ÔN TP HÈ MÔN KHOA HC T NHIÊN 6
NỘI DUNG 10: NĂNG LƯỢNG
PHIU BÀI TP HÈ S 1
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Dạng năng lưng nào không phải năng lượng tái to?
A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời.
Câu 2. Dạng năng lưng nào cn thiết đ nước đá tan thành nưc?
A. Năng lượng ánh sáng. B. Năng lượng âm thanh.
C. Năng lượng hóa học. D. Năng lượng nhiệt.
Câu 3. Nhng dạng năng lượng nào xut hin trong quá trình mt khúc g trưt ma sát
t trên mt phng nghiêng xung?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng.
Câu 4. Ta trc tiếp nhn biết đưc mt vt có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?
A. Làm tăng khối lượng vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi được trên mặt nước.
Câu 5. Dạng năng lượng được d tr trong que diêm, pháo hoa là
A. nhiệt năng. B. quang năng. C. hoá năng. D. cơ năng.
Câu 6. Vt liu nào không phi là nhiên liu?
A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt.
Câu 7. Nhiên liu tích tr năng lượng dưi dng
A. nhiệt năng. B. hoá năng.
C. thế năng hấp dẫn. D. thế năng đàn hồi
Câu 8. Trong các vật sau đây, vật nào không cần năng lượng điện khi hot đng?
A. Quạt trần. B. Lò vi sóng. C. Bếp than. D. Bếp điện từ.
Câu 9. Trong các vật sau đây, vt nào có thế năng đàn hồi?
A. Dây cao su đang bị giãn. B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước.
C. Ngọn lửa đang cháy. D. Quả táo trên mặt bàn.
Câu 10. Trong các vt sau đây, vật nào có th cung cấp năng lượng điện?
A. Quả táo trên cành. B. Lò xo đang bị nén.
C. Quả bóng đang bay. D. Pin còn tốt.
Câu 11. Nhiên liu tích tr năng lượng hu ích. Chúng ta thu được năng lượng t nhiên liu
bng cách
A. di chuyển nhiên liệu. B. tích trữ nhiên liệu.
C. đốt cháy nhiên liệu. D. nấu nhiên liệu.
Câu 12. Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo s biến đổi t năng thành điện năng
A. Núm của đinamo quay, đèn bật sáng. B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.
C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở. D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
Câu 13. Trong các quá trình biến đổi t động năng sang thế năng và ngưc lại, cơ năng
A. luôn được bảo toàn. B. luôn tăng thêm.
C. luôn bị hao hụt. D. tăng giảm liên tục.
Câu 14. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng h
điện t chy bng pin?
A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hoá năng. D. Quang năng.
Câu 15. Cách s dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kim điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèny tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
Câu 16. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái to?
A. Mặt Trời B. Nước C. Gió D. Dầu
Câu 17. Khi mt chiếc t lạnh đang hoạt động thì tng hợp nào dưới đây không phi là
năng lượng hao phí?
A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.
C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Câu 18. Kéo con lc lên ti v trí A ri buông nh (Hình 48.2). B qua ma sát ca không
khí. Tìm phát biu sai.
A. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.
B. Khi chuyển động từ C đến B, thế năng của con lắc tăng dần, động năng giảm dần.
C. Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu.
Phát biểu
Đúng
Sai
a) Động xăng trong ô chuyển hóa năng ng hóa hc của xăng
thành cơ năng đm quay bánh xe.
b) Khi ta cọ xát hai bàn tay vào nhau, ta cảm thấy nóng lên là do ma
sát đã sinh ra năng lượng nhiệt.
c) Năng lưng có th t sinh ra hoc t mất đi.
d) Quá trình quang hp quá trình chuyn hóa năng ng ánh sáng
thành năng lưng hóa hc trong cây xanh.
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu.
Phát biểu
Đúng
Sai
a) Ở các máy máy điện, năng lượng hao phí dưới dạng nhiệt năng
b) nồi cơm điện, nhit năng là năng lượng hao phí
c) y m c biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động
năng của dòng nước.
d) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn .Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp
vào chỗ trống.
Câu 1. Có my dạng năng lượng?
Trả lời: ..........
Câu 2. Cho các năng ợng sau: năng ợng gió, năng ng ca du mỏ, năng lượng ca
xăng, năng lượng ca Mt Tri.y cho biết s năng lượng là năng lượng tái to?
