Bài tập Quan hệ pháp luật - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Bài tập Quan hệ pháp luật - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP SỐ 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Câu hỏi 1: Quan hệ pháp luật?
1.1 Khái niệm:
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh
trong đó các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được nhà nước
đảm bảo thực hiện.
- Quan hệ pháp luật là dạng đặc biệt của quan hệ xã hội. Nó tồn tại trong hầu
hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và có liên quan mật thiết với các loại
hình quan hệ xã hội khác.
- Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí
Quan hệ pháp luật được pháp luật xác lập và điều chỉnh
Các bên của quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà nước
đảm bảo thực hiện
Quan hệ pháp luật có tính cụ thể, xác định chặt chẽ.
1.2 Phân loại quan hệ pháp luật:
- Căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều
chỉnh, quan hệ pháp luật được phân loại thành các nhóm lớn tương ứng với
các ngành luật như: quan hệ pháp luật hành chính, QHPL dân sự, QHPL
hình sự,…
- Căn cứ vào tính xác định của các bên tham gia QHPL, QHPL được chia
thành QHPL tuyệt đối và QHPL tương đối.
- Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể, QHPL được
chia thành QHPL điều chỉnh và QHPL bảo vệ.
- Căn cứ vào trật tự hình thành QHPL, QHPL được chia thành QHPL đơn giản
và QHPL phức tạp.
Câu hỏi 2: Nội hàm quan hệ pháp luật?
23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
about:blank
1/6
* Nội hàm của quan hệ pháp luật bao gồm các bộ phận có những nét đặc thù
riêng và gọi là chủ thể, nội dung, khách thể
2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật:
a. Khái niệm chủ thể của quan hệ pháp luật:
- Chủ thể của QHPL là các cá nhân, tổ chức tham gia QHPL và có những điều
kiện do pháp luật quy định
- Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
Năng lực pháp luật: là toàn bộ những quyền và nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ
chức được hưởng theo quy định của pháp luật
Năng lực hành vi: khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân, tổ chức
bằng hành vi của mình có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lí.
b. Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
- Chủ thể của QHPL bao gồm cá nhân và tổ chức
+ Cá nhân: chủ thể cá nhân gồm có công dân, người nước ngoài và người
không có quốc tịch.
+ Tổ chức: các tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: pháp
nhân, nhà nước và các tổ chức khác.
2.2 Nội dung của QHPL:
- Nội dung của QHPL bao gồm pháp lí của chủ thể tham quyền nghĩa vụ
gia QHPL
- Quyền chủ thể: Là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức
nhất định mà pháp luật cho phép.
- Quyền chủ thể là sự thống nhất giữa 3 khả năng sau:
+ Có thể tự thực hiện những hành động nhất định (tự xử sự)
+ Có thể yêu cầu chủ thể bên kia của quan hệ phải thực hiện những hành
động nào đó để đáp ứng việc thực hiện quyền của mình.
23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
about:blank
2/6
+ Có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại.
- Nghĩa vụ chủ thể: là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy
định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
- Nghĩa vụ pháp lí bao gồm những sự cần thiết phải xử sự sau:
+ Phải tiến hành một số hoạt động nhất định
+ Phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lí khi xử sự không đúng với những quy định
của pháp luật
Quyền và nghĩa vụ chủ thể bao giờ cũng là thể thống nhất. Quyền
của bên này là nghĩa vụ tương ứng đối với bên kia và ngược lại.
Quyền và nghĩa vụ chủ thể do pháp luật quy định nhưng số lượng,
nội dung các hoạt động mà chủ thể tiến hành trong quan hệ pháp
luật cụ thể do các bên xác lập.
2.3 Khách thể của quan hệ pháp luật:
- Khách thể của QHPL là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích xã
hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ xã
hội.
- Lợi ích mà các chủ thể hướng tới trong quan hệ pháp luật phải phù hợp với
lợi ích của nhà nước và của xã hội nói chung.
Câu hỏi 3: Năng lực pháp luật dân sự?
3.1 Khái niệm năng lực pháp luật dân sự:
- Theo điều 16 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Năng lực dân sự của cá nhân
là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.”
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện
cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể
thiếu của cá nhân với tư cách chủ thể của QHPLDS, là một mặt của năng
lực chủ thể.
