Bài tập phương pháp luận | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nghiêncứuvềýthứcphápluậtcủacáccánhânhiệnnayphảiđặttrong các mối liên hệ, các yếu tố tác động đa chiều đến ý thức pháp luật của các cá nhân: điều kiện sống, trình độ học vấn, văn hóa, phong tục, tập quán,đạođức,tácđộngtừphíahoạtđộngápdụngphápluậtcủacáccơ quan nhà nước có thẩm quyền,... Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
I. Khái niệm phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật
1. Phương pháp (methos)
- Theo định nghĩa được đưa ra trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ
học – Viện khoa học xã hội Việt Nam: “Phương pháp là cách thức nhận
thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên, đời sống xã hội.”
- Theo phạm vi ảnh hưởng, có thể phân phương pháp thành các cấp độ sau:
+ Phương pháp riêng (ngành): là các phương pháp chỉ sử dụng trong các ngành riêng biệt.
VD: ẩn dụ, thậm xưng, … trong văn học; log, tích phân, … trong toán học.
+ Phương pháp chung: là các phương pháp có thể được áp dụng trong nhiều ngành khác nhau.
VD: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, xác suất thống kê, …
+ Phương pháp chung nhất: là các phương pháp có thể sử dụng cho tất cả
các ngành khoa học, đó là phương pháp của triết học.
2. Phương pháp luận (methodology)
- Phương pháp luận là lý luận, học thuyết về các phương pháp nhận thức,
là hệ thống các phương
- pháp, cách thức được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu của khoa học.
- Phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật là phương thức (lập
trường xuất phát và quan điểm tiếp cận) nghiên cứu các hiện tượng nhà nước và pháp luật.
II. Cơ sở phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật
1. Triết học Mác-Lênin
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.
+ Chủ nghĩa duy vật là học thuyết cho rằng vật chất là nguồn gốc, bản
chất của thế giới, ý thức là thuộc tính của vật chất, phản ánh vật chất.
+ Phép biện chứng là học thuyết về sự vận động và phát triển của thế
giới, chỉ ra rằng thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng, theo
những quy luật khách quan.
• Hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và
Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó
được V.I.Lênin phát triển.
- Có vai trò quan trọng, khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật
chất phác thời cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình, là đỉnh cao trong
sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.
- Đặc trưng cơ bản: coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái
luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
➔ Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chính là cơ sở lý luận của
thế giới quan khoa học; là khoa học về những quy luật chung
nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
b. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-
Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời
sống xã hội và lịch sử nhân loại.
- Lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ
sản xuất. Các lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển không ngừng, đến
một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất cũ đã
lỗi thời và đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ sản xuất ấy bằng những
quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. Hình thái kinh tế - xã hội cũ được
thay thế bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn. Như vậy,
lịch sử loài người là lịch sử thay thế của những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau.
- Phát hiện ra những quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của
lịch sử, là nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội
thấp đến trình độ cao hơn, vận động theo hình xoáy ốc và đỉnh cao của
nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội công bằng, tiến bộ, văn minh.
2. Các quan điểm tiến bộ, nhân văn khác của nhân loại
chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa xã hội,...
• Quan điểm tiến bộ:
Chủ nghĩa dân chủ
- Đề cao ý tưởng quyền lực chính trị nên nằm trong tay nhân dân
- Trọng tâm tạo ra cơ chế và thủ tục đảm bảo sự tham gia và quản
lý của cộng đồng trong các quyết định chính trị
Quyền con người
- Chú trọng các quyền cá nhân và tự do với quan điểm nhà nước và
pháp luật nên bảo vệ và thúc đẩy các quyền này
Pháp luật hiện đại
- Ưu tiên xây dựng hệ thống pháp luật hiện đại, công bằng, minh bạch
- Sửa đổi và cập nhật luật lệ để phù hợp với tiến trình phát triển
của xã hội
• Quan điểm nhân văn
Cộng đồng và tình cảm nhân quả