Tr li: ..........
Câu 3. Sp xếp các đối tưng trong hình dưới đây theo đúng thứ t để thy được cách sn
xut nhiên liu t thc vt.
(Thí sinh viết đáp án theo đúng thứ t s ví d: 12345, 54321, ....)
Tr li: ..........
Câu 4. Năng lượng được to ra bởi dòng điện (cung cp bởi y phát điện, pin…) gi
năng lượng gì?
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Nêu s chuyển hóa năng lượng xy ra khi nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Câu 2. Hãy ch ra s biến đổi t mt dạng năng lượng này sang mt dạng năng lượng khác
trong các trưng hp sau:
a) khi nước đổ từ thác xuống.
b) khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.
c) khi lên dây cót đồng hồ.
Câu 3.y chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với các nguồn cung cấp ở cột B
A: Dạng năng lượng
B: Nguồn cung cấp
1. Cơ năng
a. Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Tri
2. Nhiệt năng
b. Gas, pin, thc phm
3. Điện năng
c. Qu bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lưn trên cao
4. Quang năng
d. Lò sưi, Mt Tri, bếp gas
5. Hóa năng
e. Pin Mt Trời, máy phát điện, tia sét
Câu 4. Trong xây dựng, người ta dùng búa y để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có
khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối
lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc
của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án
1A
2D
3A
4D
6B
7B
8C
9A
10D
12A
13C
14C
15A
16D
18D
Câu 1.
Năng lượng tái tạo là năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua
các quá trình tự nhiên.
Do đó, dạng năng lượng không phải năng lượng tái tạo là: Năng lượng khí đốt năng lượng
này phải mất hàng trăm triệu năm để nh thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt
trong tương lai gần.
Câu 2.
Nước đá tan thành nước cần năng lượng nhiệt vì:
Khi em bỏ đá ra khỏi tủ, nhiệt độ không khí n ngoài lớn hơn nhiệt độ của nước đá. Do đó,
không khí sẽ truyền nhiệt năng cho đá và làm đá tan ra.
Câu 3. Những dạng ng ợng xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ
trên mặt phẳng nghiêng xuống là:
- Nhiệt năng: khi khúc gỗ trượt xuống, xuất hiện lực ma sát giữa khúc gỗ với mặt phẳng
nghiêng, tỏa nhiệt ra môi trường làm nóng mặt phẳng nghiêng, nên nó có nhiệt năng.
- Động năng: khúc gỗ đang chuyển động xuống dưới nên nó có động năng.
- Thế năng: khúc gỗ một độ cao so với mặt đất khi trượt thì thế năng giảm dần do
độ cao giảm dần.
Câu 4.
Nhiệt năng được sinh ra từ các nguồn nhiệt như: Mặt Trời, bóng đèn sợi đốt…
Vậy, ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó làm nóng một vật khác.
Câu 5. Pháo hoa là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc và các phụ gia đặc biệt tạo nên.
- Đầu que diêm được tẩm lưu huỳnh và bọc kali clorat.
=> Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là: hoá năng. Năng lượng y
sẽ được giải phóng khi có phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 6. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Vậy vật liệu không phải nhiên liệu là: Hơi nước.
Câu 8.
A cần năng lượng điện khi hoạt động.
B cần năng lượng điện khi hoạt động.
C không cần năng lượng điện khi hoạt động mà cần nhiên liệu để hoạt động.
D cần năng lượng điện khi hoạt động.
Câu 9.
A vật có thế năng đàn hồi.
B vật có động năng.
C vật có nhiệt năng.
D vật có thế năng hấp dẫn.
Câu 10.
A vật có thế năng hấp dẫn
B vật có thế năng đàn hồi
C vật có động năng và thế năng hấp dẫn
D vật có thể cung cấp năng lượng điện
Câu 12.
- Hiện tượng đi kèm theo sự biến đổi đổi từ cơ năng thành điện năng là núm đinamô quay,
đèn bật sáng.
- Các hiện tượng còn lại có sự chuyển hóa giữa:
+ B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng: quang năng được chuyển hóa thành điện năng.
+ C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở: động năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
+ D. Vật nóng lên khi bị cọ xát: cơ năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 13. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng ngược lại, năng
luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác
(nhiệt năng, nội năng…) thì cơ năng mới được bảo toàn.
