-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhóm: Xét xử sơ thẩm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm: Xét xử sơ thẩm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhóm: Xét xử sơ thẩm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm: Xét xử sơ thẩm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HUẾ -- -- XÉT XỬ SƠ THẨM
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Đình Thanh Nhóm thực hiện : Nhóm 4 ớp : LKT K46G THÀNH VIÊN NHÓM 4: STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ tham gia 1. Võ Thị Khánh Hồng 2. Nguyễn Lê Minh Hạnh 3. Châu Thị Linh Kiều 4. Bùi Thị Nam Giang 5. Trần Thị Lan Anh 6. Trần Vĩnh Đạt 7. Trần Thị Hoài Thương 8. Võ Thị Ngân Hoa 9. Phạm Thị Thùy Linh
10. Nguyễn Thị Thảo Nguyên 11. Trương Nhật Long MỤC LỤC MỞ ĐẦ U NỘI DUNG
I. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .....................5
1.1. Khái niê Rm:...................................................................................................5
1.2. Nhiê Rm vụ :...................................................................................................5
1.3. S nghĩa:.......................................................................................................5
II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.......................................................6
2.1. Khái niệm :..................................................................................................6
2.2.Những căn cứ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm :..................................6
2.2.1.Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc:.......................6
2.2.2.Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo đối tượng.................................7
2.2.3. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ...................................8
2.3 Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử và giải quyết tranh chấp thẩm quyền
xét xử:.................................................................................................................9
2.3.1 Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử:....................................................9
2.3.2.Giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử:.............................................9
III.Chuẩn bị xét sử sơ thẩm vụ hình án hình sự..................................................10
3.1.Thời hạn chuẩn bị xét sử sơ thẩm:.............................................................10
3.2.Các quyết định của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:........11
3.2.1. Quyết định đưa ra vụ án xét xử:..........................................................11
3.2.2. Quyết định trả hồ sơ bổ sung:.............................................................11
3.2.3.Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án:.........................................13
3.2.4.Các quyết định của toàn án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:..............14
IV. Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm của vụ
án hình sự............................................................................................................16
4.1. Sự có mặt của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng...........16
4.1.1. Sự có mặt của người tiến hành tố tụng................................................16
4.1.2 Sự có mặt cuả người tham gia tố tụng:................................................17
4.2.Giới hạn của việc xét xử.............................................................................18
V. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa......................................................................19
5.1. Thủ tục xét hỏi...........................................................................................19
5.2. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm......................................22
5.3.Nghị án và tuyên án....................................................................................23
5.3.1. Thủ tục nghị án....................................................................................23
5.3.2. Thủ tục tuyên án..................................................................................24
VI. Thực tiễn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện
quy định pháp luật về vấn đề này........................................................................25
6.1.Bất cập, hạn chế quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về hủy bản án hình
sự......................................................................................................................25
6.2. Kiến nghị hoàn thiện.................................................................................28 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh phức tạp của hệ thống pháp luật, việc xét xử vụ án sơ thẩm
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và công bằng cho tất cả các
bên liên quan. Với sự tăng cường của các vấn đề liên quan đến xét xử và hình
sự, đặc biệt là ở cấp độ sơ thẩm, việc nghiên cứu và hiểu rõ quá trình này trở nên ngày càng quan trọng.
Về phần đề tài này chúng ta phân tích và đánh giá quá trình xét xử vụ án
hình sự ở cấp độ sơ thẩm, nơi mà các quyết định đầu tiên về tội ác và hình phạt
được đưa ra. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, bao gồm các
quyền và trách nhiệm của tòa án, vai trò của các bên liên quan, và những thách
thức pháp lý mà quá trình này có thể phải đối mặt.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó
Toà án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định
tố tụng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Theo nguyên tắc thực hiện
chế độ hai cấp xét xử , bản án và quyết định sơ thẩm của Toà án hoàn toàn có thể
bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật pháp. Bản án, quyết định sơ
thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong một khoảng thời gian nhất định thì
sẽ có hiệu lực pháp luật, nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét
xử phúc thẩm. Từ đó ta thấy rằng xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu do Toà án có
thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Vì đây là lần xét xử đầu tiên
nên trong giai đoạn này Toà án phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án trên cơ sở
cáo trạng mà Viện kiểm sát truy tố.
Pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ và phù hợp về thẩm quyền xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự nhưng do những lý do khách quan và chủ quan vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế xung quanh vấn đề này. Chính vì vậy bên cạnh việc tìm
hiểu rõ về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Toà án thì người viết
cũng xin đưa ra một số ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hơn các quy định
pháp luật về vấn đề này. NỘI DUNG
I. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự . 1.1. Khái niê Rm:
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó,
toà án có thẩm quyền (cấp xét xử thứ nhất) thực hiện trên cơ sở kết quả tranh
tụng tại phiên toà xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị
cáo (hoặc các bị cáo) có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư
pháp, cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Xét xử sơ thẩm được hiểu là việc giải quyết một vụ án lần đầu theo thẩm
quyền xét xử tuỳ từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩm
quyền giải quyết của tòa án cũng khác nhau. 1.2. Nhiê Rm vụ :
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải làm rõ sự thật vụ
án, bảo đảm công lý, thông qua các biện pháp, hình thức tranh tụng, chủ yếu là
kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, để
xác định bị cáo có phạm tội hay không, phạm tội gì, mức hình phạt được áp dụng ra sao?
Các vấn đề khác của vụ án cần phải được giải quyết một cách đầy đủ, thấu
đáo, ví dụ như giải quyết trách nhiệm bồi thường dân sự, khôi phục quyền và lợi
ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; áp dụng các biện pháp tư pháp…,
thông qua các phán quyết của Tòa án.
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải bảo đảm quyền
con người của người tham gia tố tụng; tôn trọng sự thật khách quan của vụ án;
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các lợi ích của Nhà nước và xã hội. 1.3. S nghĩa:
Xét xử sơ thẩm có ý nghĩa lớn lao trong việc làm sáng tỏ chân lý vụ án, đáp
ứng lại sự mong đợi của người tham gia tố tụng và của xã hội. Việc xét xử sơ
thẩm theo hướng tranh tụng công bằng, dân chủ, đúng pháp luật sẽ có tác dụng
to lớn trong việc bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, kịp thời khắc phục
hậu quả cho nạn nhân và xã hội; sẽ giảm thiểu, cũng như sẽ không cần thiết phải
xét xử lại vụ án ở cấp phúc thẩm, nếu như cấp sơ thẩm đã làm tốt nhiệm vụ của mình.
Xét xử sơ thẩm là nơi lần đầu vụ án được đưa ra xét xử, người tham gia tố
tụng như bị cáo, bị hại, người làm chứng, người bào chữa…, có điều kiện để
trình bày ý kiến, quan điểm của mình, được đưa ra tài liệu, chứng cứ trước sự
chứng kiến của nhiều người tham gia phiên tòa có tính khách quan, minh bạch.
Cụ thể hơn, xét xử sơ thẩm với kết quả là một bản án được tuyên, sẽ chứng
tỏ được tính hợp pháp của sự kiện pháp lý. Bản án trở thành chứng cứ đã được
chứng minh rất toàn diện, hợp pháp, không chỉ để được thi hành mà còn để sử
dụng trong nhiều trường hợp hoặc giao dịch khác cần phải chứng minh. Kết quả
xét xử sơ thẩm giúp Nhà nước thực hiện trách nhiệm bảo vệ và khôi phục quyền
và lợi ích hợp pháp cho công dân; góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa; góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho công dân.