- Chú trọng vào giá trị cộng đồng và tình cảm nhân quả trong quá
trình đưa ra và thực hiện quyết định chính trị và pháp luật
- Cân nhắc tới sự tác động của xã hội và con người trước khi đưa
ra quyết định
Pháp luật như một phương tiện công bằng
- Nhấn mạnh vai trò của pháp luật như 1 phương tiện đảm bảo tính
công bằng và tư pháp trong xã hội
- Phát triển các nguyên tắc pháp luật phản ánh giá trị nhân văn và đạo đức
Đối thoại và hoà giải
- Chủ trương giải quyết mọi tranh chấp thông qua đối thoại và hoà
giải hơn là sử dụng quyền lực mạnh mẽ và xử lý trừng phạt
- Ưu tiên tạo quy trình giải quyết mâu thuẫn 1 cách công bằng và nhân văn
Phát triển bền vững
- Tìm kiếm sự cân nhắc phát triển bền vững từ mọi mặt, không chỉ
về kinh tế mà còn về văn hoá, xã hội, môi trường…
➔ Những quan điểm trên thường không tách rời mà có thể kết hợp để tạo ra hệ thống
chính trị và pháp luật vừa tiến bộ vừa nhân văn ( tuỳ vào bối cảnh cụ thể có thể tập trung
hơn vào 1 khía cạnh nhất định)
VÍ DỤ: Kế thừa quan điểm về Pháp luật hiện đại và Đối thoại và hoà giải, sau 10 năm sử
dụng bộ Luật hình sự 1999, Luật sửa đổi và bổ sung Bộ Luật hình sự 2009 có hiệu lực từ
1/1/2010 đã có những bước tiến mới về quy định hình phạt tử hình: giảm dần điều luật có
hình phạt tử hình từ 30 xuống 20 ➔ Thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, phù hợp
với xu hướng trên thế giới và tiến dần tới xoá bỏ án tử hình
o Cơ sở phương pháp luận của lý luận và nhà nước và pháp luật Việt Nam là
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam, học thuyết Mác-Lênin; các học thuyết, quan điểm chính trị-
pháp lý tiến bộ, nhân văn của nhân loại.
III. Những yêu cầu của phương pháp luận triết học duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử đối với việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật
1. Trên quan điểm duy vật biện chứng, cần xem xét các hiện tượng nhà
nước và pháp luật trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội
- Nghiên cứu về ý thức pháp luật của các cá nhân hiện nay phải đặt trong
các mối liên hệ, các yếu tố tác động đa chiều đến ý thức pháp luật của
các cá nhân: điều kiện sống, trình độ học vấn, văn hóa, phong tục, tập
quán, đạo đức, tác động từ phía hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền,...
2. Trên quan điểm duy vật lịch sử, các vấn đề nhà nước và pháp luật cần
được đặt trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khách quan của xã
hội, quốc gia, dân tộc và thời đại
- Mỗi một mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, từng chế định hay quy phạm
pháp luật đều xuất phát từ điều kiện lịch sử và bối cảnh quốc tế: tương
quan các lực lượng xã hội; hoàn cảnh đất nước; cơ chế quản lý, điều
hành đất nước trong từng giai đoạn,...
3. Trên quan điểm khách quan, toàn diện và hội nhập trong nghiên cứu
đánh giá các hiện tượng nhà nước và pháp luật
- Nguyên tắc khách quan, toàn diện đòi hỏi sự vô tư, bản lĩnh khoa học
trong nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng nhà nước và pháp luật
- Cần khắc phục sự nghiên cứu, đánh giá phiến diện, chủ quan, máy móc,
thiếu công bằng đối với các vấn đề nhà nước và pháp luật
- Cần hội nhập quốc tế, tiếp thu chọn lọc các giá trị của văn hóa pháp luật nhân loại.
4. Trên quan điểm nhà nước pháp quyền, quyền con người để nghiên cứu,
đánh giá các hiện tượng nhà nước và pháp luật
- Nhà nước pháp quyền có trách nhiệm chính trị, đạo đức, pháp lý hiến
định trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân.
- Cần làm rõ vai trò, chức năng, giá trị xã hội cơ bản, tiêu biểu của pháp
luật trong nhà nước pháp quyền là ghi nhận và bảo vệ, bảo đảm thực
hiện các quyền, tự do của con người và vì sự phát triển bền vững của xã hội.
5. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, pháp luật và
đạo đức để nghiên cứu các hiện tượng nhà nước và pháp luật
- Các quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét
những đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền: quyền
con người, mối quan hệ của đạo đức và pháp luật, cơ sở hiến pháp.
6. Tiếp cận các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật trên quan điểm văn
hóa đạo đức dân tộc vì một Việt Nam hội nhập và phát triển
- Nhà nước, pháp luật là những giá trị phổ quát của nhân loại.
- Bên cạnh các yếu tố phổ quát còn có các yếu tố đặc thù thể hiện bản sắc
văn hóa đạo đức dân tộc.
- Tính dân tộc là một trong những yêu cầu cơ bản trong nghiên cứu, đánh
giá các vấn đề nhà nước và pháp luật, thể hiện rõ nét trong các phạm trù
văn hóa pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán, đạo đức,...