-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập ôn tập cuối học kỳ 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập ôn tập cuối học kỳ 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Nghiệp vụ ngoại thương (NT 928291e8) 13 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Bài tập ôn tập cuối học kỳ 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập ôn tập cuối học kỳ 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Nghiệp vụ ngoại thương (NT 928291e8) 13 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ BÁO CÁO CUỐI KỲ
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
Thành viên thực hiện
: Nguyễn Mai Phương – 22104224
Dương Thảo Uyên – 22117984
Lê Vũ Minh Nhật – 22013545
Trần Tâm Như – 22012252
Phạm Gia Huy – 22002938
Đậu Phạm Hồng Nhung – 22002222 Mã lớp : 2410 Giảng viên : Ths. Lê Đức Nhã Môn học : Kinh Tế Quốc Tế
Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2023 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ BÁO CÁO CUỐI KỲ
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
Thành viên thực hiện
: Nguyễn Mai Phương – 22104224
Dương Thảo Uyên – 22117984
Lê Vũ Minh Nhật – 22013545
Trần Tâm Như – 22012252
Phạm Gia Huy – 22002938
Đậu Phạm Hồng Nhung – 22002222 Mã lớp : 2410 Giảng viên : Ths. Lê Đức Nhã Môn học : Kinh Tế Quốc Tế
Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2023 2
BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC PHẦN TRĂM STT MSSV HỌ TÊN CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH 1 22104224 Nguyễn Mai
1. Tổng quan thị trường xuất khẩu của Việt 100% Phương Nam – Mỹ
2. Mục đích xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ 2
22117984 Dương Thảo Uyên 3. Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam 100% sang Mỹ 3 22013545 Lê Vũ Minh Nhật 4. Yếu tố thuận lợi 100% 4 22012252 Trần Tâm Như 5. Thách thức 100% 5 22002938 Phạm Gia Huy 6. Cơ hội phát triển 100% 6 22002222 Đậu Phạm Hồng
7. Giải pháp thúc đẩy ngành xuất khẩu tôm 100% Nhung sang thị trường Mỹ Kết luận 3 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đức Nhã đã đồng hành,
tạo điều kiện cũng như chia sẻ những kinh nghiệm, góp ý để nhóm chung em có thể học hỏi
thêm nhiều kiến thức, hoàn thiện bài báo cáo này một cách hoàn chỉnh nhất. Cũng xin chân
thành cảm ơn trường Đại Học Hoa Sen đã tạo một không gian đầy tính năng động, sáng tạo
để mỗi một cá nhân trong nhóm có thể phát huy được hết những điểm mạnh của mình.
Chắc chắn sẽ có những điều thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài báo cáo. Nhóm
chúng em luôn sẵn sàng, tích cực đón nhận những phản hồi từ thầy để đúc kết kinh nghiệm,
từ đó sẽ hoàn thiện và làm bài báo cáo tốt hơn. Đồng thời, cũng xin chân thành cảm ơn các
thành viên trong nhóm đã đồng hành hợp tác trong suốt một học kỳ qua, tích cực góp ý hoàn
thiện bài nhóm một cách tốt nhất.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................4
DẪN NHẬP...............................................................................................................................7
TRÍCH YẾU...............................................................................................................................8
1. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam - Mỹ....................................................9
1.1. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam......................................................9
1.2. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ.........................................................9
2. Mục đích xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ.......................................................................10
3. Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ................................................................11
3.1. Giá trị và khối lượng xuất khẩu tôm sang Mỹ trong những năm gần đây.....................11
3.2. Tỷ trọng thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam tại thị trường Mỹ................................12
3.3. Các sản phẩm/loại tôm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.............................................12
4. Yếu tố thuận lợi....................................................................................................................13
4.1. Ưu thế về nguồn lực......................................................................................................13
4.2. Cơ hội bứt phá và tiến công vào thị trường quốc tế......................................................13
4.3. Hiệp định thương mại....................................................................................................14
4.4. Nhu cầu thị trường Mỹ..................................................................................................14
5. Thách thức............................................................................................................................15
5.1. Sự cạnh tranh.................................................................................................................15
5.2. Tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh.................................................................15
5.3. Chính sách thuế............................................................................................................16
6. Cơ hội phát triển...................................................................................................................16
6.1. Xuất khẩu chế biến, tôm cao cấp...................................................................................17 5
6.2. Hợp tác chiến lược với nhà nhập khẩu, bán lẻ Mỹ........................................................17
6.3. Quảng bá thương hiệu tôm Việt tại thị trường Mỹ........................................................19
7. Giải pháp thúc đẩy ngành xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ.............................................20
7.1. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác toàn diện đối với Mỹ.............................................20
7.2. Chính sách ưu đãi cho ngành xuất khẩu thủy hải sản....................................................20
7.3. Đẩy mạnh và quảng bá thị trường sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế Mỹ
..............................................................................................................................................21
7.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm......................................................................................21
7.5. Phát triển ngành logistic thủy hải sản............................................................................22
KẾT LUẬN..............................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................24 6 DẪN NHẬP
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể trên thị trường quốc tế. Trong số các thị trường tiêu thụ quan
trọng, thị trường Mỹ được xem là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam. Sự
phát triển của ngành xuất khẩu tôm sang Mỹ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam
mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.
Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu tôm trên thế
giới. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống nuôi trồng tôm hiện đại và nguồn nhân công
chất lượng cao, ngành công nghiệp này đã phát triển mạnh mẽ trong suốt nhiều năm qua.
Trong khi đó, thị trường Mỹ với dân số lớn và nhu cầu tiêu thụ tôm khá cao đã trở thành một
thị trường hấp dẫn đối với ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, bài báo cáo này sẽ tập trung vào việc phân tích xu hướng và tiềm năng
của việc xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ. Nhóm sẽ xem xét các yếu tố quan
trọng như kích cỡ thị trường, xu hướng tiêu thụ, quy định nhập khẩu và cơ hội phát triển. Bài
báo cáo cũng sẽ đề cập đến những thách thức mà ngành công nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam
đang đối diện và đưa ra những khuyến nghị để tận dụng tối đa tiềm năng của thị trường Mỹ.
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ,
việc nghiên cứu và tìm hiểu về xu hướng xuất khẩu tôm là cực kỳ quan trọng để định hướng
phát triển của ngành công nghiệp nuôi trồng tôm Việt Nam trong tương lai. 7 TRÍCH YẾU
Hoạt động xuất khẩu tôm có vai trò thiết yếu trong ngành thủy sản của một số quốc
gia, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân. Xuất khẩu tôm mang
lại cơ hội kinh tế và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thủy sản. Mục đích của bài
viết này là tiến hành nghiên cứu, phân tích về hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ.
Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất và quan trọng nhất thế giới,
việc nắm rõ các xu hướng cũng như các biến số ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ
là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và các ngành. kinh doanh tôm. Nhóm đã nghiên
cứu, sử dụng các tài liệu tham khảo và phân tích thống kê trong nghiên cứu để xem xét các
cân nhắc, quy tắc và quy định về kinh tế cũng như mức tiêu thụ và ưu tiên đối với tôm, cho
thấy được tình hình, thực trạng của ngành hải sản nói chung và ngành tôm nói riêng tại thị
trường Mỹ. Các khía cạnh quan trọng khác được đánh giá bao gồm chất lượng sản phẩm, yêu
cầu an toàn thực phẩm, mạng lưới cung ứng và quản lý môi trường. Những phát hiện của bài
viết đưa ra cái nhìn tổng quan về xu hướng và triển vọng xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ cũng
như các câu trả lời và chiến lược nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường
này. Mục tiêu của báo cáo là đưa ra lời khuyên cụ thể cho các doanh nghiệp và ngành tôm
lớn tận dụng triển vọng tại thị trường xuất khẩu tôm Mỹ, đồng thời đảm bảo đáp ứng các quy
định và tiêu chuẩn của thị trường. Bài báo cáo này gồm 6 phần:
Phần 1: Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam - Mỹ
Phần 2: Mục đích xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ
Phần 3: Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ
Phần 4: Yếu tố thuận lợi Phần 5: Thách thức
Phần 6: Cơ hội phát triển
Phần 7: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ 8
1. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam - Mỹ
1.1. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục đứng trong danh sách 30 quốc gia hàng đầu về
xuất nhập khẩu theo thông tin của WTO. Năm 2019, Việt Nam đạt vị trí thứ 2 trong ASEAN
về giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng
ở vị trí thứ 23 toàn cầu, còn nhập khẩu hàng hóa đạt vị trí thứ 20 trên thế giới. Tính đến tháng
12 năm 2022, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được ước tính khoảng 371,5 tỷ
USD, được xếp thứ 21 trên thế giới.
Kể từ năm 2012, VIệt Nam liên tục duy trì cán cân thương mại hàng hóa có sự thặng dư.
Theo báo Tuổi Trẻ, năm 2021 Việt Nam xuất siêu khoảng 8 tỷ USD, năm 2022 đạt khoảng 10
tỷ USD. Tồng giá trị xuất nhập khẩu năm 2021 là 600 tỷ USD, đến năm 2022 tổng giá trị đã
lên đến 700,23 tỷ USD. Tính đến tháng 10 năm 2023, giá trị được ước tính đã đạt được khoảng 557,9 tỷ USD.
Top 3 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam trong tháng 10 năm 2023:
1. Điện tử, máy tính, linh kiện (47 tỷ USD)
2. Điện thoại và linh kiện (44 tỷ USD)
3. Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (35,5 Tỷ USD
Ngành thủy sản đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng với giá trị được ước tính là khoảng 7,4 tỷ USD.
Top 3 mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất Việt Nam trong tháng 10 năm 2023:
1. Điện tử máy tính, linh kiện (71 tỷ USD)
2. Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (33,8 tỷ USD) 3. Vải (10,7 tỷ USD)
Mỹ và châu Âu là hai thị trường mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất. Thị trường Trung Quốc
là nơi Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất. 9
1.2. Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ
Mỹ là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hóa
của Hoa Kỳ ra thế giới đạt tổng cộng 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng 17,5% (307,3 tỷ
USD) so với năm 2021. Canada là nước mua hàng xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ vào năm
2022, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Năm quốc gia mua hàng
xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ nhiều nhất vào năm 2022 là: Canada (356,5 tỷ USD),
Mexico (324,3 tỷ USD), Trung Quốc (150,4 tỷ USD), Nhật Bản (80,2 tỷ USD) và Vương
quốc Anh (76,2 tỷ USD). Xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Liên minh Châu Âu là 350,8 tỷ USD.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ
thế giới đạt tổng cộng 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng 14,6% (413,7 tỷ USD) so với
năm 2021. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho Hoa Kỳ, chiếm 16,5% tổng
lượng hàng hóa nhập khẩu. Năm nhà cung cấp hàng hóa nhập khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ vào
năm 2022 là: Trung Quốc (536,3 tỷ USD), Mexico (454,8 tỷ USD), Canada (436,6 tỷ USD),
Nhật Bản (148,1 tỷ USD) và Đức (146,6 tỷ USD). Nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ Liên
minh Châu Âu 27 là 553,3 tỷ USD.
Hoa Kỳ từ lâu đã duy trì mức thâm hụt thương mại lớn, nước này đã nhập khẩu nhiều hơn
xuất khẩu trong khoảng nửa thế kỷ.
Top 3 mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của Hoa Kỳ: 1. Ô tô (144 tỷ USD)
2. Máy tính, linh kiện (92.4 tỷ USD) 3. Y tế (84,1 tỷ USD)
Top 3 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Hoa Kỳ: 1. Dầu mỏ 2. Dầu thô 3. Ô tô 10
Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc và xuất khẩu nhiều ở thị trường Canada và Mexico.
2. Mục đích xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ
Tôm Việt Nam đang được xuất khẩu đến 103 thị trường trên toàn cầu, trong đó có các thị
trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và Anh. Đặc biệt, tôm Việt Nam vẫn chủ yếu được bán ở Mỹ.
Trong giai đoạn 2020-2022, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam hàng đầu với giá trị từ
800 triệu đến hơn 1 tỷ USD, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam toàn cầu.
Năm 2014, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt mức cao mới trên 1 tỷ USD, tăng 28% so
với năm 2013. Tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ trong năm 2014 là
kết quả của sự duy trì mức giá cao cho tôm từ phía thị trường Mỹ.
Thị trường Mỹ thiết lập mức cao mới về nhập khẩu tôm năm 2021, sản xuất hơn 800 nghìn
tấn tôm, trị giá trên 7 tỷ USD. Ngành kinh doanh tôm tại Việt Nam, nước nhập khẩu tôm lớn
nhất, cũng đang hưởng lợi từ xu hướng này. Hiện nay, phần lớn mạng lưới phân phối lớn của
nước này đều cung cấp hàng tôm Việt Nam.
Theo NOAA, tháng 7/2023, Mỹ nhập khẩu 69.501 tấn tôm, tăng 3% so với cùng tháng năm
trước. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ lần đầu tiên tăng trưởng dương sau 13 tháng.
Các đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ thường tăng cao, đặc biệt là trong mùa nghỉ cuối năm, khi
nhu cầu cho các sản phẩm phục vụ "Lễ hội chay" (Mùa Chay) dự kiến sẽ ngày càng tăng cao.
Dự báo cho tháng 11 và tháng 12 năm nay, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ cũng dự kiến sẽ
có điều kiện thuận lợi hơn.
3. Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ
3.1. Giá trị và khối lượng xuất khẩu tôm sang Mỹ trong những năm gần đây
Trong khoảng ba năm trở lại đây, Mỹ là một trong những thị trường có giá trị nhập
khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với giá trị đạt từ 800 triệu USD đến hơn 1 tỷ USD, chiếm tỷ 11
trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ xác
lập quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ có sự phục
hồi tăng trưởng đáng kể dù trước năm 2013 kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ trên dưới
mức 500 triệu USD. Năm 2014, tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt kỷ luật trên 1 tỷ USD,
khối lượng khoảng 114000 tấn tôm, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên từ
năm 2015-2019, xuất khẩu tôm sang Mỹ bị chững lại do thuế chống bán phá giá tăng cao,
kim ngạch chỉ trong khoảng 600-700 triệu USD, khối lượng khoảng 55000 đến 70000 tấn
tôm. Đến năm 2021, nhờ doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng cao nhờ các gói kích thích kinh tế của
Chính phủ Mỹ do đại dịch Covid-19 nên xuất khẩu tôm sang Mỹ vượt ngưỡng 1 tỷ USD,
tương đương với mức kỷ lục vào năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2022, lạm phát ở Mỹ tăng
cao, số lượng hàng tồn tôm cao nhưng sức mua giảm, dẫn đến xuất khẩu tôm sang Mỹ bị
giảm. Năm 2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn có xu hướng giảm như năm 2022. Tính đến
ngày 15/08/2023, giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 405 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ
năm ngoái ( Báo Dân Việt, 2023).
3.2. Tỷ trọng thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam tại thị trường Mỹ
Việt Nam được biết đến là một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn sang Mỹ trong
những năm gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng gần 362
nghìn tấn tôm, trị giá 3 tỷ USD. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 4 của Mỹ, đứng sau Ấn
Độ, Ecuador và Indonesia với thị phần nửa đầu năm nay là 6%, giảm so với cùng kỳ năm
ngoái. Đến tháng 7/2023, ghi nhận được xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ tăng trưởng
dương, tăng 3% so với 7/2022. Xuất khẩu tôm sang Mỹ vào tháng 8 cũng tiếp tục tăng 11%,
đạt 76 triệu USD. Tháng 9 được ghi nhận là tháng thứ ba tăng trưởng dương trong năm 2023,
với mức tăng trưởng cao hơn cả tháng trước đó với mức tăng 23% so với tháng 9 năm ngoái.
3.3. Các sản phẩm/loại tôm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, vì thế
Việt Nam có đa dạng loại tôm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trong đó có thể kể tên
đến những loại tôm được nuôi trồng và xuất khẩu nhiều nhất là: Tôm sú (Penaeus Monodon),
tôm thẻ chân trắng (Penaeus Vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm
hùm (Panulirus),… Trong đó thì tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai loại tôm được Việt Nam
xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ. Vào năm 2021, năm ghi nhận tôm xuất khẩu sang Mỹ có giá trị
trên 1 tỷ USD, thì 90% giá trị xuất khẩu tôm là sản phẩm tôm thẻ chân trắng, trong đó tôm 12
thẻ chân trắng chế biến (HS16) và tôm chân trắng sống/tươi, đông lạnh (HS03) đều tăng khối
lượng và giá trị. Ngoài tôm thẻ chân trắng thì Mỹ nhập khẩu một số loại tôm khác như tôm
sú, tôm hùm, tôm càng xanh nhưng giá trị nhỏ hơn.
4. Yếu tố thuận lợi
4.1. Ưu thế về nguồn lực
Ngành nuôi tôm ở nước ta bắt đầu vào những năm 80, cho đến những năm gần đây nuôi tôm
đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Điển hình như đồng bằng sông Cửu
Long là một trong những vùng nuôi tôm cá lớn nhất nước ta. Bởi nơi đây mang nhiều yếu tố
thuận lợi, cụ thể như: biển rộng và ấm quanh năm, nguồn tôm giống tự nhiên, hệ thống sông
ngòi và kênh rạch dày đặc. Đặc biệt, sau mùa lũ hằng năm ở sông Mê Kông mang lại nguồn
lợi thuỷ sản nước ngọt to lớn. Chính vì những lý do trên mà ngành nuôi tôm tại Việt Nam có
khoảng 750.000 héc ta diện tích nuôi tôm. Ngành nuôi tôm nước ta cũng triển khai và sử
dụng những ứng dụng công nghệ cao để mang lại hiệu quả kinh tế như mô hình nuôi tôm thẻ
trắng đạt chứng nhận VietGAP khu vực Bắc Trung Bộ.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế công nhận về
việc chăn nuôi thuỷ sản tốt như: BAP, Global Gap, ASC. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực nuôi tôm và là thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP). Do đó, thông qua sự hợp tác chặt chẽ với Uỷ ban Tôm của VASEP,
cùng với sự hỗ trợ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng NAFIQAD, các vấn đề
liên quan đến chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy định pháp luật, cả trong và ngoài nước,
được nghiên cứu và giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà nước cũng
tạo điều kiện cũng như những chính sách để hỗ trợ các vùng nuôi tôm như: Tập trung đầu tư
vào cơ sở hạ tầng cho các khu vực nuôi tôm chủ chốt, thực hiện chính sách và biện pháp quản
lý cẩn thận đối với các yếu tố đầu vào, nhằm đảm bảo chất lượng tôm khi xuất khẩu.
4.2. Cơ hội bứt phá và tiến công vào thị trường quốc tế
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả chính thức của đợt đánh giá hành chính lần
thứ 13 (POR13) liên quan đến biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với xuất khẩu tôm từ
Việt Nam. Dựa trên thông báo, 31 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm chính thức được áp
dụng miễn thuế chống bán phá giá là 0%. Sự quyết định này được đánh giá tích cực không 13
chỉ với tác động ngay trong thời gian tới mà còn mở ra cơ hội lớn cho 31 doanh nghiệp nói
riêng và Việt Nam nói chung để mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bởi, thị trường Mỹ
không chỉ là một trong những thị trường nhập khẩu tôm quan trọng của Việt Nam mà còn
được biết đến với những yêu cầu khắt khe. Sự lựa chọn tôm Việt của thị trường Mỹ được
xem là bước đệm giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng, tiếp cận vào các thị trường quốc tế khác.
