Bài Tập Quản Trị Chiến Lược Lương Huỳnh Ân K43 - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Sau thế chiến thứ II, đất nước Nhật Bản trở nên hoang tàn đổ và đổ nát. May mắn là nhà máy Toyota tại Aichi không bị tàn phá. Đây chính là cơ hội để Toyota bắt đầu quá trình phục hồi với việc sản xuất chiếc ô tô phương mại đầu tiên có tên Model SA. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Tình huống: TOYOTA: SẢN XUẤT TINH GỌN VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA
NHÀ CHẾ TẠO Ô TÔ LỚN NHẤT THẾ GIỚI
1. Giới thiệu tóm tắt công ty TOYOTA
- Lịch sử ra đời hãng Toyota gắn liền với câu chuyện của hai cha con nhà Toyoda là Sakichi
Toyoda và con trai ông Kiichiro Toyoda. Họ cùng có niềm đam mê về ngành cơ khí chế tạo
máy và hai cha con nhà Toyoda đã cùng chế tạo thành công chiếc máy dệt tự động vào
năm 1924, rồi sau đó họ đã bán bằng sáng chế chiếc máy dệt của mình cho công ty Platt
Brothers (Anh Quốc) để lấy 100.000 bảng Anh. Với số tiền này ông đã đầu tư vào lĩnh vực
chế tạo sản xuất ô tô, và câu chuyện về hãng xe Toyota bắt đầu từ đây...
- Ra đời từ năm 1937 cho đến nay, Toyota có lịch sử hình thành & phát triển hơn 80 năm
tuổi và góp phần quan trọng để biến Nhật Bản trở thành một cường quốc trong ngành
công nghiệp sản xuất ô tô trên Thế giới. Mỗi chiếc xe Toyota rời khỏi dây chuyền đều chứa
đựng trong mình những tâm huyết và tinh túy của các kỹ sư người Nhật, với những công
nghệ, vật liệu đều được kiểm nghiệm kỹ lưỡng đạt tiêu chuẩn độ bền cao trước khi đưa
vào sản xuất, sự tỉ mỉ còn thể hiện trên từng đường nét thiết kế khi đều hướng đến sự tối
giản và "thực dụng". Có thể nói Toyota là hãng xe chiếm được nhiều cảm tình của khách
hàng nhất trên Thế giới, nó như là một biểu tượng của sự bền bỉ, hoạt động không biết
mệt mỏi và đặc biệt rất "lành"
- Sau thế chiến thứ II, đất nước Nhật Bản trở nên hoang tàn đổ và đổ nát. May mắn là nhà
máy Toyota tại Aichi không bị tàn phá. Đây chính là cơ hội để Toyota bắt đầu quá trình
phục hồi với việc sản xuất chiếc ô tô phương mại đầu tiên có tên Model SA. Chỉ trong 5
năm đã có 215 chiếc SA Toyopet xuất xưởng. Mẫu SD, một phiên bản xe taxi, đã đạt doanh
số đáng ngạc nhiên với 194 xe bán ra chỉ trong 2 năm. Mẫu SF Toyopet đã trở thành chiếc
ô tô phổ biến đầu tiên của hãng xe Nhật Bản với động cơ được nâng cấp và được bổ sung
thêm phiên bản cho xe taxi. Ngay sau đó là sự ra đời của mẫu RH với sức mạnh động cơ 48 mã lực
- Ngoài các mẫu xe trên, Toyota đã bắt tay vào sản xuất mẫu xe tải phổ thông mang tên
Land Cruiser. Năm 1955, Toyota tiến hành sản xuất chiếc xe sang đầu tiên với tên gọi
Toyota Crown. Xe được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 1.5 lít kết hợp hộp số 3 cấp.
