











Preview text:
ÔN TẬP HÈ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
NỘI DUNG 6: TẾ BÀO
PHIẾU BÀI TẬP HÈ SỐ 1
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào ? A. Không bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp.
Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật ?
A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá
B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang
D. Sự vươn cao của thân cây tre
Câu 3. Đặc điểm của tế bào nhân thực là: A. Có thành tế bào.
B. Có chất tế bào.
C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. Có lục lạp.
Câu 4. Vật nào sau đây có cấu tạo từ Tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà
Câu 5. Quan sát tế bào bên dưới và cho biết vị trí X là thành phần nào của tế bào? A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân.
Câu 6. Cây lớn lên nhờ.
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
Câu 7. Trong các tế bào sau, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi quang học mới quan sát được?
A. Trứng cá hồi, trùng giày, trùng biến hình.
B. Trứng ếch, trùng giày, trùng biến hình.
C. Trứng ếch, trứng cá hồi.
D. Trùng giày, trùng biến hình.
Câu 8. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp.
Câu 9. Mô tả nào dưới đây về chức năng của thành phần tế bào là đúng?
A. Nhân có chức năng tích trữ nước, thức ăn và chất thải của tế bào.
B. Màng tế bào có chức năng thu nhận ánh sáng.
C. Không bào chứa vật chất di truyền.
D. Tế bào chất chứa các bào quan, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
Câu 10. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào.
A. Nước và muối khoáng. B. Oxygen. C. Kích thích. D. Chất hữu cơ
Câu 11. Tế bào nào ở thực vật có chức năng dẫn truyền nước từ rễ đi khắp cơ thể: A. Tế bào biểu bì B. Tế bào mạch dẫn C. Tế bào mô dậu D. Tế bào lông hút
Câu 12. Việc phân chia trong tế bào giúp cơ thể.
A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
B. Cơ thể lớn lên và sinh sản.
C. Cơ thể phản ứng với kích thích. D. Cơ thể bào tiết CO2.
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Các loại tế bào đều có hình đa giác
b) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.
c) Hầu hết các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường.
d) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Các tế bào động vật và thực vật đều có nhân chứa vật chất di truyền
b) Tế bào thực vật có thành tế bào, trong khi tế bào động vật thì không
c) Lục lạp chỉ có trong tế bào thực vật và giúp thực thiện chức năng quang hợp
d) Cấu trúc tế bào thực vật hoàn toàn không cần thiết để thay đổi
khi chúng sống trong môi trường tối, vì chúng không phụ thuộc vào ánh sáng.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
Trả lời: ..........
Câu 2. Tế bào nhân thực có kích thước gấp khoảng bao nhiêu lần tế bào nhân sơ?
Trả lời: ..........
Câu 3. Sau 2 lần phân chia liên tiếp, một tế bào ban đầu sẽ tạo ra số tế bào con là
Trả lời: ..........
Câu 4. Trong các bộ phân sau, có bao nhiêu bộ phân có cả ở tế bào thực vật và tế bào động vật? 1) Chất tế bào. 2) Màng sinh chất. 3) Vách tế bào. 4) Nhân
Trả lời ........... Phần IV. Tự luận
Câu 1. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây.
Gợi ý: Thành tế bào tạo thành bộ khung giúp tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ các
thành phần bên trong tế bào; không bào chứa các chất thải, chất dự trữ.
a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của hai tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.
b) Xác định tên của tế bào A và B.
c) So sánh thành phần giống nhau, khác nhau của tế bào A và tế bào B theo bảng dưới đây
Thành phần tế bào Loại tế bào Giống nhau Khác nhau Tế bào A Tế bào B
Câu 2. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Thành phần cấu tạo nên tế bào Chức năng
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
Bao bọc khối vật chất di chuyển
Câu 3. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số lượng
các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài,
sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới.
a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào?
b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào?
c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào mới. Tế bào đó đã trải qua mấy lần sinh sản?
d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.
Câu 4. Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới,
nếu những tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHIẾU SỐ 1
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1C 2B 3C 4C 5D 6A 7D 8D 9D 10A 11B 12B
Phần II. Trắc nghiệm câu hỏi Đúng – Sai Câu 1.
a) Sai – vì các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nha b) Đúng
c) Sai – vì chỉ có số ít tế bào mới có thể quan sát bằng mắt thường, đa số rất nhỏ, chỉ có thể
quan sát bằng kính hiển vi
d) Sai – vì lá hành cũng được cấu tạo từ tế bào Câu 2. a) Đúng b) Đúng c) Đúng
d) Sai – Tế bào thực vật có thể thay đổi cấu trúc và chức năng để thích nghi với môi trường
thiếu ánh sáng, chẳng hạn như giảm số lượng lục lạp hoặc chuyển sang cơ chế sinh dưỡng
khác (hô hấp). Vì vậy, việc nói rằng chúng "hoàn toàn không cần thiết để thay đổi" là không đúng.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 2
Từ một tế bào, trải qua quá trình sinh sản sẽ tạo ra hai tế bào.
