Bài tập thảo luận nhóm | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Xác định luật áp dụng và giải quyết các vấn đề pháp lý vướng mắc trong thực tiễn hoạt động đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết khiếu nại hành chính. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46892935 I.
Nhận diện những vấn đề luật sư cần lưu ý trong việc đại diện theo ủy quyền II.
Nhận diện những vấn đề Luật sư cần lưu ý tronmg hoạt động cungc ấp
dịch vụ pháp lý khác III.
Xác định luật áp dụng và giải quyết các vấn đề pháp lý vướng mắc trong
thực tiễn hoạt động đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết khiếu nại hành chính
1. Xác định các luật áp dụng
- Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Các luật nội dung liên quan như luật đất đai, luật thương mại, luật bảo vệ môi trường,
2. Giải quyết vấn đề
Thực trạng khiếu nại về đất đai ở nước ta hiện nay thường thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau :
1. Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến hành thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn đề bồi
thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở nhiều địa
phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc
chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở
thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường
thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu
vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để
nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển
nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác.
Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án
trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt
hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi
thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai
để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt,
thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài.
2. Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. lOMoARcPSD|46892935
Đây là dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay. Dạng khiếu nại này phát sinh một phần từ
sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót
về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích… Có những trường hợp, không cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng.
Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết lại không giải thích rõ cho dân hiểu
lý do tại sao không cấp giấy. Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách
nhiễu. . gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo
hoặc do người dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng. .
3. Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.
Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân không nắm rõ về
Luật Đất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc
các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số người mặc dù khá am hiểu
pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại.
Bên cạnh đó cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình
giải quyết, như : ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng;
việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không
đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình
thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.
4. Khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước.
Khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng, như :
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ :
- Đòi lại đất, tài sản của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau, qua các
cuộc điều chỉnh đã giao cho người khác sử dụng.
- Đòi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước
trong những năm 1981 - 1986 (đã nhường đất cho người khác sử dụng nay họ đòi lại).
- Đòi lại đất khi thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, theo mô hình sản xuất tập thể quản lý tập trung.
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản gắn liền
với quyền sử dụng đất :
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất :
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ : lOMoARcPSD|46892935
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất :
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh địa giới hành chính :
Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau tập trung ở những
nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, bên cạnh những vị trí dọc
theo triền sông, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí
quan trọng. Các tranh chấp có thể diễn ra ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên quý,
hiếm, nơi có nguồn lâm thổ sản có giá trị lớn. Khi Nhà nước tiến hành phân tách các đơn
vi hành chính tỉnh, huyện, thị xã, xã mới thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới
hành chính diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước v.v. .
Document Outline
- I.Nhận diện những vấn đề luật sư cần lưu ý trong việ
- III.Xác định luật áp dụng và giải quyết các vấn đề phá
- 1.Xác định các luật áp dụng
- 2.Giải quyết vấn đề