Tiếp đến là chiếc Corona sử dụng động cơ dung tích 1.0 lít. Cũng trong năm 1955, chỉ có
700 xe được sản xuất mỗi tháng, nhưng con số này tiếp tục tăng chóng mặt với 11.750 xe
vào năm 1958 và 50.000 xe vào năm 1964
- Và khởi đầu quá trình vươn ra thế giới của Toyota là việc xuất khẩu Land Cruiser và
Toyopet sang thị trường Mỹ năm 1958. Vì lợi nhuận thu về không mấy khả quan nên
Toyota quyết định rút Toyopet khỏi Mỹ để tập trung phát triển cho 2 mẫu xe chiến lược bao gồm Avaton và Camry
- Vào năm 1959, Toyota đã mở nhà máy đầu tiên ngoài vùng lãnh thổ Nhật Bản tại Bra-xin
- Sản phẩm “Mỹ hóa” đầu tiên của Toyota là Tiara, hay còn gọi là Toyota Corona PT20, sản
xuất năm 1964. Mẫu xe 6 chỗ này sở hữu động cơ 70 mã lực và đạt vận tốc tối đa 144
km/h. Sau đó một năm, chiếc Toyota Corona ra đời có giá dưới $2000. Ngay lập tức, doanh
số bán hàng đạt 6400 xe trong năm 1965 và tăng lên 71.000 vào năm 1968 và “vọt” lên
gần gấp đôi mỗi năm khi đạt 300.000 xe vào năm 1971
- Cuối những năm 1950, Toyota Nhật Bản chỉ là 1 công ty rất bé trên thế giới. Năm 1963,
Toyota là hãng xe đứng thứ 93 trên thế giới và năm 1966 vượt lên vị trí thứ 47
- Đến năm 2012, lần đầu tiên Toyota đạt mốc kỷ lục với doanh số bán ra 200 triệu xe trên toàn cầu.
- Nhờ khoa học công nghệ phát triển cùng với xu hướng sử dụng xe ô tô ngày một tinh tế
và tiết kiệm nhiên liệu hơn, Toyota không ngừng nghiên cứu để cho ra đời những đứa
con tinh thần có giá trị nhất. Phải kể đến là những mẫu xe đâng làm mưa làm gió tại Việt như Toyota
Camry hay Innova. Mới đây nhất chính là mẫu Toyota Hybrid Cross
2. Xác định chủ đề phân tích chiến lược của tình huống? Các câu hỏi của tình huống? Chủ đề
phân tích chiến lược của tình huống: Sản xuất và sự trỗi dậy của nhà chế tạo ô tô lớn nhất Thế giới?
Các câu hỏi của tình huống:
Câu hỏi 1: Phân tích SWOT của Toyota?
Câu hỏi 2: Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Toyota
Câu hỏi 3: So sánh và đối chiếu hệ thống sản xuất của Toyota với hệ thống sản xuất hàng loạt
thông thường. Những lợi thế của hệ thống của Toyota là gì?
Câu hỏi 4: Sự hợp tác mà Toyota đã đạt được với các nhà cung cấp và nhân viên của mình tại
Nhật Bản có thể được nhân rộng trong các hoạt động sản xuất ở nước ngoài của mình không? Giải thích.
Câu hỏi 5: Cơ sở nào cho lợi thế cạnh tranh của Toyota? Lợi thế này có thể bắt chước được
không? Liệu Toyota có thể duy trì lợi thế cạnh tranh của mình? Toyota nên tập trung vào
những thị trường nào trong tương lai?
Toyota phải đối mặt với những thách thức nào?
