-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập thực hành Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp: Các công trình giao thông không được bảo trì thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn giao thông. Thiếu kinh phí và nguồn lực: Việc phân bổ ngân sách không đủ cho việc bảo trì và phát triển các công trình giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập thực hành Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp: Các công trình giao thông không được bảo trì thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn giao thông. Thiếu kinh phí và nguồn lực: Việc phân bổ ngân sách không đủ cho việc bảo trì và phát triển các công trình giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 74 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÀI TẬP THỰC HÀNH
MÔN: Phương pháp NCKHXH & Nhân văn
ĐỀ BÀI: BIẾN ĐỘNG GIAO THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC & SAU NGHỊ
ĐỊNH 168 TỪ ĐÓ TÌM RA THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ
GIẢM ÙN TẮC TẠI CÁC ĐÔ THỊ HÀ NỘI – 2025
ĐỀ TÀI : BIẾN ĐỘNG GIAO THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC & SAU NGHỊ ĐỊNH 168
(TỪ ĐÓ TÌM RA THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM ÙN
TẮC TẠI CÁC ĐÔ THỊ) I. MỞ ĐẦU
*Nghị định 168 là gì ?
=> Nghị định 168/2017/NĐ-CP: Quy
định về quản lý và bảo trì công trình
giao thông đường bộ.Mục tiêu: Đảm bảo , bảo trì, sửa
chữa kịp thời công
trình giao thông, giảm ùn tắc và tai
nạn giao thông.Ra đời: Để giải quyết
tình trạng hạ tầng giao thông xuống
cấp, đặc biệt là các tuyến đường, cầu
cống trong đô thị lớn. II. NỘI DUNG
1. Tính cấp thiết
Giao thông đô thị Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như TP HCM và Hà
Nội, đang đối mặt với ùn tắc và tai nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Nguyên nhân:
Cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp: Các công trình giao thông không được
bảo trì thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn giao thông.
Thiếu kinh phí và nguồn lực: Việc phân bổ ngân sách không đủ cho việc bảo
trì và phát triển các công trình giao thông.
Quy trình bảo trì chưa đồng bộ: Mặc dù Nghị định 168 ra đời, nhưng việc triển
khai và thực hiện chưa đồng đều tại các tỉnh thành. Thực trạng:
Các tuyến đường, cầu cống bị xuống cấp nhanh chóng, gây cản trở giao thông. Việc
triển khai bảo trì chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông và mất an toàn.
Nghi định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ
1/1/2025, nhằm tăng cường xử phạt vi phạm
và quản lý điểm giấy phép lái xe, góp
phần cải thiện tình hình giao thông
2. Tình hình nghiên cứu
Tác động của nghị định:Nghị định 168 thay thế Nghị định 100/2019/NĐ-CP,
với các điểm mới như tăng mức phạt và trừ điểm GPLX..
*Tác động tích cực
Thứ nhất, tăng cường bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông: Nghị định giúp bảo vệ
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tránh được sự xuống cấp và hư hỏng do các yếu
tố ngoại cảnh và con người gây ra, từ đó kéo dài tuổi thọ của các công trình giao thông.
Thứ hai, kiểm soát phương tiện giao thông: Nghị định đưa ra các quy định cụ
thể về việc kiểm soát phương tiện giao thông, bao gồm việc hạn chế các phương tiện
quá tải trọng và quá khổ, giúp bảo vệ và duy trì chất lượng các tuyến đường.
Thứ ba, nâng cao ý thức cộng đồng: Nghị định tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ
ràng, giúp nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức về tầm quan trọng của
việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả hạ tầng giao thông.
Thứ tư, khuyến khích phát triển giao thông công cộng: Các quy định có thể
góp phần thúc đẩy việc phát triển các loại hình giao thông công cộng, hạn chế ùn tắc
giao thông và giảm tải cho các tuyến đường đô thị.
Thứ năm, tạo hành lang pháp lý cho các dự án giao thông: Nghị định cung cấp
cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các dự án xây dựng, bảo trì và nâng cấp hệ thống giao thông.
Ví dụ: Ngày 6/2/2025, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau
một tháng thực hiện Nghị định 168, việc xử lý vi phạm đã có chuyển biến rõ rệt, giảm
cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước.Cụ thể, từ ngày 1/1 - 31/1, toàn quốc xảy ra
1.702 vụ tai nạn giao thông, làm chết 917 người, 1.163 người bị thương. So với cùng
kỳ năm 2024, giảm 26,29% vụ tai nạn, giảm 1,72% số người chết, giảm 37,71% số
người bị thương. So với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số
người chết, giảm 20,12% số người bị thương.
