Bài tập tiểu luận nhóm môn quản trị học | Trường Đại học Thủy Lợi
Bài tập tiểu luận nhóm môn quản trị học | Trường Đại học Thủy Lợi. Tài liệu gồm 8 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BÀI TẬP TIỂU LUẬN NHÓM MÔN QUẢN TRỊ HỌC
NHÓM 5: PHẠM QUỲNH ANH PHẠM THỊ HỒNG ANH DƯƠNG THẢO NHI NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG LỮ NGỌC QUYÊN
ĐỀ TÀI: CÔNG TY COCA COLA TOÀN CẦU
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA COLA
1. Lịch sử hình thành:
- Người đầu tiên sáng chế ra Coca-Cola là dược sĩ John Styth Pemberton,
chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Với mục đích sáng chế ra một
loại nước thuốc bình dân để chống mệt mỏi, ông đã mày mò thử nghiệm và pha
chế ra một loại sirô có màu đen như cà phê. Chỉ cần một thìa sirô pha cùng với một
cốc nước lạnh là có được thức uống có thể làm giảm cơn nhức đầu, tăng sảng
khoái. Từ đó, Pemberton giữ bí mật công thức sáng chế và chỉ biết rằng thành phần
quan trọng nhất của thứ nước uống này có chứa một tỉ lệ nhất định tinh dầu được
chiết xuất từ lá và quả của cây Kola – loại quả chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới Nam
Mỹ. Coca cola là loại nước bán chạy nhất thế giới vẫn đang gây nghiện giới trẻ xưa
và nay. Được chiết xuất từ lá coca – loại lá được dùng để sản xuất coocain, lá coca
được dùng như một loại trà thảo mộc. Trên thực tế, lá coca giàu các chất dinh
dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ hề hô hấp và hệ tiêu hóa. Để tạo ra cocain, một số chất
gây nghiện từ lá coca, cần phải trải qua một quy trình chế biến rất phức tạp và phải
dùng đến các nguyên liệu hóa học có độc tính.
- Cái tên Coca-Cola được Frank M.Robinson, kế toán trưởng của Pemberton
đặt tên. Bắt đầu từ nguồn gốc đó nhưng chữ “K” đã được thay bằng chữ “C” có vẻ
dễ nhìn và quen thuộc hơn. Như chúng ta đã biết, chữ “coca” được bắt nguồn từ
cây coca và chữ “kola” được bắt nguồn từ quả kola – quả của cây kola, cùng họ với
cây cacao, dùng để tạo hương thơm cho loại đồ uống này. Với nguồn cung cấp là
công ty Stepan đã nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho sản xuất nước coke
(tên gọi khác của coca cola).
- Coca-Cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới.
Ngày nay tên nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng của
nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm
tươi mới thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố
truyền thống công chúng.Trên thế giới Coca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ:
Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.
- Ở Châu Á, công ty hoạt động tại 6 khu vực: + Trung Quốc + Ấn Độ + Nhật Bản + Philippines
+ Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc và New Zealand)
+ Khu vực Tây và Đông Nam Á (SEWA)
2. Ngành nghề kinh doanh:
- Coca-Cola là công ty kinh doanh và sản xuất nước có gas và không gas
như Coca, Fanta,…và đóng chai sản phẩm hoạt động trên phạm vi nhiều nước.
- Ngoài ra, Coca-Cola còn tham gia vào một cuộc chạy đua điên cuồng đang
diễn ra trên mạng Internet giữa các tập đoàn công nghệ thông tin và kinh doanh thế
giới, nhằm giành giật lấy một mẫu nhỏ trong miếng bánh hấp dẫn của thị trường
download nhạc hợp pháp đẩy tiềm năng lợi nhuận. Mà Coca-Cola là hãng mới nhất
tham gia vào cuộc tranh giành này bằng việc tung ra dịch vụ âm nhạc trực tuyến có
nhãn hiệu của mình với hơn 250.000 bài hát trực tuyến được bán qua mạng với giá 80 cent/ bài.
- Và có vẻ như mọi đối thủ của Coca-Cola, từ các nhãn hiệu nước ngọt nổi
tiếng đến các công ty mới thành lập đều đang cố gắng lao theo thành công của
Coca-Cola với mục đích bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường của Coca-Cola. Nhưng để
làm được việc này không hề dễ dàng chút nào, bởi Coca-Cola đã là một “tượng
đài” quá vững chắc trên thị trường thế giới.
3. Sản phẩm của công ty:
- Coca-cola - tập đoàn sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới, nó đã thành
công ở nhiều nước trên thế giới. Là biểu tượng của sự thành công và thống trị toàn
cầu về kinh tế của Mỹ. Để xâm nhập vào thị trường toàn cầu, các quảng cáo, tiếp
thị của Coca-Cola bắt đầu với biểu tượng "Uống Coca-Cola" trên vải dầu ở các mái
hiên nhà thuốc. Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến
chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola, sau đó đã đặt
tên Coca-Cola không chỉ trên các chai nước ngọt mà còn trên cả quạt, lịch và đồng
hồ. Từ ngày đó, những chiến dịch tiếp thị kết hợp với chất lượng tuyệt hảo của
Coca-Cola đã khiến thương hiệu này trở thành một trong những thương hiệu được
yêu thích nhất thế giới.
- Một trong những cách mà Coca-Cola luôn giữ vững quan hệ tốt đẹp với
người tiêu dùng là luôn hòa nhập vào hoạt động của họ. Các hoạt động quảng cáo
của Coca-Cola luôn cực kỳ phong phú và sáng tạo, thường được làm theo các
chiến dịch vô cùng hoành tráng. Mỗi chiến dịch lại có một câu Slogan riêng cho
nó. Trong 100 chiến dịch quảng cáo vĩ đại nhất thế kỷ 20 do tạp chí Advertising
Age bình chọn, riêng Coke đã độc chiếm đến 3.
- Hiện nay, tập đoàn Coca-cola đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới.
Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả
mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước
uống hấp dẫn khác của tập đoàn.
4. Các thành tích đạt được:
- Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập
đoàn Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu
Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người
trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp
dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công
cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có
gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
- Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới.
Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở
hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi
giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người
Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt
tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi 94% dân số thế giới.
- Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ
USD và tiền lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD. Sản xuất tiêu thụ hết 36
triệu lít nước, 6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng. Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối
sản phẩm của Coca-Cola, 2.4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế
và đầu tư cho cộng đồng 31.5 triệu USD.
- Thương hiệu Coca-Cola được xem là đáng giá nhất trên thế giới, với giá trị 50 tỷ USD.
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY COCA-COLA
1. Môi trường vĩ mô: a/ Tác nhân kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế: IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát
triển trong năm 2015 0,2 điểm phần trăm xuống 1,6%, cho rằng toàn cảnh kinh tế
của các quốc gia giàu có không mấy sáng sủa. Trong khi đó, các nền kinh tế mới
nổi và đang phát triển lại có triển vọng khả quan hơn với dự báo tăng trưởng được nâng từ 4,1% lên 4,2%.
- Lạm phát: Tại 189 quốc gia có dữ liệu, tỉ lệ lạm phát trung bình năm 2015
vào khoảng dưới 2%, giảm nhẹ so với năm 2014, và ở hầu hết các quốc gia, đều
thấp hơn so với dự đoán trong báo cáo Toàn cảnh kinh tế thế giới vào tháng 4 của
Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Năm 2015, phần trăm các quốc gia ghi nhận mức giảm phát
hoàn toàn về giá cả tiêu dùng cao hơn phần trăm các quốc gia có mức lạm phát hai
chữ số (chiếm 7% trong tổng số) .
- Lãi suất: Lãi suất tại Mỹ vẫn giữ nguyên ở mức 1%.
b/ Tác nhân văn hóa – xã hội:
- Đối tượng tiêu dùng chủ yếu của Coca – Cola là những bạn trẻ trên toàn
cầu nói chung và Việt nam nói riêng, năng động, khỏe và ham vui, sáng tạo và thử
nghiệm những điều mới mẻ.
- Đối với người Việt, ngoài chuyện ăn ngon còn chú ý đến việc ăn uống sao
có lợi cho sức khỏe. Với thay đổi, công ty trong ngành cần phải có những chính
sách đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe
người tiêu dùng. Vì vậy, trong hoạt động Marketing cần nhấn mạnh vấn đề sức khỏe.