3. Phân tích tình huống theo các câu hỏi và chủ đề đã phát hiện
3.1 Phân tích SWOT của Toyota?
Toyota đã khám phá ra rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực phát triển chuỗi cung ứng và công
nghệ. Nó đã cải thiện đáng kể chuỗi cung ứng của mình với sự kết hợp của các chiến lược
hoạt động và tiến bộ công nghệ để giúp hệ thống tinh gọn của mình. Hệ thống này giúp
Toyota phục hồi nhanh chóng sau bất kỳ sự cố gián đoạn nào. Có trụ sở chính tại Nhật Bản,
công ty đã biết được ảnh hưởng của thiên tai đối với hoạt động của mình sau trận động đất
năm 2011. Công ty đã phục hồi hoạt động và trở thành nhà bán hàng số một trong ngành
công nghiệp ô tô trên toàn thế giới. Toyota đã làm việc một cách chiến lược để loại bỏ
những điểm yếu trong chuỗi cung ứng của mình. Toyota sử dụng khái niệm đúng lúc để cung
cấp các sản phẩm với chi phí tồn kho tối thiểu và hiệu quả nhất. Khái niệm giao hàng kịp thời
giúp giảm chi phí tồn kho bằng cách đặt các bộ phận chưa được lắp ráp của ô tô. Các bộ
phận này được lắp ráp theo yêu cầu. Điều này cung cấp phương tiện vận chuyển dễ dàng các
bộ phận, tùy chỉnh các sản phẩm cuối cùng và giảm diện tích trong các cửa hàng tồn kho,
làm giảm chi phí vận hành tổng thể. Toyota đã liên kết chuỗi cung ứng với các hoạt động
toàn cầu và tuân theo các quy trình chuẩn hóa tại tất cả các địa điểm. Toyota tuân theo các
nguyên tắc sau của chuỗi cung ứng toàn cầu:
Các cân nhắc về chuỗi cung ứng là không thể thiếu đối với các chiến lược hoạt động: Các
chiến lược chuỗi cung ứng truyền thống được kiểm tra và cải tiến dựa trên các yêu cầu đã
thay đổi. Toàn cầu hóa kinh doanh đã làm cho việc cân nhắc chuỗi cung ứng trở thành trọng
tâm hơn trong các chiến lược hoạt động.
Quản lý chuỗi cung ứng cần nhiều nhân tài và lãnh đạo hơn: Hệ thống chuỗi cung ứng
được sử dụng để ưu tiên sau sản xuất và tiếp thị. Tuy nhiên, trọng tâm chiến lược đã được
chuyển sang chuỗi cung ứng cho các công ty lớn như Toyota, những người đầu tư vào đổi
mới chuỗi cung ứng. Toyota thuê những tài năng hàng đầu cho chuỗi cung ứng, những
người có thể quản lý khả năng tiếp xúc toàn cầu và rủi ro liên quan đến nó. Toyota cung cấp
nhiều trách nhiệm và quyền hạn hơn cho các giám đốc điều hành của mình bởi vì chuỗi cung
ứng là yếu tố quan trọng hơn đối với tương lai của bất kỳ tổ chức nào.
Vận tải trong chuỗi cung ứng có thể được hưởng lợi từ quá trình khu vực hóa: Trong thế
giới toàn cầu hóa, không thể thực hiện các chiến lược giống nhau trên toàn thế giới. Toyota
tuân theo cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa, nhưng cũng tập trung vào sự tồn tại trong khu vực
của các chuyên gia của công ty. Toyota tăng cường liên hệ trong khu vực để giao hàng tốt
hơn tại các khu vực địa phương.
Ngoài những nguyên tắc này, Toyota đang đầu tư rất nhiều vào phát triển kỹ thuật. Gần
đây, nó đã tạo ra các hệ thống mới liên quan đến khái niệm internet-of-things giúp việc phân
phối trở nên dễ dàng hơn. Nó cung cấp sự dễ dàng theo dõi hàng hóa theo thời gian thực và
tài liệu tốt hơn. Nó làm tăng tính tự động hóa trong toàn bộ quy trình giúp tăng tốc các hoạt
động. In #d là một khái niệm khác như vậy đã làm giảm việc vận chuyển các bộ phận đến các
địa điểm ở khoảng cách xa. Điều này giúp sản xuất các bộ phận giống hệt nhau tại các trạm
địa phương. Toyota đã quản lý vị trí hàng đầu của mình bằng cách liên tục nâng cao hệ
thống chuỗi cung ứng của mình trên khắp các ranh giới. Với việc sử dụng công nghệ và chiến
lược hoạt động, Toyota đang vươn tới những vị trí xa xôi với chi phí thấp hơn và hiệu quả
hoạt động tốt hơn. Khách hàng tin tưởng vào giao hàng đúng hẹn và sản phẩm chất lượng. A. Điểm mạnh
- Toyota là một trong những hãng xe lớn nhất thế giới với phạm vi hoạt động trên 170 quốc gia trên thế giới.