Xét xử sơ thẩm sẽ thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm, góp phần đấu
tranh chống tội phạm, về phần mình, thông qua phiên tòa, nhân dân có điều kiện
giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, giám sát hoạt động xét xử của Tòa
án, để có những nhận xét, kiến nghị hoặc yêu cầu cần thiết.
II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 2.1. Khái niệm :
Thẩm quyền xét xử vụ án sơ thẩm hình sự là việc phân chia vụ án hình sự
cho Tòa án thuộc các cấp xét xử, được tiến hành giải quyết vụ án hình sự này
hay vụ án hình sự khác theo thủ tục luật định.
Trong đó, yếu tố quản lý hành chính và yếu tố lãnh thổ chi phối nhiều đến
việc phân chia thẩm quyền xét xử .
Thông thường, thẩm quyền xét xử được phân chia dựa vào các tiêu chí, đó là:
1.Thầm quyền theo vụ việc ( còn có thể gọi là theo cấp của Tòa án ).
2.Thẩm quyền theo lãnh thổ.
3.Thẩm quyền theo đối tượng người phạm tội.
2.2.Những căn cứ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm :
2.2.1.Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc là sự phân chia vụ
án để Tòa án các cấp được xét xử vụ án này hay vụ án khác, trên cơ sở dựa vào
đặc điểm, tình hình tội phạm và cách thức tổ chức bộ máy Tòa án.
*Thẩm quyền xét xử Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm
những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội
phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280,
282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
* Thẩm quyền xét xử Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có
liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện
và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá,
thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án
mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt
ở huyê Rn, quâ Rn, thị xã, thành phố thuô Rc tỉnh, thành phố thuô Rc thành phố trực
thuô Rc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
(khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
2.2.2.Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo đối tượng.
Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo đối tượng là sự phân định
thẩm quyền xét xử sơ tham gia Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự dựa trên căn
cứ là đối tượng phạm tội (đặc điểm nhân thân của người bị cáo buộc phạm tội).
* Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo đối tượng được quy định
tại Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và việc quy định này nhằm phân
định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân, cụ thể
được xác định như sau:
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là quân nhân
khi thực hiện bất kỳ tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Đó là vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên
chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc
kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung
huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ
chiến đấu, công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân.
Những vụ án liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại quân đội do
người không phải quân nhân thực hiện. Đó là, vụ án hình sự mà bị cáo không
thuộc đối tượng là quân nhân liên quan đến bị mật quân sự hoặc gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức,
công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung
huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài
sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân
đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn
thiết quân luật. Đây là quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 so
với các Bộ luật tố tụng hình sự trước đó, nhằm cụ thể hóa tình trạng thiết quân
luật trong tình trạng khẩn cấp của Hiến pháp năm 2013 trong lĩnh vực tư pháp.
* Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân
và Tòa án quân sự, Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định khi vụ
án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự,
vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì
thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:
Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, Tòa án nhân dân xét xử
những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử các vụ án có bị cáo là người
dưới 18 tuổi hoặc người bị hại dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm
lý hoặc cần hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình
lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.
2.2.3. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ
* Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa
các Tòa án cung cấp dựa trên căn cứ là nơi (địa điểm) tội phạm được thực hiện
hoặc nơi kết thúc điều tra.
Việc phân chia thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án phải dựa vào nhiều yếu
tố nhằm đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với thực tế khách quan, không chỉ
dựa vào tính chất tội phạm, sự phân cấp trong tổ chức bộ máy, nguồn lực xét xử
vì điều đó là chưa đầy đủ, vẫn xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của các Tòa án. Do đó, nhà làm luật đã phân chia thẩm quyền xét xử
dựa trên giới hạn của địa giới hành chính, theo đó :
Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm
được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau
hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét
xử sơ thẩm vụ ánh hình sự là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân
cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Nếu trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong
nước của bị cáo thì tùy vào từng trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
sẽ ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự mà bị cáo phạm tội ở nước ngoài.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm theo quyết định
của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không nhận hoặc ngoài lãnh hải của Việt
Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến
cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký. Xét đến cùng
thì nơi trở về hoặc nơi đăng kí của tàu bay, tàu biển cũng đã phân chia lãnh thổ
trên đất liền. Như vậy việc xem xét không gian tội phạm đã thực hiện là rất quan
trọng, còn phải dựa vào pháp luật về biển đảo ở Việt Nam và Công ước quốc tế
liên quan đến biển và không phận.
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử
của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
2.3 Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử và giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử:
2.3.1 Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử:
Chuyển vụ án là mô Rt biê Rn pháp tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp thẩm
quyền xét xử giữa các Toà án với nhau.
Điều 274 BLTTHS 2015 quy định khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét
xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển
đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
Như vâ Ry, nếu như trước đây, khi gă Rp vụ án không thuô Rc thẩm quyền thì Toà
án chuyển đến Toà án có thẩm quyển thụ lý để xét xử, nay BLTTHS 2015 quy
định mới là vụ án được chuyển đến Viê Rn kiểm sát có thẩm quyền truy tố ( nghĩa
là Viê Rn kiểm sát trước đó đã truy tố không đúng thẩm quyền , nay phải được
chuyển đến Viê Rn kiểm sát có thẩm quyền truy tố).
Quy định này hợp lí hơn, nhằm bảo đảm quyền truy tố và tạo điều kiê Rn cho
Viê Rn kiểm sát bảo vê R cáo trạng và chịu trách nhiê Rm nếu truy tố gây ra oan sai.
Điều này còn phug hợp với thủ tục, nhiê Rm vụ giải quyết quyền kháng cáo, kháng nghị.
Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì
Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do;
nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuô Rc thẩm quyền xét xử của mình thì viê Rc
giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiê Rn theo Điều 275 của Bô R luâ Rt
này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.
2.3.2.Giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử:
Giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử là việc người có thẩm quyền có
quyền quyết định Toà án nào có quyền xét xử vụ án đang có tranh chấp thẩm quyền.
Căn cứ Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) giải quyết
việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử được quy định như sau:
“Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
1.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân
dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các
Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân
cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân
dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa
các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.
4. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân
và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định
tại Điều 274 của Bộ luật này.”
III.Chuẩn bị xét sử sơ thẩm vụ hình án hình sự.
Chuẩn bị xét sử là giai đoạn Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên
toàn tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự trong thời gian được xác định và
chuẩn bị các vấn đề cần thiết khác cho việc mở phiên tòa.
3.1.Thời hạn chuẩn bị xét sử sơ thẩm:
Thời gian chuẩn bị xét sử sơ thẩm là một khoảng thời gian được xác định
trước Thẩm phán và cán bộ giúp việc tiến hành các biện pháp tố tụng và thực
hiện chuẩn bị cho việc mở phiên tòa. Nhà làm luật ấn định thời gian chuẩn bị xét
xử sơ thẩm là nhằm mục đích tránh việc tùy tiện kéo dài thời gian vụ án, ảnh
hưởng đến thời hạn chung của thủ tục tố tụng; bảo vệ kịp thời nguyên tắc xét xử
kịp thời, công bằng, công khai.
*Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Điều 277 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015 như sau:
Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với
tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối
với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa phải ra một trong các quyết định: + Đưa vụ án ra xét xử;
+ Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
+ Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và
tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung
quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa
án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách
quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
3.2.Các quyết định của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ
tọa phiên tòa phải ra một trong ba quyết định, gồm: Quyết định đưa vụ án ra xét
xử; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
3.2.1. Quyết định đưa ra vụ án xét xử:
Quyết định đưa ra vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện
của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được
giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra
xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
* Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử chứa đụng các thông tin cơ bản, gồm:
+ Thông tin tóm tắt lai lịch của bị cáo;
+ Tội danh, điểm, điều, khoản do Viện kiểm soát truy tố;
+ Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
+ Hình thức xét xử (công khai, hay xử kín);
+ Họ tên, chức danh của người tiến hành tố tụng;
+ Họ tên người bào chữa (nếu có);
+ Họ tên những người được triệu tập đến phiên tòa;
+ Họ tên những người được mời đến dự phiên tòa (nếu có);
+ Vật chứng được đưa ra xem xét tại phiên tòa.
3.2.2. Quyết định trả hồ sơ bổ sung:
Trường hợp thứ nhất, khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong
những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mà không
thể bổ sung tại phiên tòa được;
Bộ luật năm 2015 quy định “thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong
những vấn đề quy định tại Điều 85”. Nghĩa là chứng cứ nào được liệt kê tại Điều
85 là có thể bị trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên chứng cứ bị thiếu phải đi
cùng với điều kiện là nếu không bổ sung được tại phiên tòa thì mới trả hồ sơ để
yêu cầu điều tra bổ sung.
* Các vấn đề phải chứng minh bao gồm:
Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình
tiết khác của hành vi phạm tội;
Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Trường hợp thứ hai, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã
truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm:
Hành vi phạm tội có thể bị bỏ lọt, đó là lý do Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 đã thêm quy định mới cho Thẩm phán được trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Trước đây chỉ quy định Viện kiểm sát không truy cứu người đồng phạm khác
trong vụ án, hoặc bị can, bị cáo phạm tội khác với tội phạm đã được truy tố. Nay
Bộ luật mới quy định rõ ràng về việc nếu Viện kiểm sát bỏ lọt hành vi phạm tội
thì bị Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, ví dụ, bên cạnh hành vi đánh bạc đã bị
Viện kiểm sát truy tố, thì bị can còn có hành vi lừa đảo mà chưa bị truy tố.
Trường hợp thứ ba, có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có
người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan
đến vụ án nhưng chưa được khỏi tố vụ án, khởi tố bị can:
Điều luật đã bổ sung cụm từ “có người khác” thực hiện hành vi mà Bộ luật
Hình sự quy định là tội phạm “liên quan đến vụ án” nhưng chưa được khởi tố bị
can. Sự phù hợp ở đây là khắc phục được cách hiểu không thống nhất như trước
đây giữa người đồng phạm và người phạm tội khác. Mặt khác, người khác có thể
không phải là đồng phạm nhưng hành vi của họ liên quan đến vụ án, thì có thể
bị xem xét khởi tố bị can.
Trường hợp thứ tư, việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng:
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường gặp như: không yêu cầu
người bào chữa cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên; khởi tố vụ án nhưng
không có yêu cầu của bị hại; chưa điều tra, lập lý lịch của bị can và xác định đặc
điểm nhân thân; có hành vi mớm cung, bức cung, nhục hình; việc điều tra, thu
thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định
nên không có giá trị chứng minh…
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định bổ sung trách nhiệm và thẩm
quyền của Viện kiểm sát trong việc bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo yêu
cầu của Tòa án (bao gồm cả trong giai đoạn phiên tòa được mở). Có thể nói quy
định này có ý nghĩa rất tích cực trong việc hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung, vì
Tòa án và Viện kiểm sát có thời gian lựa chọn các giải pháp khắc phục đúng
đắn, tránh cho việc trả hồ sơ một cách không cần thiết. Trường hợp Tòa án quyết
định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố lại theo quy định tại khoản 3 Điều
298 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì trong quyết định trả hồ sơ phải
nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại. Như vậy
trong trường hợp thực hiện quy định về giới hạn của việc xét xử, Tòa án cần xử
tội nặng hơn thì phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để xem xét việc truy tố lại.
Trường hợp Viện Kiểm Sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ
sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều
tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03
ngày kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát
ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày
kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì
Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.
Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án
yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
3.2.3.Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án:
* Quyết định tạm đình chỉ vụ án:
Theo quy định tại Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc
một trong các trường hợp:
a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;
b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét
xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can,
bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện
theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ
không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội
dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
* Quyết định đình chỉ vụ án:
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3,
4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;
b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án
không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
3.2.4.Các quyết định của toàn án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn
quy định cho Tòa án có quyền quyết định đối với các vấn đề:
* Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (Điều 278);
1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.
2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị
xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm
giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì
Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
* Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa của Kiểm soát viên và
người tham gia tố tụng (Điều 279);
1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
a) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ
sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội
đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
b) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về
việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo
thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
d) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
2. Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết
theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết;
nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.
* Quyết định phục hồi vụ án (Điều 283);
1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để
hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án
ra quyết định phục hồi vụ án.
Trường hợp Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ
vụ án không thể thực hiện được thì Chánh án ra quyết định phục hồi.
2. Trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo thì ra quyết
định phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3. Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do phục hồi vụ án và các nội
dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
4. Khi phục hồi vụ án, Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì
thời hạn tạm giam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.
* Yêu cầu Viện kiểm soát bổ sung tài liệu, chứng cứ (Điều 284);
1. Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết
vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên
tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung.
2. Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu,
chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày
kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.
3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện
kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp
Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
* Việc giao, gửi các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm (Điều 286);
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện
của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được
giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra
xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
2. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi
vụ án của Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ
và gửi cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
3. Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa
vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục
hồi vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày
ra quyết định. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp
cưỡng chế được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ
nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa (Điều 287).
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên,
người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu
tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các nội dung trên nhằm giúp
Toàn án thực hiện toàn diện thẩm quyền và nhiệm vụ của mình trong quá trình
xét xử và tại phiên tòa và đó là trường hợp cần phải giải quyết trước khi mở phiên tòa khi có căn cứ.
IV. Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm của vụ án hình sự.
4.1. Sự có mặt của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
4.1.1. Sự có mặt của người tiến hành tố tụng.
Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội Thẩm, trong
trường hợp vụ án quá phức tạp có thể có 2 Thẩm phán tham gia xét xử, nhưng
trong đó có 1 Thẩm phán chủ tọa và 1 Thẩm phán thành viên. Hội đồng xét xử
và Thư ký toàn án bắt buộc phải có mặt, nếu không phiên tòa sẽ được hoãn. Nếu
có Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án dự khuyết thì có thể được thay thế
mà không cần hoãn phiên tòa.
Kiểm soát viên phải có mặt tại phiên tòa để làm nhiệm vụ thực hành quyền
công tố, có thể có 2 Kiểm soát viên tham gia phiên tòa trong trường hợp vụ án
phức tạp. Kiểm soát viên tham gia phiên tòa trong trường họp vụ án phức tạp.
Kiểm soát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Nếu có Kiểm soát viên dự
khuyết thì có thể được thay thế mà không cần hoãn phiên tòa.