4.3. Hiệp định thương mại
Hiệp định tự do thương mại như FTA, CPTPP mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho ngành
xuất khẩu tôm của Việt Nam, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường lớn như Châu u, Hoa
Kỳ. Việc giảm hoặc loại bỏ các thuế quan đối với tôm xuất khẩu giúp giảm giá thành của sản
phẩm Việt Nam, làm cho nó trở nên cạnh tranh hơn so với các đối thủ xuất khẩu khác trên thị
trường quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại
Việt Nam để mở rộng thị trường và tăng cường doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, thành lập AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) là một bước quan trọng trong quá
trình hợp tác kinh tế của cộng đồng. Cam kết đối xử công bằng và không phân biệt đối xử
giữa các doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau đảm bảo rằng tôm Việt Nam được đánh giá
một cách công bằng và không bị ưu ái hay bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này tạo
ra một môi trường công bằng và dựa trên quy tắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
4.4. Nhu cầu thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ đang ngày càng tăng cường nhu cầu về thực phẩm hải sản, và Đông Nam Á
đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng điều này. Với tình trạng cạn kiệt trữ
lượng thủy sản, những thách thức từ điều kiện tự nhiên, chi phí sản xuất cao hơn nhiều quốc
gia khác. Mỹ đang phải dựa vào việc nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia có ngành thuỷ sản
phát triển, đặc biệt là từ Đông Nam Á.
Nhu cầu ngày càng tăng và Mỹ đã chiếm giữ một vị trí lớn trong việc nhập khẩu thủy sản.
Trong bối cảnh này, các nước như Việt Nam đang có cơ hội lớn để đáp ứng phần thiếu hụt
nguồn cung trên thị trường Mỹ. Đặc biệt, nhập khẩu thủy hải sản từ Đông Nam Á đã chiếm
tới 31% tổng nhập khẩu Mỹ vào năm 2010, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh do sự phát triển
của ngành nuôi trồng thủy hải sản trong khu vực này. 14
Khối lượng đánh bắt thủy sản toàn cầu không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, khiến Mỹ
phải mở rộng cửa thị trường nhập khẩu. Hiện nay, nhập khẩu thủy hải sản chiếm 84% tổng
tiêu thụ thủy sản của Mỹ, và điều này tạo ra cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu như Việt Nam.
Mặc dù Mỹ đang cố gắng tăng cường nguồn cung nội địa, ngành nuôi trồng thủy hải sản
trong nước chỉ cung cấp khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng tổng lượng thuỷ hải sản tiêu thụ tại
Mỹ. Cùng với đó, những khó khăn về môi trường và chi phí nuôi trồng cao tại Mỹ, đang
khuyến khích việc nhập khẩu từ các quốc gia có nguồn cung phong phú như Đông Nam Á.
Việt Nam, đặc biệt là với xuất khẩu cá tra và tôm, đã có sự nổi bật trên thị trường Mỹ. Với nỗ
lực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tăng cường thị phần, Việt Nam đang chứng minh khả năng
cung ứng thủy sản chất lượng cao cho thị trường Mỹ, góp phần giảm thiểu thâm hụt mậu dịch
thủy sản của Mỹ và tạo ra cơ hội kinh doanh tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. 5. Thách thức 5.1. Sự cạnh tranh
Ấn Độ và Ecuador là 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất ở thời điểm hiện tại trong ngành
tôm của Việt Nam. Cạnh tranh ở đây là về giá thành quá trình sản xuất ở Việt Nam đang cao
hơn 2 nước còn lại. Cụ thể khoảng 5 USD/kg, trong khi Ecuador chỉ với 2,4 USD/kg, tức cao
hơn gấp đôi. Theo báo VTV, công nghệ của Ecuador đạt mức lên đến 90%, Ấn Độ 70%
nhưng Việt Nam chỉ dưới 40%.
Lý do dẫn đến những yếu tố trên là do một số quốc gia khác đều có những chính sách
về giảm thuế cho ngành hàng này như nguyên phụ liệu, thức ăn,... Kinh tế toàn cầu đi xuống
từ dịch COVID-19 và chỉ “tạm” phục hồi lại trong 1, 2 năm nay, vì thế lượng cầu mua tôm
giảm xuống nhưng nguồn cung lại tăng. Với tình trạng hiện nay, các đối thủ vẫn đang sản
xuất và cung ứng với giá thành thấp trong khi nước ta vẫn còn đang chật vật với điều này,
nếu không có giải pháp nào được đưa ra để giúp ta giải quyết bài toán thì việc xuất khẩu tôm
sẽ khó cạnh tranh được.