- Doanh số bán hàng không ngừng phát triển, Toyota có sức mạnh tài chính cao, doanh thu
tăng trưởng khoảng 29,3%/ năm.
- Giá bán ổn định trước tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát liên tục tăng chính là yếu tố quan
trọng giúp Toyota tạo nên lợi thế cạnh tranh.
- Được thế giới biết đến là một thương hiệu lớn mạnh về chất lượng, số lượng sản phẩm,
sản phẩm thân thiện với môi trường và hệ thống khách hàng rộng lớn trên nhiều quốc gia đang phát triển.
- Thị phần chính của Toyota chủ yếu ở Nhật bản và Mỹ. Đây là hai thị trường tiềm năng vì
người dân các nước này rất chuộng sử dụng xe ô tô. Riêng chính phủ Nhật Bản có những
ưu đãi đặc biệt dành cho Toyota, coi thương hiệu này như một doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Nhật. B. Điểm yếu -
Nhiều chuyên gia đánh giá phần thiết kế của sản phẩm xe hơi Toyota hơi thô, chưa đảm
bảo tính thời trang như các hãng xe lớn khác. -
Mặc dù Toyota đặt ra các tiêu chuẩn về kiểm soát chất lượng, nhưng thường xuyên gặp
lỗi về các vấn đề thiết kế, kỹ thuật. Vào năm 2010, Toyota đã thu hồi hàng loạt các loại xe
do hỏng bàn đạp chân ga. Những vấn đề về lỗi sản phẩm làm giảm lòng tin của khách
hàng, tệ hơn có thể làm Toyota mất uy tín thương hiệu, giảm thị phần trong kinh doanh. -
Toyota có doanh số bán hàng cao nhất ở Mỹ, Châu u và Nhật Bản. Tuy nhiên, thị trường
Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông chưa phát triển và đạt được mức doanh số như kỳ vọng. C. Cơ hội:
- Đứng trước tình hình giá xăng dầu thế giới đang leo thang, khách hàng có nhu cầu sử dụng
những sản phẩm tiết kiệm xăng dầu hoặc nguồn năng lượng sạch. Hiểu được nhu cầu này,
Toyota đang theo đuổi dự án chế tạo xe chạy bằng khí ga và hydro bằng cách áp dụng
những thành tựu và kỹ thuật tân tiến và kết quả của hoạt động R&D (Nghiên cứu và phát triển).
- Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nguồn cung cấp xe ôtô còn hạn chế, Toyota có
thể mở rộng thị trường ra các quốc gia này. Chế tạo những loại xe đáp ứng các yêu cầu về
điều kiện địa lý, mở rộng và hướng đến khách hàng mục tiêu là giới trẻ.
- Sở hữu nền tảng của công ty mẹ, Toyota có rất nhiều điều kiện để phát triển tại thị trường Việt Nam. D. Thách thức
- Thách thức lớn nhất của Toyota là nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ giá thành ổn định
để cạnh tranh với các hãng xe lớn trên thế giới.
- Việc thay đổi tỉ giá giữa đồng USD và JPY kéo theo lợi nhuận của công ty bị sụt giảm, chi
phí nguyên liệu thô tăng lên, gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất.
