-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập pháp luật đất đai và mội trường | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đây là nội dung được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 dự thảo Luật Đất đai. Cũnggiốngnhưquyđịnhhiện nay, tổchức trongnướcđượcNhànướcgiaođấtcó thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư có mục đích kinh doanh mà được miễn,giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đất đai - môi trường 20 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Bài tập pháp luật đất đai và mội trường | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đây là nội dung được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 dự thảo Luật Đất đai. Cũnggiốngnhưquyđịnhhiện nay, tổchức trongnướcđượcNhànướcgiaođấtcó thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư có mục đích kinh doanh mà được miễn,giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đất đai - môi trường 20 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Họ tên: Đặng Thu Hà Mã sv: 22061095
Môn học: Pháp luật về đất đai và môi trường Câu 1:
1. Đang thuê đất trả tiền 1 lần có thể chuyển sang trả hằng năm
Theo khoản 2 Điều 31 dự thảo Luật Đất đai mới nhất, tổ chức kinh tế đang được
Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển
sang thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm.
Tiền thuê đất đã nộp sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm phải nộp theo
quy định của Chính phủ.
Theo đó, các doanh nghiệp nào được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần có thể
chuyển sang thuê đất trả tiền thuê hằng năm.
Hiện nay, Điều 172 Luật Đất đai năm 2013 chỉ cho phép tổ chức kinh tế được Nhà
nước đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được chuyển
sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà không có quy định ngược lại.
2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải nộp lại số tiền được miễn, giảm
Đây là nội dung được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 dự thảo Luật Đất đai.
Cũng giống như quy định hiện nay, tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để
thực hiện dự án đầu tư có mục đích kinh doanh mà được miễn, giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn hoặc
không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Tuy nhiên, nếu thực hiện chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì
doanh nghiệp đó phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền tương ứng với số tiền sử
dụng, tiền thuê đất đã được miễn, giảm tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Đây là quy định hoàn toàn mới so với quy định tại Luật Đất đai 2013.
3. Quy định chặt chẽ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bên cạnh những quy định chung về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
giống như hiện nay thì trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất
đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản còn được Điều 45 dự thảo Luật đất
đai yêu cầu phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của Luật Kinh doanh bất
động sản, Luật Nhà ở.
Cùng với đó, dự thảo mới cũng bổ sung quy định liên quan đến tổ chức kinh tế
được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, tổ chức này
phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp
thuận. Các nội dung phải được thể hiện trong phương án bao gồm:
- Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp. - Vốn đầu tư.
- Thời hạn sử dụng đất.
- Tiến độ sử dụng đất.
4. Doanh nghiệp có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa
Căn cứ khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013, hiện nay, tổ chức kinh tế không được
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, trừ trường hợp được chuyển
mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhưng đến dự thảo Luật Đất đai, quy định cấm tổ chức kinh tế không được nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa đã bị lược bỏ. Như vậy, nếu quy định
mới được thông qua, doanh nghiệp có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
5. Được bán tài sản trên đất và bán quyền thuê đất cho doanh nghiệp khác
Theo khoản 2 Điều 46 dự thảo Luật Đất đai, các tổ chức kinh tế được nhà nước cho
thuê đất được bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê có các điều kiện sau đây
- Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 46 bao gồm:
• Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp và đã được đăng ký theo quy định.
• Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu
tư đã được phê duyệt, chấp thuận (nếu có), trừ trường hợp phải thực hiện theo bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực, quyết định cưỡng chế của cơ quan thi
hành án hoặc kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đã ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà chưa khấu trừ hết vào tiền thuê đất phải nộp.
6. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất sẽ bị thu hồi đất
Theo khoản 6 Điều 81 dự thảo Luật đất đai 2013, người sử dụng dất không thực
hiện nghĩa vụ tài chính về đất sẽ bị thu hồi đất. Cụ thể, người sử dụng đất không
thực hiện nghĩa vụ tài chính trong các trường hợp sau đây:
- Không nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày có
thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
- Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có
quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Do vậy, doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đúng thời hạn quy
định nếu không muốn bị thu hồi đất.
7. Doanh nghiệp vi phạm đất đai vẫn có thể được giao đất, cho thuê đất
Theo khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai 2013, người được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng
điều kiện là không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, dự thảo mới đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp này khi quy định
doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật về đất đai nhưng đã khắc phục đầy
đủ vi phạm trước thời điểm đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất thì vẫn được được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
8. Xây nhà lưu trú cho công nhân KCN được miễn, giảm tiền tiền thuê đất
Đây cũng là một sự bổ sung hợp lý nhằm khuyến khích doanh nghiệp xây dựng
nhà lưu trú, đảm bảo về chỗ ở cho người lao động.
Nội dung này được ghi nhận tại điểm b khoản 1 Điều 158 dự thảo Luật Đất đai.
