Bài tập tình huống - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Bài tập tình huống - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật dân sự 1 20 tài liệu

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
5 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập tình huống - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Bài tập tình huống - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

45 23 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Trên cơ sở quyết định tuyên bố ông A đã chết của Tòa án nhân dân
thẩm quyền, anh B (con trai ông A) được phân chia thừa kế ngôi
nhà gắn liền với quyền sử dụng đất do ông A để lại. Anh B đã thực hiện
thủ tục sang tên và chuyển nhượng cho bà C ngôi nhà trên với trị giá là 5
tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được, anh B gửi vào ngân hàng hàng
tháng được hưởng tiền lãi 5 triệu đồng. Nay, ông A trở về. Em hãy
vấn cho ông A để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ông. Biết rằng,
tại thời điểm Tòa án tuyên bố ông Ađã chết, anh B biết rõ là ông vẫn
còn sống nhưng vì muốn hưởng di sản nên đã che dấu. Tại thời điểm hiện
tại, theo định giá, ngôi nhà của ông A có giá trị 7 tỷ đồng.
2. Ông T chú ruột của cháu A (12 tuổi), đồng thời người giám hộ
hợp pháp của cháu. Trong số tài sản cháu A được thừa kế của bố mẹ
mình, chiếc xe ô tô 7 chỗ hiệu Mazda CX-8 (đã làm thủ tục sang tên
cho cháu A). Nhận thấy, nếu cứ để chiếc xe trên không sử dụng thì
chiếc xe sẽ hỏng mà mình cũng đang cần phương tiện để đi lại, nên ông T
đã trao đổi với cháu A và bà H - người giám sát việc giám hộ, theo đó các
bên đã thống nhất cháu A bán cho ông chiếc xe trên với giá 1,2 tỷ đồng
(cao hơn giá trị thực tế của chiếc xe). Tuy nhiên, ông H băn khoăn liệu
giao dịch trên có thể bị vô hiệu.
Theo anh/chị giao dịch trên có thể bị tuyên vô hiệu hay không?Vì sao?
3. Ông A bán cho ông B ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng 60m đất,
hai bên đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật để
sang tên nhà đất cho ông B. Ông B đã chuyển nhượng nhà đất trên cho
ông C, C đã được quan nhà nước thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, theo yêu cầu của người đại diện hợp
pháp của ông A, Tòa án nhân dân thẩm quyền đã tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng nhà đất giữa ông A và ông B vô hiệu do khi giao kết hợp
đồng, ông A không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Theo anh/chị hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của ông B với ông C
thể bị tuyên vô hiệu không? Tại sao?
4. Ngày 03/03/2022, Công ty TNHH Thành Việt Công ty CP Thành
Đông kết Hợp đồng số 303/2022/HĐMB, theo đó Công ty CP
Thành Đông bán cho Công ty TNHH Thành Việt 100 tấn hạt điều thô loại
I. Người đại diện công ty TNHH Thành Việt tên trong Hợp đồng số
303/2022/HĐMB làNguyễn Thu Lan, người đại diện cho Công ty CP
Thành Đông tên trên Hợp đồng số 303/2022/HĐMB ông Nguyễn
Thành An - Tổng giám đốc người đại diện theo pháp luật. Đến thời hạn
giao hàng theo thỏa thuận nhưng Công ty CP Thành Đông không giao
hàng theo đúng thỏa thuận. Công ty TNHH Thành Việt đã nhiều lần gửi
Công văn yêu cầu Công ty CP Thành Đông thực hiện hợp đồng đã
nhưng Công ty CP Thành Đông không giao hàng và có văn bản thông báo
Công ty CP Thành Đông hủy bỏ Hợp đồng số 303/2022/HĐMB, tại
thời điểm kết Hợp đồng số 303/2022/HĐMB Nguyễn Thu Lan
không còn người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Thành
Việt, bởi theo Giấy chứng nhận đăngdoanh nghiệp thay đổi lần thứ 5
ngày 21/01/2022 thì người đại diện hợp pháp theo luật của Công ty
TNHH Thành Việt ông Phạm Đức Việt. Khi nhận được văn bản trên,
Công ty TNHH Thành Việt văn bản phản hồi nêu rõ, Công ty TNHH
Thành Việt đồng ý thực hiện Hợp đồng số 303/2022/HĐMB do
Nguyễn Thu Lan đã ký kết.