- Chính phủ các nước đang khuyến khích người dân thay vì sử dụng những sản phẩm có khả
năng gây ô nhiễm môi trường (ô tô, xe máy) thì nên sử dụng những phương tiện công
cộng (xe lửa, bus, tàu cao tốc) để bảo vệ môi trường và an toàn khi di chuyển . 3.2
Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Toyota:
- Luôn đặt lợi ích của khách hàng trên hết
• Toyota hoạt động luôn lấy khách hàng làm “kim chỉ nam” để hoạt động, khách hàng ở đây
không chỉ đơn giản là khách hàng cuối cùng mà là người trực tiếp sử dụng những sản
phẩm. Đó có thể là những người làm trong doanh nghiệp, công nhân trên dây chuyền sản
xuất,… Chính vì quan niệm này mà Toyota xây dựng mạng lưới chăm sóc khách hàng tuyệt
vời, đảm bảo mọi khách hàng đều nhận được sự hài lòng khi mua sắm tại Toyota.
• Ông Yoshihisa Maruta – Tổng giám đốc Toyota Việt Nam đã từng chia sẻ cần chú trọng
dịch vụ sau bán hàng để tạo cho khách hàng sự tin cậy thực sự, cung cấp dịch vụ chất
lượng cao và mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
• Nhờ vậy, trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, Toyota Việt Nam (TMV) dựa trên
phương châm “khách hàng là trên hết” luôn chú trọng cải tiến mọi hoạt động, đặc biệt
mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho khách hàng. Các hoạt động này thường được triển khai
đồng bộ tại hệ thống 46 đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền của TMV. Tại đây, cơ sở vật chất,
quy trình đón tiếp, dịch vụ và chương trình đào tạo cho nhân viên được đầu tư bài bản và
đạt tiêu chuẩn của Toyota toàn cầu. -
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
• Để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và chất lượng
sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới, Toyota đặc biệt coi trọng
đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị. Trong khi các đối thủ cạnh tranh như Ford hay
General Motors đang cố gắng giành thị phần bằng cách sử dụng cùng một chiến lược tiếp
thị toàn cầu nhưng Toyota thì áp dụng chiến lược cụ thể hóa sản phẩm cho từng thị trường.
• Điển hình, hãng Ford sản xuất một loại xe hơi tại một thời điểm nhất định và cung cấp cho
thị trường toàn cầu. Đối với Toyota, tại các thị trường như Ả Rập, Xê Út, Toyota do điều
kiện thời tiết nên hãng cũng khác biệt hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu khách hàng.
• Chưa dừng lại ở đó, Toyota còn quyết định truyền tải nội dung thông điệp khẩu hiệu khác
nhau cho từng quốc gia. Một minh chứng cụ thể, khẩu hiệu của Toyota ở Úc sẽ là “Oh
What a feel”, riêng với các nước châu u khẩu hiệu là “Nothing is impossible”. Và tại Nhật
bản, Toyota với khẩu hiệu là “Start your impossible”, đối với Mỹ sẽ là “Let’s go places”.
• Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm không chỉ giúp Toyota tăng độ nhận diện thương
hiệu mà còn giúp định giá sản phẩm phù hợp, khác
với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhờ chiến lược thông minh, hiểu được nhu cầu
của khách hàng ở từng thị trường riêng lẻ, Toyota đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị
phần tại nhiều quốc gia khác nhau -
Xây dựng mạng lưới phân phối trên toàn cầu
• Để có được vị thể vững chắc trên thị trường, Toyota đã xây dựng mạng lưới phân phối
rộng khắp ở nhiều quốc gia khác nhau. Theo nhiều báo cáo, Toyota mở nhiều showroom
ở những thành phố trung tâm, khu vực đông dân cư tập trung nhiều đối tượng khách hàng
tiềm năng. Việc xuất hiện với tần suất đều đặn trên báo chí và truyền hình kích thích sự
tò mò của khách hàng để tìm hiểu thêm về Toyota qua các Showroom gần nơi họ sinh sống.
