Bài tập so sánh, phân tích chế định về chế độ kinh tế của Việt Nam qua 5 Hiến pháp
Hiến pháp quy định rõ mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế là một phần quan trọng mà mọi công dân đều được bình đẳng trong phương diện ấy (Điều 6: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.). Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342576
So sánh, phân tích chế định về chế độ kinh tế của Việt Nam qua 5 Hiến pháp Thành viên nhóm:
1. Khuất Phương Anh (nhóm trưởng)
2. Phạm Thị Mai Anh 3. Vũ Ngọc Bích 4. Phạm Hà Diệp
5. Nguyễn Thị Hải Yến
BẢNG SO SÁNH 5 BẢN HIẾN PHÁP Tiêu chí 1946 1959 1980 1992 2013
Bối cảnh Cuộc cách mạng Đất nước bị Đất nước Đất nước rơi Đất nước bước ra đời
tháng Tám thành chia cắt 2 giành được vào khủng vào tiến trình công, song đất miền Nam độc lập,
hoảng kinh tế, hội nhập quốc nước còn gặp Bắc với thống nhất; bước đầu xây tế, sự phát nhiều khó khăn nhân dân cả dựng nền kinh nhiệm vụ vừa triển kinh tế kháng chiến nước chung tế thị trường, có xu hướng
vừa kiến quốc tay xây dựng đẩy mạnh CNXH và chậm lại công nghiệp bảo vệ Tổ hoá – hiện đại quốc hoá Thời Thông qua ngày Ngày Ngày Ngày Hiệu lực thực
gian có 9/11/1946 tại kì 1/1/1960 tại 18/12/1980
25/12/2001 tại thi: 1/1/2014
hiệu lực họp thứ 2 Quốc
kì họp thứ 11 tại kỳ họp kỳ họp thứ 10 hội khoá I Quốc hội thứ 7 Quốc Quốc hội khoá khoá I hội khoá VI X Bố cục
7 chương 70 điều 10 chương 12 chương 12 chương 11 chương 120 112 điều 147 điều 147 điều điều Vị trí
Không có chương Quy định Quy định Quy định Quy định trong riêng
chương riêng chương riêng chương riêng chương riêng lOMoAR cPSD| 46342576 Hiến pháp Nội . Chế độ kinh tế . 4 hình thức . 2 thành . 3 hình thức . Nhiều hình dung
tự do, nền kinh tế sở hữu, 4
phần kinh tế, sở hữu, 6 thức sở hữu, nhiều thành thành phần 2 hình thức thành phần nhiều thành phần . Quy định kinh tế . sở hữu . kinh tế phần kinh tế . quyền tư hữu tài Không thừa Không thừa
. Thừa nhận sở Kinh tế nhà sản hữu tư nhân nhận kinh tế nhận kinh tế nước đóng vai tư nhân tư nhân trò chủ đạo
PHÂN TÍCH 5 BẢN HIẾN PHÁP I. Hiến pháp 1946 1. Nội dung
- Hiến pháp quy định rõ mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa trong
đó kinh tế là một phần quan trọng mà mọi công dân đều được bình
đẳng trong phương diện ấy (Điều 6: Tất cả công dân Việt Nam đều
ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.)
- Hiến pháp ghi nhận quyền sở hữu của nhân dân đối với tài sản cá
nhân. Sự sở hữu của công dân được bảo vệ nhưng đồng thời cũng
đặt dưới sự quản lý và giám sát của nhà nước để đảm bảo lợi ích
chung (Điều 12: Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm) 2. Nhận xét
- Hiến pháp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã bước đầu thiết
lập định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam dựa trên những
quyền lợi cơ bản của công dân. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 vẫn
chưa đi sâu vào lĩnh vực kinh tế, chưa xác định một hệ thống kinh tế cụ thể. II. Hiến pháp 1959 1. Nội dung
- Hiến pháp 1959 xác định hình thái kinh tế là kinh tế chủ nghĩa xã
hội với sự quản lý của nhà nước, có mục tiêu chủ yếu là phục vụ
lợi ích của nhân dân và xã hội (Điều 9: Mục đích cơ bản của chính
sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là không ngừng
phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.)
- Hiến pháp quy định các hình thức sở hữu cá nhân và tư nhân
nhưng chỉ được phép trong phạm vi và theo điều kiện mà luật định lOMoAR cPSD| 46342576
- Nhà nước quản lý và điều hành tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước
- Hiến pháp thúc đẩy tin thần lao động của nhân dân, nhấn mạnh về
việc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là yếu tố quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế: Điều 21
Lao động là cơ sở để phát triển kinh tế quốc dân và nâng cao đời
sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Lao động là nghĩa vụ và vinh dự của người công dân.