- Bên cạnh đó, trong giới trẻ ngày càng nhiều người thích trò chơi điện tử để
giải trí hơn là xem truyền hình. Điều này mang lại cơ hội mới cho các nhà làm
quảng cáo trên thế giới. Coca – Cola đã nắm bắt được yếu tố này đã đưa các sản
phẩm vào quảng cáo trong các trò chơi điện tử, đay là cơ hội để thu hút và nhận
được nhiều sự quan tâm của giới trẻ hơn.
- Người Mỹ có tác phong công nghiệp, họ thích dùng những sản phẩm có độ tiện dụng cao.
- Thu nhập trong xã hội phân bố không đồng đều, có khoảng cách đáng kể
giữa người giàu và nghèo. c/ Tác nhân nhân khẩu:
- Mỹ là một quốc gia rộng lớn với 50 bang, nhiều loại địa hình khác nhau.
Bởi vậy, đối với các mặt hàng tiêu dùng, việc thiết lập hệ thống phân phối đóng vai trò rất quan trọng.
- Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu người, bình quân mỗi năm tăng
947 nghìn người. Việt Nam là một quốc gia đa chủng tộc: có 54 nhóm dân tộc,
trong đó người Việt là đông đảo nhất. Người Việt chiếm khoảng 86% dân số cả
nước và sinh sống tập trung tại khu vực đồng bằng trong khi hầu hết những nhóm
dân tộc thiểu số khác sống chủ yếu tại khu vực trung du và miền núi. Kết quả từ số
liệu điều tra mẫu cho thấy hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số
vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân
số trong độ tuổi phụ thuộc. Tuy nhiên, nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già
hóa dân số. Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người tiêu dùng ở các đô
thị Việt Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong một chừng mực
nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của
người Việt Nam. → Dân số đông và tăng lên mỗi năm, dân số tập trung chủ yếu ở
đồng bằng, và các thành phố lớn, vì vậy khu vực này là thị trường chủ yếu. Cơ cấu
dân số vàng sẽ đem lại cơ hội cho các công ty trong ngành có được nguồn lao động trẻ, có tay nghề.
d/ Tác nhân chính trị và pháp luật:
- Môi trường chính trị của Mỹ nhìn chung có sự ổn định cao.
- Hành lang pháp luật rõ ràng, đồng thời vẫn tạo điều kiện cho sản xuất kinh
doanh phát triển, tạo điều kiện cho cạnh tranh tự do.
- Nhiều nguy cơ về khủng bố, gây mất ổn định xã hội.
- Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng:
Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, … sẽ tạo ra
cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành. Với sự phát triển hiện
nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các công ty
vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách
nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa,… e/ Tác nhân công nghệ:
- Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi. Các ứng dụng
công nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất và cải
tiến bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng
trong sản xuất cũng như tái chế hoặc thu mua lại các chai, can, lọ,… Ý tưởng sản
xuất vỏ chai thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang được nghiên cứu và ứng dụng như:
+ Vỏ chai PlantBottle được làm từ nhựa và 30% thành phần từ cây
mía và mật đường tinh chế, có thể tái chế 100%. Việc sản xuất loại vỏ chai này sẽ
giúp giảm 30% lượng khí thải CO2 so với các loại vỏ chai PET chủ yếu làm từ dầu mỏ hiện nay.
+ Một ý tưởng cho loại chai tương lai mới đây sẽ đem đến nhiều lựa
chọn hơn trong cùng một sản phẩm cho người tiêu dùng. Trong lĩnh vực đồ uống,
các nhà sản xuất thường đưa ra nhiều loại sản phẩm có hương vị khác nhau . Việc
xây dựng và vận hành vài dây chuyền nhà máy để cung cấp mỗi loại sản phẩm như
vậy là rất đắt đỏ. Việc phân phối chúng cũng gặp nhiều thách thức, chưa kể đến
việc phải có những kho chứa lớn để chứa đủ loại hương vị như vậy. Tuy nhiên, loại
vỏ chai được lập trình sẽ chỉ cần đến 1 dây chuyền sản xuất để tạo ra thứ mùi vị cơ
bản, ví dụ cola. Những hương liệu khác sẽ được đựng trong những nút nhựa hàn
kín, gắn xung quanh rìa cổ chai. vừa giúp giảm giá thành lại tốn ít không gian trên
kệ. "Ý tưởng ở đây là công ty có thể đưa ra nhiều lựa chọn hơn, nhưng lại phân phối ít sản phẩm hơn".
2. Môi trường vi mô: a/ Nhà cung cấp:
- Những người cung ứng cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh các
nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những sản phẩm cụ thể. Ở đây với các thành
phần cấu tạo sản phẩm, Coca cola cũng tìm cho mình những nhà cung cấp tương
ứng. Ban quản trị công ty cũng chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì
việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá. Thiếu một chủng loại
vật tư nào đó, bãi công và những sự kiện khác có thể làm rối loạn về cung ứng cho
khách đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và
trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty. b/ Khách hàng:
- Không giống như các nhãn hiệu giải khát khác chỉ tập trung vào một hoặc
một số đối tượng khách hàng khác nhau, Coca cola luôn hướng tới mọi đối tượng khách hàng :
+ Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá
và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
+ Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ
để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.
+ Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ
để sau đó bán lại kiếm lời.
+ Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và
dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng
hoá và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
- Trong các chiến dịch marketing của mình, Coca Cola luôn coi “khách hàng
là thượng đế”. Hãng đã có nhiều chiến lược khác nhau để khách hàng thực sự cảm
nhận được hương vị của Coca Cola. Nhiều chương trình khuyến mãi lấy khách
hàng làm trung tâm như dùng thử sản phẩm, mua 1 tặng 1. Một chương trình được
đánh giá khá có sức lôi cuốn của Coca Cola là các cuộc thi “người uống Coca khoẻ
nhất” do hãng tổ chức. Cuộc thi được tiến hành trên nhiều thị trường lớn, trong
mỗi cuộc thi sẽ có nhiều vòng và mỗi vòng các thí sinh phải ra sức uống một lượng
Coca Cola lớn trong thời gian ngắn nhất. Nhờ cuộc thi này mà Coca Cola đã tạo
được sự hứng thú mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, qua đó góp phần đẩy mạnh giá
trị thương hiệu của hãng. c/ Đối thủ cạnh tranh:
- Trong ngành công nghiệp nước giải khát, áp lực từ các đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn luôn tồn tại nhưng không lớn, bởi rào cản gia nhập ngành tuy thấp, dễ để
vào nhưng khó để cạnh tranh.
- Đối thủ cạnh tranh số một của Coca-Cola tại thị trường thế giới là Pepsi-
Cola. Khách hàng mục tiêu của Coca-Cola và Pepsi đều là giới trẻ. Trong ngành
kinh doanh nước giải khát có gas, Coca-Cola và Pepsi có cùng danh mục sản phẩm
là các loại nước ngọt có gas với các hương vị cola, cam, chanh, dâu,..., giá cả
tương đương, chiến lược phân phối tương tự nhau (đa sản phẩm rộng rãi trên toàn
thị trường Việt Nam, tới tận tay người tiêu dùng). Sự cạnh tranh giữa Coca-Cola và
Pepsi chỉ còn là sự cạnh tranh của các chương trình xúc tiến hỗn hợp, mặc dù vậy
ngay cả các chương trình xúc tiến của hai hãng đôi khi cũng theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.
- Sự cạnh trạnh giữa Coca-Cola và Pepsi trong nhiều năm qua đã trở thành
một cuộc cạnh tranh điển hình giữa hai nhãn hiệu, nó được gọi là “cuộc chiến Cola” (“Cola war”). d/ Nhà phân phối:
- Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca – Cola và
mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca – Cola được tiêu thụ. Sản phẩm
Coca – Cola bao giờ cũng được đặt bày ngang tầm mắt hoặc ngay trước và giữa
hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất trong các siệu thị, trung tâm thương mại.
Tất nhiên, để có được vị trí ưu thế như vậy, Coca – Cola cũng phải bỏ ra một chi phí không nhỏ chút nào.
- Bên cạnh đó, những năm qua hoạt động Coca – Cola ở Việt Nam rất khả
quan. Sản phẩm của Coca – Cola đạt mức tăng trưởng cao, hiện có 50 nhà phân
phối lớn, hơn 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.
- Trước việc phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh như Pepsi, Coca – Cola vẫn
phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán café, nước giải
khát trong nhà hàng, … và hỗ trợ các đại lý, nhà bán lẻ như tặng dù, hỗ trợ trang trí
cửa hàng, hỗ trợ về tài chính để đến tay người tiêu dùng.