• Vào năm 2015, Toyota hoạt động với 180 đại lý, gần 4.700 Showroom tại Nhật Bản. Trong
số những đại lý và Showroom này chỉ có 15 đại lý thuộc quyền sở hữu Toyota, số còn lại
hoạt động độc lập theo phương hướng và chiến dịch phát triển của Toyota
• Toyota còn mở rộng thị trường sang các quốc gia lớn trên thế giới với 170 nhà phân phối
tại gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương hiệu luôn duy trì mạng lưới đại lý rộng lớn
thông qua các nhà phân phối tại các thị trường như Mỹ, Nam phi, Pháp, Brazil, Trung Quốc,
Việt Nam, Mexico, Nga, Thái Lan… -
Chiến lược quảng cáo của Toyota
• Toyota thực hiện các chiến dịch quảng cáo với mục đích đưa sản phẩm đến gần hơn với
người tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu của những người đang muốn mua xe phục vụ cho việc
đi lại, du lịch, tham quan, xe dành cho gia đình,… Từ đó, giúp khách hàng hiểu được các
tính năng của từng loại xe, phân biệt được sự khác nhau giữa kiểu dáng, mẫu mã so với
các dòng xe khác của hãng (Camry, Fortuner).
• Trong chiến dịch truyền thông, Toyota thường sử dụng các kênh quảng cáo thông dụng
hiện nay, bao gồm báo, tạp chí (thế giới ô tô, báo khoa học đời sống, tiếp thị gia đình),
truyền hình, Social Media, Website, Pano – áp phích tại các trung tâm thương mại hoặc
các tòa nhà cao cấp, các ngã tư lớn. Ngoài ra, Toyota còn trưng bày sản phẩm trực diện
tại các Showroom ở những tuyến đường lớn đông người qua lại nhằm định vị thương hiệu
và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng
• Bằng những cách thức quảng cáo nêu trên, hình ảnh thương hiệu và sản phẩm Toyota
xuất hiện với tần số cao, tạo ấn tượng trong tiềm thức khách hàng. Trang Website của
Toyota được xây dựng để khách hàng có thể tìm hiểu về tính năng, đặc điểm, tham khảo
giá và chiến lược mới của từng dòng xe. Bên cạnh đó, Toyota còn trưng bày và giới thiệu
sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm giúp khách hàng mục tiêu có sự nắm bắt cơ bản
kiểu dáng, công năng của xe.
• Chiến lược quảng cáo của Toyota không chỉ áp dụng tại thị trường Việt Nam mà còn rất
thành công ở các thị trường khác trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu. Đây cũng là một kênh
hiệu quả nằm trong chiến lược kinh doanh của Toyota giúp hãng gia tăng nhận diện
thương hiệu, nâng cao doanh số bán hàng.
3.3 So sánh và đối chiếu hệ thống sản xuất của Toyota với một hệ thống sản xuất hàng loạt
thông thường. Những lợi thế của hệ thống của Toyota là gì?
Hệ thống sản xuất hàng loạt được các nhà sản xuất ô tô Mỹ áp dụng rộng rãi cho biết rằng
bằng cách sản xuất một dòng sản phẩm hạn chế với số lượng lớn, bản thân công ty sẽ đạt
được lợi thế kinh tế tối đa nhờ sự dàn trải của chi phí cố định. Người lao động chỉ được thực
hiện một công việc duy nhất trong dây chuyền sản xuất, do đó họ có thể nắm vững kỹ thuật
thực hiện công việc và do đó tăng năng suất lao động.
Ở mặt đối lập, Toyota đã áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn, sản xuất Just-In-Time sau khi
nhận thấy những thất bại liên quan đến hệ thống sản xuất hàng loạt - chi phí tồn kho lớn, số
lượng lớn sản phẩm hoàn thiện và không có khả năng đáp ứng sở thích của người tiêu dùng do sản phẩm hạn chế.
- Toyota đã giảm thời gian thiết lập máy dập các bộ phận thân xe, điều này cho phép họ sản
xuất các bộ phận thân xe ô tô theo lô nhỏ thay vì số lượng lớn. Nó cũng loại bỏ thời gian
nhàn rỗi đã tồn tại trước đó. Việc sản xuất các lô hàng nhỏ đã giúp Toyota giữ cho lượng
hàng tồn kho của họ ở mức thấp, giảm thiểu chi phí bằng cách giảm chi phí lưu kho, giải
phóng nguồn vốn đầu tư khan hiếm.
- Toyota cũng đưa ra khái niệm đội cho công nhân của mình, khi một vấn đề xảy ra trong
dây chuyền sản xuất, đó là cả đội nỗ lực làm việc để giải quyết vấn đề, để truy tìm nguyên
nhân cuối cùng của vấn đề và đảm bảo rằng những vấn đề tương tự sẽ không xảy ra nữa trong tương lai.
- Toyota đã nhấn mạnh rất nhiều đến chất lượng cải tiến, họ đã sử dụng Quản lý chất lượng
toàn diện, họ thiết lập các Vòng kết nối chất lượng để thảo luận về cách cải tiến quy trình
sản xuất và tập trung vào cải tiến quy trình liên tục.
- Công nhân cũng hạnh phúc hơn trong hệ thống sản xuất tinh gọn với tư cách là công nhân
lắp ráp, các nhiệm vụ không tập trung và đơn giản như trong hệ thống sản xuất hàng loạt
và dẫn đến việc tăng năng suất của công nhân.
Nhìn chung, chất lượng sản phẩm đã tăng lên và tỷ lệ sai hỏng cũng giảm đáng kể.
3.4 Sự hợp tác mà Toyota đã đạt được với các nhà cung cấp và nhân viên của mình tại Nhật
Bản có thể được nhân rộng trong các hoạt động sản xuất ở nước ngoài của mình không? Giải thích?
Mô hình Nhật Bản thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa các nhà cung cấp và Toyota là nền
tảng của hệ thống sản xuất của Toyota và thiết lập hệ sinh thái các nhà cung cấp, trong đó
nhiều bộ phận được mua từ nhiều nhà cung cấp nằm gần nhà máy Toyota và có sản lượng
chất lượng tuyệt vời với giá thấp chi phí. Cũng về quan hệ nhân viên, Toyota đã khắc sâu
khái niệm mối quan hệ nhân viên lâu dài và ít nhiều ổn định về việc làm, khuyến khích nhân
viên tập trung vào việc cải thiện chất lượng và giảm thiểu khuyết tật thay vì chỉ tập trung vào năng suất.
Để nhân rộng mô hình tương tự ở những nơi khác trên thế giới, Toyota sẽ rất khó khăn vì những lý do sau:
● Sự khác biệt về văn hóa giữa Nhật Bản và các quốc gia khác có nghĩa là tất cả các nền
văn hóa đều không coi trọng tư duy dài hạn ở mức độ như nhau.
● Các nhà cung cấp phải được giáo dục và các biện pháp khuyến khích và phạt cần thiết
phải được xây dựng trong mối quan hệ để ngăn các nhà cung cấp ưu tiên thu lợi ngắn hạn.
● Ở nước ngoài, nhân viên có thể không tìm kiếm mối quan hệ lâu dài và thay vào đó, họ
có thể muốn một mối quan hệ kinh tế mang tính giao dịch nhưng được trả công cao.
● Việc thu hút cổ phần thiểu số và thúc đẩy các nhà cung cấp ở nhiều quốc gia khác cũng
có thể không khả thi do các ràng buộc về quy định.
● Việc chuyển giao công nghệ và năng lực kỹ thuật có thể bị hạn chế do hạn chế về nguồn
nhân lực có kỹ năng ở các nước khác.
Do đó, Toyota có thể khó lặp lại câu chuyện thành công của mình bên ngoài Nhật Bản
nhưng vẫn có thể thực hiện được với việc đầu tư đủ vốn và đào tạo cho tất cả các bên liên quan bên ngoài.
3.5 Cơ sở nào cho lợi thế cạnh tranh của Toyota? Nó có thể bắt chước được không? Liệu
Toyota có thể duy trì lợi thế cạnh tranh của mình? Toyota nên tập trung vào những thị
trường nào trong tương lai? Nó phải đối mặt với những thách thức nào?
- Để một tổ chức có được lợi thế cạnh tranh đường dài, tổ chức đó phải tập trung nguồn
lực vào nguồn nhân lực và gửi các nguồn lực quý hiếm của mình vào các khu vực trung
tâm mà có thể thành công nhất để hỗ trợ lợi thế liên tục. Điều kiện bên ngoài của một
hiệp hội bao gồm cả yếu tố địa lý và thành phần xã hội. Khu vực và tài sản là các yếu tố
địa lý quan trọng ảnh hưởng đến cả thành tích của quốc gia và doanh nghiệp, với các thuộc
tính dân chúng và kế hoạch thể chế tạo nên những phần quan trọng nhất của các thành
phần xã hội ảnh hưởng đến cả thành tích của doanh nghiệp và quốc gia.
- Với tài sản và năng lực vững chắc của mình, Toyota đã tìm ra cách để trở thành nhà sản
xuất ô tô hiệu quả nhất hành tinh, với mức lợi nhuận cao nhất và lớn nhất. Ngoài ra, những
ưu thế này đã cho phép Toyota là một trong những không nghi ngờ gì, không có nhiều nhà
sản xuất xe có thể thực hiện một cách hiệu quả một kỹ thuật mà trên thực tế, có thể là lý
do chính xác cho thành tựu của Toyota trên toàn thế giới. Hệ thống nhà cung cấp có chi
phí tốt nhất. Tập đoàn ô tô Toyota đã tìm ra cách hiệu quả để tham gia quản lý chi phí và
thủ tục tách biệt, tạo ra động lực vô song bằng cách thu thập hoặc đánh bại mong muốn
của khách hàng về đặc điểm của mặt hàng và đánh bại mong muốn giá trị của họ.
- Thế hệ của Toyota được cho là thành thạo nhất trên hành tinh, và điều đó cho phép tổ
chức theo đuổi một kỹ thuật nỗ lực tối thiểu nghiêm ngặt trong ngành công nghiệp xe
toàn thế giới một cách hiệu quả. Đồng thời, gần đây, Toyota cũng bắt đầu tách các phương
tiện của mình khỏi các đối thủ dựa trên cấu trúc và chất lượng ưu thế.
- Thị trường tương lai
• Toyota sẽ có ô tô điện ở Ấn Độ sau này, nhưng xe tự sạc ở các thị trường Ấn Độ. Ấn Độ là
một thị trường đặc biệt tích cực. Về mặt địa chất, nó giống với Châu Âu - một quốc gia có
nhiều tiểu bang bên trong với nhiều mức phí và hướng dẫn khác nhau làm tăng thêm tính
chất đa diện. Các yêu cầu được nâng cao tiểu bang theo tiểu bang, thành phố của thành
phố. Toyota cần phải cẩn thận sàng lọc và thấu hiểu những nhu cầu cần thiết của khách hàng.
• Toyota đang gặp vấn đề về lập pháp; bất kỳ lựa chọn phương pháp tiếp cận nào được thực
hiện, nó nên theo đuổi. Trong trường hợp các nguyên tắc đó thay đổi nhanh chóng, thì
rất khó để gửi suy đoán. Trách nhiệm chính của Toyota là đảm bảo rằng có sự tương ứng
bình thường với mục tiêu rằng nó có thể đóng góp vào sự đổi mới chính xác phụ thuộc
vào các hướng dẫn, nền tảng và các khoản phí. Về điều này, Toyota cần đảm bảo rằng nó
hoàn toàn có thể thích ứng được.