Nhà nước khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần tích cực trong
lao động của những người lao động chân tay và lao động trí óc. 2. Nhận xét
- Hiến pháp 1959 đã có nhiều tiến bộ về kinh tế so với Hiến pháp
1946. Cụ thể, Hiến pháp năm 1959 đã đưa ra các quy định về kinh
tế như quyền sở hữu tư nhân, quyền kinh doanh và sản xuất của
các cá nhân và tổ chức. Ngoài ra, Hiến pháp 1959 cũng đã đưa ra
các quy định về quản lý tài sản công và quản lý tài sản nhà nước,
giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý kinh tế của đất nước.
- Hiến pháp 1959 đưa ra một số quy định về kinh tế, nhưng còn hạn
chế trong việc đảm bảo quyền lợi của các tầng lớp nhân dân và
phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể, chế định về chế độ kinh tế của
Hiến pháp 1959 có những hạn chế sau:
. Chưa đưa ra các quy định cụ thể về quyền sở hữu tư nhân và quyền kinh
doanh của các doanh nghiệp tư nhân.
. Chưa đưa ra các quy định về đầu tư và phát triển kinh tế, gây khó khăn
trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế.
. Chưa đưa ra các quy định về thị trường và cạnh tranh, gây khó khăn trong
việc tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng. III. Hiến pháp 1980 1. Nội dung
- Hiến pháp 1980 quy định một chương dành cho chế định kinh tế,
thể hiện sự quan tâm, đề cao của Nhà nước đối với phương diện này lOMoAR cPSD| 46342576
- Mục đích: Hiến pháp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và văn
hoá ngày càng tăng của xã hội, thể hiện đúng bản chất của chế độ
kinh tế xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích của nhân dân lao động
- Hiến pháp 1980 khẳng định mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa là hệ
thống kinh tế cơ bản của Việt Nam, đặt nền móng cho sự quản lý
và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Quyền sở hữu của nhân dân về thu nhập hợp pháp, phương tiện sản xuất…được quy định
- Có chính sách mở cửa cho việc phát triển quan hệ kinh tế với quốc
gia khác nhưng phải luôn đặt dưới sự giám sát của nhà nước để
đảm bảo cho an ninh quốc gia (Điều 21: Nhà nước giữ độc quyền
về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài)
- Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ kinh tế của công dân, gồm
quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản cũng như nghĩa vvuj tham
gia vào công việc sản xuất
- Hiến pháp thừa nhận quyền sở hữu của doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp tư nhân, tạo cơ sở pháp lý cho sự đa dạng trong hình
thức sở hữu kinh tế nhằm tăng cường sự đa dạng và tính cạnh tranh tranh trong nền kinh tế
- Hiến pháp 1980 đặt ra những nguyên tắc và quy định về bảo vệ
môi trường và tài nguyên tự nhiên, thể hiện tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế: Điều 36
Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang
nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo
vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và
cải thiện môi trường sống. 2. Nhận xét
- Chế độ kinh tế của Hiến pháp 1980 đã thể hiện bản chất của chế độ
kinh tế Xã hội Chủ nghĩa, đó là hướng tới mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích của nhân dân lao động. Ngoài ra, những bất
cập trong các quyền sở hữu, cơ sở cạnh tranh, quyền lợi của nhân
dân… còn tồn tại trong Hiến pháp 1959 đã được cơ bản giải quyết
- Tuy nhiên, do những hạn chế của cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp,
tính thực thi của Hiến pháp chưa được đánh giá cao, chế độ kinh tế
của Hiến pháp 1980 tập trung vào việc quy định và kiểm soát lOMoAR cPSD| 46342576
nhiều khía cạnh của kinh tế, điều này có thể tạo ra hạn chế tự do
kinh tế và gây cản trở đối với sự sáng tạo và kích thích doanh
nghiệp, dẫn đến tình trạng trì trệ, kém hiệu quả của nền kinh tế,
khiến đời sống của nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn. IV. Hiến pháp 1992 1. Nội dung
- Hiến pháp xác định phát triển kinh tế theo hướng kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần với cơ chế thị trường nhằm giải quyết những hạn
chế còn tồn đọng trong nhiều năm dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam chậm phát triển
- Hiến pháp tiếp tục xác định quyền sở hữu của toàn bộ nhân dân với
các phương tiện sản xuất, tài nguyên và các nguồn lực khác. Tuy
nhiên cũng mở cửa cho các hình thức sở hữu khác như sở hữu các
nhân, hợp tác xã và doanh nghiệp
- Hiến pháp đặt ra yêu cầu về hoạch định kinh tế nhằm đảm bảo quy
hoạch và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia, chú
trọng cân bằng đến các vấn đề xã hội nhằm giữ sự phát triển bền
vững, lâu dài cho nền kinh tế
- Hiến pháp mở cửa cho sự hợp tác và đầu tư nước ngoài nhưng vẫn
đề cao chế độ tự chủ và tự quản lý trong quá trình này: Điều 24
Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại,
phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ
chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng
có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước.
