-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập tâm lý học đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bằng kiến thức tâm lý học đại cương hãy chứng minh câu nói của C.Mác: “Sự phát triển của một cá nhân quy định bởi sự phát triển của các cá nhân mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”. Liên hệ với thực tế bản thân. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân đối với xã hội loài người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
tâm lí học đại cương 44 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập tâm lý học đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bằng kiến thức tâm lý học đại cương hãy chứng minh câu nói của C.Mác: “Sự phát triển của một cá nhân quy định bởi sự phát triển của các cá nhân mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”. Liên hệ với thực tế bản thân. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân đối với xã hội loài người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: tâm lí học đại cương 44 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang MSSV: 23031599
Lớp: K68 - Quốc Tế Học
Đề bài: Bằng kiến thức tâm lý học đại cương hãy chứng minh câu nói của C.Mác:
“Sự phát triển của một cá nhân quy định bởi sự phát triển của các cá nhân mà nó
giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”. Liên hệ với thực tế bản thân. Bài làm Mở bài Nội dung I.Định nghĩa
Con người để tồn tại và phát triển không chỉ có sự tiếp xúc, quan hệ với thế giới
sự vật, hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn phải có quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với xã hội, đó là quan hệ giao tiếp.
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lí
giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về
cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi,
giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan
hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
II. Vai trò của giao tiếp
1.Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân đối với xã hội loài người
Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản sớm nhất của con
người. Sự phát triển của một cá nhân phụ thuộc vào sự phát triển của tất cả các cá
nhân khác mà người đó tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính con người là
người sáng tạo, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp.
Ví dụ: Khi một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong bộ tộc của những người thổ
dân thì em bé đó sẽ có cách cư xử, hành động, lối suy nghĩ và hình dáng cơ thể
giống với những người thổ dân.
Không có giao tiếp sẽ không có xã hội, bởi xã hội là cộng đồng của nhiều người
chứ không phải là dấu cộng đơn giản của nhiều người. Nếu không có nhu cầu trao
đổi, sinh hoạt tập thể với mục đích nhất định thì sẽ không có ngôn ngữ và không có
lao động. Mỗi cá nhân không thể phát triển đúng đắn như một con người và trở
thành một nhân cách nếu không giao tiếp với các cá nhân khác. Giao tiếp là một
trong những nhu cầu cơ bản và sớm nhất của xã hội, hay có thể nói đó là nhu cầu
bẩm sinh của con người. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng sẽ xảy ra hậu quả
nghiêm trọng (bệnh viện ám chỉ “bệnh do nhập viện” và cũng do nguyên nhân này gây ra).
2. Giao tiếp giúp con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội
Trong các hoạt động hàng ngày, giao tiếp là cách hoặc là con đường giúp con
người tham gia vào các mối quan hệ khác nhau của xã hội, ta có được cơ hội tiếp
xúc với nền văn hóa khác nhau, các chuẩn mực, định kiến của xã hội từ đó ta sẽ
nhận xét, đánh giá tính đúng sai, sự hợp lí của vấn đề khi đã áp dụng vào thực tiễn
và cuối cùng sẽ hình thành nên lối sống, đạo đức và hành vi của mỗi con người.
Những kĩ năng, kiến thức con người có được trong cuộc sống, học tập và làm việc
đều được hình thành và phát triển nhờ có giao tiếp. Thông qua giao tiếp, con người
có thể đóng góp khả năng của mình cho của cải chung của nhân loại cũng như sức
mạnh và tài năng của mình cho xã hội.
Ví dụ: Ở trường chúng ta học tập, giao tiếp với thầy cô và các bạn thì kiến thức của
bản thân sẽ được tích lũy hàng ngày, biết được thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn
về tính cách, suy nghĩ của mỗi con người.
3. Giao tiếp giúp con người nhận thức được bản thân mình
Nhờ có giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được mọi việc diễn ra xung
quanh, người khác, hiện tượng mà thông qua đó con người còn nhận thức được
chính bản thân mình. Sau mỗi lần tiếp xúc như vậy con người sẽ đánh giá, so sánh
đối tượng mà mình quan tâm với bản thân theo nhiều tiêu chí khác nhau từ đó để
lại cho mình thông tin tạo nên những nhân cách, ý thức và đạo đức của riêng mỗi người. Ví dụ:
+ Khi giao tiếp và làm việc với thầy cô, mình cần có ý thức về trách nhiệm hoàn
thành bài tập đúng thời hạn và ý thức được không nên làm những việc thất lễ với
thầy cô như nói trống không, nói chuyện riêng trong khi thầy cô đang giảng bài,..
+ Khi có người giúp đỡ mình một chuyện khó khăn hoặc tặng mình một món quà
nhân ngày sinh nhận, ta cũng phải nhận thức được phải gửi lời cảm ơn hoặc món
quà khác tới người đó.
4. Giao tiếp làm thay đổi hành vi của các chủ thể khi giao tiếp
Từ việc giao tiếp, cá nhân sẽ hiểu và nhận thức được thông tin của đối tượng giao
tiếp như tính cách, suy nghĩ và lối sống để từ đó có thể thay đổi cách nói chuyện,
hành động, lời nói sao cho phù hợp với nội dung, con người, thời điểm và môi
tường và môi trường giao tiếp. Không chỉ vậy, giao tiếp còn giúp ta thực hiện được
mục đích của đối tượng trong các cuộc nói chuyện, tiếp xúc để hướng đến những
điều tốt đẹp, giải quyết được vấn đề hiện tại.