Câu 2. Trả lời: 10 Câu 3. Trả lời: 4
Sau 2 lần phân chia liên tiếp, một tế bào ban đầu sẽ tạo ra số tế bào con là 2 × 2 = 4. Câu 4. Trả lời: 3
Chất tế bào, màng sinh chất và nhân có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật
Vách tế bào chỉ có ở thực vật Phần IV. Tự luận Câu 1. a)
(1) Màng tế bào: bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
(2) Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
(3) Nhân tế bào: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
(4) Lục lạp: thực hiện chức năng quang hợp b)
- Tế bào A: tế bào động vật
- Tế bào B: tế bào thực vật c)
Thành phần tế bào Loại tế bào Giống nhau Khác nhau - Không có lục lạp Tế bào A
- Đều là tế bào nhân thực - Không có thành tế bào (động vật)
- Đều có cấu tạo đủ các thành
- Không bào nhỏ hoặc không có
phần chính của tế bào là màng - Có lục lạp
Tế bào B tế bào, tế bào chất và nhân - Có thành tế bào (thực vật) - Có không bào lớn Câu 2
Thành phần cấu tạo nên tế bào Chức năng Nhân tế bào
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Chất tế bào
Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào Màng tế bào
Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào Màng nhân
Bao bọc khối vật chất di chuyển Câu 3.
a) Sự lớn lên của tế bào là sự tăng lên về kích thước: - Màng tế bào giãn ra
- Chất tế bào nhiều thêm - Nhân tế bào lớn dần
b) Khi tế bào sinh sản, nhân tế bào sẽ bị biến đổi về số lượng.
c) Số tế bào tạo thành sau n lần sinh sản là 16
→ Số lần sinh sản của tế bào là: n 16 4 d) Sơ đồ:
Câu 4. Có ba tế bào con tham gia sinh sản và sinh sản ba lần liên tiếp:
→ Số tế bào được tạo thành là: 3 × 23 = 24
PHIẾU BÀI TẬP HÈ SỐ 2
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ? A. Chất tế bào B. Vách tế bào C. Nhân D. Màng sinh chất
Câu 2. Đặc điểm của tế bào nhân thực là: A. Có thành tế bào. B. Có chất tế bào.
C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. Có lục lạp
Câu 3. Loại tế bào nào sau đây có thời gian thay mới lâu nhất?
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào da C. Tế bào gan
D. Tế bào biểu mô ruột
Câu 4. Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?
A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản
B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản
C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng
D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản
Câu 5. Quan sát tế bào dưới đây và cho biết ở vị trí số 3 mũi tên chỉ vào là thành phần của tế bào nào. A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân.
Câu 6. Tế bào nào sau đây ta có thể quan sát bằng mắt thường A. Tế bào tép cam. B. Tế bào vảy hành C. Tế bào mô giậu D. Tế bào vi khuẩn
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau
B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau
C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micromet
D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micromet.
Câu 8. Tế bào của sv nào sau đây không có thành tế bào A. Cây cà chua B. Câu tía tô C. Cây lúa D. Con mèo.
Câu 9. Tế bào biểu bì đảm nhiệm chức năng nào dưới đây? A. Bảo vệ.
B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng C. Vận động D. Sinh sản.
Câu 10. Sự lớn lên của tế bào thực vật có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây? A. Trao đổi chất
B. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản C. Sinh sản D. Cảm ứng
Câu 11. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó? A. Không bào B. Nhân C. Vách tế bào D. Màng sinh chất
Câu 12. Cây lớn lên nhờ:
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Cơ thể sinh vật lớn lên không cần sự phân chia của các tế bào
b) Khi một tế bào lớn lên sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới
c) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào
d) Sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể.
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Tế bào máu có hình đĩa lõm để tăng diện tích tiếp xúc, hỗ trợ
vận chuyển oxygen hiệu quả
b) Tế bào thần kinh có nhiều nhánh dài giúp chúng truyền thông
tin giữa các phần của cơ thể
c) Tế bào biểu bì ở lá cây có hình dạng đặc biệt giúp điều chỉnh
sự thoát hơi nước của cây.
d) Cấu trúc và hình dạng của mọi tế bào trong cơ thể đều được
điều chỉnh để thực hiện các chức năng tương ứng, không có sự
thay đổi để thức ứng với điều kiện môi trường.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Một tế bào mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Trả lời: ..........
Câu 2. Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Trả lời: ..........
Câu 3. Quan sát hình dưới đây, Sắp xếp diễn biến của quá trình phân chia tế bào bằng cách
sắp xếp các sự kiện xảy ra sao cho phù hợp.
1) Hai tế bào mới tạo thành từ một tế bào ban đầu.
2) Từ một nhân phân chia thành 2 nhân, tách xa nhau.
3) Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.
Trả lời: ..........
Câu 4. Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Số phát biểu đúng?
Trả lời ........... Phần IV. Tự luận Câu 1.
a) Hãy điền tên các thành phần của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực vào các ô trống
trong hình dưới đây cho phù hợp.
b) So sánh điểm giống và khác nhau giữa các tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Câu 2. Hãy tìm từ/cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau:
Các loại tế bào khác nhau thường có ......(1)..........., .............(2).......... và......(3)................. khác nhau.
Màng tế bào là thành phần có ở mọi.............(4)....giúp ......(5).......và...........(6)...................
các thành phần bên trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình ......................(7)...........
giữa tế bào và môi trường.
Câu 3. Quan sát hình tế bào câu cà chua dưới đây, em hãy cho biết tên các tế bào đó
Câu 4. Từ một tế bào sau khi phân chia liên tiếp một số lần tạo ra 32 tế bào con. Hãy xác
định số lần phân chia từ tế bào ban đầu
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHIẾU SỐ 2
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1C 2C 3D 4D 5D 6A 7D 8D 9A 10A 11C 12A
Câu 3. Thời gian thay mới của các loại tế bào trên lần lượt như sau:
- Tế bào hồng cầu: 120 ngày - Tế bào da: 39 ngày
- Tế bào gan: 300 – 500 ngày
- Tế bào biểu mô ruột: 5 ngày
Câu 4. Cơ thể ngừng lớn nhưng các tế bào ở các cơ quan trong cơ thể vẫn cần tái tạo và
thay mới nên quá trình sinh trưởng và sinh sản của tế bào vẫn tiếp tục diễn ra.
Câu 11. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, dễ dàng liên kết với nhau thành cấu
trúc bền vững, vách tế bào là thành phần quyết định hình dạng của tế bào
Phần II. Trắc nghiệm câu hỏi Đúng – Sai Câu 1.
a) Sai – vì cơ thể sinh vật lớn lên dựa vào sự phân chia của các tế bào
b) Sai – vì tế bào lớn đến một kích thước nhất định mới phân chia tạp tế bào mới sự phân bào c) Đúng d) Đúng Câu 2. a) Đúng b) Đúng c) Đúng
d) Sai – Mặc dù mỗi loại tế bào có cấu trúc phù hợp với chức năng riêng, chúng vẫn có
khả năng thay đổi hoặc thích nghi với điều kiện môi trường. Ví dụ: tế bào da dày hơn ở
những vùng thường xuyên bị ma sát, hoặc tế bào thực vật thay đổi theo điều kiện ánh sáng
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 2
Câu 2. Trả lời: 16
Số tế bào con hình thành sau 4 lần sinh sản là: N = 24 = 16 (tế bào)
Câu 3. Trả lời: 231 Câu 4. Trả lời: 3
(2) sai vì lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật
(4) sai vì Thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật Phần IV. Tự luận Câu 1. a) b)
Thành phần tế bào Tế bào Giống nhau Khác nhau
Tế bào nhân sơ chưa có màng Tế bào nhân sơ
Đều gồm có 3 thành phần cơ bao bọc nhân bản của tế bào
Tế bào nhân thực có màng bao Tế bào nhân thực bọc nhân
Câu 2. Các loại tế bào khác nhau thường có (1) hình dạng, (2) kích thước và (3) chức năng khác nhau.
Màng tế bào là thành phần có ở mọi (4) tế bào giúp (5) bao bọc và (6) bảo vệ các thành
phần bên trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình (7) trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
Tế bào chất là nơi diễn ra phần lớn hoạt động (8) trao đổi chất của tế bào.
Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa (9) vật chất di truyền , là trung tâm (10) điều khiển các
(11) hoạt động sống của tế bào. Câu 3.
(1) Tế bào thịt lá (3) Tế bào ống dẫn
(2) Tế bào thịt quả (4) Tế bào lông hút Câu 4.
Gọi số lần phân chia của tế bào là n.
Ta có công thức tính số tế bào sau n lần phân chia là: N = 2n hay 32 = 2n.
Vậy số lần phân chia của tế bào là n = 5.