Bài tập tình huống Hiếp pháp | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
BìnhluậnvềquanđiểmcủaPatrickHenry,thànhviêncủaHộinghịlậphiến của Hoa Kỳ 1787, rằng: “Hiến pháp không phải là một công cụ của chính quyền để đàn áp nhân dân, mà là một công cụ để nhân dân kiềm chế chính quyền”. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi tình huống HP
Câu 1: Bình luận về quan điểm của Patrick Henry, thành viên của Hội nghị lập hiến
của Hoa Kỳ 1787, rằng: “Hiến pháp không phải là một công cụ của chính quyền để
đàn áp nhân dân, mà là một công cụ để nhân dân kiềm chế chính quyền”.
- Câu nói này phản ánh một cách khái quát mối quan hệ giữa hiến pháp và dân chủ.
Bản chất của hiến pháp là dân chủ, vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân và phải
được thông qua với sự đồng ý của nhân dân.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là một biểu hiện rõ nét cho sự bảo đảm nhân quyền
ở mỗi quốc gia. Càng ngày kiểm soát và trách nhiệm của quyền lực nhà nước càng
trở nên gắn bó mật thiết với dân chủ và sự kiểm soát này phải được quy định thành
luật, nhất là quy định của đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao để cho mọi chủ thể
nắm quyền lực nhà nước phải chấp hành. Đó là Hiến pháp. Sự hiện diện của Hiến
pháp chính là một công cụ của nhân dân cho việc kiểm soát quyền lực của nhà
nước, khác với Nhà nước phong kiến nơi không tồn tại Hiến pháp.
=> Vì những lẽ đó, việc phải quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước chính là
một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Sự hiện diện của những quy định
trong Hiến pháp nhằm mục đích kiểm soát quyền lực nhà nước là dấu hiệu của dân
chủ, của tiến bộ xã hội. Có như vậy mới thể hiện được tính nhân bản và xã hội sâu
sắc cần phải có của Hiến pháp.
Câu 2: Bình luận về câu nói của Thomas Jefferson (vào năm 1789) rằng: “Trong
các vấn đề về quyền lực, đừng nói thêm gì về lòng tin vào đức tính tốt của con
người, mà phải trói anh ta lại bằng sợi dây Hiến pháp để anh ta không còn làm
được điều ác”. - •
Nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm quyền, xâm hại
đến quyền con người. Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính do con người tạo
nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của con người.
- • Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định giới hạn quyền lực
NHÀ NƯỚC . Điều này được thể hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề
cập là phân quyền và nhân quyền.
- • Nhân quyền: Pháp quy định trực tiếp các quyền con người và các nhiệm
vụ của nhà nước để đảm bảo thực thi quyền con người quyền công dân
- • Phân quyền: Hiến pháp quy định các cơ chế kìm hãm và ngăn ngừa sự
lợi dụng quyền lực của các cá nhân công quyền
- • VD: Hp mỹ quy quy định về sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa 3 cơ quan
lập pháp hành pháp tư pháp -> tạo điều kiện cho việc áp dụng tuyệt đối thuyết tam
quyền phân lập: 3 cơ quan kiềm chế, đối trọng nhau về quyền lực nhà nước - -
Câu 3: Bình luận về quan điểm của luật sư Lý Ba (người Trung Quốc): “Ở một
quốc gia tự do dân chủ, bản hiến pháp không chỉ ràng buộc chính quyền mà còn
ràng buộc nhân dân nữa. Thông qua hiến pháp, tập thể dân chúng cam kết tuân
theo một thủ tục tổ chức nhất định về cách thức quản trị công việc chung và giải
quyết xung đột xã hội.”
=> Đây là một quan điểm vừa đúng vừa sai. ● Đúng vì:
- Một quốc gia dân chủ thì cần có một bản Hiến pháp như vậy nhằm giới hạn quyền
lực của Nhà nước và bảo vệ quyền con người
- Thông qua Hiến pháp, người dân ý thức được trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của
mình nhằm xây dựng một đất nước dân chủ. Mọi công dân vi phạm Hiến pháp
đều bị xử lý theo luật định => Để giải quyết các vấn đề chung thì việc cần thiết đó
là mọi người phải tuân theo một thủ tục tổ chức nhất định.
- Ngược lại, dựa vào ý chí của HP, nhân dân quản lý Nhà nước thông qua HP, soi
chiếu Nhà nước dưới những quy định trong Hiến Pháp. Cũng từ đó mà Nhà
nước sẽ làm việc nghiêm túc hơn. ● Sai vì:
- Chủ thể của Hiến pháp đó chính là nhân dân, vì vậy Hiến pháp trước tiên là
để ràng buộc nhân dân, sau đó mới ràng buộc chính quyền.