Câu 14. Hóa năng đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy
bằng pin. Pin trong chiếc đồng hồ đã chuyển hóa năng thành điện năng.
Phần II. Trắc nghiệm câu hỏi Đúng – Sai
Câu 1.
a) Đúng Động cơ chuyển năng lượng hóa học của xăng thành cơ năng.
b) Đúng
c) Sai Theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng không tự sinh ra hay mất đi.
d) Đúng Quang hợp là quá trình tích lũy năng lượng ánh sáng dưới dạng năng lượng hóa
học (glucose).
Câu 2.
a) Đúng Nhiệt năng là dạng năng lượng thường bị thất thoát ở các máy móc.
b) Sai Nhiệt năng năng lượng ích, dùng để nấu cơm, năng lượng hao phí chỉ yếu là
ánh sáng
c) Sai Luôn có một phần điện năng bị hao phí (chuyển thành nhiệt, âm thanh...).
d) Sai Hao p
hí nhiều tức là hiệu suất thấp, máy hoạt động kém hiệu quả.
Phn III. Câu hi tr li ngn
Câu 1. Tr li: 6
Các dạng ng lượng: năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng, quang năng, ng ng
ht nhân
Câu 2. Tr li 2
Năng ợng tái tạo năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình
tự nhiên được hình thành liên tục và được coi là vô tận.
Năng lượng gió, năng lượng của Mặt Trời là những năng lượng tái tạo.
Câu 3. Tr li 51342
Câu 4. Tr li: Năng lượng điện (điện năng)
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Gạo và nước trong nồi cơm điện cần được cung cấp năng lượng nhiệt để chín thành
cơm. Do vậy, khi nấu cơm bằng nồi cơm điện thì năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng
lượng nhiệt truyền cho nồi nấu bên trong của nồi cơm điện.
Câu 2.
a) khi nước đổ từ thác xuống: Thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng.
b) khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng: động năng chuyển hóa thành thế năng hấp
dẫn.
c) khi lên dây cót đồng hồ: động năng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi.
Câu 3.
1 c: Quả bóng đnag lăn, xo dãn, tàu ợn trên cao nguồn cung cấp năng lượng cơ
năng.
2 d: Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas là nguồn cung cấp năng lượng nhiệt năng.
3 e: Pin Mặt Trời, máy phát điện, tia sét là nguồn cung cấp năng lượng điện năng.
4 a: Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng quang năng.
5 b: Gas, pin, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng hóa năng.
Câu 4.
- Sự phụ thuộc của h vào H: H và h tỉ lệ thuận với nhau khi H càng lớn thì h càng lớn
ngược lại. Vì
+ khi ta tăng H thì búa y vị trí cao hơn nên thế năng của búa máy sẽ tăng lên, do đó
năng lượng của búa máy cũng tăng lên.
+ Năng lượng tăng dẫn đến lực tác dụng lên cọc tăng lên làm cho cọc lún sâu hơn vào trong
đất.

Preview text:

ÔN TẬP HÈ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
NỘI DUNG 10: NĂNG LƯỢNG
PHIẾU BÀI TẬP HÈ SỐ 1
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng khí đốt.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thuỷ triều.
D. Năng lượng mặt trời.
Câu 2. Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước? A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh. C. Năng lượng hóa học. D. Năng lượng nhiệt.
Câu 3. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát
từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng.
Câu 4. Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?
A. Làm tăng khối lượng vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi được trên mặt nước.
Câu 5. Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là A. nhiệt năng. B. quang năng. C. hoá năng. D. cơ năng.
Câu 6. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt.
Câu 7. Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng A. nhiệt năng. B. hoá năng. C. thế năng hấp dẫn. D. thế năng đàn hồi
Câu 8. Trong các vật sau đây, vật nào không cần năng lượng điện khi hoạt động? A. Quạt trần. B. Lò vi sóng. C. Bếp than. D. Bếp điện từ.
Câu 9. Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?
A. Dây cao su đang bị giãn.
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước. C. Ngọn lửa đang cháy.
D. Quả táo trên mặt bàn.
Câu 10. Trong các vật sau đây, vật nào có thể cung cấp năng lượng điện? A. Quả táo trên cành. B. Lò xo đang bị nén. C. Quả bóng đang bay. D. Pin còn tốt.