*Tác động tiêu cực
Thứ nhất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: Một số quy định của Nghị định có
thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hóa.
Các hạn chế về tải trọng và kích thước của phương tiện có thể khiến chi phí vận tải
tăng cao, làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
Thứ hai, khó khăn trong triển khai và áp dụng: Việc thực thi các quy định trong
Nghị định đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, có
thể dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc áp dụng thực tế.
Thứ ba, áp lực lên các cơ sở hạ tầng hiện có: Nghị định không chỉ đặt ra yêu
cầu về bảo vệ hạ tầng giao thông mà còn yêu cầu các tuyến đường phải đáp ứng tiêu
chuẩn, điều này đôi khi gây thêm gánh nặng cho các cơ sở hạ tầng giao thông vốn đã quá tải.
Thứ tư, tác động đến các phương tiện giao thông cá nhân: Việc áp dụng các
biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với các phương tiện giao thông có thể tạo ra sự
bất tiện đối với các phương tiện cá nhân, nhất là trong bối cảnh phát triển đô thị và giao thông đường bộ.
Thứ năm, khó khăn trong việc quản lý phương tiện vận tải: Quy định về tải
trọng và khổ giới hạn cho phương tiện giao thông có thể gây ra khó khăn trong việc
kiểm tra và giám sát đối với các phương tiện vận tải, đặc biệt là đối với các loại
phương tiện lớn hoặc không có đầy đủ giấy tờ. Ví dụ :
- Xe cứu thương và xe máy:
Lý thuyết: Theo luật giao thông, xe cứu thương phải được nhường đường.
Thực tế: Xe máy không nhường đường cho xe cứu thương vì mức phạt vượt đèn đỏ
quá cao, dù đây là trường hợp ưu tiên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghị định 168 hướng tới việc cải thiện chất lượng và hiệu quả của hệ thống
giao thông Việt Nam thông qua các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Nâng cao an toàn giao thông: Tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm soát
và xử phạt vi phạm để giảm thiểu tai nạn và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
2. Giảm thiểu ùn tắc giao thông: Áp dụng các giải pháp điều phối lưu lượng và
quản lý giao thông hiệu quả, đặc biệt ở các đô thị lớn, nhằm giảm bớt tình trạng ùn
tắc và cải thiện thời gian di chuyển.
3. Tối ưu hóa cơ sở hạ tầng giao thông: Hướng dẫn, điều chỉnh và hỗ trợ đầu tư
vào các công trình giao thông (đường bộ, cầu, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo) để
nâng cao hiệu suất và chất lượng hạ tầng giao thông.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin: Tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại,
xây dựng hệ thống giao thông thông minh, từ đó nâng cao khả năng dự báo và điều
phối lưu lượng giao thông.
5. Phát triển giao thông công cộng: Khuyến khích sử dụng các phương tiện
giao thông công cộng nhằm giảm tải cho hệ thống giao thông cá nhân, góp phần giảm
ùn tắc và bảo vệ môi trường.
=> Những mục tiêu này cùng nhau tạo thành một chiến lược toàn diện nhằm hiện đại
hóa và nâng cao hiệu quả quản lý giao thông, hướng tới một hệ thống giao thông an
toàn, thông minh và bền vững.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nghị định 168 tập trung vào các yếu tố và hiện tượng
liên quan đến việc tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống giao thông, cụ thể như:
*Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông: Bao gồm
các công trình như đường bộ, cầu, hầm, hệ thống
đèn tín hiệu, biển báo và các tiện ích hỗ trợ khác.
Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả
sử dụng cơ sở hạ tầng trước và sau khi nghị định được áp dụng.
*Chính sách quản lý giao thông: Xem xét các
biện pháp, quy định và chính sách được đưa ra
trong nghị định 168 để điều tiết lưu lượng, nâng
cao an toàn và giảm ùn tắc giao thông.
*Ứng dụng công nghệ thông tin và giao thông thông minh: Đánh giá việc tích hợp
các giải pháp công nghệ vào hệ thống giao thông
nhằm dự báo, điều phối và xử lý các tình huống
ùn tắc, tối ưu hóa luồng giao thông.
*Tác động đến lưu lượng và an toàn giao
thông: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các
biện pháp trong nghị định đến lưu lượng xe cộ,
thời gian di chuyển, số vụ tai nạn và các vấn đề
liên quan đến ùn tắc tại các đô thị lớn.
=> Những khía cạnh này giúp xác định được những thay đổi, hiệu quả cũng như
những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của nghị định 168, từ đó làm cơ sở
cho các giải pháp cải thiện giao thông trong tương lai.
5. Đối tượng khảo sát
Các cơ quan chức năng và nhà quản lý giao thông: Cơ quan quản lý nhà nước
về giao thông, Sở Giao thông Vận tải, các cơ quan chức năng liên quan đến việc điều hành giao thông đô thị.
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải,
hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo
quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,
hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ
công theo quy định của pháp luật.Trong nghị định 168, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm.
- Quản lí cơ sở hạ tầng
- Xây dựng chính sách pháp luật
- Cải thiện hiệu quả vận tải - Giám sát và kiểm tra
Người tham gia giao thông: Người lái xe, người đi bộ, hành khách sử dụng
phương tiện công cộng. Đây là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi các thay đổi
trong chính sách giao thông và có thể cung cấp thông tin về trải nghiệm thực
tế.Người dân đã chấp hành nghiêm túc hơn các quy định của pháp luật về trật tự an
toàn giao thông ngay cả khi không có lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
(đặc biệt là chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; chấp hành về việc đi
đúng phần đường, làn đường theo quy định; trên đường cao tốc các phương tiện
không chạy ở làn dừng khẩn cấp...). Nghị định 168 không chỉ tập trung vào các
phương tiện vận tải mà còn xác định rõ trách nhiệm của người tham gia giao thông
trong việc thực hiện các quy định để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông,
và duy trì trật tự giao thông trên các tuyến đường bộ. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cộng đồng cư dân đô thị: Những người sống trong khu vực đô thị có thể bị
ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giao thông, như chất lượng cuộc sống, thời gian di
chuyển, ô nhiễm tiếng ồn, và không khí.
Các chuyên gia giao thông: Các nhà nghiên cứu, chuyên gia về giao thông, quy hoạch
đô thị và các tổ chức nghiên cứu có liên quan.
Các doanh nghiệp vận tải: Các đơn vị vận tải công cộng và tư nhân, các công
ty logistics và dịch vụ vận chuyển có liên quan đến sự thay đổi trong cơ sở hạ tầng
giao thông và các chính sách của Nghị định 168.
=> Việc khảo sát các đối tượng trên sẽ giúp thu thập thông tin đa chiều về tác động
của Nghị Định 168, từ đó có thể đánh giá hiệu quả và đưa ra các giải pháp phù hợp
để giảm ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn của Việt Nam.
6. Khái niệm công cụ
*Công cụ mở rộng:
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý hoặc người dân để tìm hiểu về
thay đổi trong giao thông.
- Thu thập dữ liệu thống kê: Phân tích số liệu về lưu lượng giao thông, tai nạn trước và sau Nghị định.
- Khảo sát (Survey): Thu thập ý kiến từ nhiều người dân và chuyên gia về tác động
của Nghị định 168 đối với giao thông.
Theo đó, trong thời điểm trên, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông
đường bộ, làm 917 người chết, 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, số
vụ tai nạn giảm 26,29%, giảm 1,72% về số người chết và giảm 37,71% số người bị
thương.Còn khi so sánh với thời gian trước liền kề, tai nạn giảm 18,25% số vụ, giảm
9,83% số người chết, giảm 20,12% nạn nhân bị thương.Riêng trong 9 ngày nghỉ Tết
Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn, làm chết 209 người, bị thương 373
người.So với 9 ngày Tết Giáp Thìn 2024, số vụ tai nạn giảm 36,69%, giảm 37,61%
người chết, giảm 38,34% số người bị thương.
Sau hai tháng áp dụng nghị định 168, tình trạng vi phạm trật tự, an toàn giao
thông đường bộ có giảm song chỉ là giảm ở những ngã ba ngã tư có cảnh sát giao
thông còn ở các tuyến đường thiếu vắng bóng áo vàng xe máy vẫn vi phạm như cơm
bữa. Lý do là nhiều tuyến đường không có camera giám sát và hình thức phạt nguội
hiện chỉ áp dụng đối với ô tô còn với xe máy vi phạm nhiều hơn, ở mọi nơi, mọi lúc
lại chưa áp dụng hình thức xử phạt này. 7.Kết cấu
*Đề xuất giải pháp
1.Phát triển và cải thiện hệ thống giao thông công cộng
Ví dụ: Thành phố Seoul, Hàn Quốc đã xây dựng một hệ thống giao thông công
cộng hiện đại và hiệu quả với tàu điện ngầm, xe buýt thông minh, kết nối tốt với nhau.
Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân và giảm ùn tắc giao thông.