Điều tra viên: để tăng cường tính tranh tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 đã quy định Hội đồng xét xử được triệu tập Điều tra viên đã điều tra vụ án
đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan vụ án.
4.1.2 Sự có mặt cuả người tham gia tố tụng:
Bị cáo: bị cáo phải có mặt tại phòng xử án trong suốt thời gian xét xử. Nếu
vắng mặt không lí do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan thì
bị áp giải. Nếu bị cáo vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì
phiên tòa được hoãn (lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại của khách quan có thể
là đau, ốm,do công tác ở xa không về kịp, do thiên tai…). Bị cáo phải chứng
minh lí do vắng mặt cho Tòa án biết. Trường hợp bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc
bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo
khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu
Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
* Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau đây:
+ Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
+ Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
+ Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
+ Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không
phải do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây nên trở ngại cho việc xét xử.
Quy định vắng mặt của bị cáo theo hướng ngày càng được mở rộng quyền
xét xử vắng mặt cho bị cáo, tuy nhiên trong trường hợp nào được Tòa án chấp
nhận thì vẫn còn tình trạng tùy nghi.
Bị hại, nguyên thân dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ: Những người này không phải là
đối tượng bị buộc tội, mà là những đương sự tham gia vào vụ án để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của mình. Do vậy, tùy vào từng trường hợp, hoàn
cảnh nhân thân và tình tiết vụ án cụ thể mà Hội đồng xét xử quyết định hoãn
phiên tò hay không. Nếu xét xử thấy sự vắng mặt của họ làm ảnh hưởng đến tính
khách quan, toàn diện của vụ án thì Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên tòa để
tiếp tục mời họ đến phiên tòa.
Người làm chứng: người làm chứng phải có nghĩa vụ có mặt tại phiên tòa.
Nếu cần có mặt của người làm chứng để khai báo về những vấn đề quan trọng
mà họ vắng mặt thì tùy trường hợp Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc để hoãn
phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử. Nếu họ đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ
tọa phiên tòa công bố lời khai, trong trường hớp xét xử vắng mặt người làm
chứng. Trường hợp họ đã được tòa án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không
vì lí do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan và việc vắng mặt
của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn
giải. Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp chịu trách nhiệm dẫn giải theo thủ tục tố tụng.
Người bào chữa: Người bào chữa có hai đối tượng
Một là, bào chữa theo hợp đồng : người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa
để bào chữa cho mình mà mình đã nhận bào chữa :
+ Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lí do bất khả kháng
hoặc do trở ngại khách quan thì tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị
cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
+ Trường hợp người bào chữa vắng mặt không vì lí do nêu trên, hoặc được
triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì tòa án vẫn mở phiên tòa xét
xử.Trường hợp này không cần và không phụ thuộc vào ý kiến của bị cáo .
Hai là, người bào chữa chỉ định theo quy định tại điều 76 BLTTHS
2015( còn gọi là bào chữa bắt buộc, hay bào chữa do nhà nước cử ), bắt buộc
phải có mặt tại phiên tòa. Nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên
tòa, trừ trường hợp bị cáo, người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Người giám định: người định giám tài sản; người phiên dịch, người dịch
thuật: Những người này có nghĩa vụ có mặt tại phiên tòa, nếu họ vắng mặt thì
tùy trường hợp mà hội đồng xét xử hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Về căn cứ, thời hạn, thẩm quyền hoặc phiên tòa được thực hiện theo điều 297 BLTTHS 2015.
Những người khác : để tăng cường tính tranh tụng, BLTTHS 2015 đã quy
định hội đồng xét xử triệu tập những người khác đến phiên tòa để trình bày các
vấn đề liên quan đến vụ án.
4.2.Giới hạn của việc xét xử
Giới hạn của việc xét xử là tòa án chỉ được xét xử trong phạm vi, giới hạn
người, tội danh và khung hình phạt do Viện kiểm sát truy tố, hoặc Tòa án có
quyền xét xử cả trường hợp tội danh và khung hình phạt khác so với cáo trạng
viện kiểm sát đã truy tố, nhưng phải đáp ứng đầy đủ điều kiện do luật định, mà không được tùy tiện.
* Tố tụng hình sự Việt Nam đặt ra giới hạn xét xử Tòa án ở các Trường hợp:
Một là, Tòa án không được xét xử người mà không được viên kiểm sát truy tố;
Hai là, Tòa án có quyền xét xử tội bằng hoặc nhẹ hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố;
Ba là, Tòa án có quyền xét xử khung hình phạt nặng hơn hoặc nhẹ hơn
khung hình phạt Viện kiểm sát đã truy tố;
Bốn là, Tòa án vẫn có thể xét xử tội nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy
tố, nhưng phải trao đổi và đề nghị Viện kiểm sát xem xét lại hồ sơ để truy tố lại
theo hướng tội danh nặng hơn, sau đó Tòa án mới quyết định xét xử.
V. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa.
Nhằm tăng cường tính tranh tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã
nhập thủ tục xét hỏi tại phiên tòa với thủ tục tranh luận tịa phiên tòa thành “Thủ
tục tranh tụng tại phiên tòa” tại mục V, chương XXI – Xét xử sơ thẩm. 5.1. Thủ tục xét hỏi
* Công bố bản cáo trạng:
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc cáo trạng và trình bày ý kiến
bổ sung, nếu có. Cần khẳng định rằng, đọc cáo trạng không phải là hoạt động
xét hỏi, mà là một thủ tục tố tụng bắt buộc tạo cơ sở cho hoạt động xét hỏi liền
ngay sau đó. Điều 306 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: việc trình
bày ý kiến bổ sung cáo trạng của Kiểm sát viên không được làm xấu đi tình
trạng của bị cáo, tuy nhiên quy định đó vẫn chưa giải quyết được mâu thuẩn là
việc bổ sung của Kiểm sát viên chỉ để làm rõ, giải thích cáo trạng hay bao gồm
cả những tình tiết vụ án? Mặt khác thủ tục công bố cáo trạng là khác với việc
trình bày lời buộc tội. Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội là cơ sở để bị cáo và
người bào chữa, người đại diện của họ đưa ra lập luận về nội dung buộc tội, có
nhận tội hay không, nhận tội đến đâu, vì sao.
* Chủ thể và phạm vi xét hỏi:
Có thể phân chia chủ thể xét hỏi thành hai nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất
là người tiến hành tố tụng và nhóm thứ hai là người tham gia tố tụng.
+ Ở nhóm thứ nhất, chủ thể gồm: thẩm phán chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm và Kiểm sát viên;
+ Nhóm thứ hai, chủ thể xét hỏi gồm có: người bào chữa; người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người giám định; bị cáo; bị hại;
nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án; người đại diện của những người này; người làm chứng.
* Về trình tự và phương pháp xét hỏi:
Trình tự và phương pháp xét hỏi có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của
hoạt động xét hỏi. Nó là yếu tố trọng tâm, cơ bản nhất trong thủ tục xét hỏi.
Người hỏi muốn đạt được một lượng thông tin cần thiết phục vụ việc chứng
minh theo hướng có lợi cho mình thì đòi hỏi phải có phương pháp. Trình tự và
phương pháp xét hỏi còn biểu hiện thái độ, quyền và lợi ích của các chủ thể tiến
hành tố tụng và tham gia tố tụng; phản ánh cụ thể quá trình vận hành mô hình tố
tụng và chức năng tố tụng hình sự.