Theo đó, một trong những trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất là khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công
với cách mạng, người nghèo; sử dụng đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công
nhân trong khu công nghiệp (KCN),…
9. Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường
Dự thảo Luật Đất đai đã bỏ quy định về khung giá đất. Theo đề xuất mới, giá đất sẽ
được tính toán dựa trên các căn cứ sau: Mục đích sử dụng đất được đưa ra định giá;
theo thời hạn sử dụng đất; thông tin đầu vào để xác định giá đất theo các phương
pháp định giá đất; các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất; quy định của các pháp
luật có liên quan tại thời điểm định giá.
Trong đó, thông tin đầu vào để xác định giá đất bao gồm:
- Giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đã được công
chứng, chứng thực; giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà không chịu tác
động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết
thống hoặc có những ưu đãi khác được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
- Thông tin về doanh thu, chi phí, thu nhập từ việc sử dụng đất,… Câu 2:
• Những hành vi bị nghiêm cấm trong luật đất đai (Điều 12. Những hành
vi bị nghiêm cấm)
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai:
Là hành vi thay đổi mốc giới thửa đất theo hướng là tăng diện tích đất so
với diện tích có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc hủy hoại đất
đã vi phạm nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi
trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất
xung quanh được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật đất đai năm 2013.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố:
Việc thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố tại địa
phương góp phần sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo quản lý thống nhất của
các cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, việc vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình quản lý và sử dụng đất.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích:
Để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên thiên nhiên làm ảnh hưởng đến lợi ích
chung của Nhà nước, việc không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục
đích được coi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng đất
là hoàn toàn phù hợp.Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai năm 2013, một trong những
nguyên tắc (bắt buộc phải thực hiện) là phải sử dụng đất đúng mục đích; trường
hợp người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng trong một số trường
hợp phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của
người sử dụng đất:
Quy định về thực hiện quyền của người sử dụng đất gồm nhiều quy định khác
nhau và một trong số đó là điều kiện thực hiện quyền.
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực
hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có
các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và
trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài 04 điều kiện trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;
quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải
có đủ điều kiện khác như: Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà
nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm quy định tại Điều 189 Luật Đất đai
năm 2013; trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền
sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất đai năm 2013,
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia
đình, cá nhân theo quy định của Luật đất đai:
Đối với mỗi loại đất sẽ có một hạn mức giao đất khác nhau để đảm bảo cho
việc sử dụng đất có hiệu quả; đồng thời nhằm đảm bảo công bằng cho các cá
nhân, tổ chức… trong việc sử dụng đất. Do đó, việc chuyển quyền sử dụng đất
nông nghiệp vượt hạn mức sẽ gây khó khăn trong quá trình quản lý và sử dụng.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Cá nhân, tổ chức… được Nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua việc cấp
giấy chứng nhận, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thể hiện việc
ghi nhận những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với diện tích đất đó. Và
cũng từ đó mà Nhà nước có thể quản lý dễ dàng các thông tin cũng như ghi
nhận quyền cho người sử dụng đất.
Nếu không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hiển nhiên sẽ
không được ghi nhận quyền từ đó làm ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như khó
khăn trong quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Theo khoản 3 Điều 188 Luật
Đất đai năm 2013, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
vào sổ địa chính. Nếu không đăng ký sẽ vi phạm pháp luật và việc chuyển đổi,
chuyển nhượng đó không có hiệu lực.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước:
Không thể phủ nhận việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực đất đai
góp phần không nhỏ trong khoản ngân sách nhà nước; điều này góp phần đảm
bảo thực hiện các hoạt động của các cơ quan; từ đó nâng cao công tác quản lý.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan thuế
xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong thực hiện thủ tục hành
chính về quản lý và sử dụng đất, gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại
thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ.
Như vậy, nếu người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ tài chính là hành vi vi phạm và không được nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Được hiểu là việc sử dụng chức vụ, quyền hạn
được giao như là một phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm.Lạm dung
chức vụ, quyền hạn. Được hiểu là việc người phạm tội thực hiện những công
việc vượt quá quyền hạn, trách nhiệm của họ. (ví dụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân
xã ra quyết định thu hồi đất, trong khi việc thu hồi đất thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện).Giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển
quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Được
hiểu là hành vi thực hiện các nội dung này không đúng quy định của pháp luật
vể đất đai. (ví dụ: Quyết định thu hồi đất nhưng không căn cứ vào các quy định
của Luật Đất đai về căn cứ thu hồi đất).
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo
quy định của pháp luật:
Việc cung cấp thông tin không chính xác thể hiện việc làm gian dối, sai lệch
trong vấn đề quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, đây được xem là hành
vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng
đất theo quy định của pháp luật:
Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác là việc cố tình
gây rối, không cung cấp thông tin hoặc cố tình gây khó khăn cho quyền sử
dụng đất của người khác. Theo đó nếu thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp
đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa
đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất
thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản
trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác. Phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng
rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
• Bảy (7) trường hợp không được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất:
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai:
Trong trường hợp này, tổ chức và cộng đồng dân cư được Nhà nước giao
đất để quản lý, nhưng không được cấp giấy chứng nhận đất. Điều này có thể
do mục đích của việc giao đất nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, và việc
không cấp giấy chứng nhận đất giúp duy trì quyền quản lý và sự can thiệp
của Nhà nước trong việc sử dụng đất.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích
của xã, phường, thị trấn:
Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích thường được dành cho mục đích
công cộng, như xây dựng hạ tầng hoặc công trình công cộng. Người đang
quản lý, sử dụng đất nông nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đất, có
thể do đất thuộc quỹ đất công ích và việc cấp giấy chứng nhận đất không
phù hợp với mục đích công cộng của đất này.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê,
thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
Người thuê, thuê lại đất không được cấp giấy chứng nhận đất. Điều này có
thể do việc thuê, thuê lại đất chỉ mang tính chất sử dụng tạm thời và không
được xem là quyền sở hữu đất.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng:
Người nhận khoán đất không được cấp giấy chứng nhận đất. Các khoán đất
này thường được giao cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc bảo vệ
rừng, và việc không cấp giấy chứng nhận đất giúp duy trì quyền quản lý và
can thiệp của cơ quan nhà nước trong việc sử dụng đất này.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Trường hợp này ám chỉ việc người sử dụng đất không đáp ứng được các yêu
cầu và điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đất. Điều kiện cụ thể để cấp
giấy chứng nhận đất có thể khác nhau tùy theo quy định của pháp luật địa
phương. Các yêu cầu thông thường bao gồm việc có đủ căn cứ pháp lý để sử
dụng đất và đáp ứng các quy định về quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có
thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Trường hợp này xảy ra khi người sử dụng đất đã đáp ứng các điều kiện để
được cấp giấy chứng nhận đất, nhưng đất của họ bị thu hồi bởi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Lý do thu hồi đất có thể bao gồm mục đích công cộng,
tái chia đất, phát triển khu vực, hoặc vi phạm pháp luật.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình
công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu,
khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí
ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh:
Khi Nhà nước giao đất cho tổ chức hoặc UBND cấp xã để xây dựng công
trình công cộng như đường giao thông, đường dẫn nước, đường dẫn xăng,
dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải
trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa. Trong trường hợp này, không cấp giấy
chứng nhận đất giúp duy trì quyền sở hữu và can thiệp của tổ chức hoặc
UBND trong việc sử dụng đất để phục vụ công cộng. Câu 3:
Nhận định rằng nhà nước có khả năng điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà
không do người sử dụng đất đầu tư mang lại có thể được hiểu theo các căn cứ
pháp lý, căn cứ thực tiễn và phân tích như sau: • Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai: Luật này quy định về quản lý, sử dụng và giao đất tại Việt
Nam. Theo Luật Đất đai, nhà nước có quyền điều chỉnh việc giao đất và
quản lý sử dụng đất để đảm bảo lợi ích của quốc gia và cộng đồng. Nhà
nước có thể áp dụng các biện pháp điều tiết, như thuế đất, phí sử dụng đất,
hay các chính sách quản lý đất khác để kiểm soát giá trị tăng thêm từ đất.
- Pháp lệnh Quản lý, sử dụng đất công: Pháp lệnh này quy định về quản
lý, sử dụng đất công, bao gồm việc điều chỉnh giá trị và quyền sử dụng đất
công. Nhà nước có thể quy định các chính sách, tiêu chí định giá đất công và
áp dụng các biện pháp điều tiết giá trị từ đất công. • Căn cứ thực tiễn:
- Nhà nước thường can thiệp vào thị trường đất để điều tiết giá trị. Cách
tiếp cận này có thể thể hiện thông qua việc định giá đất công, áp dụng thuế
đất, phí sử dụng đất, hoặc quy định về quyền sử dụng đất để kiểm soát giá trị tăng thêm từ đất.
- Cơ quan nhà nước, như Ủy ban Nhân dân các cấp, có quyền quyết định
về việc cấp phép sử dụng đất, định giá đất, và áp dụng các biện pháp điều
tiết giá trị từ đất tùy theo nhu cầu và mục tiêu quản lý đất của từng địa phương.
➢ Việc điều tiết giá trị bằng tiền trong việc định giá đất là một biện
pháp quan trọng để nhà nước kiểm soát việc sử dụng đất và đảm bảo
lợi ích chung. Bằng cách áp dụng thuế đất, phí sử dụng đất, hoặc
quy định về quyền sử dụng đất, nhà nước có thể điều chỉnh giá trị
tăng thêm từ đất và thu hồi một phần lợi ích từ những quyền sử dụng
đất này. Tuy nhiên, việc điều tiết giá trị bằng tiền trong việc định giá
đất cần được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và có tính
khả thi. Cần có sự tương xứng và cân nhắc để không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến người sử dụng đất và khuyến khích đầu tư vào phát
triển đất đai. Quá trình điều tiết giá trị từ đất cũng cầnphải được
nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động và tham khảo ý kiến các
chuyên gia, các bên liên quan và cộng đồng để đảm bảo tính hiệu
quả và công bằng. Tóm lại, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp
điều tiết giá trị tăng thêm từ đất thông qua các căn cứ pháp lý như
Luật Đất đai và Pháp lệnh Quản lý, sử dụng đất công.