Theo anh/chị việc Công ty CP Thành Đông hủy bỏ Hợp đồng số
303/2022/HĐMB có căn cứ không? Tại sao?
5. Theo bản án dân sự phúc thẩm hiệu lực pháp luật, A chủ sở hữu
căn nhà. Do đó, A đã giao kết hợp đồng bán căn nhà này cho B, hợp đồng
được chứng thực tại UBND cấp thẩm quyền. Sau đó, hội đồng giám
đốc thẩm ra quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm để xét phúc thẩm lại
do kết luận trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ
án. Trong bản án xét xử lại, Tòa án phán quyết căn nhà thuộc sở hữu của
C.
Hỏi: C có được quyền kiện B đòi nhà?
6. Do là chỗ bạn bè, thấy B không điện thoại sử dụng nên A đã cho B
mượn chiếc điện thoại Iphone 15 trị giá 30 triệu đồng để sử dụng. Tuy
nhiên, vì thiếu tiền tiêu xài nên B mang chiếc điện thoại đó bán cho anh C
để lấy 30 triệu đồng. Trong một lần tình cờ, anh A thấy anh C sử dụng
chiếc điện thoại giống của mình nên đã hỏi anh C thì biết được anh C
mua của anh B. Anh A đã trình bày lại sự việc cho C nghe và đề nghị anh
C trả chiếc điện thoại đó cho mình. Anh C không đồng ý cho rằng
mình đã bỏ tiền ra mua lúc mua không biết chiếc điện thoại đó không
phải của B.
Hỏi: Anh A làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
7. Ông A một mảnh vườn cạnh nhà ông B dùng để trồng hoa hồng
cổ. Khi xây nhà ông B đổ hết đất đá, vật liệu xây dựng sang mảnh vườn
nhà ông A làm hỏng hoàn toàn 02 luống hoa hồng đang ra hoa chuẩn
bị được thu hoạch trị giá 3 triệu đồng, đồng thời gây cản trở việc khai
thác mảnh vườn trên của ông A. sau nhiều lần gặp yêu cầu ông B bồi
thường giá trị 02 luống hoa hồng đã bị hỏng và di chuyển toàn bộ đất đá,
vật liệu xây dựng ra khỏi mảnh vườn của nhà mình nhưng ông B không
thực hiện, vẫn tiếp tục tập kết vật liệu xây dựng lên mảnh vườn nhà
ông A.
Hỏi: Ông A phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
8. Anh A chị B vợ chồng hợp pháp. Sau khi lấy nhau chịu khó
làm ăn anh chị để ra được 1 tỷ đồng. Do chưanhu cầu sử dụng khoản
tiền này nên anh chị thống nhất mang 1 tỷ đồng đó đi gửi tiết kiệm. Ngày
01/06/2021 anh chị mang số tiền 1 tỷ đồng đến gửi tại Ngân hàng thương
mại cổ phần X với thời hạn gửi tiết kiệm1 năm. Anh A là ngưởi đứng
tên trong sổ tiết kiệm. Hai tháng sau, anh A được một người bạn rủ góp
vốn làm ăn nhưng do khoản tiền gửi ngân hàng chưa đến thời hạn rút tiền
nên anh A quyết định mang sổ tiết kiệm đến cầm cố cho Ngân hàng
thương mại cổ phần X để vay 1 tỷ đồng trong thời hạn 10 tháng. 10 tháng
sau khi đến hạn trả nợ nhưng anh A không trả nợ được cho ngân hàng, do
đó ngân hàng yêu cầu đối trừ với khoản tiền mà vợ chồng anh A chị B đã
gửi tiết kiệm mà vợ chồng mình đã gửi để trừ khoản nợ của anh A, chị B
không đồng ý. Chị yêu cầu Ngân hàng không được lấy khoản tiền anh chị
đã gửi tiết kiệm để khẩu trừ khoản nợ của anh A do khoản tiền tiết kiệm
này tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời khi anh A mang sổ tiết
kiệm đi cầm cố cho ngân hàng để vay 1 tỷ đồng chị không vào hợp
đồng nên chị không biết. Chị đề nghị ngân hàng trả lại cho vợ chồng chị
1 tỷ đồng đã gửi tiết kiệm lãi phát sinh. Còn khoản nợ của anh A do
anh A tự vay nên anh A tự chịu trách nhiệm, không liên quan gì đến chị.
