







Preview text:
ÔN TẬP HÈ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
NỘI DUNG 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
PHIẾU BÀI TẬP HÈ SỐ 1
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào
(2) Mức độ tổ chức cơ thể (3) Môi trường sống (4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn A. (1), (2), (3), (5) B. (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (4) C. (1), (3), (4), (5)
Câu 2. Loại rừng nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất?
A. Rừng lá kim phương Bắc
B. Rừng lá rộng ôn đới C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Rừng ngập mặn ven biển
Câu 3. Trong các loài dưới đây, loài nào không thuộc giới Thực vật? A. Tảo đa bào B. Dương xỉ C. Rêu D. Thông
Câu 4. Hình dưới đây mô phỏng hình dạng và cấu trúc của virus nào? A. Virus khảm thuốc lá B. Virus corona C. Virus dại D. Virus HIV
Câu 5. Nhận định não về vi khuẩn dưới đây là đúng?
A. Vi khuẩn chưa có cấu tạo tế bào
B. Vi khuẩn chỉ sống trong tế bào vật chủ
C. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào nhỏ bé
D. Vi khuẩn không gây bệnh cho con người
Câu 6. Thú được xếp vào nhóm động vật có xương sống vì
A. có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng
B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động
C. có bộ xương bằng chất xương, có lông mao bao phủ
D. có khả năng lấy thức ăn từ các sinh vật khác
Câu 7. Nguyên sinh vật nào dưới đây có màu xanh lục? A. Trùng giày B. Trùng sốt rét C. Tảo silic D. Tảo lục
Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng
B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
C. Có khả năng quang hợp
D. Di chuyển nhờ lông bơi
Câu 9. Nấm không thuộc giới thực vật vì
A. nấm không có khả năng sống tự dưỡng
B. nấm là sinh vật nhân thực
C. nấm có thể là đơn bào hoặc đa bào
D. nấm rất đa dạng về hình thái và môi trường sống
Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn?
A. Một số đại diện có cơ thể đa bào
B. Cơ thể cấu tạo từ các tế bào nhân thực
C. Thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. D. Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh
Câu 11. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 12. Cây nào dưới đây có hạt nhưng không có quả? A. Cây chuối B. Cây ngô C. Cây thông D. Cây mía
Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?
A. Sinh sản bằng bào tử B. Thân có mạch dẫn C. Có lá thật
D. Chưa có rễ chính thức
Câu 14. Hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm phân loại với những cây còn lại? A. Phi lao B. Bạch đàn C. Bách tán D. Xà cừ
Câu 15. Khả năng làm mát không khí của thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây? A. Quang hợp B. Thoát hơi nước C. Trao đổi khoáng D. Hô hấp
Câu 16. Đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là
A. đều có khả năng tự dưỡng
B. cơ thể có cấu tạo từ tế bào
C. tế bào đều có màng cellulose
D. đều có khả năng di chuyển
Câu 17. Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây?
A. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt B. cơ thể dẹp và mềm
C. cơ thể hình ống, mềm, không phân đốt
D. cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên
Câu 18. Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì
A. điều kiện khí hậu khắc nghiệt
B. điều kiện khí hậu thuận lợi
C. động vật ngủ đông dài
D. sinh vật sinh sản ít nên số lượng cá thể ít
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước
lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
b) Bệnh hắc lào do một loại nấm da gây ra
c) Địa y được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và côn trùng
d) Mặc đồ sáng màu không giúp chúng ta tránh khỏi việc bị muỗi
đốt nên có khả năng bị mắc bệnh sốt rét
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Khác với thực vật, tế bào của động vật không có thành tế bào,
hầu hết độn vật có khả năng di chuyển
b) Động vật bao gồm các sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng
c) Bò sát có thể hô hấp bằng da và phổi.
d) Cá chép, cá tầm, cá heo là các đại diện thuộc lớp cá
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Những tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
(1) Đa dạng khí hậu, thời tiết
(2) Số lượng cá thể của mỗi loài
(3) Đa dạng môi trường sống (4) Số lượng loài
(Học sinh trả lời bằng cách đánh số thứ tự, từ bé đến lớn theo câu đúng, ví dụ 123, 2345, 124,...)
Trả lời: ..........
Câu 2. Theo Whittaker phân loại thì có bao nhiêu giới sinh vật
Trả lời: ..........
Câu 3. Điền vào chỗ chấm: “Giới ... gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ
thể đa bào sống dị dưỡng.”
Trả lời: ..........
Câu 4. Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao nhiêu tháng?
Trả lời ...........
Câu 5. Trong các cây sau: na, cúc, cam, rau bợ, khoai tây. Có bao nhiêu cây được xếp vào
nhóm thực vật không có hoa? Phần IV. Tự luận
Câu 1. Ghép thực vật (cột A) với đặc điểm chung tương ứng (cột B). Cột A Cột B 1. Rêu
a) có mạch dẫn, không có hạt 2. Dương xỉ
b) có mạch dẫn, có hạt, không có hoa 3. Hạt trần c) không có mạch dẫn 4. Hạt kín
d) có mạch dẫn, có hạt, có hoa
Câu 2. Dựa vào sơ đồ bên dưới và kiến thức đã học, hoàn thành thông tin bảng sau Bệnh kiết lị Tác nhân gây bệnh Con đường lây bệnh Biểu hiện bệnh Cách phòng tránh bệnh
Câu 3. Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh
học ở rừng mưa nhiệt đới?