Câu 4: Bình luận về quan điểm của Alexander Hamilton rằng: “Bản thân Hiến
pháp, với ý nghĩa thực sự và mục đích hữu dụng thực sự, chính là một đạo luật về
các quyền con người” (The Federalist Papers). •
Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. •
Thông qua HP, người dân xác định những quyền gì của mình mà Nhà nước
phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó. •
Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp có những
quy định về việc ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người,
quyền công dân, là nguồn tham chiếu để các ngành luật khác có quy định cụ thể về
việc đảm bảo các quyền này trong lĩnh vực của mình •
Hiến pháp là văn bản có tính bắt buộc chung đối xã hội. Vậy nên các cơ
quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải đảm bảo thực hiện các
quyền con người, quyền công dân. •
Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được
phát huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống tòa
án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra xQuốc hội hay Tòa án hiến pháp
=> Đây là một quan điểm đúng.
Câu 5: Lời nói đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ có đoạn: "Chúng tôi, nhân dân Hoa Kỳ...
quyết tâm chấp thuận và thiết lập bản Hiến pháp này của Hợp Chủng Quốc". Hãy
bình luận đoạn trên từ góc độ lý luận của Luật Hiến pháp.
Nhân dân góp phần tạo ra 1 bản Hiến pháp phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh
của VN và mọi công dân VN cần phải chấp hành 1 cách nghiêm chỉnh những quy định của HP
Câu 6: Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời năm 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế rồi
đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp,
Nhân dân ta không hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp".
Hãy bình luận câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dùng câu 1
Câu 7: Bình luận quan điểm của Phan Chu Trinh cho rằng: "Trong nước có Hiến
pháp, ai cũng phải tôn trọng Hiến pháp, cái quyền của Chính phủ cũng bởi Hiến
pháp quy định cho, lười biếng không được mà dẫu có muốn áp chế cũng không chỗ
nào thò ra được". Dùng câu 1
Câu 8: Nhiều sách, giáo trình về hiến pháp tại Pháp, hoặc ở Sài Gòn trước đây, hay
gộp chung với chủ đề về chính trị học, chẳng hạn như các sách “Luật Hiến pháp và
Chính trị học” (Nguyễn Văn Bông), “Luật Hiến pháp và các định chế chính trị” (Lê
Đình Chân), “Luật Hiến pháp và các định chế chính trị” (Nguyễn Văn Tưởng).
Hãy bình luận về điều này.
HP là đạo luật chung của 1 quốc gia phục vụ cho sự hình thành và phát triển của quốc gia
ấy vì vậy trước đây HP của chế độ SG cũng gắn liền với mục đích chính trị còn hiện nay
HP của chúng ta cũng phải phục vụ cho con đường phát triển của đất nước ta, đó là con
đường tiến lên CNXH như những điều đã được nêu trong hiến pháp.
Câu 9: Bộ trưởng Bộ A ban hành một Quyết định theo đó mỗi người chỉ được sở
hữu 01 xe gắn máy. Hãy bình luận từ góc độ Hiến pháp đối với Quyết định trên. Giả
sử Quyết định đó được coi là bất hợp hiến thì cơ chế xử lý theo Hiến pháp hiện
hành của Việt Nam là như thế nào ? Hãy bình luận cơ chế đó.
- (điều 32) Từ góc độ Hiến Pháp, quyết định trên là bất hợp hiến vì sở hữu xe gắn
máy thuộc về Quyền sở hữu tư nhân và được quy định trong Hiến pháp.
=> Quyết định của Bộ trưởng A được coi là bất hợp hiến, thì cơ chế xử lý theo Hiến
Pháp hiện hành sẽ như sau:
- Điều 98: Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
=>Trong trường hợp này, Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định bãi bỏ quyết định của Bộ trưởng Bộ A vì trái với Hiến pháp.
Câu 10: Điều 2 mục 2 Quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày
24 tháng 7 năm 2009) về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành
lập tổ chức khoa học và công nghệ yêu cầu: “nếu có ý kiến phản biện về đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng,
Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn
với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ”. Bình luận về quy định này dưới
góc độ lý luận của Luật Hiến pháp.
- Có phần đúng vì nó bảo vệ đường lối chủ trương chính sách của đảng CS VN. HP
quy định đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội và mọi thiết chế nhà nước
phải nằm dưới sự lãnh đạo của đảng.
- Vi Hiến vì VI phạm quyền tự do ngôn luận (điều 25): - - vi phạm điều 28:
- 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. -
- 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. -
Câu 11: HĐND tỉnh N ra Nghị quyết quy định việc tuyển công chức vào các cơ quan
hành chính trong tỉnh sẽ hạn chế tiếp nhận những người có bằng đại học tại chức
hoặc đại học dân lập. Điều này có vi phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì sẽ
được cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào? Đánh giá về cơ chế xử lý đó.
- Xét Điều 16 trong chương Quyền con người HP 2013: “Không ai bị phân biệt,
đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, văn hóa, xã hôị ”
- Điều 35: Nghiêm cấm phân biệt đối xử trong lao động và nơi làm việc
=> Nghị quyết này đã vi phạm quyền dân sự của người lao động và bất hợp hiến
=> Trong trường hợp này, Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
quyết định bãi bỏ quyết định HĐND tỉnh N vì trái với Hiến pháp.