Do không thỏa thuận được nên ngày 01/07/2022, ngân hàng thương mại
cổ phần X đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Y thành phố H yêu cầu
giải quyết.
Hỏi: Các em hãy đưa ra hướng giải quyết tình huống trên? (Điều 32)
9. A nhặt được chiếc túi gấm trong đó một đôi vòng ngọc. Do không
xác định được ai chủ sở hữu nên A đã giao thông báo và giao nộp đôi
vòng trên cho UBND phường X , quận T, thành phố H (nơi nhặt được đôi
vòng trên), UBND phường X đã tiến hành thủ tục tìm kiếm chủ sỡ hữu
đôi vòng trên nhưng sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai nhưng
không có ai đến nhận nên UBND phường X đã mời A lên làm việc. Theo
định giá của quan Nhà nước thẩm quyền thì đôi vòng trên trị giá
300 triệu Việt Nam đồng, A mong muốn được sở hữu đôi vòng trên,
mong muốn đó của A căn cứ không? Nếu thì A phải thực hiện các
thủ tục gì? Biết rằng, mức lương sở tại thời điểm đó 1.8 triệu
đồng/tháng.
Trả lời:
- Gía trị đôi vòng ngọc trên trị giá 300 triệu Việt Nam đồng, tức vượt
quá 10 lần mức lương cơ sở.
- Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230 BLHS 2015, trong trường
hợp này A được hưởng 10 lần mức lương sở. Tức phần giá trị tài
sản A được hưởng: 18 triệu + (300 triệu - 18 triệu)/2 = 159 triệu.
- Điểm a khoản 2 Điều 230 BLHS 2015 không quy định A chỉ thể
được hưởng tiền, do đó nếu A muốn sở hữu đôi vòng ngọc trên thì A phải
thanh toán trả phần giá trị thuộc về Nhà nước là 141 triệu.
10. Chị M công nhân của Nhà máy Xử rác thải C. Trong lúc phân
loại rác, chị nhặt được chiếc ví màu đỏ bên trong có nhiều nữ trang, tổng
cộng 5 lượng vàng (trị giá khoảng 270 triệu đồng). Sau đó chị M giao nộp
số vàng trên cho UBND xã C tạm giữ và thông báo tìm chủ sở hữu. Theo
thông báo của UBND C đăng trên Báo CM ngày 15/8/2020, sau 30
ngày kể từ khi đăng thông báo, nếu không ai đến liên hệ làm việc, số
vàng sẽ sung vào công quỹ.
Đến ngày 9/12/2020, chị M gửi đơn đến UBND xã C yêu cầu được nhận
lại số vàng UBND C không tìm được chủ sở hữu. UBND C đã
trả lời chị M bằng văn bản. Trong văn bản nếu rõ: UBND C sẽ trả lại
cho chị M 10 lần mức lương sở 50% giá trị của phần vượt quá
mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (theo quy định khoản 2
Điều 230 BLDS 2015). Cũng trong ngày 9/12/2020, phía Công ty TNHH
Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ (đơn vị chủ quản của Nhà máy Xử
rác thải C và chị M là công nhân làm việc cho Nhà máy nên số vàng trên
phải thuộc về phía công ty. Tuy nhiên chị M không đồng ý làm đơn
khởi kiện ra Tòa án huyện K để yêu cầu giải quyết.
Hỏi: Các em hãy đưa ra hướng giải quyết tình huống trên? (Khoản 2
Điều 228 BLDS 2015)
11. Một tối đi đường, ông A nhặt được chiếc túi, trong đó có 01 máy tính
xách tay, 05 triệu đồng một số giấy tờ tùy thân của ông B nhưng
không rõ địa chỉ. Ông A đã liên hệ với cán bộ xã để thông báo cho người
bị mất biết đến nhận, đồng thời mang tiền, máy tính về nhà; giao máy
tính cho con trai là M sử dụng, do vô tình M đã làm đổ chai nước dẫn đến
máy tính bị chập điện và hỏng máy tính. Ba ngày sau, ông B đến nhà ông
A xác nhận lại tài sản vì hôm đó do say rượu nên đánh rơi mà không biết.
Ông A đồng ý trả lại 5 triệu và giấy tờ tùy thân cho ông B, riêng máy tính
do đã chập điện hỏng lên ông A xin phép ông B thứ lỗi và chấp nhận
đền 03 triệu đồng. Ông B không đồn ý máy tính đó ông mua mới
giá 12 triệu đồng, ít nhất ông A phải bồi thường 8 triệu đồng, do không
thống nhất được mức bồi thường nên hai bên lời qua tiếng lại gây mâu
thuẫn, tranh chấp.
Hỏi: Em hãy giải quyết tình huống trên?
12. Khi lùa đàn vịt từ cánh đồng về nhà, M đếm thấy thừa ra 20 con.
Bà M nghĩ là chắc vịt của nhà ai trong xóm nên nếu nhà nào bị mất vịt thì
họ sẽ tự đi tìm. Hai tháng sau, H phát hiện ra 20 con vịt của mình bị
lạc đã nhập vào đàn vịt của M nên đã đến yêu cầu M trả lại số vịt
đó và số trứng mà 20 con vịt đó đã đẻ là 200 quả cho mình. Tuy nhiên, bà
M không đồng ý trả lại vì cho rằng số vịt đó đã tự nhập vào đàn vịt của nà
và suốt 02 tháng qua đã bỏ công sức, tiền bạc để chăn nuôi nên
không có nghĩa vụ phải trả lại cho H 20 con vịt trên và 200 quả trứng
mà nó đã đẻ ra.
Hỏi: Các em đồng tình với quan điểm của M không? Tại sao?
(Khoản 2 Điều 232 BLDS 2015)
13. Nhà A và nhà B ao nuôi cá trắmgần nhau. Sau một trận
ao nhà A tràn sang ao nhà B. A sang nhà B yêu cầu tra lại số cá ở ao nhà
mình đã tràn sang ao nhà B nhưng B không trả cho rằng cả hai đều
nuôi trắm nên bây giờ không biết con nào của nhà A trả. A cho
rằng nhà mình thả nuôi trước nhà B 15 ngày nên cứ con nào to hơn là của
nhà mình. B vẫn không đồng ý với lý do cá nhà nào to hơn còn phụ thuộc
vào việc chăm sóc.
Hỏi: Theo em, B phải trả lại số ao nhà A tràn sang nhà mình
không? Tại sao? (B xác lập quyền sở hữu đối với số cá trên)
14. Ông A bán cho ông B một con cái với giá 20 triệu đồng. Hai bên
thỏa thuận, ông B sẽ trả trước cho ông A 10 triệu đồng, số tiền còn lại
ông sẽ trả nốt khi nhận bò. Khi thu xếp được tiền, ông B đến trả số tiền
còn lại để nhậnthì phát hiện con bò mà mình đã thỏa thuận mua cùng
ông A đã sinh được một con bê.