Thứ nhất, về trình tự xét hỏi:
+ Đối với chủ thể tiến hành xét hỏi: Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 quy định trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa trong việc điều hành việc hỏi,
quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Điều luật đã quy định cụ
thể về trách nhiệm điều khiển phiên xét hỏi của chủ tọa phiên tòa và cho thấy sự
linh hoạt hơn trong việc lựa chọn người nào xét hỏi trước, xét hỏi sau theo thứ
tự hợp lý. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa bảo đảm việc xét hỏi và là người hỏi
trước chứ không phải là Kiểm sát viên và người bào chữa. Có thể thấy vai trò
trong hoạt động xét hỏi của chủ tọa phiên tòa là rất lớn, vừa xét hỏi, vừa làm
nhiệm vụ điều khiển phiên xét hỏi.
+ Đối với người được xét hỏi:
Một là, xét hỏi bị cáo: Chủ thể tiến hành xét hỏi không xét hỏi đồng thời
các bị cáo một lúc mà hỏi lần lượt từ bị cáo này sang bị cáo khác. Dù thủ tục
không quy định là phải hỏi bị cáo này trước hay bị kháng cáo khác trước, Nhưng
kinh nghiệm thực tiễn cho thấy chủ thể tiến hành xét hỏi thông thường hỏi bị cáo
đầu vụ trước. Để việc xét hỏi được tiến hành một cách hợp lý, thì đòi hỏi kiểm
sát viên, người bào chữa và chủ tọa phiên tòa phải dự kiến đầy đủ các tình tiết
về từng vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án, cũng như cần phải xác định
từng tội mà bị cáo đã thực hiện để đặt câu hỏi. trên thực tế việc xét hỏi đối với
vụ án mà chỉ có một bị cáo thì không phức tạp bằng vụ án có nhiều bị cáo, đặc
biệt là bị cáo phạm nhiều tội khác nhau, với nhiều hành vi vi phạm tội khác nhau.
Thủ tục xét hỏi đối với bị cáo còn đặt ra là, trong trường hợp bị cáo không
trả lời câu hỏi, thì chủ thể tiến hành xét hỏi tiếp tục hỏi người khác và xem xét
vật chứng, tài liệu khác. Đây là một điểm tiến bộ, chứng minh quyền được im
lặng của bị cáo Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Hai là, sau khi xét hỏi bị cáo rồi mới hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại
diện hợp pháp của họ và những người tham gia tố tụng khác, theo trình tự quy
định tại Điều 310, Điều 311 và Điều 316 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Thứ hai, về phương pháp xét hỏi:
Phương pháp xét hỏi thứ nhất, là xét hỏi từng người. Đây là một phương
pháp tối ưu, nhất là khi áp dụng đối với bị cáo và người làm chứng, phương
pháp hỏi như vậy là hợp lý. Phương pháp xét hỏi từng người có điều kiện cần
và đủ là phải kết hợp với trình tự xét hỏi. Nghĩa là hỏi người nào trước, người
nào sau cho phù hợp với đối tượng chứng minh, phù hợp với những vấn đề cần
chứng minh trong vụ án. Sở dĩ thủ tục Tố tụng đặt ra phương pháp xét hỏi đối
với từng người là để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu nhận thông tin,
phục vụ kiểm tra, đánh giá chứng cứ và tránh cho việc xét hỏi sơ sài, đại khái, sẽ
không giải quyết được mục đích vấn đề vì các chủ thể bị xét hỏi không thể cùng
lúc trả lời câu hỏi và không thể áp đặt chung một hoặc nhiều câu hỏi cho các chủ
thể bị xếp hỏi, lần lượt trả lời từng người một.
+ Phương pháp xét hỏi thứ hai, là hỏi bổ sung. Phương pháp này được thực
hiện sau khi bị cáo và người tham gia tố tụng khác trình bày lượt hỏi lần thứ
nhất. Đây là phương pháp nhằm tiếp tục hỏi tường tận vấn đề và giải quyết mâu
thuẫn trong lời khai. Việc xét hỏi bổ sung diễn ra ngay khi bắt đầu lượt xếp hỏi
đầu tiên do Hội đồng xét xử tiến hành và sau khi kết thúc việc xét hỏi.
+ Phương pháp xét hỏi thứ ba, là xét hỏi kết hợp với biện pháp cách ly bị
cáo, cách ly người làm chứng. Trong quá trình xét hỏi, chủ tọa phiên tòa có thể
cho cách ly các bị cáo với nhau, cách ly bị cáo với người làm chứng và cách ly
người làm chứng với nhau. Việc sử dụng phương pháp này nhằm giúp người
khai ổn định tâm lý, đồng thời người được xét hỏi không nghe được lời khai của
nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan, lời khai có thể khách quan, trung thực hơn.
+ Phương pháp xét hỏi thứ tư, là xét hỏi kết hợp với công bố lời khai, xem
xét vật chứng, xem xét tại chỗ và trình bày, công bố các tài liệu của vụ án.
Phương pháp này có ý nghĩa là tăng hiệu quả chứng minh, thường được kết hợp
với biện pháp đối chất, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp bị cáo chối tội, các
lời khai có mâu thuẫn, khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa.
* Kết thúc xét hỏi và trở lại việc xét hỏi:
Khi nhận thấy các tình tiết vụ án đã được xem xét đầy đủ, thì chủ tọa phiên
tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng
khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có yêu cầu hợp lý, thì Hội
đồng xét xử quyết định tiếp tục xét hỏi. Nếu không ai có yêu cầu hỏi gì
thêm, Hội đồng xét xử tuyên bố kết thúc việc xét hỏi. Quy định kết thúc việc xét
hỏi như vậy là hợp lý. Điều 323 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định hội
đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi nếu còn tình tiết vụ án chưa
được hỏi, chưa được làm sáng tỏ.
* Thủ tục công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố:
Thủ tục công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy nhằm làm rõ các
tình tiết của vụ án và thể hiện ý chí của người tham gia tố tụng trong phiên tranh tụng.
Chỉ công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi một trong số
những người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa hoặc đã khai để chứng
minh, hoặc theo yêu cầu của người tham gia tố tụng, kiểm sát viên hoặc người
bào chữa. Điều 308 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung các trường hợp
công bố lời khai Tại phiên tòa so với bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đó là khi
người được xét hỏi không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra,
truy tố; khi người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra truy tố.
Thủ tục nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và thủ
tục Điều tra viên, Kiểm sát viên và người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng trình bày ý kiến (Điều 313 và Điều 317 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
Hoạt động xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, kết hợp với việc nghe, xem băng
ghi âm ghi hình có âm thanh được xác định là một biện pháp tăng tính tranh
tụng. Đó là một hình thức cung cấp chứng cứ để chứng minh tài phiên tòa.