23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
about:blank
3/6
3.2 Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
- Năng lực pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Ở những
hình thái kinh tế- xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được
quy định khác nhau. Trong cùng một hình thái kinh tế xã hội nhưng ở những
nước khác nhau thì NLPLDS của công dân cũng khác nhau.
- Khoản 2 điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực
pháp luật dân sự như nhau”. Điều này chứng tỏ năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do gì (độ tuổi, địa vị xã hội, giới
tính, tôn giáo, dân tộc,…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng
quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
- Điều 18 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định”. NLPLDS của
cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng
không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và các
cá nhân khác. Có 2 dạng bị hạn chế:
+ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được
phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể. ( người nước ngoài không Ví dụ:
có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở VN, trừ
trường hợp luật có quy định khác…)
+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( tòa án Ví dụ:
ra quyết định cấm cư trú với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp
luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian nhất định)
- Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự
3.3 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
- Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Theo điều 17 BLDS năm 2015 quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân, có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài
sản
+ Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế
+ Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ
các quan hệ đó.
23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
about:blank
4/6
3.4 Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
- Khoản 3 điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”.
3.5 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:
- Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015 quy định: “ Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác.
3.6 Khi nào thì pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự:
- Khoản 2 điều 86 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng kí hoạt động thì
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ
đăng kí”
3.7 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt khi nào?
- Khoản 3 điều 86 BLDS 2015: “ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”
Câu 4: Năng lực hành vi dân sự?
4.1 Khái niệm:
- Điều 19 BLDS 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự”
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực pháp
luật, dựa trên năng lực pháp luật và có sau năng lực pháp luật.
4.2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh và chấm dứt khi nào?
23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
about:blank
5/6
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại chỉ có khi đã đạt đến một độ tuổi
nhất định và có trị tuệ phát triển bình thường
4.3 Thế nào là mất năng lực hành vi dân sự?
- Khoản 1 điều 22 BLDS 2015 quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành
vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
- Muốn phục hồi năng lực hành vi dân sự thì phải do Tòa án hủy bỏ quyết
định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Nguồn tham kháo:
- Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội
- Bộ luật dân sự năm 2015
23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
about:blank
6/6
| 1/6

Preview text:

23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
BÀI TẬP SỐ 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Câu hỏi 1: Quan hệ pháp luật? 1.1 Khái niệm:
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh
trong đó các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được nhà nước đảm bảo thực hiện.
- Quan hệ pháp luật là dạng đặc biệt của quan hệ xã hội. Nó tồn tại trong hầu
hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và có liên quan mật thiết với các loại
hình quan hệ xã hội khác.
- Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:
 Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội
 Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí
 Quan hệ pháp luật được pháp luật xác lập và điều chỉnh
 Các bên của quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà nước đảm bảo thực hiện
 Quan hệ pháp luật có tính cụ thể, xác định chặt chẽ.
1.2 Phân loại quan hệ pháp luật:
- Căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều
chỉnh, quan hệ pháp luật được phân loại thành các nhóm lớn tương ứng với
các ngành luật như: quan hệ pháp luật hành chính, QHPL dân sự, QHPL hình sự,…
- Căn cứ vào tính xác định của các bên tham gia QHPL, QHPL được chia
thành QHPL tuyệt đối và QHPL tương đối.
- Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể, QHPL được
chia thành QHPL điều chỉnh và QHPL bảo vệ.
- Căn cứ vào trật tự hình thành QHPL, QHPL được chia thành QHPL đơn giản và QHPL phức tạp.
Câu hỏi 2: Nội hàm quan hệ pháp luật? about:blank 1/6 23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
* Nội hàm của quan hệ pháp luật bao gồm các bộ phận có những nét đặc thù
riêng và gọi là chủ thể, nội dung, khách thể
2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật:
a. Khái niệm chủ thể của quan hệ pháp luật:
- Chủ thể của QHPL là các cá nhân, tổ chức tham gia QHPL và có những điều
kiện do pháp luật quy định
- Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
 Năng lực pháp luật: là toàn bộ những quyền và nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ
chức được hưởng theo quy định của pháp luật
 Năng lực hành vi: khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân, tổ chức
bằng hành vi của mình có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí.
b. Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
- Chủ thể của QHPL bao gồm cá nhân và tổ chức
+ Cá nhân: chủ thể cá nhân gồm có công dân, người nước ngoài và người không có quốc tịch.