Hỏi: Theo các em con hoa lợi hay lợi tức? Con thuộc quyền sở
hữu của ai? Tại sao? (Khoản 2 Điều 161 BLDS 2015)
| 1/5

Preview text:

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Trên cơ sở quyết định tuyên bố ông A là đã chết của Tòa án nhân dân
có thẩm quyền, anh B (con trai ông A) được phân chia thừa kế là ngôi
nhà gắn liền với quyền sử dụng đất do ông A để lại. Anh B đã thực hiện
thủ tục sang tên và chuyển nhượng cho bà C ngôi nhà trên với trị giá là 5
tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được, anh B gửi vào ngân hàng và hàng
tháng được hưởng tiền lãi là 5 triệu đồng. Nay, ông A trở về. Em hãy tư
vấn cho ông A để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông. Biết rằng,
tại thời điểm Tòa án tuyên bố ông A là đã chết, anh B biết rõ là ông vẫn
còn sống nhưng vì muốn hưởng di sản nên đã che dấu. Tại thời điểm hiện
tại, theo định giá, ngôi nhà của ông A có giá trị 7 tỷ đồng.
2. Ông T là chú ruột của cháu A (12 tuổi), đồng thời là người giám hộ
hợp pháp của cháu. Trong số tài sản cháu A được thừa kế của bố mẹ
mình, có chiếc xe ô tô 7 chỗ hiệu Mazda CX-8 (đã làm thủ tục sang tên
cho cháu A). Nhận thấy, nếu cứ để chiếc xe trên mà không sử dụng thì
chiếc xe sẽ hỏng mà mình cũng đang cần phương tiện để đi lại, nên ông T
đã trao đổi với cháu A và bà H - người giám sát việc giám hộ, theo đó các
bên đã thống nhất cháu A bán cho ông chiếc xe trên với giá 1,2 tỷ đồng
(cao hơn giá trị thực tế của chiếc xe). Tuy nhiên, ông H băn khoăn liệu
giao dịch trên có thể bị vô hiệu.
Theo anh/chị giao dịch trên có thể bị tuyên vô hiệu hay không?Vì sao?
3. Ông A bán cho ông B ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng 60m₂ đất,
hai bên đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật để
sang tên nhà đất cho ông B. Ông B đã chuyển nhượng nhà đất trên cho
ông C, và C đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, theo yêu cầu của người đại diện hợp
pháp của ông A, Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng nhà đất giữa ông A và ông B vô hiệu do khi giao kết hợp
đồng, ông A không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Theo anh/chị hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của ông B với ông C có
thể bị tuyên vô hiệu không? Tại sao?
4. Ngày 03/03/2022, Công ty TNHH Thành Việt và Công ty CP Thành
Đông có ký kết Hợp đồng số 303/2022/HĐMB, theo đó Công ty CP
Thành Đông bán cho Công ty TNHH Thành Việt 100 tấn hạt điều thô loại
I. Người đại diện công ty TNHH Thành Việt ký tên trong Hợp đồng số
303/2022/HĐMB là bà Nguyễn Thu Lan, người đại diện cho Công ty CP
Thành Đông ký tên trên Hợp đồng số 303/2022/HĐMB là ông Nguyễn
Thành An - Tổng giám đốc người đại diện theo pháp luật. Đến thời hạn
giao hàng theo thỏa thuận nhưng Công ty CP Thành Đông không giao
hàng theo đúng thỏa thuận. Công ty TNHH Thành Việt đã nhiều lần gửi
Công văn yêu cầu Công ty CP Thành Đông thực hiện hợp đồng đã ký
nhưng Công ty CP Thành Đông không giao hàng và có văn bản thông báo
Công ty CP Thành Đông hủy bỏ Hợp đồng số 303/2022/HĐMB, vì tại
thời điểm ký kết Hợp đồng số 303/2022/HĐMB bà Nguyễn Thu Lan
không còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Thành
Việt, bởi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 5
ngày 21/01/2022 thì người đại diện hợp pháp theo luật của Công ty
TNHH Thành Việt là ông Phạm Đức Việt. Khi nhận được văn bản trên,
Công ty TNHH Thành Việt có văn bản phản hồi nêu rõ, Công ty TNHH
Thành Việt đồng ý thực hiện Hợp đồng số 303/2022/HĐMB do bà
Nguyễn Thu Lan đã ký kết.
Theo anh/chị việc Công ty CP Thành Đông hủy bỏ Hợp đồng số
303/2022/HĐMB có căn cứ không? Tại sao?
5. Theo bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, A là chủ sở hữu
căn nhà. Do đó, A đã giao kết hợp đồng bán căn nhà này cho B, hợp đồng
được chứng thực tại UBND cấp có thẩm quyền. Sau đó, hội đồng giám
đốc thẩm ra quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm để xét phúc thẩm lại
do kết luận trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ
án. Trong bản án xét xử lại, Tòa án phán quyết căn nhà thuộc sở hữu của C.
Hỏi: C có được quyền kiện B đòi nhà?
6. Do là chỗ bạn bè, thấy B không có điện thoại sử dụng nên A đã cho B
mượn chiếc điện thoại Iphone 15 trị giá 30 triệu đồng để sử dụng. Tuy
nhiên, vì thiếu tiền tiêu xài nên B mang chiếc điện thoại đó bán cho anh C
để lấy 30 triệu đồng. Trong một lần tình cờ, anh A thấy anh C sử dụng
chiếc điện thoại giống của mình nên đã hỏi anh C thì biết được anh C
mua của anh B. Anh A đã trình bày lại sự việc cho C nghe và đề nghị anh
C trả chiếc điện thoại đó cho mình. Anh C không đồng ý vì cho rằng
mình đã bỏ tiền ra mua và lúc mua không biết chiếc điện thoại đó không phải của B.
Hỏi: Anh A làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
7. Ông A có một mảnh vườn ở cạnh nhà ông B dùng để trồng hoa hồng
cổ. Khi xây nhà ông B đổ hết đất đá, vật liệu xây dựng sang mảnh vườn
nhà ông A làm hỏng hoàn toàn 02 luống hoa hồng đang ra hoa và chuẩn
bị được thu hoạch trị giá 3 triệu đồng, đồng thời gây cản trở việc khai
thác mảnh vườn trên của ông A. sau nhiều lần gặp và yêu cầu ông B bồi
thường giá trị 02 luống hoa hồng đã bị hỏng và di chuyển toàn bộ đất đá,
vật liệu xây dựng ra khỏi mảnh vườn của nhà mình nhưng ông B không
thực hiện, mà vẫn tiếp tục tập kết vật liệu xây dựng lên mảnh vườn nhà ông A.
Hỏi: Ông A phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
8. Anh A và chị B là vợ chồng hợp pháp. Sau khi lấy nhau và chịu khó
làm ăn anh chị để ra được 1 tỷ đồng. Do chưa có nhu cầu sử dụng khoản
tiền này nên anh chị thống nhất mang 1 tỷ đồng đó đi gửi tiết kiệm. Ngày
01/06/2021 anh chị mang số tiền 1 tỷ đồng đến gửi tại Ngân hàng thương
mại cổ phần X với thời hạn gửi tiết kiệm là 1 năm. Anh A là ngưởi đứng
tên trong sổ tiết kiệm. Hai tháng sau, anh A được một người bạn rủ góp
vốn làm ăn nhưng do khoản tiền gửi ngân hàng chưa đến thời hạn rút tiền
nên anh A quyết định mang sổ tiết kiệm đến cầm cố cho Ngân hàng
thương mại cổ phần X để vay 1 tỷ đồng trong thời hạn 10 tháng. 10 tháng
sau khi đến hạn trả nợ nhưng anh A không trả nợ được cho ngân hàng, do
đó ngân hàng yêu cầu đối trừ với khoản tiền mà vợ chồng anh A chị B đã
gửi tiết kiệm mà vợ chồng mình đã gửi để trừ khoản nợ của anh A, chị B
không đồng ý. Chị yêu cầu Ngân hàng không được lấy khoản tiền anh chị
đã gửi tiết kiệm để khẩu trừ khoản nợ của anh A do khoản tiền tiết kiệm
này là tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời khi anh A mang sổ tiết
kiệm đi cầm cố cho ngân hàng để vay 1 tỷ đồng chị không ký vào hợp
đồng nên chị không biết. Chị đề nghị ngân hàng trả lại cho vợ chồng chị
1 tỷ đồng đã gửi tiết kiệm và lãi phát sinh. Còn khoản nợ của anh A do
anh A tự vay nên anh A tự chịu trách nhiệm, không liên quan gì đến chị.
Do không thỏa thuận được nên ngày 01/07/2022, ngân hàng thương mại
cổ phần X đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Y thành phố H yêu cầu giải quyết.
Hỏi: Các em hãy đưa ra hướng giải quyết tình huống trên? (Điều 32)
9. A nhặt được chiếc túi gấm trong đó có một đôi vòng ngọc. Do không
xác định được ai là chủ sở hữu nên A đã giao thông báo và giao nộp đôi
vòng trên cho UBND phường X , quận T, thành phố H (nơi nhặt được đôi
vòng trên), UBND phường X đã tiến hành thủ tục tìm kiếm chủ sỡ hữu
đôi vòng trên nhưng sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai nhưng
không có ai đến nhận nên UBND phường X đã mời A lên làm việc. Theo
định giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đôi vòng trên trị giá
300 triệu Việt Nam đồng, A mong muốn được sở hữu đôi vòng trên,
mong muốn đó của A có căn cứ không? Nếu có thì A phải thực hiện các
thủ tục gì? Biết rằng, mức lương cơ sở tại thời điểm đó là 1.8 triệu đồng/tháng. Trả lời:
- Gía trị đôi vòng ngọc trên trị giá 300 triệu Việt Nam đồng, tức là vượt
quá 10 lần mức lương cơ sở.
- Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230 BLHS 2015, trong trường
hợp này A được hưởng 10 lần mức lương cơ sở. Tức là phần giá trị tài
sản A được hưởng: 18 triệu + (300 triệu - 18 triệu)/2 = 159 triệu.
- Điểm a khoản 2 Điều 230 BLHS 2015 không quy định A chỉ có thể
được hưởng tiền, do đó nếu A muốn sở hữu đôi vòng ngọc trên thì A phải
thanh toán trả phần giá trị thuộc về Nhà nước là 141 triệu.
10. Chị M là công nhân của Nhà máy Xử lý rác thải C. Trong lúc phân
loại rác, chị nhặt được chiếc ví màu đỏ bên trong có nhiều nữ trang, tổng
cộng 5 lượng vàng (trị giá khoảng 270 triệu đồng). Sau đó chị M giao nộp
số vàng trên cho UBND xã C tạm giữ và thông báo tìm chủ sở hữu. Theo
thông báo của UBND xã C đăng trên Báo CM ngày 15/8/2020, sau 30
ngày kể từ khi đăng thông báo, nếu không có ai đến liên hệ làm việc, số
vàng sẽ sung vào công quỹ.
Đến ngày 9/12/2020, chị M gửi đơn đến UBND xã C yêu cầu được nhận
lại số vàng vì UBND xã C không tìm được chủ sở hữu. UBND xã C đã
trả lời chị M bằng văn bản. Trong văn bản nếu rõ: UBND xã C sẽ trả lại
cho chị M 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá
mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (theo quy định khoản 2
Điều 230 BLDS 2015). Cũng trong ngày 9/12/2020, phía Công ty TNHH
Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ (đơn vị chủ quản của Nhà máy Xử lý
rác thải C và chị M là công nhân làm việc cho Nhà máy nên số vàng trên
phải thuộc về phía công ty. Tuy nhiên chị M không đồng ý và làm đơn
khởi kiện ra Tòa án huyện K để yêu cầu giải quyết.
Hỏi: Các em hãy đưa ra hướng giải quyết tình huống trên? (Khoản 2 Điều 228 BLDS 2015)
11. Một tối đi đường, ông A nhặt được chiếc túi, trong đó có 01 máy tính
xách tay, 05 triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân của ông B nhưng
không rõ địa chỉ. Ông A đã liên hệ với cán bộ xã để thông báo cho người
bị mất biết đến nhận, đồng thời mang tiền, máy tính về nhà; giao máy
tính cho con trai là M sử dụng, do vô tình M đã làm đổ chai nước dẫn đến
máy tính bị chập điện và hỏng máy tính. Ba ngày sau, ông B đến nhà ông
A xác nhận lại tài sản vì hôm đó do say rượu nên đánh rơi mà không biết.
Ông A đồng ý trả lại 5 triệu và giấy tờ tùy thân cho ông B, riêng máy tính
do đã chập điện và hỏng lên ông A xin phép ông B thứ lỗi và chấp nhận
đền bù 03 triệu đồng. Ông B không đồn ý vì máy tính đó ông mua mới
giá 12 triệu đồng, ít nhất ông A phải bồi thường 8 triệu đồng, do không
thống nhất được mức bồi thường nên hai bên lời qua tiếng lại gây mâu thuẫn, tranh chấp.
Hỏi: Em hãy giải quyết tình huống trên?
12. Khi lùa đàn vịt từ cánh đồng về nhà, bà M đếm thấy thừa ra 20 con.
Bà M nghĩ là chắc vịt của nhà ai trong xóm nên nếu nhà nào bị mất vịt thì
họ sẽ tự đi tìm. Hai tháng sau, bà H phát hiện ra 20 con vịt của mình bị
lạc đã nhập vào đàn vịt của bà M nên đã đến yêu cầu bà M trả lại số vịt
đó và số trứng mà 20 con vịt đó đã đẻ là 200 quả cho mình. Tuy nhiên, bà
M không đồng ý trả lại vì cho rằng số vịt đó đã tự nhập vào đàn vịt của nà
bà và suốt 02 tháng qua bà đã bỏ công sức, tiền bạc để chăn nuôi nên bà
không có nghĩa vụ phải trả lại cho bà H 20 con vịt trên và 200 quả trứng mà nó đã đẻ ra.
Hỏi: Các em có đồng tình với quan điểm của bà M không? Tại sao?
(Khoản 2 Điều 232 BLDS 2015)
13. Nhà A và nhà B có ao nuôi cá trắm ở gần nhau. Sau một trận lũ cá ở
ao nhà A tràn sang ao nhà B. A sang nhà B yêu cầu tra lại số cá ở ao nhà
mình đã tràn sang ao nhà B nhưng B không trả vì cho rằng cả hai đều
nuôi cá trắm nên bây giờ không biết con nào của nhà A mà trả. A cho
rằng nhà mình thả nuôi trước nhà B 15 ngày nên cứ con nào to hơn là của
nhà mình. B vẫn không đồng ý với lý do cá nhà nào to hơn còn phụ thuộc vào việc chăm sóc.
Hỏi: Theo em, B có phải trả lại số cá ở ao nhà A tràn sang nhà mình
không? Tại sao? (B xác lập quyền sở hữu đối với số cá trên)
14. Ông A bán cho ông B một con bò cái với giá 20 triệu đồng. Hai bên
thỏa thuận, ông B sẽ trả trước cho ông A 10 triệu đồng, số tiền còn lại
ông sẽ trả nốt khi nhận bò. Khi thu xếp được tiền, ông B đến trả số tiền
còn lại để nhận bò thì phát hiện con bò mà mình đã thỏa thuận mua cùng
ông A đã sinh được một con bê.
Hỏi: Theo các em con bê là hoa lợi hay lợi tức? Con bê thuộc quyền sở
hữu của ai? Tại sao? (Khoản 2 Điều 161 BLDS 2015)