- Điều 98: Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Đánh giá: Cách xử lý như vậy là hợp lý, tuy nhiên, thực tế hiện nay việc học tại
chức tràn lan, không hiệu quả, không có năng lực thực sự, chỉ vì mục đích
kiếm cái bằng để dễ xin việc đã dẫn đến vấn đề các cơ quan hành chính hạn
chế tiếp nhận những người có bằng đại học tại chức
Câu 12: HĐND thành phố Đ (là thành phố trực thuộc trung ương), ra Nghị quyết
dừng đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với những người không có
nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự. Nghị quyết của HĐND nói trên có vi
phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì cơ chế xử lý hiện hành như thế nào?
Đánh giá về cơ chế xử lý đó.
- Điều 23 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở
trong nước…viêc ̣ thực
quyền này do pháp luật quy đinh” hiêṇ
- Xét Điều 16 trong chương Quyền con người HP 2013: “Không ai bị phân biệt,
đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, văn hóa, xã hôị
- “Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định
của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước
khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan.” ( Khoản 3 Điều 4 Luật cư trú )
- Vi phạm tính tối cao của HP
=> Như vậy, các quyết định của HĐND phải căn cứ vào pháp luật và không được
trái với pháp luật nhưng nghị quyết này của HĐND tỉnh H đã vi phạm quyền tự do
cư trú của công dân và bất hợp hiến
=> HĐND tỉnh H không có quyền dừng đăng ký thường trú đối với các trường
hợp kể trên vì họ không phải đối tượng đang bị hạn chế quyền tự do cư trú
Điều 98: THủ tướng cp đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ
Câu 14: Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND thành phố H, một thành phố trực thuộc
trung ương về việc dừng đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với
những người không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự, UBND cùng cấp
đã không giải quyết các hồ sơ xin đăng ký hộ khẩu thường trú của những đối tượng
trên. Hành vi của UBND nói trên có vi phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì
cơ chế xử lý hiện hành như thế nào? Đánh giá về cơ chế xử lý đó.
- Điều 23 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở
trong nước…viêc ̣ thực
quyền này do pháp luật quy đinh” hiêṇ
=> Như vậy, các quyết định của UBND phải căn cứ vào pháp luật và không được
trái với pháp luật nhưng hành vi này của UBND thành phố H đã vi phạm quyền tự
do cư trú của công dân và bất hợp hiến. - Cách xử lý: Điều 98
- Đánh giá: Hợp với tính dân chủ của đất nước -
Câu 15: Ủy ban nhân dân tỉnh X ban hành một Quyết định theo đó xe gắn máy
ngoài ngoại tỉnh không được vào tỉnh X. Hãy bình luận Quyết định trên dưới góc độ
Luật Hiến pháp.
Điều 23 HP 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước”. Ở điều
14 cũng cho biết: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
=> Quyết định của UBND tỉnh X là một quyết định bất hợp hiến, trái với Hiến pháp
=> Ủy ban nhân dân tỉnh X không có quyền ban hành quyết định không cho xe ngoại tỉnh
được vào tỉnh X vì quyết định này vi phạm quyền tự do đi lại của công dân.
Câu 16: Ủy ban nhân dân tỉnh X ban hành một quyết định theo đó người nào đua xe
trái phép thì tịch thu xe và bán đấu giá. Hãy bình luận về tính pháp lý và tính hợp lý
của quyết định này.
UBND Tỉnh X có quyền tịch thu xe của những người có hành vi vi phạm, tuy nhiên lại
không có quyền mang tài sản tịch thu đi bán đấu giá vì đây là 1 hành vi vi phạm Luật
=> Đối với trường hợp này, người dân khiếu nại cấp đó tự hủy bỏ hoặc cấp trên trực tiếp
hủy quyết định hoặc theo thủ tục tư pháp khởi kiện ra tòa hành chính. (điều 30)
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 17: Luật sư X cho rằng một điều khoản trong Bộ luật Hình sự không phù hợp
với một quy định về quyền công dân trong Hiến pháp hiện hành. Luật sư X có thể
kiến nghị đến cơ quan nào để xem xét?
Luật sư đó có thể kiến nghị xem xét lại điều khoản bằng nhiều con đường khác nhau:
- Kiến nghị lên Liên đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư sẽ kiến nghị lên Mặt trận Tổ quốc
- Kiến nghị lên Bộ tư pháp và Bộ tư pháp sẽ trình cho Quốc hội
=> Tuy nhiên, cách thông dụng nhất vẫn là thông qua đại biểu Quốc hội.
Câu 18: Công dân A đã viện dẫn Hiến pháp trong một phiên tòa để bảo vệ quyền và
lợi ích liên quan của mình. Hội đồng xét xử không đồng ý cách viện dẫn của công
dân A, vì cho rằng Hội đồng xét xử không có thẩm quyền căn cứ vào Hiến pháp để
giải quyết vụ việc. Hãy bình luận về cách giải quyết của Hội đồng xét xử.
Hiến pháp tiếng anh là Basic Law, dịch ra là Luật cơ bản. Hay nói cách khác, Hiến pháp
cũng là một đạo luật, nhưng nó là luật cao nhất, có giá trị pháp lý tối cao mà các luật khác
phải tuân theo không được trái với Hiến pháp. Việc hội đồng xét xử cho rằng không có
thẩm quyền căn cứ vào Hiến pháp là điều hoàn toàn vô lý. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
và có tính pháp lý cao nhất, mọi đạo luật khác trái với nó đều sẽ bị hủy bỏ.
Câu 19: Có quan điểm cho rằng cho rằng việc Nghị viện trì hoãn thông qua luật để
thực thi Hiến pháp là vi hiến. Bình luận về quan điểm đó.
Đây là quan điểm đúng vì Quốc hội là cơ quan lập pháp, có nhiệm vụ thông qua và ban
hành những quy định của pháp luật mà lại cố tình trì hoãn việc thông qua đó là đã vi phạm pháp luật
Câu 20: Trong ngày bầu cử, công dân A đủ điều kiện đi bầu cử, có tên trong danh
sách cử tri nhưng không đi bầu. Sau đó, khi anh ta đến Ủy ban nhân dân xã X nơi
anh ta cư trú để làm hổ khẩu. Nhân viên của Ủy ban nhân dân đã không tiến hành
làm thủ tục cho anh ta với lý do anh ta đã không đi bầu cử. Nhân viên Ủy ban nhân
dân hành động có đúng Hiến pháp không?
Nhân viên của Ủy ban nhân dân đã hành động không đúng hiến pháp vì theo Khoản 1
Điều 22 HP 2013: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”, việc công dân A không đi
bầu cử hoàn toàn không liên quan đến việc có chỗ ở hợp pháp của anh ta.
Câu 21: Có ý kiến cho rằng Việt Nam chưa có luật biểu tình, nên việc tham gia biểu
tình là vi phạm pháp luật. Hãy bình luận về ý kiến đó.
Điều 25 HP 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Điều 14: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
=> Biểu tình là quyền của công dân và luôn được pháp luật tôn trọng => Không vi phạm pháp luật
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, do đó nhiều người
đã lợi dụng kẽ hở đồng nhất biểu tình và tự do ngôn luận, tự do hội họp để kích động tụ
tập đông người gây rối loạn trật tự xã hội => Hành vi biểu tình trái pháp luật
Câu 22: Công dân H yêu cầu một Bộ cung cấp các thông tin về một vấn đề mà Bộ
đang chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp. Bộ không cung cấp với lập luận rằng Hiến
pháp chỉ quy định quyền tiếp cận thông tin, tức là quyền được truy cập các thông
tin mà cơ quan nhà nước công khai, chứ không quy định quyền của công dân được
yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin mà cơ quan đó đang nắm giữ. Hãy
bình luận về hành động và sự giải thích của Bộ.
- Cách giải quyết của bộ là sai với hiến pháp vì theo Điều 25 Hiến pháp 2013:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật định”.
- Sự giải thích của Bộ là không có căn cứ bởi hiện nay chưa có Luật cụ thể nào quy
định về quyền tiếp cận thông tin của người dân. Hầu hết các văn bản hiện hành
mới chỉ dừng lại ở việc xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan Nhà
nước cũng như quyền tự do thông tin mang tính nguyên tắc, tính khái quát hơn là
tính thực tiễn. Các quy định về tiếp cận thông tin chủ yếu giao quyền tự quyết
định việc cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thông tin thuộc lĩnh vực mà cơ
quan đó phụ trách do đó mỗi cơ quan, mỗi lĩnh vực lại có những quy định khác
nhau về cách thức, quy trình cung cấp thông tin.
Câu 23: Theo VietnamNet và nhiều tờ báo mạng chính thống khác, tháng 10/2015,
một giáo viên ở tỉnh A tải thông tin Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ
tịch UBND tỉnh về yếu kém trong quản lý đất đai lên facebook của mình với lời bình
“nhìn cái mặt kênh kiệu” và được một cán bộ khác của tỉnh vào “like” (thích). Sau
đó, hai người này bị Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh phạt mỗi người 5 triệu đồng vì
hành vi “sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín, danh dự người khác”. Bình luận
về vụ việc này.
Hành vi trên là vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt theo điểm a khoản 3 điều 7 Nghị định
144/2021/NĐ-CP: " Phạt tiền từ 2 triệu - 3 triệu đồng với 1 trong những hành vi sau:
a, Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân
phẩm của người khác…."
=> Theo đó, hành vi đăng tải thông tin, hình ảnh người khác nhằm xúc phạm nhân
phẩm, danh dự sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đối với cá nhân mà Sở thông tin- truyền
thông tỉnh đó lại phạt cá nhân 5 triệu => Xử phạt sai
Câu 24: Theo một văn bản pháp luật về việc thành lập tổ chức khoa học và công
nghệ: “nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được
công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và
công nghệ”. Bình luận về quy định này dưới góc độ lý luận của Luật Hiến pháp.
Câu 25: Công dân A không tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội, vì cho
rằng bầu cử là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Nhưng các tổ chức chính trị-xã
hội khu vực dân cư nơi công dân A yêu cầu công dân A phải thực hiện nghĩa vụ bầu
cử. Hãy bình luận về các ý kiến trên.
Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, HĐND các cấp”. Như vậy, có thể xác định quyền bầu cử của công dân
chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền
này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại
diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Nhà nước là do nhân dân bầu ra, không có lá phiếu của công dân thì không thể thành lập
được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bởi vậy, bầu cử còn là trách
nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của
mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định.
Câu 26: Một đại biểu Quốc hội có dự định đề xuất một dự án luật nhưng không biết
trình tự, thủ tục cho việc này như thế nào? Hãy tư vấn cho đại biểu đó.
- Điều 84 Hiến pháp 2013 quy định: “ Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị
về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội.”
- Trình tự thủ tục cho viêc ̣ đề xuất dự án luât ̣như sau:
1. Trình cơ quan thẩm tra (HDDT và Ủy ban của QH)
2. Trình bày dự án trước QH
3. Cơ quan kiểm tra thuyết trình việc thẩm tra dự án
4. QH xem xét và thảo luận dự án
5. Biểu quyết thông qua dự án dưới dạng luật và nghị quyết
Câu 27: Quốc hội tổ chức bỏ phiếu để kéo dài nhiệm kỳ của mình thêm một năm.
Kết quả có 70% tổng số đại biểu tán thành việc kéo dài. Kết quả bỏ phiếu này có đủ
để Quốc hội kéo dài nhiệm kỳ không?
Khoản 3 Điều 71 Hiến pháp 2013 có quy định: “Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít
nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định
rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ
trường hợp có chiến tranh.”
=> Trong tình huống có 70% tổng số đại biểu tán thành, vượt quá đạt 2/3 tổng số
=> Kết quả bỏ phiếu này là đủ để QH kéo dài nhiệm kỳ
Câu 28: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, được Quốc hội thông qua vào ngày
20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 (theo Điều 124). Vào đầu năm
2015, hàng ngàn công nhân tại nhiều địa phương đã ngừng việc tập thể phản đối để
phản đối quy định tại Điều 60 của Luật này. Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ
(ngày 19/5/2015) về quy định tại Điều 60 của Luật này, Quốc hội đã phải thông qua
Nghị quyết 93/2015/QH13 (ngày 22/6/2015) về thực hiện chính sách hưởng Bảo hiểm
Xã hội một lần đối với người lao động. Theo đó, từ ngày 1/1/2016, khi Luật Bảo
hiểm xã hội 2014 có hiệu lực, điều khoản về điều kiện hưởng BHXH một lần (Điều
60) sẽ có sự điều chỉnh (theo hướng linh hoạt, cho người lao động được nhận trợ cấp
một lần). Qua vụ việc này, hãy bình luận về thực tiễn lập pháp ở nước ta.
Cơ quan lập pháp đã chưa nghiên cứu kĩ thực tiễn xã hội mà đã soạn thảo và ban hành
luật nên luật ấy đã bị phản đối ngay sau khi được thông qua dù chưa áp dụng vào thực tế
và đã phải sửa đổi từ khi luật còn chưa có hiệu lực => Lập pháp ở VN có tính thực tiễn chưa cao
Câu 29: Trước tình trạng một doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nặng, gây thất thoát
số tiền rất lớn, tại diễn đàn Quốc hội, một đại biểu Quốc hội kiến nghị: “Ủy ban
Thường vụ Quốc hội cần tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời
điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này". Qua vụ việc
này, hãy bình luận về vị trí, vai trò của Ủy ban lâm thời của Quốc hội.
- Việc thành lập Ủy ban lâm thời được quy định tại Điều 88 Luật Tổ chức Quốc hội
năm 2014 cụ thể như sau:
- “Điều 88. Thành lập Ủy ban lâm thời
- 1. Ủy ban lâm thời được Quốc hội thành lập trong các trường hợp sau đây
b) Điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết.
- Nhiệm vụ của UBLT có tính bất thường, ko thường xuyên hay định kì - Vai trò :
Vai trò của UBLT được thể hiện qua những khía cạnh như: (i) duy trì sự ổn định
cần thiết về cơ cấu tổ chức của Nghị viện mà vẫn đáp ứng được nhu cầu công
việc; từ đó, hạn chế được sự “phình to” về bộ máy, tiết kiệm được nguồn lực; (ii)
tạo cơ chế linh động, hiệu quả để giải quyết kịp thời những công việc phát sinh
bất thường mà vẫn bảo đảm nguyên tắc làm việc của Nghị viện, đặc biệt đối với
những công việc phức tạp hoặc nhạy cảm; (iii) hạn chế được xung đột, chồng
chéo về thẩm quyền hoặc “bỏ trống” công việc của Nghị viện; (iv) tận dụng, huy
động và phát huy được tối đa năng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công
tác của các nghị sỹ; đồng thời, tạo cơ chế mở để thu hút sự tham gia của đội ngũ
chuyên gia, nhà khoa học không phải là nghị sỹ; (v) phát huy tính thực quyền của
Nghị viện trong hoạt động giám sát.
