Bài tập ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Cho biết hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến Việt Nam?
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin
từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng
chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga nêu tấm
gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc
tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Chính sách cai trị của Thực dân Pháp ở Việt Nam và hậu quả của nó? Chính sách:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ
máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực
đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam
thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị
riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức
chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.
Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập
đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ
thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm
lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của
Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh
hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách
ngu dân để dễ bề cai trị. Hậu quả:
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực
dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu
kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội
bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu
nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình
thức và mức độ khác nhau. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã
hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần
cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế
quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh
giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.
3. Sự phân hóa kết cấu giai cấp ở Việt Nam?
Phân hóa giai cấp ở Việt Nam Giai Giai Giai Giai cấp địa Giai cấp cấp cấp chủ cấp tư tiểu nông công sản phong tư sản dân nhân kiến
4. Công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ?
Chuẩn bị về chính trị: Sau khi gặp chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã hoạt
động, viết nhiều tác phẩm; Soạn thảo các văn kiện cho Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng
Chuẩn bị về tư tưởng: Lập báo Người cùng khổ, báo Thanh niên..., huấn
luyện cán bộ, truyền bá con đường cách mạng vô sản vào Việt Nam
Chuẩn bị về về mặt tổ chức: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Chủ trì triệu tập và hợp nhất ba tổ chức cộng sản
5. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lính chính trị đầu tiên của Đảng?
Hội nghị thành lập Đảng:
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái
viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đến Hương Cảng (Trung Quốc)
triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất
của Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng Hội nghị được tiến hành trong thời gian (từ
ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930), với nhiều địa điểm khác nhau tại Hương Cảng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của
con đường cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản
cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp
ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại.
6. So sánh sự giống và khác nhau giữa Cương lĩnh Chính trị đầu tiên và Luận cương tháng 10/1930? Giống nhau:
– Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư sản dân
quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn TBCN, tiến thẳng lên XHCN và chủ nghĩa cộng sản
– Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống
phong kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau
– Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên phong,
cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới. Khác nhau: Tính chất xã hội
– Cương lĩnh chính trị đầu tiên: xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong
kiến, bao gồm 2 mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế
quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân)
với địa chủ phong kiến, trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai.
– Luận cương chính trị 10/1930: Xã hội Đông Dương gồm 2 mâu thuẫn dân tộc và
giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất Tính chất cách mạng.
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản
dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chũ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn kế
tiếp nhau, không bức tường nào ngăn cách.
– Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư
sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN không qua giai đoạn phát
triển TBCN. Hoàn thành thắng lợi của giai đoạn này mới làm tiếp giai đoạn khác. Kẻ thù cách mạng
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản
cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù không phải toàn bộ là phong kiến và tư sản
– Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không phân
biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến còn có bộ phận tiến bộ, Luận cương
cũng không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản. Nhiệm vụ cách mạng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản
phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập. Dựng lên chính phủ công nông
binh, tổ chức ra quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu
ruộng đất,… chia cho dân nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất.
– Luận cương chính trị 10/1930: Đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ ách áp bức
bóc lột tư bản, thực hành cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập. Vai trò lãnh đạo
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
– Luận cương chính trị 10/1930: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Đông Dương Lực lượng cách mạng
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Giai cấp công nhân, nông dân là động lực là gốc của
cách mạng cần phải liên minh với giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ.
– Luận cương chính trị 10/1930. Chỉ gồm công nhân và nông dân, không đề cập tới các giai cấp khác.
7. Chủ trương đấu tranh 1930-1931 và khôi phục phong trào cách mạng?
o Chủ trương đấu tranh 1930-1931
Khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đô phong
kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để vả đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
o Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng
Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là
Xôviết Nghệ - Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930-1931 đã tập hợp được đông đảo
quần chúng công nông, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn đế quốc, phong kiến với
hình thức quyết liệt khắp cả Bắc, Trung, Nam, làm rung chuyển nền thống trị của
chúng. Riêng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh, chính quyền địch ở nhiều làng, xã bị
tan rã, trở thành các làng đỏ do nhân dân làm chủ, xuât hiện chính quyền của nhân
dân mô phỏng theo các Xôviết trong cách mạng Nga, đưa lại nhiều lợi ích thiêt
thực cho nhân dân. Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao,
đê quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào
cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương.
8. Chủ trương đấu tranh 1936-1939, 1939-1945?
Chủ trương đấu tranh (1936-1939) đòi quyền dân chủ, dân sinh: Nhận thức mới
của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:
Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân
Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng
Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến tranh đế
quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức
bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai
vả nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng
sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu
tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp
Chủ trương đấu tranh (1939-1945):
o Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần
Nhận định tình hình: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc
chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc,
nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Tuy vậy, hiện
đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.