Câu 4. Xây dựng khóa lưỡng phân phân loại các loài động vật sau: rắn, cá sấu, rùa, nhện, kiến, dơi. Câu 5.
a) Ghép thực vật (cột A) với đặc điểm chung tương ứng (cột B). Cột A Cột B 1. Rêu
a) có mạch dẫn, không có hạt 2. Dương xỉ
b) có mạch dẫn, có hạt, không có hoa 3. Hạt trần c) không có mạch dẫn 4. Hạt kín
d) có mạch dẫn, có hạt, có hoa
b) Sắp xếp các loài cây sau vào các nhóm thực vật tương ứng: rau bợ, bèo vảy ốc, rêu,
bách tán, tùng, thông, dương xỉ, pơ mu, kim giao, bạch đàn, bèo tấm, ngô, bao báp.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1D 2C 3A 4D 5C 6A 7D 8B 9A 10D 11C 12C 13B 14C 15B 16B 17D 18A Câu 5.
A sai vì vi khuẩn đã có cấu tạo tế bào
- B sai vì vẫn có các vi khuẩn sống tự do (ví dụ: vi khuẩn lam)
- D sai vì có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho người (ví dụ: vi khuẩn lao, vi khuẩn than…) Câu 8.
- A là đặc điểm của trùng biến hình
- C là đặc điểm của trùng roi
- D là đặc điểm của trùng giày
Câu 14. Bách tán là cây hạt trần còn phi lao, bạch đàn, xà cừ là cây hạt kín.
Câu 15. Khi thoát hơi nước, thực vật sẽ giải phóng khoảng 98% lượng nước mà cây đã hấp
thụ được qua rễ nên sẽ có một lượng lớn nước thoát ra khiến khu vực xung quanh nơi có thực vật sẽ mát hơn.
Câu 18. Vì điều kiện khí hậu ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng khắc nghiệt
nên có rất ít loài có thể thích nghi với kiểu khí hậu này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
Phần II. Trắc nghiệm câu hỏi Đúng – Sai Câu 1.
a) Sai: Hầu hết nguyên sinh vật là đơn bào, nhân thực, kích thước hiển vi, không nhìn
rõ bằng mắt thường.
b) Đúng: Hắc lào là bệnh ngoài da do nấm gây ra.
c) Sai: Địa y là sự cộng sinh giữa nấm và tảo lục (hoặc vi khuẩn lam), không phải côn trùng.
d) Sai: Mặc đồ sáng màu có thể giúp hạn chế muỗi đốt, vì muỗi thường bị thu hút bởi
màu tối. Vậy nên phát biểu sai. Câu 2.
a) Đúng: Tế bào động vật không có thành tế bào (khác với thực vật), và phần lớn có khả năng di chuyển.
b) Đúng: Động vật là sinh vật đa bào, nhân thực, và dị dưỡng (không tự tổng hợp chất hữu cơ).
c) Sai: Bò sát hô hấp bằng phổi, không hô hấp qua da như lưỡng cư.
d) Sai: Cá heo là động vật có vú, không thuộc lớp cá; chỉ cá chép và cá tầm thuộc lớp cá.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Trả lời: 234 Câu 2. Trả lời: 5
Sinh vật được chia thành năm giới bao gồm: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực
vật, giới Nấm, giới Động vật.
Câu 3. Trả lời: Động vật Câu 4. Trả lời: 9 Câu 5. Trả lời: 1
Trong các loài cây trên chỉ có rau bợ là loài thực vật không có hoa. Phần IV. Tự luận Câu 1
1 – c 2 – a 3 – b 4 – d Câu 2. Bệnh kiết lị Tác nhân gây bệnh Amip lị Con đường lây bệnh Qua đường tiêu hóa
Đau bụng, đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, phân có thể lẫn máu và Biểu hiện bệnh chất nhày… - Ăn chín uống sôi Cách phòng tránh bệnh
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng - Hạn chế ăn rau sống Câu 3.
- Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, môi trường sống cằn cỗi nên có số lượng loài ít.
Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu thuận lợi và môi trường phong phú, màu mỡ mà không cần
động vật phải trải qua quá trình thích nghi dài nên có số lượng loài nhiều. Câu 4.
Rắn, cá sấu, rùa, nhện, kiến, dơi
Có cánh Không có cánh
Dơi Rắn, cá sấu, rùa, nhện, kiến
Có chân Không chân
Cá sấu, rùa, kiến, nhện Rắn
Có xương sống Không có xương sống
Cá sấu, rùa Kiến, nhện
Có mai Không có mai Có 3 đôi chân nhiều hơn 3 đôi chân Rùa Cá sấu Kiến Nhện
Câu 5. 1 – c 2 – a 3 – b 4 – d Câu 6. Nhóm thực vật Tên cây Rêu Rêu Dương xỉ
Rau bợ, bèo vảy ốc, dương xỉ Hạt trần
Bách tán, tùng, thông, pơ mu, kim giao Hạt kín Bèo tấm, ngô, bao báp