Đối với lời trình bày của Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc của người khác
có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được Hội đồng xét xử
triệu tập đến và trình bày trước phiên tòa là một điểm mới rất tiến bộ biểu hiện
tính tranh tụng cao, vì lời trình bay của họ sẽ giải thích những quyết định, hành
vi tố tụng của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố; đặc biệt là trường hợp bị cáo
không nhận tội, không thừa nhận hành vi phạm tội, hoặc thay đổi lời khai vì cho
rằng trong quá trình điều tra bị cáo bị ép cung…
5.2. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
* Chủ thể tham gia tranh luận:
Chủ thể tham gia tranh luận bao gồm Kiểm sát viên, người bào chữa, bị
cáo, bị hai, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sư, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ, hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho họ. Đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài
sản, phiên dịch – họ không phải là chủ thể tham gia tranh luận, vì họ tham gia
phiên tòa không phải là bảo vệ quyền lợi cho mình mà nhằm thực hiện nghĩa vụ
pháp lý theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
* Trình tự phát biểu khi tranh luận:
Khi bắt đầu phiên tranh luận Kiểm sát viên trình bày lời luận tội sau đó đến
lượt bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này
bào chữa cho bị cáo. Nghĩa là nếu có người bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa, thì
người bào chữa đưa ra ý kiến, sau đó bị cáo trình bày ý kiến bổ sung, đến lượt
các chủ thể tham gia tranh luận khác đưa ra ý kiến tranh luận. * Thủ tục đối đáp:
Sau lợi nhuận tội của Kiểm sát viên, lời bào chữa của người bào chữa, ý
kiến của bị cáo và người tham gia tố tụng khác, các bên thực hiện việc đối đáp
về những tình tiết, chứng cứ còn mâu thuẫn. Nếu không có hoạt động đối đáp thì
mâu thuẫn không được làm rõ, dẫn đến không thể đưa ra các kết luận, đánh giá
về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án được khách quan. Đối đáp còn
tạo thuận lợi cho bị cáo và người tham gia tố tụng được lập luận không bị hạn
chế về thời gian, được trình bày hết ý kiến và đưa ra đề xuất của mình. Quy định
bắt buộc Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận đối với từng ý kiến. Người tham gia
tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác tại phiên tòa. Chủ tọa phiên
tòa không được can thiệp vào quá trình tranh luận của các bên, nhưng có quyền
cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án.
+ Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bỏ đi quy định bị cáo,
người bào chữa… “trình bày ý kiến về luận tội” của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003, thay vào đó, họ được trình bày ý kiến liên quan đến vụ án, kết hợp
với đưa ra chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp lại quan
điểm buộc tội của Kiểm sát viên…
+ Điều 322 nêu trên quy định cụ thể trách nhiệm của Kiểm sát viên khi đối
đáp phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình và phải đối
đáp đến cùng với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố
tụng khác tại phiên tòa. Đồng thời chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu Kiểm sát
viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác
mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Quy định này có tác
dụng tích cực, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh luận.
+ Chủ tọa phiên tòa có quyền cắt những ý kiến tranh luận không liên quan
đến vụ án và các ý kiến lặp lại.
+ Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận ý kiến của các bên và người
tham gia tranh luận. Trường hợp không chấp nhận ý kiến ý kiến của những
người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và phải được thể
hiện trong bản án. Quy định này nhằm bảo đảm nguyên tắc trong xét xử - đó là
phán quyết của Tòa án dựa vào kết quả tranh tụng khách quan tại phiên tòa. 5.3.Nghị án và tuyên án
Trong quá trình xét xử vụ án thì Nghị án là một phần không thể thiếu, nghị
án là quá trình Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề trong vụ án và đưa ra
những quyết định về các vấn đề quan trọng của vụ án tại phòng nghị án. Hội
đồng xét xử tiến hành nghị án trong phòng nghị án riêng và không ai được tiếp
xúc với Hội đồng xét xử và không được vào phòng nghị án cũng như không
được vào phòng nghị án. Nghị án được quy định tại Mục VI Chương XX Bộ luật tố tụng hình sự. 5.3.1. Thủ tục nghị án
Nghị án được quy định tại Khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự, như sau:
“Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải
được tiến hành tại phòng nghị án. Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách
nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử
thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên
Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải
quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn
đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý
kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các
thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có
ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.”
Theo đóm, nghị án là quá trình Hội thẩm và Thẩm phán thảo luận trong
phòng nghị án những vấn đề liên quan đến vụ án, dựa vào vào những chứng cứ,
tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện
chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người
tham gia tố tụng khác để đưa ra những quyết định sau cùng.
Sau khi tranh tụng, các tình tiết vụ án đã được làm rõ, Hội đồng xét xử tiến
hành nghị án tại phòng nghị án. Chỉ thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị
án. Các thủ tục khi nghị án bao gồm:
Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án nêu những vấn đề phải giải quyết để
Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định.
Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án.
Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết từng vấn đề vụ án bằng
cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm
phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo
luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên của hội đồng xét xử đã đưa
ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý
kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án
Khi nghị án chỉ được căn cứ vào chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại
phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm
sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.
Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét
xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
+Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội
+ Nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm
đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện
trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, Hội đồng xét xử có thể kéo
dài thời gian nghị án, nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận
tại phiên tòa. Trường hợp này, Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người
có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt biết giờ, ngày, tháng,
năm và địa điểm tuyên án.
Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong những vấn đề sau: + Ra bản án và tuyên án;
+ Trở lại việc xét hội và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi,
chưa được làm sáng tỏ;
+ Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát
bổ sung tài liệu, chứng cứ; + Tạm đình chỉ vụ án.
Nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định khởi
tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 5.3.2. Thủ tục tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản
án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc
xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Bên cạnh những nhiệm vụ, quyền hạn khi nghị án và tuyên án, Hội đồng
xét xử có quyền trả tự do cho bị cáo theo quy định tại Điều 328 và bắt tạm
giam bị cáo sau khi tuyên án theo quy định tại Điều 329 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
VI. Thực tiễn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện
quy định pháp luật về vấn đề này.
6.1.Bất cập, hạn chế quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về hủy bản án hình sự.
Thứ nhất: Đối với quy định “Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội
phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên
trong bản án sơ thẩm” thuộc trường hợp hủy án để điều tra lại quy định tại Điểm
a, Khoản 1, Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) nếu tòa án cấp sơ thẩm
đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên truy tố,
tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử theo thẩm quyền và giới hạn của việc thì giải quyết
còn có các quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất: Vẫn hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Quan điểm thứ hai: Tùy trường hợp, cụ thể:
Nếu trong trường hợp cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, nhưng
do giới hạn của việc xét xử, tòa án chỉ xét xử những bị cáo những hành vi… mà
Viện kiểm sát đã truy tố, thì tòa án phúc thẩm cũng không hủy bản án sơ thẩm
mà chỉ kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp tục điều tra, truy tố tội
phạm và người phạm tội bị bỏ lọt.
Nếu trong trường hợp để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn. Do tòa án đã trả
hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên tội danh thì theo
giới hạn của việc xét xử (mới) lẽ ra, tòa án cấp sơ thẩm có quyền xét xử bị
cáo về tội danh nặng hơn đó, nên trường hợp này, tòa án phúc thẩm có quyền
sửa bản án sơ thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị tăng nặng).
Trước đây, theo hướng dẫn tại Điểm c, Khoản 5, Mục VI, thông tư liên tịch
số 01/TTLT/TANDTC-VKSNDTC, ngày 08/12/1988 của tòa án nhân dân tối
cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong
BLttHS có quy định chỉ những bị cáo bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng
tăng nặng hình phạt, tăng mức bồi thường, áp dụng hình phạt bổ sung hoặc áp
dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn, thì tòa án cấp phúc thẩm mới
có quyền xét xử theo hướng đó đối với họ.
Khi xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện hoặc
tòa án quân sự khu vực theo hướng tăng hình phạt, cần chú ý nếu chỉ có kháng
cáo, kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt, thì tòa án cấp phúc thẩm tỉnh hoặc quân
khu chỉ được tăng trong khung hình phạt, mà tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng,
không được chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn.
Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị yêu cầu áp dụng khung hình phạt khác
nặng hơn hoặc tội danh khác nặng hơn, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của
tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án quân sự khu vực, thì tòa án cấp
phúc thẩm có quyền áp dụng khung hình phạt hoặc tội danh nặng hơn đó để xét
xử bị cáo. Nhưng nếu khung hình phạt nặng hơn hoặc tội danh nặng hơn đó
thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc tòa án
quân sự cấp quân khu, thì tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm của tòa án
nhân dân cấp huyện hoặc tòa án quân sự khu vực rồi chuyển hồ sơ cho Viện
kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát làm lại cáo trạng và tòa án cấp tỉnh xét xử
sơ thẩm lại cho đúng thẩm quyền.
Như vậy, nếu kháng cáo hoặc kháng nghị yêu cầu áp dụng tội danh khác
nặng hơn, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện
hoặc tòa án quân sự khu vực, thì tòa án cấp phúc thẩm có quyền áp dụng tội
danh nặng hơn đó để xét xử bị cáo.
Tuy nhiên, hướng dẫn này có còn phù hợp với quy định của BLTTHS hiện
hành nữa không? theo quy định tại Điều 358 BLTTHS về hủy bản án sơ thẩm để
điều tra lại hoặc xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để
điều tra lại trong các trường hợp có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội
phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên
trong bản án sơ thẩm. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ
thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong
trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Như vậy, đối với quy định “Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội
phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên
trong bản án sơ thẩm” thuộc trường hợp hủy án để điều tra lại quy định tại Điểm
a, Khoản 1, Điều 358 BLttHS vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy, cần
có văn bản hướng dẫn thi hành để trong thực tiễn áp dụng thống nhất để thay thế
thông tư liên tịch số 01/TTLT/TANDTC-VKSNDTC, ngày 08/12/1988 của tòa
án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định trong BLTTHS.
Thứ hai: Về quy định “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm” quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 358 BLttHS hủy bản
án hình sự để xét xử lại. Theo quy định tại Điểm o, Khoản 1, Điều 4 BLTTHS
đã giải thích khái niệm có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử nhưng đây là giải thích chung không có quy định
giải thích cụ thể các sai sót bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm và cũng chưa đề ra tiêu chí phân biệt ranh giới giữa vi
phạm nghiêm trọng với vi phạm chưa tới mức nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc
hiểu cụ thể về vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của tòa án cấp sơ thẩm còn
có những ý kiến khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm là việc Tòa án cấp sơ thẩm đã có những sai phạm về
mặt thủ tục tố tụng dẫn đến việc giải quyết xét xử vụ án không tuân thủ
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự làm ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ của các thành phần tham gia tố tụng.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong
giai đoạn xét xử là những vi phạm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ
án không chính xác hoặc xâm phạm đến quyền tố tụng của những người tham gia tố tụng”.
Như vậy, việc BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành không giải
thích rõ cụm từ “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm” đã làm cho việc hiểu và áp dụng pháp luật gặp khó khăn, lúng túng,
thiếu thống nhất giữa các địa phương, các cấp tòa, ảnh hướng đến chất lượng
trong phán quyết của bản án phúc thẩm, giám đốc thẩm. Vì vậy, cần ban hành
văn bản hướng dẫn về căn cứ này để trong thực tiễn áp dụng thống nhất.
Thứ ba: Về quy định “Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm
sửa bản án theo quy định tại Điều 357của BLTTHS” quy định tại Điểm đ,
Khoản 2, Điều 358 BLttHS hủy bản án hình sự để xét xử lại. Căn cứ kháng
nghị “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” cũng là căn cứ
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, chỉ khác ở chỗ bản án sơ thẩm có sai
lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là bản án chưa có hiệu lực pháp
luật còn kháng nghị giám đốc thẩm là bản án đã có hiệu lực pháp luật. Sai lầm
nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, trước hết là những sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng BLHS, BLTTHS, sau đó là áp dụng pháp luật nói
chung có liên quan như Bộ luật dân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giám
định tư pháp,... tuy nhiên, căn cứ vào đâu để xác định bản án của tòa án cấp dưới
đã vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng hoặc chưa đến mức nghiêm trọng?
Hiện nay, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền xác
định cụ thể cấp độ vi phạm thủ tục tố tụng để tòa án cấp trên dùng làm căn
cứ hủy hoặc không hủy bản án của tòa án cấp dưới đã hoặc chưa có hiệu lực
pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Chính vì vậy, tòa án cấp trên chủ quan nhận
định tòa án cấp dưới có hay không vi phạm thủ tục tố tụng mà không căn cứ tiêu
chí cụ thể xác định việc vi phạm thủ tục tố tụng như thế nào thì phải hủy hoặc
không hủy án của tòa án cấp dưới. Cần có văn bản giải thích rõ các trường hợp
được xem là “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” và hướng
dẫn cụ thể trong các trường hợp đó thì trường hợp nào có thể sửa bản án sơ
thẩm, trường hợp nào phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Thứ tư: Bị cáo kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm
bị cáo rút kháng cáo nhưng Viện kiểm sát đề nghị hủy bản án sơ thẩm để điều
tra lại về tội nặng hơn, vấn đề này thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 342 BLTTHS, trước khi bắt đầu phiên tòa
hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung
kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ
sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Mặt
khác, theo quy định tại Điều 348 BLTTHS, tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc
xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo,
Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm
trước phiên tòa do thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội
đồng xét xử quyết định.
Đối chiếu với quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 358 BLTTHS, Hội đồng
xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm trong trường hợp: “Có căn cứ cho rằng
cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra lại về tội
nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm”. Như vậy, quyền quyết định có hủy
bản án sơ thẩm để điều tra lại về tội nặng hơn hay không theo quan điểm của
Viện kiểm sát thuộc về Hội đồng xét xử, do đó, có hai trường hợp xảy ra:
Một là, Hội đồng xét xử chấp thuận quan điểm của Viện kiểm sát, quyết
định hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn. Lúc này, dù bị
cáo có xin rút kháng cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không chấp thuận.
Việc hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn tội đã tuyên
trong bản án sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 358 BLTTHS.
Hai là, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp thuận quan điểm của Viện
kiểm sát và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi bị cáo xin rút kháng cáo
theo quy định tại Khoản 1, Điều 348 BLTTHS. Việc đình chỉ xét xử phúc
thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 348 BLTTHS. Để giải quyết vấn đề
này theo chúng tôi cần hiểu rõ để phân biệt khái niệm kháng cáo và kháng
nghị. Kháng cáo là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử
phúc thẩm vụ án hình sự, nhưng trước hết kháng cáo là quyền tố tụng quan
trọng, được pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện
để những chủ thể có quyền kháng cáo được thể hiện sự không đồng tình
của mình đối với phán quyết của tòa án trong bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
6.2. Kiến nghị hoàn thiện
Từ những vướng mắc, bất cập trên chúng tôi cho rằng cần thiết có văn bản
hướng dẫn về các trường hợp hủy bản án hình sự theo quy định tại Điều 358
BLTTHS để trong thực tiễn áp dụng được thống nhất cụ thể:
Thứ nhất: Kiến nghị hoàn thiện quy định đối với căn cứ “Có căn cứ cho
rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội
nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm” thuộc trường hợp hủy án để điều
tra lại quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 358 BLTTHS theo chúng tôi quy định
này trong văn bản hướng dẫn thay thế thông tư liên tịch số
01/TTLT/TANDTCVKSNDTC, ngày 08/12/1988 của tòa án nhân dân tối cao và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong
BLTTHS cần hướng dẫn như sau: “Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ sửa án sơ
thẩm, kết án bị cáo về tội như Viện kiểm sát truy tố theo quy định tại Điểm
a, Khoản 2, Điều 357 BLTTHS trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã trả hồ
sơ để Viện kiểm sát truy tố lại về tội nặng hơn và thông báo rõ lý do cho bị cáo
hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; Viện kiểm sát vẫn giữ tội
danh đã truy tố và Tòa án sơ thẩm vẫn xét xử bị cáo về tội danh như Viện kiểm sát truy tố.
Sau khi xét xử sơ thẩm bị hại kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét
xử bị cáo về tội danh nặng hơn và tăng hình phạt đối với bị cáo. Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ, rõ ràng, chưa đủ căn cứ để xét xử về tội danh nặng hơn; quyền bào chữa
không bảo đảm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại
theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 358 BLTTHS.
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố
lại về tội nặng hơn và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị
cáo, người bào chữa biết; Tòa án sơ thẩm xét xử bị cáo về tội danh như Viện
kiểm sát truy tố. Sau khi xét xử sơ thẩm bị hại kháng cáo đề nghị Tòa án cấp
phúc thẩm xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn và tăng hình phạt đối với bị cáo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm theo quy định
tại Điểm a, Khoản 1, Điều 358 BLTTHS để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội
đã tuyên trong bản án sơ thẩm”.
Thứ hai: Kiến nghị hoàn thiện quy định về căn cứ hủy bản án hình sự để
xét xử lại “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm” quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 358 BLTTHS.
Vấn đề này cần hướng dẫn như sau: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là những vi phạm về mặt thủ tục tố tụng làm ảnh
hưởng đến việc xác định sự thật, khách quan của vụ án, chính xác hoặc
xâm phạm đến quyền, nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tố tụng.
* Các dạng vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử:
+ vi phạm về thành phần hội đồng xét xử;
+ xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng;
+ không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng khi giải quyết vụ án;
+ vắng mặt thành phần tham gia tố tụng quan trọng nhưng không có lý do chính đáng;
+ không thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa
khi thuộc trường hợp phải từ chối, thay đổi theo quy định của BLTTHS;
+ vi phạm về thủ tục tiến hành phiên tòa;
+ bỏ sót chưa giải quyết triệt để hết các yêu cầu của người tham gia tố tụng;
+việc nghị án không đúng”.
Bên cạnh đó, một điều cần lưu ý, không phải tất cả các vi phạm pháp luật
BLTTHS của tòa án cấp sơ thẩm đều là căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm
hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà những vi phạm pháp luật đó phải đến
mức nghiêm trọng, tức là làm choviệc giải quyết đó thiếu khách quan, toàn diện,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Còn những vi phạm
pháp luật mà không làm ảnh hưởng nghiêm trọng thì không coi là căn cứ để
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án và chuyển hồ sơ cho tòa án cấp xét xử sơ thẩm xét xử lại.
Thứ ba: Kiến nghị hoàn thiện quy định về căn cứ “Bản án sơ thẩm có sai
lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp
Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của
BLTTHS” quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 358 BLTTHS về hủy bản án
hình sự để xét xử lại, theo chúng tôi vấn đề này cần hướng dẫn như sau:
“Những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp
sơ thẩm nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án
theo quy định tại Điều 357 của BLTTHS gồm: Kết án người không có hành vi
phạm tội (làm oan người vô tội: Một người không thực hiện hành vi phạm tội
nào nhưng lại bị tòa án cấp sơ thẩm kết án là làm oan người vô tội).
Kết án người mà hành vi của họ không cấu thành tội phạm là trường hợp
người bị kết án có thực hiện hành vi đã gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại cho xã hội, nhưng theo quy định của pháp luật, thì hành vi của họ không bị
xử lý bằng biện pháp hình sự (hành vi không cấu thành tội phạm) như: Gây thiệt
hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết;
không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự; chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng.
Tòa án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm: Chỉ coi là Tòa án cấp sơ thẩm bỏ lọt
tội phạm trong trường hợp Viện kiểm sát đã truy tố nhưng Tòa án cấp sơ thẩm
tuyên bị cáo không phạm tội. Ngoài trường hợp bỏ lọt người phạm tội thì
trong một số trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm còn bỏ lọt hành vi phạm tội đối với
một hoặc một số bị cáo mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Kết án sai tội danh là việc định tội của Tòa án cấp sơ thẩm đối với hành vi
của bị cáo không đúng với tội phạm mà BLHS quy định. Ví dụ: Hành vi phạm
tội của bị cáo cấu thành tội giết người nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại kết án bị
cáo về tội cố ý gây thương tích; bị cáo phạm tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản
nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại kết án bị cáo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Áp dụng điều khoản của BLHS không đúng: Sai lầm trong việc áp dụng
điều khoản của BLHS không chỉ bao gồm việc xác định sai điều khoản của điều
luật quy định đối với tội tương ứng mà con bao gồm cả việc áp dụng không
đúng các quy định khác của BLHS có liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội, các quy định này chủ yếu nằm ở phần chung BLHS.
Thứ tư: Đối với trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo rút kháng cáo
nhưng Viện kiểm sát đề nghị hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại về tội nặng hơn,
vấn đề này thực hiện như thế nào?
Vấn đề này cần hướng dẫn như sau “Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm:
Trường hợp có kháng cáo mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm người kháng cáo
rút yêu cầu kháng cáo nhưng Viện kiểm sát đề nghị hủy bản án sơ thẩm để
điều tra lại về tội nặng hơn thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa đình chỉ xét xử phúc thẩm và Tòa án phải nhận định rõ lý do đình chỉ là do
người kháng cáo đã rút kháng cáo và Viện kiểm sát không kháng nghị về việc
có căn cứ bị cáo phạm tội danh nặng hơn”. KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy rằng giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai
đoạn mà được đánh giá quan trọng nhất để giải quyết một vụ án hình sự bởi đây
là giai đoạn mang tính quyết định rằng ai phạm tội, phạm tội như thế nào, hình
phạt ra sao….Hay có thể nói, phán quyết cuối cùng có tính quyết định đối với
việc giải quyết vụ án hình sự chủ yếu được thực hiện ở giai đoạn xét xử và bởi
toà án. Nhằm mục đích xét xử đúng người, đúng tội , không oan sai cho người
vô tội, pháp luật được thực thi trong đời sống khi BLTTHS quy định nhằm góp
phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ pháp chế; thông qua
việc xét xử và đặc biệt là qua xét xử công khai, giai đoạn xét xử sơ thẩm góp
phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc
của cuộc sống xã hội; hoạt động xét xử tại phiên toà còn nâng cao ý thức phòng
ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Văn bản pháp luật: 1.Hiến pháp năm 2013.
2.Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
3.Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
4.Giáo trình Tố tụng hình sự trường Đại học Luật – Đại học Huế.