-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Công thức chung của tư bản là gì? Công thức chung của tư bản phản ánh điều gì? Tại sao đây là công thức chung của tư bản?- Công thức chung của tư bản : T-H-T’Trong đó: T’ = T + delta(t), (delta(t)) > 0Mục đích lưu thông của tư bản là thu được lượng giá trị lớn hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Bài tập ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Công thức chung của tư bản là gì? Công thức chung của tư bản phản ánh điều gì? Tại sao đây là công thức chung của tư bản?- Công thức chung của tư bản : T-H-T’Trong đó: T’ = T + delta(t), (delta(t)) > 0Mục đích lưu thông của tư bản là thu được lượng giá trị lớn hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Câu 1: Công thức chung của tư bản là gì? Công thức chung của tư
bản phản ánh điều gì? Tại sao đây là công thức chung của tư bản?
- Công thức chung của tư bản : T-H-T’
Trong đó: T’ = T + delta(t), (delta(t)) > 0
Mục đích lưu thông của tư bản là thu được lượng giá trị lớn hơn.
- Sự vận động của mọi tư bản điều biểu hiện trong lưu thông,
dù tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.
- Công thức chung biểu thị khái quát sự vận động của tư bản
trong quá trình lưu thông. Công thức này biểu thị quá trình trao đổi hàng hóa
thông qua việc dùng tiền để mua hàng hóa và bán hàng hóa để kiếm lời.
Câu 2: Khái niệm tư bản, và các loại tư bản?
- Tư bản là quan hệ sản xuất của xã hội (giữ người với người trong quá trình
sản xuất) hay một giá trị T tạo ra giá trị thặng dư delta(t) bằng cách bốc lột công nhân
làm thuê (Nhà tư bản nắm giữ khả năng chi phối thị trường và giá trị thặng dư).
- Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái
tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm
thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá
trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
- Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức
lao động, mà giá trị không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu
tượng của công nhân mà tăng lên, tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất.
- Tư bản cố định: Là một bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại
dưới hình thái tư liệu lao động, tham gia toàn bộ vào quá trình sản
xuất, nhưng giá trị của nó chuyển từng phần, ít một vào giá trị của
sản phẩm mới theo mức độ hao mòn.
-Tư bản lưu động: Là một bộ phận của tư bản sản xuất, tham
gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chuyển một
lần, chuyển hết vào giá trị của sản phẩm mới khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
Câu 3: Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa? Sức lao động
khác lao động như thế nào? Nêu ví dụ?
- Có hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân xác (Người lao động
có thể chi phối, sử dụng sức lao động của mình).
+ Người lao động không có tư liệu sản xuất kết hợp với
sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm.Vì vậy họ phải
bán sức lao động của mình.
- Sự khác nhau của sức lao động và lao động:
+ Sức lao động : là khả năng về thể chất và tinh thần.
+ Lao động: là sự vận dụng sức lao động vào sản xuất dể
tạo ra một giá trị nào đó.
- Ví dụ: Một người thợ may có khả năng về trí lực và thể lực goi
chung là sức lao động. Và người thợ ngày vận dụng vào sản xuất để
tạo ra 10 cái áo với kiểu dáng khác nhau trong thời gian 8 giờ (10 cái
áo trong thời gian 8 giờ thể hiện khả năng thể lực và các kiểu dáng
khác nhau biểu lộ khả năng về trí lực, sáng tạo).
Câu 4: Giá trị sức lao động là gì? Cách tính giá trị sức lao động? Tại
sao nói giá trị sức lao động mang yếu tố tin thần và lịch sử.
- Hàng hóa sức lao động cũng giống như các loại hàng hóa
thông thường khác được quy định bởi thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động (Nhưng khác với
hàng hóa thông thường : giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử).
- Cách tính giá trị hàng hóa sức lao động:
GTHH SLD = GTTLSH + PTDT + GTTLSH_NC Trong đó:
GTTLSH: Giá trị tư liệu sinh hoạt
PTDT: Phí tổn đào tạo người lao động
GTTLSH_NC: Giá trị tư liệu sinh hoạt nuôi con người lao động
- Lý do mang yếu tố tinh thần, lịch sử: Những nhu cầu, cũng
như quy mô của những nhu cầu của người lao động tùy thuộc vào
điều kiện tự nhiên, tập quán trình độ. Từng ngày nhu cầu của con
người càng tăng cao về số lượng, chất lượng và chủng loại. Vì vậy
giá trị sức lao động cũng như tiền lương không phải cố định mà ngày càng tăng cao.
- Ví dụ: con người không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn về
mặt tinh thần như xem phim, giải trí, vui chơi… hay mỗi quốc gia
trong từng thời kỳ là khác nhau nên tư liệu sinh hoạt cần thiết cho
công nhân và gia đình và việc đào tạo học hành cũng khác nhau
vì vậy tạo nên yếu tố lịch sử.
Câu 5: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động (HHSLD) ? Tính
chất đặc biệt của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động?
- Tương tự như các loại hàng hóa thông thường giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động được thể hiện ra trong quá trình tiêu
dùng (tiêu dùng sức lao động) tức là đang sử dụng sức lao động
để tham gia vào sản xuất.
- Khi sử dụng hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn bản
thân giá trị sức lao động mới gọi là giá trị thặng dư hay delta(t).
Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.
- Con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc
cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý,
kinh tế, xã hội của người lao động.