Câu 11. Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách A. di chuyển nhiên liệu. B. tích trữ nhiên liệu.
C. đốt cháy nhiên liệu. D. nấu nhiên liệu.
Câu 12. Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng
A. Núm của đinamo quay, đèn bật sáng. B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.
C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.
D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
Câu 13. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng
A. luôn được bảo toàn. B. luôn tăng thêm. C. luôn bị hao hụt. D. tăng giảm liên tục.
Câu 14. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ
điện tử chạy bằng pin? A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hoá năng. D. Quang năng.
Câu 15. Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
Câu 16. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo? A. Mặt Trời B. Nước C. Gió D. Dầu
Câu 17. Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.
C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Câu 18. Kéo con lắc lên tới vị trí A rồi buông nhẹ (Hình 48.2). Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai.
A. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.
B. Khi chuyển động từ C đến B, thế năng của con lắc tăng dần, động năng giảm dần.
C. Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Động cơ xăng trong ô tô chuyển hóa năng lượng hóa học của xăng
thành cơ năng để làm quay bánh xe.
b) Khi ta cọ xát hai bàn tay vào nhau, ta cảm thấy nóng lên là do ma
sát đã sinh ra năng lượng nhiệt.
c) Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi.
d) Quá trình quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hóa học trong cây xanh.
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng hao phí dưới dạng nhiệt năng
b) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí
c) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.
d) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn .Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Có mấy dạng năng lượng?
Trả lời: ..........
Câu 2. Cho các năng lượng sau: năng lượng gió, năng lượng của dầu mỏ, năng lượng của
xăng, năng lượng của Mặt Trời. Hãy cho biết số năng lượng là năng lượng tái tạo?
Trả lời: ..........
Câu 3. Sắp xếp các đối tượng trong hình dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản
xuất nhiên liệu từ thực vật.
(Thí sinh viết đáp án theo đúng thứ tự số ví dụ: 12345, 54321, ....)
Trả lời: ..........
Câu 4. Năng lượng được tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…) gọi là năng lượng gì? Phần IV. Tự luận
Câu 1. Nêu sự chuyển hóa năng lượng xảy ra khi nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Câu 2. Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác
trong các trường hợp sau:
a) khi nước đổ từ thác xuống.
b) khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.
c) khi lên dây cót đồng hồ.
Câu 3. Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với các nguồn cung cấp ở cột B
A: Dạng năng lượng B: Nguồn cung cấp 1. Cơ năng
a. Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời 2. Nhiệt năng
b. Gas, pin, thực phẩm 3. Điện năng
c. Quả bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao 4. Quang năng
d. Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas 5. Hóa năng
e. Pin Mặt Trời, máy phát điện, tia sét
Câu 4. Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có
khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối
lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc
của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1A 2D 3A 4D 5C 6B 7B 8C 9A 10D 11C 12A 13C 14C 15A 16D 17D 18D Câu 1.
Năng lượng tái tạo là năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
Do đó, dạng năng lượng không phải năng lượng tái tạo là: Năng lượng khí đốt vì năng lượng
này phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt
trong tương lai gần. Câu 2.
Nước đá tan thành nước cần năng lượng nhiệt vì:
Khi em bỏ đá ra khỏi tủ, nhiệt độ không khí bên ngoài lớn hơn nhiệt độ của nước đá. Do đó,
không khí sẽ truyền nhiệt năng cho đá và làm đá tan ra.
Câu 3. Những dạng năng lượng xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ
trên mặt phẳng nghiêng xuống là:
- Nhiệt năng: khi khúc gỗ trượt xuống, xuất hiện lực ma sát giữa khúc gỗ với mặt phẳng
nghiêng, tỏa nhiệt ra môi trường làm nóng mặt phẳng nghiêng, nên nó có nhiệt năng.
- Động năng: khúc gỗ đang chuyển động xuống dưới nên nó có động năng.
- Thế năng: khúc gỗ ở một độ cao so với mặt đất và khi trượt thì có thế năng giảm dần do độ cao giảm dần. Câu 4.
Nhiệt năng được sinh ra từ các nguồn nhiệt như: Mặt Trời, bóng đèn sợi đốt…
Vậy, ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó làm nóng một vật khác.