5.2. Tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh
Việc bị giảm diện tích, mất đi các vùng nuôi tôm ven biển là vấn đề do biến đổi khí
hậu và mực nước biển dâng cao. El Nino mang đến thời tiết nắng nóng, bão và lũ lụt, có thể 15
gây ra những thay đổi đột ngột về độ mặn, nhiệt độ và lượng mưa. Những biến động này có
thể cản trở sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi và làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho
chúng. Tỷ lệ nuôi trồng thành công ở Việt Nam đã giảm đáng kể do nguyên nhân gây bệnh,
đặc biệt là bệnh do Microsporidian gây ra. Điều này đặt ra một vấn đề cho công tác quản lý
rủi ro ở Việt Nam liên quan đến quản lý dịch bệnh. Tôm bố mẹ, tôm giống, và các giai đoạn
nuôi thương phẩm của chuỗi cung ứng đều được thiết kế để giảm thiểu rủi ro đến mức có thể quản lý được.
5.3. Chính sách thuế
Các công ty chế biến tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải đối mặt với
các quy định nghiêm ngặt của quốc gia để bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước bên cạnh
việc phải trả các khoản thuế chống bán phá giá cao.
Theo các doanh nghiệp, tôm Việt Nam có lợi thế hơn tôm Thái Lan trên thị trường
Mỹ do các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm ở Thái Lan đã làm tổn hại đến uy tín cũng
như danh tiếng của Thái Lan. Tuy nhiên, ngành tôm nước ta đang phải cạnh tranh với tôm Ấn
Độ và Ecuador như phần trên đã giải thích, 2 quốc gia này có lợi thế hơn nước ta về mặt giá
cả nên tích cực cung cấp, và đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ
Ấn Độ là ví dụ điển hình, họ hưởng mức thuế thấp nhất, hơn hẳn Việt Nam và Thái
Lan cho dù đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá tôm đi chăng nữa thì họ cũng sẽ có lợi hơn.
Hơn thế nữa, việc hưởng lợi từ các chương trình, những chính sách về việc trợ cấp xuất khẩu
dành cho các nước đang phát triển lại càng có lợi cho Ấn Độ. Trong khi chi phí trong việc
nuôi tôm của Việt Nam khi nhập khẩu vào Mỹ lại có giá trung bình cao hơn hẳn so với các
quốc gia cạnh tranh khác. Điều này khiến Việt Nam gặp phải trở ngại khi xuất khẩu tôm sang Mỹ.
6. Cơ hội phát triển
Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đang mở ra một loạt cơ hội phát triển hứa hẹn cho ngành
công nghiệp tôm. Thị trường Mỹ với kích thước lớn và nhu cầu tiêu thụ tăng cao đã trở thành
một mục tiêu hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu tôm trên toàn thế giới. 16
Trước hết, thị trường Mỹ có một nhu cầu tiêu thụ tôm đáng kể. Theo báo cáo của USDA, nhu
cầu tiêu thụ tôm ở Mỹ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là với tôm hữu cơ
và tôm bền vững. Điều này tạo ra một tầm nhìn rộng mở cho các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm, cho phép họ đáp ứng nhu cầu đang tăng của thị trường Mỹ và mở rộng quy mô kinh
doanh. Hiệp hội Xuất khẩu và Phát triển thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhận định rằng đây
là một cơ hội quan trọng cho ngành tôm Việt Nam, đặc biệt sau chuyến thăm của Tổng thống
Mỹ Joe Biden tới Việt Nam và việc hai nước đã tuyên bố nâng cấp quan hệ lên mức "Đối tác
Chiến lược Toàn diện" cao nhất. Sự kiện này sẽ mở ra những cơ hội mới cho hoạt động
thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia, bao gồm cả ngành thủy sản.
Theo NOAA, “Mỹ đã nhập khẩu 69.501 tấn tôm vào tháng 7 năm 2023, tăng 3% so với tháng
7 năm 2022”. Lần đầu tiên sau 13 tháng, số lượng tôm nhập khẩu của Mỹ tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
6.1. Xuất khẩu chế biến, tôm cao cấp
Xuất khẩu tôm chế biến là một trong những hướng được đánh giá có tiềm năng phát triển
mạnh trong tương lai. Hiện tại, ngành chế biến tôm của Việt Nam mới chỉ đạt tỉ lệ khoảng
10-15%, thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu tôm lớn như Thái Lan, Ấn Độ. Tuy nhiên,
xuất khẩu tôm chế biến mang lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều lần so với tôm sống hoặc đông lạnh.
Các mặt hàng tôm chế biến cao cấp như tôm sống, tôm đông lạnh, tôm chế biến và các sản
phẩm tôm chế biến khác đang có nhu cầu cao tại thị trường Mỹ. Cơ chế chuyển đổi dữ liệu
thành mặt hàng có giá trị cao sẽ tăng thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này mở ra
triển vọng cải tiến phương pháp chế biến và đa dạng hóa sản phẩm, thu hút sự chú ý của
khách hàng và tạo khả năng cạnh tranh sinh lợi tại thị trường Mỹ. Đáp ứng nhu cầu của người
Mỹ về sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian nấu nướng. Chất lượng thực phẩm và giá trị dinh
dưỡng ngày càng trở nên quan trọng đối với người tiêu dùng Mỹ. Tôm chế biến cao cấp như
tôm tươi, tôm đông lạnh và các mặt hàng tôm chế biến sẵn ngày càng trở nên phổ biến và có
nhu cầu tại thị trường Mỹ. Theo Báo cáo thị trường tôm của Euromonitor International, năm
2020, tôm chế biến sẵn chiếm khoảng 60% thị phần trong ngành thủy hải sản chế biến tại Mỹ.
Điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển và cơ hội cho xuất khẩu tôm chế biến cao cấp sang thị
trường này. Theo ông Trần Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thủy sản
Thuận Phước (Đà Nẵng), hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm hiện nay tập trung vào sản
xuất, chế biến hàng hóa với chức năng nâng giá trị lên cao. Đây cũng là xu hướng chung tại
một số thị trường nhập khẩu tôm trên thế giới hiện nay. Ví dụ, thị trường EU trước đây chủ
yếu nhập khẩu tôm nguyên con nhưng hiện nay đang nhập khẩu nhiều mặt hàng hơn như tôm 17
tẩm gia vị, xúc xích tôm, v.v. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, việc sản
xuất và tiêu thụ các sản phẩm tôm có giá trị cao của ngành tôm sẽ là xu hướng trong thời gian tới.
Xuất khẩu tôm chất lượng cao là bước đi quan trọng trong việc nâng cao giá trị ngành thủy
sản Việt Nam. Vì chúng tốt cho sức khỏe và thơm ngon nên tôm, cua và các loại tôm đặc sản
khác có nhu cầu cao ở Hoa Kỳ. Đặc biệt, người tiêu dùng tiêu chuẩn Mỹ sẵn sàng trả chi phí
cao cho nhiều loại mặt hàng có sẵn cho họ. Việt Nam có lợi thế đáng kể trong việc nuôi tôm
chất lượng cao, bao gồm cả tôm và cua, nhờ áp dụng các biện pháp nông nghiệp tự nhiên và
thoải mái hơn. Điều này giúp Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ so với các quốc gia sử dụng
công nghệ nông nghiệp hiện đại hơn. Nếu tận dụng tài nguyên này một cách hợp lý, việc xuất
khẩu tôm cao cấp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với tôm thông thường, đồng thời
đáp ứng được nhu cầu thị trường Mỹ với sự khó tính về mặt thị giác. Theo số liệu từ Tổng
cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, giá trị xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam đạt 50 triệu
USD, tăng 25% so với năm 2019. Ông Bill Dresser, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Sea
Port Products - một trong những công ty nhập khẩu tôm hàng đầu của Mỹ, cho biết: "Hiện
nay, tại thị trường Mỹ, giá tôm sú cao hơn rất nhiều, khoảng 2,5 USD so với giá trung bình
một pound tôm thẻ chân trắng. Tôm sú đang chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường Mỹ
và có tiềm năng mở rộng thị phần nếu chúng ta đầu tư vào các chiến lược tiếp thị hiệu quả,
phát triển thói quen tiêu dùng và mở rộng thị trường."
Để đáp ứng sở thích và nhu cầu đa dạng của khách hàng Mỹ, thị trường này đòi hỏi sự đa
dạng hóa sản phẩm tôm. Việc đa dạng hóa này mang lại tiềm năng mở rộng thị trường và cơ
hội tiếp cận khách hàng Mỹ. Ngoài các sản phẩm tôm truyền thống như tôm khô và tôm đóng
hộp, Việt Nam vẫn còn nhiều khả năng phát triển và mang đến những sản phẩm mới, độc đáo
cho người tiêu dùng Mỹ. Điều này góp phần tăng thêm giá trị và mở rộng quy mô phân phối
trên thị trường lớn này. Các sản phẩm như lạp xưởng tôm, gỏi tôm, cơm chiên tôm… đang
dần nổi lên và thu hút người tiêu dùng. Theo Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ (National Fisheries
Institute): “ Người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng tăng cường việc mua các sản phẩm thủy
sản chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian nấu nướng và đáp ứng nhu cầu tiện lợi. Chế biến tôm
thành các món ăn như tôm viên, tôm chiên giòn hoặc mì xào tôm có thể phù hợp với xu
hướng này và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.” Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ
mới, đa dạng hoá định dạng sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu tôm Việt tiếp cận nhiều
phân khúc tiêu dùng hơn tại thị trường Mỹ 18
6.2. Hợp tác chiến lược với nhà nhập khẩu, bán lẻ Mỹ
Để thúc đẩy hiệu quả và thành công trong việc xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, việc xây
dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần khéo léo tận dụng những lợi thế cạnh tranh của mình và đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tác nhập khẩu Hoa Kỳ bằng cách trình bày những lý do
thuyết phục và đáng tin cậy. Trong quá trình tinh chỉnh hoạt động, hiểu rõ nhu cầu và tiêu
chuẩn của các nhà nhập khẩu trở thành yếu tố quan trọng. Để đạt được điều này, các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm cần phải sở hữu kiến thức đáng tin cậy về pháp luật, tiêu chuẩn chất
lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường áp dụng tại thị trường Mỹ. Đồng thời, việc
đảm bảo quy trình sản xuất và chế biến cũng như các tiêu chuẩn này là một khía cạnh quan