- Hiến pháp quy định về quyền lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao
động đồng thời khuyến khích tạo điều kiện cho sự phát triển của
doanh nghiệp và sản xuất
- Vấn đề về bảo vệ môi trường vẫn luôn được nhà nước chú trọng
qua các bản Hiến pháp, tại Hiến pháp 1980, nền kinh tế phát triển
theo hướng bảo vẹe và cải thiện môi trường sống, đảm bảo sự cân
đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường: Điều 29
Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. lOMoAR cPSD| 46342576
Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường. 2. Nhận xét
- Tinh thần mới của khung khổ luật pháp đã tạo ra sức phát triển
kinh tế vượt trội. Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi năm
2001 đã xác lập nền tảng pháp lý cho việc ban hành và thực thi
nhiều văn bản luật pháp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và
quản lý kinh tế của Nhà nước vừa phù hợp với kinh tế thị trường,
vừa bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế.
- Kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 vẫn được tách thành một chương riêng.
- Tuy nhiên :Nhà nước vẫn chủ trương không từ bỏ nguyên tắc kinh
tế XHCN, thành phần kinh tế quốc doanh được ưu ái nhưng hiệu
quả thấp ,dẫn đến nạn tham nhũng, kinh tế tư nhân không được đối xử bình đẳng .
=>Từ những vấn đề bất cập từ chính sách kinh tế theo chế độ cũ đã
dẫn đến những điều chỉnh trong Hiến pháp 2013. V. Hiến pháp 2013 1. Nội dung
- Hiến pháp xác định việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo
hướng: độc lập, tự chủ, hội nhập, hợp tác quốc tế, tiến bộ và công
bằng, bảo vệ môi trường… (Điều 50) Thể hiện khá bao quát,
toàn diện về bản chất nền kinh tế, vừa thể hiện động lực vừa là
mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước, đảm bảo gắn kết hài hoà
giữa phát triển kinh tế, văn hoá và các vấn đề xã hội Điều 51.
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh
tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về tính bình đẳng của
chủ thể kinh tế trước pháp luật, tự do cạnh tranh lành mạnh, không lOMoAR cPSD| 46342576
có sự phân biệt nhằm huy động nguồn lực cho xây dựng, phát triển đất nước
- Lần đầu tiên trong Hiến pháp ghi nhận vai trò của doanh nghiệp,
doanh nhân trong vai trò phát triển kinh tế, đồng thời khẳng định rõ
ràng về tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức (Khoản 3 Điều
51: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh
nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát
triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài
sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh
được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”)
- Kế thừa Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 ghi nhận sự đa dạng hình
thức sở hữu về tư liệu sản xuất, tài sản và sở hữu trí tuệ: “Đất đai,
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý”(Điều 53)
- Về quản lý và sử dụng đất đai: Hiến pháp bảo vệ quyền sử dụng
đất của công dân, tạo cơ sở vững chắc để xử lý nghiêm các trường
hợp sai phạm trong sử dụng đất (khoản 1 và khoản 2) đồng thời có
chính sách để tránh việc lạm dụng đất để đe doạ đến quốc phòng,
gây bức xúc trong nhân dân (khoản 3): Điều 54.
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan
trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luât.̣
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công
nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử
dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật.
Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong
trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an
ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc
thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo
quy định của pháp luật.
- Về chính sách tài chính và ngân sách: Hiến pháp quy định việc
quản lý ngân sách bao gồm thu chi và quản lý nợ công để đảm bảo
sự ổn định, bền vững cho nền kinh tế quốc gia: Điều 55. lOMoAR cPSD| 46342576
1. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước
và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý
và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo,
bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách
nhà nước phải được dự toán và do luật định.
- Về bảo vệ người tiêu dùng và môi trường: Hiến pháp chú trọng đến
quyền lợi củ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, xác định trách
nhiệm của cộng đồng, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường sống
và tài nguyên: Điều 63.
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng
hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn
thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát
triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài
nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý
nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
- Quy định về thuế: Hiến pháp có các quy định về việc thu thuế
nhằm đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước và phân
phối công bằng gánh nặng thuế giữa các cá nhân, doanh nghiệp
(Điều 47 Chương 2: Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định) 2. Nhận xét
- Hiến pháp được xây dựng theo hướng ngắn gọn, xúc tích, chặt chẽ
với mục tiêu đảm bảo tính ổn định và trên vai trò là đạo luật cơ bản
- Đặt ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm định hình và quản lý hoạt
động kinh tế của đất nước
- Có những điều khoản cụ thể hơn về bảo vệ quyền và lợi ích người lao động lOMoAR cPSD| 46342576
- Mở cửa rộng rãi hơn cho doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước
ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu phát triển và hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam