẩn cấp của công cụ này, dẫn đến một số
hạn chế trong việc gia tăng dự trữ của các ngân hàng. lOMoARcPSD| 50032646
+ Nếu lạm dụng, công cụ có thể gây ra rủi ro về tái tài chính cho ngân hàng
và ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống tài chính. 3.2. Lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn.
• Việc thay đổi lãi suất tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối tín dụng trong nền kinh tế.
• Khi muốn mở rộng hay thu hẹp khối tiền trong lưu thông, ngân hàng trung ước sẽ
tác động để giảm hoặc tăng lãi suất tái cấp vốn.
=> Lãi suất là 1 trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ.
Các chính sách sử dụng công cụ lãi suất của NHTW:
• NHTW kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng các biện pháp hành chính như
quy định các loại lãi suất:
+ Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn
+ Khung lãi suất tiền gửi và khung lãi suất cho vay
+ Sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay
+ Công bố lãi suất cộng với biên độ giao dịch.
• NHTW áp dụng chính sách để cho lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường:
+ Công bố LSCB để hướng dẫn lãi suất thị trường.
+ Sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường
mở để can thiệp và điều chỉnh thị trường. • Ưu điểm
+ Tác động rất lớn đến khối tiền và tín dụng
+ Không bị chậm trễ về mặt hành chính trong khi thực hiện.
• Nhược điểm: NHTW có thể thay đổi lãi suất tái cấp vốn nhưng không thể bắt buộc các NHTM phải đi vay.
3.3. Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Khi muốn mở rộng hay thu hẹp khối tiền trong lưu thông NHTW sẽ giảm hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
• Ưu điểm: Tác động một cách đầy quyền lực và đồng đều đến các NHTM. Tác
động rất lớn đến khối tiền tệ và tín dụng. lOMoARcPSD| 50032646
• Nhược điểm: Không thể thay đổi cung tiền tệ và tín dụng ở mức độ nhỏ. BỊ chậm
trễ về mặt hành chính.
3.4. Thị trường mở
Công cụ thị trường mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có giá trị trên thị
trường tài chính nhằm đạt đến mục tiêu là điều chỉnh lượng tiền lưu thông.
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ, vì nó là yếu
tố quyết định những thay đổi trong lãi suất cơ bản và cơ sở tiền tệ, cũng như nguồn chủ
yếu của biến động trong cung tiền:
+ Hoạt động mua trên thị trường mở sẽ làm tăng dự trữ và cơ sở tiền tệ, qua đó làm
tăng cung tiền và hạ thấp lãi suất ngắn hạn.
+ Hoạt động bán trên thị trường mở sẽ làm giảm dự trữ và cơ sở tiền tệ, qua đó làm
giảm cung tiền và tăng lãi suất ngắn hạn.
- Có 2 loại hình nghiệp vụ thị trường mở:
+ Nghiệp vụ thị trường mở chủ động được thực hiện để thay đổi mức dự trữ và cơ sở tiền tệ.
+ Nghiệp vụ thị trường mở thụ động được thực hiện để trung hòa các biến động
trong những yếu tố khác ảnh hưởng đến dự trữ và cơ sở tiền tệ, chẳng hạn những
thay đổi trong tiền gửi của kho bạc tại Fed hoặc tiền gửi thả nổi.
- Công cụ tài chính được Fed sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở là các loại
chứngkhoán của kho bạc Mỹ hoặc các cơ quan chính phủ, nhưng chủ yếu là tín phiếu
kho bạc vì có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch lớn. • Ưu điểm:
+ Chủ động điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông mà không phụ thuộc vào nhu cầu đi vay của NHTM.
+ Có thể linh hoạt điều chỉnh khối tiền trong lưu thông ở các biên độ lớn hoặc nhỏ.
+ Dễ dàng được đảo ngược lại khi có sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành.
+ Có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính.
• Nhược điểm: Để phát huy hết hiệu quả của công cụ này đòi hỏi:
+ Phải có 1 thị trường tài chính phát triển.
+ Có sự phát triển cao của cơ chế không dùng tiền mặt.
3.5. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
-Khi muốn tăng hay giảm giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, NHTW sẽ bán
hoặc mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.