Câu 30: Sinh viên Nguyễn Văn A, không phải là đại biểu Quốc hội, nhận thấy rằng
cần thiết phải có một đạo luật về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Anh ta cũng
đã có những ý tưởng cơ bản thuộc nội dung của đạo luật đó. Anh A phải làm thế
nào để đề xuất ý tưởng của mình thành luật?
Do sinh viên Nguyễn Văn A không phải là đại biểu Quốc Hội nên không có điều kiện
để trình bày nguyện vọng của mình trước Quốc hội 1 cách trực tiếp qua các phiên họp
quốc hội về dự án luật nhưng gián tiếp,
anh có thể thông qua HĐND, đại biểu QH của địa phương mình để trình bày ý kiến của
mình lên Quốc hội. Anh sẽ phải đến cơ quan thẩm quyền đó là VP đoàn DBQH, trình bày
trước đại biểu Quốc Hội ở địa phương và đề đạt mong muốn QH xem xét.
Đề xuất ý tưởng cho liên đoàn luật sư -> mặt trận tổ quốc -> QH
A có thể tìm hiểu về thời gian và địa điểm làm việc cụ thể của buổi tiếp dân đó qua các
phương tiện thông tin đại chúng và tới các buổi tiếp công dân đó do các Bộ trưởng hay
Thanh tra chính phủ làm việc để trình bày, đề đạt mong muốn và nguyện vọng của mình.
Câu 31: Một số cử tri trong cùng một khu vực dân cư cho rằng cần sửa đổi một đạo
luật hiện hành để có thể gần hơn với thực tiễn đời sống và áp dụng hiệu quả hơn.
Các cử tri này cần làm gì? Aaa
- Người dân có thể trực tiếp thực hiện các kiến nghị, phản ánh đến các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, thông qua các thiết
chế đại diện của mình (HĐND), người dân có thể thực hiện việc phản ánh, kiến
nghị với các đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. Các đại biểu quốc hội,
đại biểu hội đồng nhân dân hay các cơ quan của quốc hội sẽ xem xét để chuyển
các phản ánh, kiến nghị, thông tin đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét, giải quyết.
Câu 32: Sau khi Quốc hội thông qua một đạo luật và chuyển sang cho Chủ tịch
nước công bố nhưng Chủ tịch nước nhận thấy đạo luật có dấu hiệu bất hợp hiến.
Chủ tịch nước có thể làm gì trong trường hợp này? Hãy bình luận về quy định của
Hiến pháp hiện hành về vấn đề này.
- đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười
ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban
thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí
thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất (khoản 1 điều 88)
Câu 33: Sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội ban thông qua một Pháp lệnh và
chuyển sang cho Chủ tịch nước công bố nhưng Chủ tịch nước nhận thấy rằng pháp
lệnh này có dấu hiệu bất hợp hiến. Theo bạn, Chủ tịch nước có thể làm gì trong
trường hợp này? Hãy bình luận về quy định của Hiến pháp hiện hành về vấn đề này.
- Chủ tịch nước có thể: đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh
trong 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh đó được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được
Uỷ ban thường vụ QH tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch
nước trình QH quyết định tại kỳ họp gần nhất.
=> Theo em, quy định của Hiến pháp về vấn đề này khá hợp lý về trình tự giải quyết
nhưng nó lại không đề cao vai trò của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước như vậy cũng
không có quyền “phủ quyết tương đối”. ‘Phủ quyết tương đối” nghĩa là sự phủ quyết
của Chủ tịch nước đã chiếm đến ít nhất 50% biểu quyết. Mà ở đây, Chủ tịch nước chỉ
có quyền” đề nghị”, cao nhất cũng chỉ là Đề nghị ở kỳ họp QH tiếp theo. Còn tán
thành hay không thì lại do QH bàn bạc rồi mới đưa ra quyết định. => Quyền này của
Chủ tịch nước trong trường hợp này chỉ như quyền của người tư vấn nhà đất , nêu ra
những cái được, cái không của mảnh đất đó nhưng không có quyền quyết định mua hay không.
Câu 34: Bình luận nhận định của một đại biểu Quốc hội cho rằng trong thời gian
qua, Quốc hội “chưa thực sự thực hiện quyền quyết định của mình mà phần lớn là
dựa vào đề nghị của Chính phủ rồi đồng ý.”
Nhận định này vừa đúng vừa sai
- Đúng vì Quốc hội phải làm luật còn Chính phủ sẽ thi hành luật
- Sai vì NN ta không tam quyền phân lập
Câu 35: Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn A cho rằng hoạt động của Bộ trưởng Bộ B
không hiệu quả. Đại biểu A có ý định Bộ trưởng B phải bị bỏ phiếu bất tín nhiệm
trước Quốc hội. Hỏi Đại biểu A phải làm gì theo đúng trình tự của Hiến pháp hiện hành.
Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
trong các trường hợp sau đây
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
+ Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
+ Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội
+ Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên
đánh giá tín nhiệm thấp
Vì thế, để QH tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm, Đbqh A phải vận động làm sao cho 1 trong 3
trường hợp trên xảy ra.
Câu 36: Trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, có ý kiến cho rằng Đại biểu Quốc hội
không có quyền chất vấn về những vụ việc xảy ra ở địa phương không thuộc nơi đại
biểu ứng cử. Hãy bình luận về ý kiến này.
Ý kiến này vừa đúng vừa sai
Khoản 3 điều 80: Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu
Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Câu 37: Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm một đại biểu Quốc hội, có 60% tổng số đại
biểu tán thành việc bãi nhiệm đại biểu này. Kết quả bỏ phiếu này có giá trị như thế nào?
Khoản 2 Điều 40 Luật tổ chức Quốc hội quy định: “Trong trường hợp Quốc hội bãi
nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành.”
=> Trong tình huống mới chỉ có 60% tổng số đại biểu tán thành, chưa đạt 2/3
=> Kết quả bỏ phiếu này là chưa đủ để bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đó
Câu 38: Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm một đại biểu Quốc hội vì có nhiều ý kiến cho
rằng đại biểu không còn được cử tri tín nhiệm. Có 70% tổng số đại biểu tán thành
việc bãi nhiệm đại biểu này. Kết quả bỏ phiếu này có giá trị như thế nào?
Khoản 2 Điều 40 Luật tổ chức Quốc hội quy định: “Trong trường hợp Quốc hội bãi
nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành.”
=> Trong tình huống mới đã có 70% tổng số đại biểu tán thành, vượt quá 2/3 tổng số
=> Kết quả bỏ phiếu này là đủ để bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đó
Câu 39: Có quan điểm cho rằng quy định tại Điều 81 Hiến pháp 2013 (về thủ tục
bắt, giam, giữ, khởi tố đối với một đại biểu Quốc hội phải có sự đồng ý của Quốc
hội) là trái với nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được Điều 16 Hiến pháp
khẳng định. Hãy bình luận. Điều 81.
Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc
hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ
Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ
quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Người đại biểu đấy có thể được hưởng quyền miễn trừ trong thời gian thi hành
nhiệm vụ, trong thời gian đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và trình kết
quả lên cho QH xem xét. Khi có sự đồng ý của QH sẽ thực hiện lệnh bắt giữ
- Điều 81 không trái với Điều 16
Nhiều nước trên TG trong HP cũng có quy định rằng 1 số nhân vật của nhà nước
và QH cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và VN trong HP cũng có điều tương tự.
- Đại biểu Quốc hội có vai trò lớn nhất là phản ánh ý chí, nguyện vọng của Nhân dân
tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của Quốc hội.
- Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn, giám sát các thành viên của cơ
quan hành pháp và tư pháp như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Ngoài ra, họ có thể phát biểu những sai phạm, đưa ra góp ý theo ý chí của nhân dân.
Từ đó, Quốc hội xem xét và kịp thời cân nhắc, sửa chữa.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các ý kiến mà Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân
dân phản ánh có thể đụng chạm đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
- Bởi vậy, quyền miễn trừ được quy định nhằm khuyến khích đại biểu Quốc hội nói
lên ý chí toàn dân mà không bị ảnh hưởng bởi nhánh quyền lực hành pháp và tư pháp.
Câu 40: Đại biểu Quốc hội N đã bị khởi tố và bắt tạm giam, nhưng chưa được đưa
ra xét xử và tuyên án. Khi đặt vấn đề bãi nhiệm tư cách đại biểu của đại biểu này,
một số đại biểu Quốc hội phân vân rằng đại biểu Quốc hội N chưa bị tòa tuyên án
nghĩa là chưa bị coi có tội, nên chưa thể khẳng định là bà “không còn xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân” (khoản 2, Điều 7 Hiến pháp) để đề nghị miễn nhiệm.
Bình luận về tình huống này. Điều 81.
Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc
hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ
Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ
quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Nếu việc khởi tố và bắt tạm giam này đã được UBTV QH thông qua/đồng ý thì ĐBQH
đó đã coi như là mất tư cách đại biểu và nhìn chung là có tội => Tuy chưa đưa ra xét xử
và tuyên án nhưng vẫn có thể bị QH bãi nhiệm
Câu 41: Có ý kiến của một đại biểu Quốc hội cho rằng: Quốc hội là cơ quan lập
pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch
Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại
biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. Quốc hội tức là dân, dân
quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai. Hãy bình luận nhận định trên từ góc độ lý luận
của Luật Hiến pháp.
Chủ tịch QH là người đứng đầu QH và UBTVQH nhưng mọi quyết định của QH được
thực hiện theo nguyên tắc tập thể nên khi QH có 1 quyết định sai thì đó là quyết định của
cả tập thể QH => không thể kỷ luật chủ tịch và 500 đại biểu QH được mà QH chỉ có thể
rút kinh nghiệm và nhận khuyết điểm chung
Tuy nhiên, Chủ tịch qh cũng có những ảnh hưởng tới các đại biểu quốc hội, dù là lớn hay
nhỏ và khi chủ tịch qh đã được bầu làm người đại diện cho QH thì phải có những quyết
định đúng đắn hơn, phù hợp hơn với trách nhiệm làm người đại diện của mình
Ngoài ra, câu nói Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai là quan
điểm sai lầm vì mặc dù qh là do nhân dân bầu ra nhưng thực chất thì nd ko có thẩm
quyền thực sự trong việc quyết định các vấn đề của nhà nước. Các đại biểu QH ko chỉ
tuân theo ý kiến của người dân mà conf có nhiều nhân tố khác tác động tới quyết định
của họ. Chỉ có trưng cầu ý dân thì mới có thể nói như vậy
=> Đây là nhận định vừa đúng vừa sai
Câu 42: Trả lời phỏng vấn của một phóng viên về tình trạng quá tải của bệnh viện
tuyến trên, một vị lãnh đạo của Bộ Y Tế ngành y cho rằng: “Thiếu giường bệnh thì
phải hỏi Nhà nước”. Hãy bình luận quan điểm trên từ góc độ lý luận của Luật Hiến pháp.
- Quan điểm của vị lãnh đạo Bộ Y tế này là hoàn toàn sai, người này dường như
chưa phân biệt được vị trí, vai trò của một cá nhân với vị trí, vai trò của một
bộ trưởng, thể hiện mình là một người vô trách nhiệm
- Điều 99 Hiến pháp 2013 quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là
thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công
tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh
vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên
quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.”
=> Nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời
sống xã hội. Còn việc “thiếu giường bệnh” là vấn đề của Bộ Y tế, vì thế những người
đứng đầu của Bộ Y tế (Bộ trưởng) phải có trách nhiệm với các lĩnh vực liên quan đến
ngành của mình. Trong tình huống này, nếu như Bộ trưởng Bộ Y tế nhận thấy thiếu
giường bệnh mà không đề xuất phối hợp với Bộ Tài chính và trình Thủ tướng chính
phủ cấp chi phí khắc phục vấn đề trên thì Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm về
việc không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Còn trong trường hợp Bộ trưởng đã
báo cáo đến Chính phủ nhưng không được phê duyệt thì lại là trách nhiệm của Thủ tướng
Câu 43: Bàn về chương trình làm luật, có đại biểu Quốc hội cho rằng: “Tôi đề nghị
Quốc hội lên tiếng để Chính phủ và các cơ quan giải thích vì sao đưa vào (đưa dự luật
vào chương trình làm luật) rất nhiều lập luận, đưa ra (rút dự luật khỏi chương trình
làm luật) lại rất nhẹ nhõm. Nhiều bộ luật lấy lý do nhạy cảm liên quan quốc phòng an
ninh hay quan hệ quốc tế thì đồng ý, nhưng nhiều vấn đề không nhạy cảm thì sao?”
Hãy bình luận quan điểm trên.
- Quyền lập pháp của Chính phủ được thực hiện trên cơ sở quyền trình dự án luật, pháp lệnh.
- Việc đưa vào (đưa dự luật vào chương trình làm luật) rất nhiều lập luận cho thấy:
Chính phủ muốn thể hiện tính đúng đắn, cần thiết của các dự án luật do Chính phủ
trình QH thông qua. Còn việc đưa ra (rút dự luật khỏi chương trình làm luật) lại
rất nhẹ nhõm cho thấy Chính phủ không muốn công khai với toàn thể nhân dân sự
bất cập, bất hợp lý trong các bộ luật do mình đề xuất, thể hiện sự thiếu trách nhiệm
của Chính phủ, nhất là trách nhiệm giải trình trước QH mà nếu có thì chỉ là những
lí do hết sức đơn giản.
=> Vì vậy, trong quy trình lập pháp, Chính phủ phải cân nhắc thật kĩ, bản thân các
Đại biểu cũng phải có trách nhiệm trong việc đưa vào và rút ra các dự án luật
Câu 44: Tại phiên thảo luận tổ tại Quốc hội ngày 22/5/2015 về Điều 60 của Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016), đại biểu Quốc hội Võ
Thị D. (TP.HCM) cho rằng mình tự cảm thấy có lỗi trong tư cách một đại biểu đã
góp ý và biểu quyết Luật Bảo hiểm xã hội trong năm 2014. Bà D cũng đề nghị: “Bên
cạnh việc sửa đổi điều này thì Quốc hội cũng phải nhận lỗi với người lao động chứ
không phải chỉ sửa rồi nhận lỗi cho có. Quốc hội phải cầu thị và thật tâm trong lần
sửa đổi này”. Hãy bình luận về đề nghị của đại biểu D.
- Bà này nói đúng vì khi phát hiện ra sai phạm, QH cần có những buổi trưng cầu dân
ý để tham khảo và sửa đổi theo nguyện vọng của nhân dân
- QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và thực hiện quyền lập pháp của
mình như một cách thức để thực hiện quyền lực nhân dân. Vì vậy nên mọi quyết
định của QH thì đều phải hướng tới nhân dân - chủ thể của quyền lực nhà nước.
- Khi QH có những sai phạm trong ban hàn luật, nvu của QH là sửa đổi luật đó trên
cơ sở lấy ý kiến của người dân và nguyện vọng của nhân dân.
- Đồng thời, qh cũng nên thừa nhận những sai phạm đó của mình và có lời xin lỗi, chỉ
thế thì ta mới có một nền lập pháp dân chủ, minh bạch