Xác định kẻ thù: Sau cuộc đảo chính, phátxít Nhật là kể thù chính, kẻ
thù cu thể trước mắt duy nhât của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải
thay khâu hiệu "đánh đuổi phátxít Nhật - Pháp" bằng khâu hiệu "đánh đuổi phátxít Nhật".
Chủ trương: Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ,
làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ
động, tổ chức và đâu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp với
thời kỳ tiền khởi nghĩa như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần
hành, bãi công chính trị, biểu tinh phá kho thóc của Nhật để giải quyết
nạn đói, đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quôc, v.v..
o Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa
Hội nghị nhận định: Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã
tới và quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính
quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Hội nghị còn quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối
nội và đối ngoại trong tình hình mới. về đối nội, sẽ lây Mười chính
sách lớn của Việt Minh làm chính sách cơ bản của chính quyền cách
mạng, về đối ngoại, thực hiện nguyên tắc bình đăng, hợp tác, thêm
bạn bớt thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp - Anh và Mỹ -
Tưởng, hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó nhiều kẻ thù
trong cùng một lúc; phải tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, của nhân
dân các nước trên thế giới, nhâl là nhân dân Pháp và nhân dân Trung
Quốc. Hội nghị quyết định cử úy ban khởi nghĩa toàn quốc do Trường
Chinh phụ trách và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương.
9. Sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng thông qua HNTW 6,7,8? Nội dung:
29/9/1939 TW Đảng gửi toàn Đảng một thông cáo quan trọng nêu rừ: “Hoàn cảnh
Đông Dương sẽ tiến tới vấn đề dân tộc giải phóng”.
Ban chấp hành TW Đảng đã họp :Hội nghị TW lần thứ 6(11/1939,Hội nghị TW 7
(11/1940),Hội nghị TW lần thứ 8 (diễn ra từ ngày 10 đến 19/5/1941) và đi đến
quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
Một là đưa nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu
Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến mà thay bằng khẩu
hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian.
Hai là : Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng. ở Việt
Nam là Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh.
Hội nghị quyết định thay tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc.
Ba là: hội nghị xác định “Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân”.
Hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa
Duy trì đội du kích Bắc Sơn tiến tới thành lập căn cứ địa du kích Bắc Sơn – Vũ Nhai.
Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Như vậy: với 3 hội nghị TW 6,7,8 Đảng ta đó hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược để đi đế giành thắng lợi cách mạng 8/1945, thể hiện:
Đưa nhiệm vụ lên giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng
nhằm mục tiêu giải giải phóng dân tộc. Lực lượng chính trị của quần chúng
ngaỳ càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp – Nhật
theo khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh.
Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng , Đảng đó chỉ đạo việc vũ
trang cho quần chúng cách mạng, từng bước tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang trong nhân dân
10. Tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945? a. Tính chất
Vì giải phóng dân tộc là một nhiệm vụ cơ bản nhất của một trong hai nhiệm vụ cơ
bản của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mà nếu hoàn thành được
nhiệm vụ này tất yếu sẽ mở đường đi đến hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo. Vì thế, có
thể nói Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
b. Ý nghĩa lịch sử: - Đối với trong nước:
+ Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập,
dân chủ cộng hòa, đưa dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa
Đảng ta từ một Đảng bất hợp pháp trở thành một Đảng cầm quyền trong cả nước.
+ Mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta - kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên
chủ nghĩa xã hội, ghi thêm một trang oanh liệt nữa vào truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm anh hùng bất khuất của dân tộc ta.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám tuy chỉ là bước đầu nhưng đã có ý nghĩa
quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của lịch sử dân tộc. - Đối với thế giới:
+ Sự kiện này đã đưa nước ta bước vào hàng ngũ các nước dân chủ nhân dân và
chủ nghĩa xã hội trên thế giới, sánh vai với các cường quốc trên toàn cầu.
+ Đây cũng là tháng lợi (lớn, chung) của phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới. Vì thế nó có sức cổ vũ rất lớn lao đối với nhân dân các nước thuộc địa và phụ
thuộc, nhất là các nước thuộc địa Pháp, đang nổi dậy đấu tranh giải phóng cho mình.
+ Thắng lợi này đã góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Pháp
ở Đông Dương. Vì thế nó cũng góp phần lớn vào việc củng cố hòa bình ở khu vực
Đông Nam Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
c. Bài học kinh nghiệm:
+ Biết kết hợp giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa phản đế và phản phong.
+ Biết tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng một Mặt trận dân
tộc thống nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
+ Biết kiên quyết đi theo con đường cách mạng bạo lực của quần chúng theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Biết kết hợp chuẩn bị lâu dài với việc chớp thời cơ.