Giải pháp: Đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng, mở rộng mạng lưới tàu
điện ngầm, xe buýt nhanh (BRT), và các phương tiện di chuyển ít phát thải như xe
đạp công cộng. Tăng cường sự kết nối giữa các tuyến giao thông công cộng với nhau,
giúp người dân dễ dàng chuyển tuyến mà không phải mất nhiều thời gian.
2.Ứng dụng công nghệ trong việc quản lý giao thông
Ví dụ: Thành phố Singapore đã áp dụng hệ thống giám sát giao thông thông minh,
với các camera và cảm biến giúp theo dõi và điều chỉnh lưu lượng giao thông theo
thời gian thực. Hệ thống cũng giúp dự báo tắc nghẽn và điều chỉnh đèn tín hiệu để giảm ùn tắc.
Giải pháp: Áp dụng công nghệ "Smart Traffic Management" (Quản lý giao thông
thông minh) với các hệ thống điều khiển đèn tín hiệu tự động, tích hợp dữ liệu từ các
cảm biến giao thông và ứng dụng di động để thông báo tình trạng giao thông. Việc sử
dụng các ứng dụng điều hướng như Google Maps hay Waze cũng giúp người dân
chọn được tuyến đường ít tắc nghẽn hơn.
3. Phát triển các tuyến giao thông ngoài đô thị và tăng cường sử dụng phương tiện xanh
Ví dụ: Thành phố Copenhagen (Đan Mạch) đã tạo ra một hệ thống giao thông bền
vững với các tuyến xe đạp, xe điện và các phương tiện công cộng sạch, khuyến khích
người dân không sử dụng xe cá nhân. Điều này giúp giảm ô nhiễm và ùn tắc trong khu vực nội đô.
Giải pháp: Xây dựng các tuyến đường dành riêng cho xe đạp, xe điện, hoặc các
phương tiện không phát thải khí CO2, cùng với việc tạo ra các khu vực giao thông
xanh.Đồng thời, phát triển các tuyến giao thông kết nối với các khu vực ngoại ô, để
giảm tải cho các tuyến giao thông nội đô.
=> Các giải pháp này đều nhắm đến việc sử dụng công nghệ, tối ưu hóa hệ thống
giao thông và khuyến khích phương thức di chuyển bền vững để giải quyết tình trạng
ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn. Học hỏi các kinh nghiệm từ các nước phát triển
để củng cố cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
*Rút ra bài học cho bản thân: Là sinh viên của học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
liệu mỗi người chúng ta có thể góp một phần công sức nào cho việc cải thiện cơ sở hạ
tầng giao thông nói chung và ùn tắc giao thông nói riêng hay không? Có chứ, chúng
ta có thể đưa ra những giải pháp cải thiện giao thông dựa trên việc thu thập thông tin
từ cộng đồng, phân tích tình trạng thực tế, và đề xuất các chiến dịch truyền thông để
nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng phương tiện công cộng, đi chung xe,
hay hạn chế di chuyển trong giờ cao điểm. Các bài viết và phóng sự của sinh viên báo
chí có thể cung cấp những cái nhìn sâu sắc, phản ánh thực trạng giao thông và giúp
lan tỏa những giải pháp sáng tạo tới cộng đồng . III. Kết luận
Nghị định 168 ra đời nhằm điều chỉnh và cải thiện tình trạng giao thông tại
Việt Nam, đặc biệt là trong các đô thị lớn. Trước khi nghị định có hiệu lực, giao
thông đô thị đối mặt với nhiều vấn đề như ùn tắc nghiêm trọng, ý thức tham gia giao
thông kém, cùng với sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cá nhân vượt xa năng
lực hạ tầng. Sau khi áp dụng Nghị định 168, giao thông có sự chuyển biến nhất định
nhờ các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, như tăng cường chế tài xử phạt, kiểm soát
phương tiện cá nhân và đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều thách thức như tình trạng ùn tắc chưa được giải quyết triệt để, ý thức người
tham gia giao thông chưa đồng đều, và hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp nhu cầu
thực tế. Để giảm ùn tắc đô thị hiệu quả hơn, cần kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, bao
gồm: đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, áp dụng công nghệ thông minh
vào quản lý giao thông, nâng cao ý thức cộng đồng và điều chỉnh chính sách một
cách linh hoạt theo thực tiễn. Nhìn chung, Nghị định 168 là một bước tiến quan trọng
trong việc điều chỉnh giao thông đô thị, nhưng để đạt hiệu quả cao nhất, cần sự phối
hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong việc thực thi và cải tiến chính sách.