+ Tổ chức: các tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: pháp
nhân, nhà nước và các tổ chức khác. 2.2 Nội dung của QHPL:
- Nội dung của QHPL bao gồm quyềnnghĩa vụ pháp lí của chủ thể tham gia QHPL
- Quyền chủ thể: Là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức
nhất định mà pháp luật cho phép.
- Quyền chủ thể là sự thống nhất giữa 3 khả năng sau:
+ Có thể tự thực hiện những hành động nhất định (tự xử sự)
+ Có thể yêu cầu chủ thể bên kia của quan hệ phải thực hiện những hành
động nào đó để đáp ứng việc thực hiện quyền của mình. about:blank 2/6 23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
+ Có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại.
- Nghĩa vụ chủ thể: là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy
định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
- Nghĩa vụ pháp lí bao gồm những sự cần thiết phải xử sự sau:
+ Phải tiến hành một số hoạt động nhất định
+ Phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lí khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật
Quyền và nghĩa vụ chủ thể bao giờ cũng là thể thống nhất. Quyền
của bên này là nghĩa vụ tương ứng đối với bên kia và ngược lại.
Quyền và nghĩa vụ chủ thể do pháp luật quy định nhưng số lượng,
nội dung các hoạt động mà chủ thể tiến hành trong quan hệ pháp
luật cụ thể do các bên xác lập.

2.3 Khách thể của quan hệ pháp luật:
- Khách thể của QHPL là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích xã
hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ xã hội.
- Lợi ích mà các chủ thể hướng tới trong quan hệ pháp luật phải phù hợp với
lợi ích của nhà nước và của xã hội nói chung.
Câu hỏi 3: Năng lực pháp luật dân sự?
3.1 Khái niệm năng lực pháp luật dân sự:
- Theo điều 16 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Năng lực dân sự của cá nhân
là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.”
 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện
cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể
thiếu của cá nhân với tư cách chủ thể của QHPLDS, là một mặt của năng lực chủ thể. about:blank 3/6 23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
3.2 Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
- Năng lực pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Ở những
hình thái kinh tế- xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được
quy định khác nhau. Trong cùng một hình thái kinh tế xã hội nhưng ở những
nước khác nhau thì NLPLDS của công dân cũng khác nhau.
- Khoản 2 điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực
pháp luật dân sự như nhau”. Điều này chứng tỏ năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do gì (độ tuổi, địa vị xã hội, giới
tính, tôn giáo, dân tộc,…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng
quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
- Điều 18 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định”. NLPLDS của
cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng
không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và các
cá nhân khác. Có 2 dạng bị hạn chế:
+ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được
phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể. (Ví dụ: người nước ngoài không
có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở VN, trừ
trường hợp luật có quy định khác…)
+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ví dụ: tòa án
ra quyết định cấm cư trú với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp
luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian nhất định)
- Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự
3.3 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
- Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Theo điều 17 BLDS năm 2015 quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân, có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản
+ Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế
+ Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó. about:blank 4/6 23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
3.4 Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
- Khoản 3 điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”.
3.5 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:
- Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015 quy định: “ Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác.
3.6 Khi nào thì pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự:
- Khoản 2 điều 86 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng kí hoạt động thì
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng kí”
3.7 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt khi nào?
- Khoản 3 điều 86 BLDS 2015: “ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”
Câu 4: Năng lực hành vi dân sự? 4.1 Khái niệm:
- Điều 19 BLDS 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực pháp
luật, dựa trên năng lực pháp luật và có sau năng lực pháp luật.
4.2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh và chấm dứt khi nào? about:blank 5/6 23:16 1/8/24
BÀI TẬP VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại chỉ có khi đã đạt đến một độ tuổi
nhất định và có trị tuệ phát triển bình thường
4.3 Thế nào là mất năng lực hành vi dân sự?
- Khoản 1 điều 22 BLDS 2015 quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành
vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
- Muốn phục hồi năng lực hành vi dân sự thì phải do Tòa án hủy bỏ quyết
định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Nguồn tham kháo:
- Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội
- Bộ luật dân sự năm 2015
about:blank 6/6