trọng trong việc tạo dựng niềm tin và hợp tác lâu dài với hàng nhập khẩu. Hợp tác với các
bên nhập khẩu lớn là một trong những hướng đi giúp doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần
hiệu quả. Các đơn vị như Walmart, Costco chiếm tới 30-40% thị phần bán lẻ tại Mỹ, việc hợp
tác cung cấp hàng hóa riêng biệt sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập hệ thống phân phối toàn
quốc của họ. Đồng thời, khai thác các chương trình khuyến mãi, quảng cáo chung sẽ rút ngắn
thời gian và chi phí nâng cao nhận diện thương hiệu. Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh
trong vai trò nhà cung cấp tôm lớn cho các ông lớn bán lẻ này. Theo Giám đốc Johnny Fung
của Tập đoàn WalMart, trong thời gian sắp tới, WalMart có kế hoạch mở rộng sự hiện diện
của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên toàn bộ hệ thống của họ. Mục tiêu của việc này là
đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn cung cấp để đồng phục với tốc độ tăng trưởng của mạng
lưới phân phối toàn cầu. WalMart quan tâm đến việc mua sắm các loại hàng hóa đa dạng, bao
gồm sản phẩm thuỷ sản, thực phẩm, đồ nội thất và nhiều mặt hàng khác. Ngoài ra, việc xây
dựng một mối quan hệ đối tác bền vững và công bằng cũng là yếu tố quan trọng. Các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm cần xem đối tác nhập khẩu là đối tác chiến lược, nỗ lực để đảm bảo lợi
ích chung và sự phát triển bền vững của cả hai bên. Việc thiết lập các hợp đồng dài hạn và
xây dựng một mô hình kinh doanh tương xứng với sự tin tưởng và đáng tin cậy sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho cả hai bên trong quá trình xuất khẩu tôm.
6.3. Quảng bá thương hiệu tôm Việt tại thị trường Mỹ
Các mặt hàng có thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng tiêu dùng
tại thị trường Mỹ có tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp phải xây dựng chương trình
khuyến mãi, hạn chế số lượng sự kiện, hội chợ giới thiệu ẩm thực, trưng bày đa dạng mẫu mã
trong siêu thị, nhà hàng nhằm truyền tải logo, thông điệp thương hiệu tới khách hàng Mỹ. 19
Đồng thời, tập hợp các đối tác quan trọng cung cấp nguyên liệu, cơ chế chuyển đổi hàng hóa
nhằm tăng tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm tôm Việt Nam. Những hành động này là
phần thưởng cho tôm Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ. Việc sử dụng các
kênh quảng cáo thích hợp là rất quan trọng. Trong thời đại ngày nay, việc sử dụng quảng cáo
trên internet và mạng xã hội là vô cùng có lợi. Các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng
trực tuyến phổ biến như Google Ads, Facebook, Instagram và YouTube có thể giúp tiếp cận
lượng lớn khán giả và đặc biệt nhắm đến tiềm năng của nhóm người tiêu dùng. Cuối cùng,
việc phát triển quan hệ hợp tác với các địa phương đối tác là rất quan trọng đối với quá trình
tiếp thị thương hiệu tôm Việt Nam. Hợp tác với các nhà phân phối, nhà bán lẻ và nhà hàng
Hoa Kỳ sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận của người tiêu dùng và mang lại sự hiện diện thương
mại mạnh mẽ trên các kênh phân phối chính.
7. Giải pháp thúc đẩy ngành xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ
7.1. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác toàn diện đối với Mỹ
Sau chuyến viếng thăm của tổng thống Joe Biden đến Việt Nam đã khẳng định rõ
thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương chính là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa cơ hội
mới cho Việt Nam về những hoạt động thương mại, buôn bán. Nền kinh tế trọng điểm của
Việt Nam vẫn là nông nghiệp - thủy hải sản, dựa vào vị trí địa lý điều kiện tự nhiên thuận lợi
Việt Nam có thể cho ra những sản lượng tôm vừa đa dạng vừa chất lượng cao, đáp ứng đủ
được các phân khúc thị trường và khách hàng quốc tế. Tạo dựng các mối quan hệ bền vững
với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ có tiếng và đáng tin cậy ở
Mỹ để thiết lập tạo một con đường kinh doanh xuất khẩu tôm của riêng mình.
7.2. Chính sách ưu đãi cho ngành xuất khẩu thủy hải sản
Hiện nay, các công ty sản xuất chế biến tôm Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi
phải trả các khoản thuế khá cao. Nhà nước, Chính phủ có thể ban hành những chính sách ưu
đãi như giảm thuế xuất khẩu, thuế chống bán phá giá đối với ngành thủy sản hoặc ngân hàng
Nhà nước có thể ưu tiên, đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp, chế
biến nuôi trồng tôm xuất khẩu. 20