Câu 5. Pháo hoa là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc và các phụ gia đặc biệt tạo nên.
- Đầu que diêm được tẩm lưu huỳnh và bọc kali clorat.
=> Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là: hoá năng. Năng lượng này
sẽ được giải phóng khi có phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 6. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Vậy vật liệu không phải nhiên liệu là: Hơi nước. Câu 8.
A – cần năng lượng điện khi hoạt động.
B – cần năng lượng điện khi hoạt động.
C – không cần năng lượng điện khi hoạt động mà cần nhiên liệu để hoạt động.
D – cần năng lượng điện khi hoạt động. Câu 9.
A – vật có thế năng đàn hồi.
B – vật có động năng.
C – vật có nhiệt năng.
D – vật có thế năng hấp dẫn. Câu 10.
A – vật có thế năng hấp dẫn
B – vật có thế năng đàn hồi
C – vật có động năng và thế năng hấp dẫn
D – vật có thể cung cấp năng lượng điện Câu 12.
- Hiện tượng đi kèm theo sự biến đổi đổi từ cơ năng thành điện năng là núm đinamô quay, đèn bật sáng.
- Các hiện tượng còn lại có sự chuyển hóa giữa:
+ B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng: quang năng được chuyển hóa thành điện năng.
+ C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở: động năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
+ D. Vật nóng lên khi bị cọ xát: cơ năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 13. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng
luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác
(nhiệt năng, nội năng…) thì cơ năng mới được bảo toàn.
Câu 14. Hóa năng đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy
bằng pin. Pin trong chiếc đồng hồ đã chuyển hóa năng thành điện năng.
Phần II. Trắc nghiệm câu hỏi Đúng – Sai Câu 1.
a) Đúng – Động cơ chuyển năng lượng hóa học của xăng thành cơ năng. b) Đúng
c) Sai – Vì Theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng không tự sinh ra hay mất đi.
d) Đúng – Quang hợp là quá trình tích lũy năng lượng ánh sáng dưới dạng năng lượng hóa học (glucose). Câu 2.
a) Đúng – Nhiệt năng là dạng năng lượng thường bị thất thoát ở các máy móc.
b) Sai – Nhiệt năng là năng lượng có ích, dùng để nấu cơm, năng lượng hao phí chỉ yếu là ánh sáng
c) Sai – Luôn có một phần điện năng bị hao phí (chuyển thành nhiệt, âm thanh...). d) Sai – Hao p
hí nhiều tức là hiệu suất thấp, máy hoạt động kém hiệu quả.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 6
Các dạng năng lượng: cơ năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng, quang năng, năng lượng hạt nhân Câu 2. Trả lời 2
Năng lượng tái tạo là năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình
tự nhiên được hình thành liên tục và được coi là vô tận.
Năng lượng gió, năng lượng của Mặt Trời là những năng lượng tái tạo.
Câu 3. Trả lời 51342
Câu 4. Trả lời: Năng lượng điện (điện năng) Phần IV. Tự luận
Câu 1. Gạo và nước trong nồi cơm điện cần được cung cấp năng lượng nhiệt để chín thành
cơm. Do vậy, khi nấu cơm bằng nồi cơm điện thì năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng
lượng nhiệt truyền cho nồi nấu bên trong của nồi cơm điện. Câu 2.
a) khi nước đổ từ thác xuống: Thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng.
b) khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng: động năng chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn.
c) khi lên dây cót đồng hồ: động năng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi. Câu 3.
1 – c: Quả bóng đnag lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao là nguồn cung cấp năng lượng cơ năng.
2 – d: Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas là nguồn cung cấp năng lượng nhiệt năng.
3 – e: Pin Mặt Trời, máy phát điện, tia sét là nguồn cung cấp năng lượng điện năng.
4 – a: Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng quang năng.
5 – b: Gas, pin, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng hóa năng. Câu 4.
- Sự phụ thuộc của h vào H: H và h tỉ lệ thuận với nhau khi H càng lớn thì h càng lớn và ngược lại. Vì
+ khi ta tăng H thì búa máy ở vị trí cao hơn nên thế năng của búa máy sẽ tăng lên, do đó
năng lượng của búa máy cũng tăng lên.
+ Năng lượng tăng dẫn đến lực tác dụng lên cọc tăng lên làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất.