Bài tập tình huống luật hình sự môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp

Bài tập tình huống luật hình sự môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ
1. A (35 tuổi, nhận thức bình thường), đến nhà B đòi nợ (120 triệu đồng). Trong quá
trình nói chuyện, hai bên đã xảy xa mâu thuẫn và B có lời lẽ khiêu khích A. Vì quá tức
giận, A dùng đoạn gỗ đánh liên tiếp vào người B. Hàng xóm đã kịp thời can ngăn
đưa B đến bệnh viện. Theo kết quả giám định y khoa, B bị chấn thương ở đầu và nhiều
bộ phận khác, tỷ lệ thương tật 15%. Sự việc sau đó đã được cơ quan có thẩm quyền xử
theo quy định pháp luật. Căn cứ BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu
thành tội mà A đã phạm.
Trả lời
_ Tội mà A đã phạm: cố ý gây thương tích.
_ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: A, 35 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về sức khỏe của con người.
+ Mặt khách quan:
o Hành vi: A dùng đoạn gỗ đánh liên tiếp vào người B
o Hậu quả: B bị chấn thương ở đầu và nhiều bộ phận khác, tỷ lệ thương tật 15%
o Công cụ: đoạn gỗ
o Mối quan hệ nhân quả: B bị chấn thương đầu nhiều bộ phận khác, tỷ lệ
thương tật 15% hậu quả trực tiếp do bị A dùng đoạn gỗ đánh liên tiếp vào
người.
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý. Bởi A nhận thức hành vi của mình
thể gây nguy hiểm về, sức khỏe cho B, nhưng A vẫn mong muốn hoặc để mặc hậu quả
đó xảy.
2. T (15 tuổi, nhận thức bình thường), trưa ngày 24/04/2020, hành vi dùng lực
chiếm đoạt tài sản của K (tài sản chiếm đoạt có giá trị 8 triệu đồng). Yêu cầu:
a) Theo quy định của BLHS hiện hành, T phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội
mà T đã phạm.
b) Giả sử vào thời điểm thực hiện hành vi trên, T 17 tuổi thì những hình phạt
nào có thể áp dụng đối với tội mà T đã phạm?
c) Giả sử vào thời điểm thực hiện hành vi trên, T 14, Tòa án thể áp dụng
những hình phạt bổ sung nào đối với tội mà T đã phạm?
Trả lời
a) Tội mà T đã phạm: cướp đoạt tài sản.
_ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: T, 15 tuổi, nhận thức bình thường.
+ Khách thể: mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ
+ Mặt khách quan:
o Hành vi: dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K
+ Mặt chủ quan:
o Lỗi: cố ý trực tiếp (vì T đã mong muốn chiếm đoạt được tài sản trước khi thực
hiện hành vi dùng vũ lực)
o Động cơ: cướp đoạt tài sản
b) Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với
mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ;
4. Tù có thời hạn.
c) Không áp dụng HP bổ sung với người chưa thành niên phạm tội
3. Khoảng 21 giờ, ngày 14/02/2019, A (36 tuổi, nhận thức bình thường) đang ngồi
uống nước với bạn gái quán cà phê X. A thấy B cùng nhóm bạn cũng ngồi uống nước
bàn bên cạnh nhìn sang cười. cho rằng nhóm của B nhìn, cười đểu cách đó 4
ngày, A xích mích nhỏ với B, nên A bất ngờ cầm ly thủy tinh uống nước tiến đến
đánh mạnh vào mặt B rồi nhanh chóng rời đi. B được nhóm bạn đưa đi cấp cứu. Theo
kết quả giám định, tỷ lệ thương tật của B 12% B đơn yêu cầu khởi tố vụ án.
Căn cứ BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội mà A đã phạm.
Trả lời
_ Tội mà A đã phạm: cố ý gây thương tích.
_ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: A, 36 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về sức khỏe của con người.
+ Mặt khách quan:
o Hành vi: A cầm ly thủy tinh uống nước đánh mạnh vào mặt B
o Hậu quả: B bị tỷ lệ thương tật của B là 12%
o Mối quan hệ nhân quả: B bị chấn thương, tỷ lệ thương tật 15% hậu quả trực
tiếp do bị A dùng ly thủy tinh đánh mạnh vào mặt.
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý. Bởi A nhận thức hành vi của mình
thể gây nguy him về sức khỏe cho B, nhưng A vẫn mong muốn hoặc để mặc hậu quả
đó xảy.
4. Anh T (36 tuổi, nhận thức bình thường), vợ chị V (31 tuổi). Biết vợ mình
ngoại tình với một người đồng nghiệp nhưng chị V luôn phủ nhận hành vi ngoại tình
của mình. Tối 30/04/2021, biết chị V đi hẹn hò với nhân tình, anh T nằm đợi sẵn trong
nhà, khi chị V vừa mở cửa vào thì T chồm dậy dùng dao lê đâm vào ngực chị V. Chị V
kêu cứu được ng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo
bệnh án, chị V bị tràn dịch màng phổi phải, tỷ lệ thương tật 21%. Yêu cầu:
a) Anh T phạm tội theo quy định BLHS hiện hành? Phân tích cấu thành tội
T đã phạm.
b) Căn cứ Điều 9 BLHS hiện hành, tội anh T phạm thuộc loại nào?
Trả lời
a) Tội mà T đã phạm: tội giết người.
_ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: T, 36 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về sức khỏe của con người.
+ Mặt khách quan:
o Hành vi: T nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị V vừa mở cửa vào thì T chồm dậy
dùng dao lê đâm vào ngực chị V
o Hậu quả: B bị tỷ lệ thương tật của B là 21%
o Mối quan hệ nhân quả:V bị chấn thương, tỷ lệ thương tật 21% hậu quả trực
tiếp do bị T dùng dao lê đâm vào ngực.
o Hung khí: dao lê (công cụ gây án có độ nguy hiểm cao
o Động cơ: do nghi ngờ chị V ngoại tình
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý. Anh T thấy trước hậu quả chết người
thể xảy ra, nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi
phạm tội
b) Căn cứ Điều 9 BLHS hiện hành, tội anh T phạm thuộc loại: tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng
5. A (38 tuổi, nhận thức bình thường), rủ B, C (cùng 36 tuổi, nhận thức bình
thường) đến nhà V để trộm cắp tài sản. Khoảng 23h30, ngày 10/04/2021, khi đến
nhà V, B C trèo tường vào trước, A đi lấy gậy gỗ rồi vào sau. Khi cả ba vào
trong sân nhà V, C ngoài canh, A B mở cửa đio trong nhà. V đang nằm
ngủ, nghe tiếng động rồi ngồi dậy, thấy vậy B lao đến ôm ghì 2 chân đẩy V ngã, A
xông vào giữ tay quỳ chân đè lên người V, rồi cầm đoạn gỗ mang theo đập vào
vùng đầu, mặt V, thấy V nằm im, B buông ra không giữ nữa. Trong lúc A và B
giữ và đập bà V, thì C đi vào lục tìm được 2 lượng vàng SJC, 2 nhẫn vàng 9999, 1 dây
chuyền vàng 18k, 1 đôi bông tai vàng 24k và 60 triệu đồng. Sau đó, cả ba cùng kéo
V vào nhà vệ sinh nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường. Sự việc nhanh chóng
được phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật. Theo kết quả giám định, bà V bị chết
do bị ngạt thở, đa chấn thương vùng đầu, chấn thương vùng mũi. Yêu cầu:
a) Theo BLHS hiện hành A, B, C phạm tội gì? Phân tích cấu thành tộiA, B,
C đã phạm.
b) Căn cứ Điều 9 BLHS hiện hành, tội mà A, B, C đã phạm thuộc loại nào?
c) Căn cứ BLHS hiện hành, hình phạt cao nhất nào thể áp dụng đối với tội
A, B, C đã phạm.
Trả lời
a) Theo BLHS hiện hành A,B,C phạm tội giết người người theo điều 93 BLHS
tội trộm cắp tài sản theo điều 168 BLHS hiện hành.
A,B,C đã phạm tội giết người và cướp tài sản. A 38 tuổi, B và C 36 tuổi nhận thức
bình thường vậy đủ tuổi NLTNHS nhận thức rỏ hành vi dùng gầy gỗ đánh liên tiếp
vào vùng đầu, vùng mặt của bà V của A và hành động ghì chân bà V của Bthể gây
tổn hại đến tính mạng của nạn nhân, còn C có hành vi cướp tài sản nên thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật 168 BLHS 2015quy định về tội cướp tài sản và
C không mục đích giết người. Xét thấy hành vi giết người của A và B,C đặt biệt
nghiêm trọng nguy hiểm đến hội, trái phạp luật hình sự, thể hiện nhận thức
điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn lên tính mạng của người khác
.Hành vi này được biểu hiện củ thể qua hành động tác động vật lên tính mạng của
người khác thuộc điều 1/123/BLHS-2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017) và chiếm đoạt
tài sản thuộc điều 173/BLHS-2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017).
b) Căn cứ vào điều 9 BLHS hiện hành , tội của A B C đã phạm thuộc vào loại
phạm tội đặt biệt nghiêm trọng
c) Căn cứ BLHS hiện hành, hành vi của A,B,C tính chấtmức độ nguy hiểm
cho hội đặc biệt lớn mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội A,B,C từ trên 15 năm đến 20 năm tù, chung thân
hoặc tử hình.
6. Khoảng 22 giờ, ngày 16/03/2021, A (36 tuổi, nhận thức bình thường) và Nguyễn
Văn (28 tuổi, nhận thức bính thường), đi chơi về trên đoạn đường vắng thì thấy chị V
(32 tuổi) đang đi một mình. A rủ B thực hiện hành vi giao cấu với chị V. A nhanh
chóng bất ngờ dùng tay bịt miệng chị V và gọi B cùng lôi chị V vào trong chòi rẫy gần
đó. Trong chòi rẫy, A dùng vũ lực thực hiện hành vi giao cấu với chị V, B đứng ngoài
canh cho A thực hiện hành vi. Yêu cầu:
a) Hành vi của A và B cấu thành tội gì?
b) Giả sử sau khi bị lôi vào chòi, V phát hiện người lôi mình vào chòi A (V
cũng có tình ý với A trước đó). V phối hợp quan hệ với A. Xác định tội A đã
phạm theo BLHS hiện hành?
c) Giả sử sau khi bị bắt, A được xác định dương tính với virus HIV. Xác định tội
A đã phạm theo BLHS hiện hành?
Trả lời
a) Hành vi của A và B cấu thành tội hiếp dâm
b) Trường hợp nạn nhân miễn cưỡng chấp nhận giao cấu vì một lý do nào đó thì
hành vi không cấu thành tội phạm.
Tội phạm hoàn thành khi cả hai hành vi trên được thực hiện.
Về mặt Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Về mặt Chủ thể: Thực tiễn xét xử loại tội này ởnước ta xác định chủ thể của tội
phạm này nam giới. Nữ giới chỉ thể tham gia với vai trò người đồng
phạm như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức.
c) Để biết khung hình phạt áp dụng đối với A thay đổi hay không ta xét hai trường
hợp.
Thứ nhất, trước khi thực hiện hành vi giao cấu với chị V, A không biết mình bị
nhiễm HIV. Trường hợp này khung hình phạt đối với A sẽ được giữ nguyên do bản
thân A không biết được mình bị HIV, việc giao cấu với chị V làm lây truyền HIV
sang chị V là ngoài ý muốn, chỉ tình thôi chứ mục đích không phải cố để truyền
virus HIV sang chị V. Do đó, khung hình phạt sẽ giữ nguyên theo khoản 1 Điều 111
Bộ luật hình sự.
Thứ hai, trước khi thực hiện hành vi giao cấu với chi V, A đã biết mình bị nhiễm
HIV. Trường hợp này, A biết rõ mình bị HIV, cũng có khả năng biết được nếu giao cấu
với chị V sẽ thể lây nhiễm HIV sang cho chị V nhưng A vẫn phạm tội. Khung hình
phạt áp dụng với A sẽ tăng lên hành vi của A đã thuộc CTTP tăng nặng được quy
định tại điểm b khoản 3 Điều 111 Bộ luật hình sự.
7. A (36 tuổi, nhận thức bình thường), tối ngày 14/04/2021, A say rượu đi về phòng
trọ. Khi đi ngang qua phòng chị B, thấy đèn phòng còn sáng, chị B đang ngủ say, A
nảy sinh ý định giao cấu với chị B. A vào phòng B, tắt điện thực hiện hành vi giao
cấu. Chị B để cửa chờ chồng về nên thấy có người vào tưởng là chồng, nên cho A thực
hiện hành vi trên. Gần sáng, khi chồng chị B về thì mới phát hiện sviệc trên. Theo
BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội A đã phạm.
Trả lời
Theo BLHS hiện hành A phạm tội hiếp dâm.
A 36 tuổi nhận thức bình thường đã đủ tuổi NLTNHS nhận thức hành vi hiếp
dâm đối với chị B hoàn toàn trái ý muốn của nạn nhân tưởng chồng mình chứ
thực sự không ý định tự nguyện. Hành động trên ảnh hưởng tới danh dự, nhân
phẩm, thậm chí thể sức khỏe của B. Xét thấy tình tiết trên nghiệm trọng,
nguy hiểm cho hội , trái phạp luật hình sự, thể hiện nhận thức điều khiển hành
vi của người phạm tội mong muốn .Hành vi này biểu hiện cụ thể qua việc giao cấu gây
ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thể của người khác thuộc điều 141
BLHS 2017 hiện hành.
8. A (36 tuổi, nhận thức bình thường), tối ngày 14/04/2021, A say rượu đi về
phòng trọ. Khi đi ngang qua phòng chị B, thấy đèn phòng còn sáng, chị B đang ngủ
say, A nảy sinh ý định giao cấu với chị B. A vào phòng B, tắt điện và thực hiện hành vi
giao cấu. Chị B, biết A không phảichồng mình nhưnggiận chồng trước đây từng
ngoại tình nên vẫn để cho A thực hiện hành vi giao cấu. Gần sáng, chồng chị B về thì
mới phát hiện sự việc trên. Theo BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu
thành tội A đã phạm.
Trả lời
_ Tội mà A đã phạm: cố ý gây thương tích.
_ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: A, 36 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe (sức khỏe
thể chất, sức khỏe tính thần) của con người.
+ Mặt khách quan:
+ Hành vi : A nảy sinh ý định giao cấu với chị B, lợi dụng lúc chị B đang ngủ
tắt điện và thực hiện hành vi giao cấu.
+ Mục đích: xâm phạm thân thể người khác (có ý muốn giao cấu )
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý.
9. Y là nhân viên văn phòng công ty X, để thuận tiện việc thăng tiến, nhiều lần
tin nhắn gạ tình cấp trên là A. A cũng biết tình ý của Y và hứa sẽ cất nhắc Y trong
công việc. Trong một lần tiệc sinh nhật của nhân viên công ty, Y cố tình chuốt say A
đưa A vào khách sạn. Sau đó, Y đã có hành vi giao cấu với A. Sau sự việc trên, Y được
ưu ái nhiều hơn trong công việc. Theo BLHS hiện hành, trong tình huống trên có tội
phạm xảy ra không? Nếu có là tội gì? Giải thích tại sao?
Trả lời
Tình huống trên có yếu tố cấu thành tội phạm và Y phạm tội cưỡng dâm.
Vì, trong trường hợp này, nếu việc bạn bị xâm hại tình dục xảy ra trên thực tế thì
người thực hiện hành vi này có thể phạm “Tội hiếp dâm” bởi người đó đã lợi dụng tình
trạng bạn không thể tự vệ được (do uống rượu say bạn không còn nhận thức được) để
thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của bạn.
10. Thấy cổng nhà trọ của A không đóng, B (33 tuổi, nhận thức bình thường), lợi
dụng lúc trời tối, phòng trọ mất điện đã lẻn vào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Khi
đi qua cửa phòng trọ của C, B thấy laptop C để trên bàn học cạnh cửa sổ, nên thò tay
vào lấy. Khi vừa lấy ra khỏi cừa sổ thì C bắt gặp, tri bắt trộm, B vội tháo chạy
vứt lại chiếc laptop. Yêu cầu:
a) B phạm tội gì theo quy định BLHS hiện hành? Phân tích cấu thành tội B đã
phạm.
b) Giả sử, khi C truy để mọi người cùng bắt giữ B, thì C chạy theo giằng lại
latop nhưng bị B đấm vào mặt đẩy ngã. Theo BLHS hiện hành, B phạm tội gì?
Phân tích cấu thành tội B đã phạm.
c) Giả sử, khi B mới cầm được laptop, chưa kịp giấu đi đã bị C phát hiện. Khi bị
phát hiện, B bỏ lại laptop, lấy được đoạn gậy gỗ gần đó xông tới đánh vào người C,
đến khi mọi người phát hiện thì mới bỏ chạy. Theo kết quả giám đinh, C bị gãy
xương cánh tay, rạn nứt xương bả vai bên phải chấn thương phần cơ, tỷ lệ
thương tật 12%. Theo BLHS hiện hành, B phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội B
đã phạm.
Trả lời
a) Tội mà B đã phạm: trộm cắp tài sản.
_ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: B, 33 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
+ Mặt khách quan:
o Hành vi: B đã lợi dụng hở, lén lút thò tay vào lấy thấy laptop C để trên bàn
học cạnh cửa sổ, B đã cố ý thực hiện việc này một cách bí mật
+ Mặt chủ quan:
o Lỗi: cố ý
o Mục đích: chiếm đoạt tài sản
b) Trong tình huống trên, B có hành vi trộm cắp tài sản trong lúc thực hiện hành vi
thì bị C phát hiện chạy theo giằng lại latop nhưng bị B đấm vào mặt và đẩy ngã. Hành
vi của B chuyển hóa từ trộm cắp tài sản sang cướp đoạt tài sản.
+ Khách thể: quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
+ Mặt khách quan:
Hành vi: B đã dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công C nhằm chiếm đoạt bằng được
tài sản
+ Mặt chủ quan:
o Lỗi: cố ý
o Mục đích: chiếm đoạt tài sản
c) Trong trường hợp trên, mặc dù A đã bỏ lại laptop nhưng vẫn tấn công C, vì thế tội A
phạm phải là trộm cắp tài sản và có ý gây thương tích.
_Đối với tội trộm cắp tài sản:
+ Khách thể: quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
+ Mặt khách quan:
o Hành vi: A đã dấu hiệu n lút vào dãy trọ B, lén lút cầm laptop lên nhưng
chưa kịp giấu đi thì bị C phát hiện nên bỏ lại tài sản - vẫn chưa lấy được tài sản
+ Mặt chủ quan:
o Lỗi: cố ý
o Mục đích: chiếm đoạt tài sản
_ Đối với tội cố ý gây thương tích:
o Hành vi: A đã dùng đoạn gỗ đánh vào người C đến khi bị phát hiện mới bỏ chạy
o Hậu quả: C bị gãy xương cánh tay, rạn nứt xương bả vai bên phải chấn
thương phần mô cơ, tỷ lệ thương tật 12%.
o Mối quan hệ nhân quả: C bị chấn thương hậu quả trực tiếp do bị A dùng đoạn
gỗ đánh liên tiếp vào người.
+ Mặt chủ quan:
o Lỗi: cố ý
| 1/9

Preview text:

BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ
1. A (35 tuổi, nhận thức bình thường), đến nhà B đòi nợ (120 triệu đồng). Trong quá
trình nói chuyện, hai bên đã xảy xa mâu thuẫn và B có lời lẽ khiêu khích A. Vì quá tức
giận, A dùng đoạn gỗ đánh liên tiếp vào người B. Hàng xóm đã kịp thời can ngăn và
đưa B đến bệnh viện. Theo kết quả giám định y khoa, B bị chấn thương ở đầu và nhiều
bộ phận khác, tỷ lệ thương tật 15%. Sự việc sau đó đã được cơ quan có thẩm quyền xử
lý theo quy định pháp luật. Căn cứ BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu
thành tội mà A đã phạm. Trả lời
_ Tội mà A đã phạm: cố ý gây thương tích. _ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: A, 35 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về sức khỏe của con người. + Mặt khách quan: o
Hành vi: A dùng đoạn gỗ đánh liên tiếp vào người B o
Hậu quả: B bị chấn thương ở đầu và nhiều bộ phận khác, tỷ lệ thương tật 15% o Công cụ: đoạn gỗ o
Mối quan hệ nhân quả: B bị chấn thương ở đầu và nhiều bộ phận khác, tỷ lệ
thương tật 15% là hậu quả trực tiếp do bị A dùng đoạn gỗ đánh liên tiếp vào người.
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý. Bởi vì A nhận thức rõ hành vi của mình có
thể gây nguy hiểm về, sức khỏe cho B, nhưng A vẫn mong muốn hoặc để mặc hậu quả đó xảy.
2. T (15 tuổi, nhận thức bình thường), trưa ngày 24/04/2020, có hành vi dùng vũ lực
chiếm đoạt tài sản của K (tài sản chiếm đoạt có giá trị 8 triệu đồng). Yêu cầu:
a) Theo quy định của BLHS hiện hành, T phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội
mà T đã phạm.
b) Giả sử vào thời điểm thực hiện hành vi trên, T 17 tuổi thì những hình phạt
nào có thể áp dụng đối với tội mà T đã phạm?
c) Giả sử vào thời điểm thực hiện hành vi trên, T 14, Tòa án có thể áp dụng
những hình phạt bổ sung nào đối với tội mà T đã phạm? Trả lời
a) Tội mà T đã phạm: cướp đoạt tài sản. _ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: T, 15 tuổi, nhận thức bình thường.
+ Khách thể: mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ + Mặt khách quan: o
Hành vi: dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K + Mặt chủ quan: o
Lỗi: cố ý trực tiếp (vì T đã mong muốn chiếm đoạt được tài sản trước khi thực
hiện hành vi dùng vũ lực) o
Động cơ: cướp đoạt tài sản
b) Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: 1. Cảnh cáo; 2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ; 4. Tù có thời hạn.
c) Không áp dụng HP bổ sung với người chưa thành niên phạm tội
3. Khoảng 21 giờ, ngày 14/02/2019, A (36 tuổi, nhận thức bình thường) đang ngồi
uống nước với bạn gái quán cà phê X. A thấy B cùng nhóm bạn cũng ngồi uống nước
ở bàn bên cạnh nhìn sang cười. Vì cho rằng nhóm của B nhìn, cười đểu và cách đó 4
ngày, A có xích mích nhỏ với B, nên A bất ngờ cầm ly thủy tinh uống nước tiến đến
đánh mạnh vào mặt B rồi nhanh chóng rời đi. B được nhóm bạn đưa đi cấp cứu. Theo
kết quả giám định, tỷ lệ thương tật của B là 12% và B có đơn yêu cầu khởi tố vụ án.
Căn cứ BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội mà A đã phạm. Trả lời
_ Tội mà A đã phạm: cố ý gây thương tích. _ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: A, 36 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về sức khỏe của con người. + Mặt khách quan: o
Hành vi: A cầm ly thủy tinh uống nước đánh mạnh vào mặt B o
Hậu quả: B bị tỷ lệ thương tật của B là 12% o
Mối quan hệ nhân quả: B bị chấn thương, tỷ lệ thương tật 15% là hậu quả trực
tiếp do bị A dùng ly thủy tinh đánh mạnh vào mặt.
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý. Bởi vì A nhận thức rõ hành vi của mình có
thể gây nguy hiểm về sức khỏe cho B, nhưng A vẫn mong muốn hoặc để mặc hậu quả đó xảy.
4. Anh T (36 tuổi, nhận thức bình thường), có vợ là chị V (31 tuổi). Biết vợ mình
ngoại tình với một người đồng nghiệp nhưng chị V luôn phủ nhận hành vi ngoại tình
của mình. Tối 30/04/2021, biết chị V đi hẹn hò với nhân tình, anh T nằm đợi sẵn trong
nhà, khi chị V vừa mở cửa vào thì T chồm dậy dùng dao lê đâm vào ngực chị V. Chị V
kêu cứu và được hàng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo
bệnh án, chị V bị tràn dịch màng phổi phải, tỷ lệ thương tật 21%. Yêu cầu:
a) Anh T phạm tội gì theo quy định BLHS hiện hành? Phân tích cấu thành tội T đã phạm.
b) Căn cứ Điều 9 BLHS hiện hành, tội anh T phạm thuộc loại nào? Trả lời
a) Tội mà T đã phạm: tội giết người. _ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: T, 36 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về sức khỏe của con người. + Mặt khách quan: o
Hành vi: T nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị V vừa mở cửa vào thì T chồm dậy
dùng dao lê đâm vào ngực chị V o
Hậu quả: B bị tỷ lệ thương tật của B là 21% o
Mối quan hệ nhân quả:V bị chấn thương, tỷ lệ thương tật 21% là hậu quả trực
tiếp do bị T dùng dao lê đâm vào ngực. o
Hung khí: dao lê (công cụ gây án có độ nguy hiểm cao o
Động cơ: do nghi ngờ chị V ngoại tình
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý. Anh T thấy trước hậu quả chết người có
thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội
b) Căn cứ Điều 9 BLHS hiện hành, tội anh T phạm thuộc loại: tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
5. A (38 tuổi, nhận thức bình thường), rủ B, C (cùng 36 tuổi, nhận thức bình
thường) đến nhà bà V để trộm cắp tài sản. Khoảng 23h30, ngày 10/04/2021, khi đến
nhà bà V, B và C trèo tường vào trước, A đi lấy gậy gỗ rồi vào sau. Khi cả ba vào
trong sân nhà bà V, C ở ngoài canh, A và B mở cửa đi vào trong nhà. Bà V đang nằm
ngủ, nghe tiếng động rồi ngồi dậy, thấy vậy B lao đến ôm ghì 2 chân đẩy bà V ngã, A
xông vào giữ tay và quỳ chân đè lên người bà V, rồi cầm đoạn gỗ mang theo đập vào
vùng đầu, mặt bà V, thấy bà V nằm im, B buông ra không giữ nữa. Trong lúc A và B
giữ và đập bà V, thì C đi vào lục tìm được 2 lượng vàng SJC, 2 nhẫn vàng 9999, 1 dây
chuyền vàng 18k, 1 đôi bông tai vàng 24k và 60 triệu đồng. Sau đó, cả ba cùng kéo bà
V vào nhà vệ sinh và nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường. Sự việc nhanh chóng
được phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật. Theo kết quả giám định, bà V bị chết
do bị ngạt thở, đa chấn thương vùng đầu, chấn thương vùng mũi. Yêu cầu:
a) Theo BLHS hiện hành A, B, C phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội mà A, B, C đã phạm.
b) Căn cứ Điều 9 BLHS hiện hành, tội mà A, B, C đã phạm thuộc loại nào?
c) Căn cứ BLHS hiện hành, hình phạt cao nhất nào có thể áp dụng đối với tội
mà A, B, C đã phạm. Trả lời
a) Theo BLHS hiện hành A,B,C phạm tội giết người người theo điều 93 BLHS và
tội trộm cắp tài sản theo điều 168 BLHS hiện hành.
A,B,C đã phạm tội giết người và cướp tài sản. A 38 tuổi, B và C 36 tuổi nhận thức
bình thường vậy là đủ tuổi NLTNHS nhận thức rỏ hành vi dùng gầy gỗ đánh liên tiếp
vào vùng đầu, vùng mặt của bà V của A và hành động ghì chân bà V của B có thể gây
tổn hại đến tính mạng của nạn nhân, còn C có hành vi cướp tài sản nên có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật 168 BLHS 2015quy định về tội cướp tài sản và
C không có mục đích giết người. Xét thấy hành vi giết người của A và B,C là đặt biệt
nghiêm trọng và nguy hiểm đến xã hội, trái phạp luật hình sự, thể hiện nhận thức và
điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn lên tính mạng của người khác
.Hành vi này được biểu hiện củ thể qua hành động tác động vật lý lên tính mạng của
người khác thuộc điều 1/123/BLHS-2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017) và chiếm đoạt
tài sản thuộc điều 173/BLHS-2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017).
b) Căn cứ vào điều 9 BLHS hiện hành , tội của A B C đã phạm thuộc vào loại
phạm tội đặt biệt nghiêm trọng
c) Căn cứ BLHS hiện hành, hành vi của A,B,C tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội A,B,C là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
6. Khoảng 22 giờ, ngày 16/03/2021, A (36 tuổi, nhận thức bình thường) và Nguyễn
Văn (28 tuổi, nhận thức bính thường), đi chơi về trên đoạn đường vắng thì thấy chị V
(32 tuổi) đang đi một mình. A rủ B thực hiện hành vi giao cấu với chị V. A nhanh
chóng bất ngờ dùng tay bịt miệng chị V và gọi B cùng lôi chị V vào trong chòi rẫy gần
đó. Trong chòi rẫy, A dùng vũ lực thực hiện hành vi giao cấu với chị V, B đứng ngoài
canh cho A thực hiện hành vi. Yêu cầu:
a) Hành vi của A và B cấu thành tội gì?
b) Giả sử sau khi bị lôi vào chòi, V phát hiện người lôi mình vào chòi là A (V
cũng có tình ý với A trước đó). V phối hợp quan hệ với A. Xác định tội mà A đã
phạm theo BLHS hiện hành?
c) Giả sử sau khi bị bắt, A được xác định dương tính với virus HIV. Xác định tội
mà A đã phạm theo BLHS hiện hành? Trả lời
a) Hành vi của A và B cấu thành tội hiếp dâm
b) Trường hợp nạn nhân miễn cưỡng chấp nhận giao cấu vì một lý do nào đó thì
hành vi không cấu thành tội phạm.
Tội phạm hoàn thành khi cả hai hành vi trên được thực hiện.
 Về mặt Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
 Về mặt Chủ thể: Thực tiễn xét xử loại tội này ởnước ta xác định chủ thể của tội
phạm này là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia với vai trò là người đồng
phạm như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức.
c) Để biết khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi hay không ta xét hai trường hợp.
Thứ nhất, trước khi thực hiện hành vi giao cấu với chị V, A không biết mình bị
nhiễm HIV. Trường hợp này khung hình phạt đối với A sẽ được giữ nguyên do bản
thân A không biết được mình bị HIV, và việc giao cấu với chị V làm lây truyền HIV
sang chị V là ngoài ý muốn, chỉ là vô tình thôi chứ mục đích không phải cố để truyền
virus HIV sang chị V. Do đó, khung hình phạt sẽ giữ nguyên theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự.
Thứ hai, trước khi thực hiện hành vi giao cấu với chi V, A đã biết mình bị nhiễm
HIV. Trường hợp này, A biết rõ mình bị HIV, cũng có khả năng biết được nếu giao cấu
với chị V sẽ có thể lây nhiễm HIV sang cho chị V nhưng A vẫn phạm tội. Khung hình
phạt áp dụng với A sẽ tăng lên vì hành vi của A đã thuộc CTTP tăng nặng được quy
định tại điểm b khoản 3 Điều 111 Bộ luật hình sự.
7. A (36 tuổi, nhận thức bình thường), tối ngày 14/04/2021, A say rượu đi về phòng
trọ. Khi đi ngang qua phòng chị B, thấy đèn phòng còn sáng, chị B đang ngủ say, A
nảy sinh ý định giao cấu với chị B. A vào phòng B, tắt điện và thực hiện hành vi giao
cấu. Chị B để cửa chờ chồng về nên thấy có người vào tưởng là chồng, nên cho A thực
hiện hành vi trên. Gần sáng, khi chồng chị B về thì mới phát hiện sự việc trên. Theo
BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội A đã phạm. Trả lời
Theo BLHS hiện hành A phạm tội hiếp dâm.
A 36 tuổi nhận thức bình thường đã đủ tuổi NLTNHS nhận thức rõ hành vi hiếp
dâm đối với chị B là hoàn toàn trái ý muốn của nạn nhân vì tưởng là chồng mình chứ
thực sự không có ý định tự nguyện. Hành động trên ảnh hưởng tới danh dự, nhân
phẩm, thậm chí là cơ thể và sức khỏe của B. Xét thấy tình tiết trên là nghiệm trọng,
nguy hiểm cho xã hội , trái phạp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành
vi của người phạm tội mong muốn .Hành vi này biểu hiện cụ thể qua việc giao cấu gây
ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, cơ thể của người khác thuộc điều 141 BLHS 2017 hiện hành.
8. A (36 tuổi, nhận thức bình thường), tối ngày 14/04/2021, A say rượu đi về
phòng trọ. Khi đi ngang qua phòng chị B, thấy đèn phòng còn sáng, chị B đang ngủ
say, A nảy sinh ý định giao cấu với chị B. A vào phòng B, tắt điện và thực hiện hành vi
giao cấu. Chị B, biết A không phải là chồng mình nhưng vì giận chồng trước đây từng
ngoại tình nên vẫn để cho A thực hiện hành vi giao cấu. Gần sáng, chồng chị B về thì
mới phát hiện sự việc trên. Theo BLHS hiện hành, A phạm tội gì? Phân tích cấu
thành tội A đã phạm. Trả lời
_ Tội mà A đã phạm: cố ý gây thương tích. _ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: A, 36 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: Quyền được pháp luật bải vệ về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe (sức khỏe
thể chất, sức khỏe tính thần) của con người. + Mặt khách quan:
+ Hành vi : A nảy sinh ý định giao cấu với chị B, lợi dụng lúc chị B đang ngủ
tắt điện và thực hiện hành vi giao cấu.
+ Mục đích: xâm phạm thân thể người khác (có ý muốn giao cấu )
+ Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý.
9. Y là nhân viên văn phòng công ty X, vì để thuận tiện việc thăng tiến, nhiều lần
có tin nhắn gạ tình cấp trên là A. A cũng biết tình ý của Y và hứa sẽ cất nhắc Y trong
công việc. Trong một lần tiệc sinh nhật của nhân viên công ty, Y cố tình chuốt say A và
đưa A vào khách sạn. Sau đó, Y đã có hành vi giao cấu với A. Sau sự việc trên, Y được
ưu ái nhiều hơn trong công việc. Theo BLHS hiện hành, trong tình huống trên có tội
phạm xảy ra không? Nếu có là tội gì? Giải thích tại sao? Trả lời
Tình huống trên có yếu tố cấu thành tội phạm và Y phạm tội cưỡng dâm.
Vì, trong trường hợp này, nếu việc bạn bị xâm hại tình dục xảy ra trên thực tế thì
người thực hiện hành vi này có thể phạm “Tội hiếp dâm” bởi người đó đã lợi dụng tình
trạng bạn không thể tự vệ được (do uống rượu say bạn không còn nhận thức được) để
thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của bạn.
10. Thấy cổng nhà trọ của A không đóng, B (33 tuổi, nhận thức bình thường), lợi
dụng lúc trời tối, phòng trọ mất điện đã lẻn vào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Khi
đi qua cửa phòng trọ của C, B thấy laptop C để trên bàn học cạnh cửa sổ, nên thò tay
vào lấy. Khi vừa lấy ra khỏi cừa sổ thì C bắt gặp, tri hô bắt trộm, B vội tháo chạy và
vứt lại chiếc laptop. Yêu cầu:
a) B phạm tội gì theo quy định BLHS hiện hành? Phân tích cấu thành tội B đã phạm.
b) Giả sử, khi C truy hô để mọi người cùng bắt giữ B, thì C chạy theo giằng lại
latop nhưng bị B đấm vào mặt và đẩy ngã. Theo BLHS hiện hành, B phạm tội gì?
Phân tích cấu thành tội B đã phạm.
c) Giả sử, khi B mới cầm được laptop, chưa kịp giấu đi đã bị C phát hiện. Khi bị
phát hiện, B bỏ lại laptop, lấy được đoạn gậy gỗ gần đó xông tới đánh vào người C,
đến khi mọi người phát hiện thì mới bỏ chạy. Theo kết quả giám đinh, C bị gãy
xương cánh tay, rạn nứt xương bả vai bên phải và chấn thương phần mô cơ, tỷ lệ
thương tật 12%. Theo BLHS hiện hành, B phạm tội gì? Phân tích cấu thành tội B đã phạm. Trả lời
a) Tội mà B đã phạm: trộm cắp tài sản. _ Cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: B, 33 tuổi, nhận thức bình thường
+ Khách thể: quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. + Mặt khách quan: o
Hành vi: B đã lợi dụng sơ hở, lén lút thò tay vào lấy thấy laptop C để trên bàn
học cạnh cửa sổ, B đã cố ý thực hiện việc này một cách bí mật + Mặt chủ quan: o Lỗi: cố ý o
Mục đích: chiếm đoạt tài sản
b) Trong tình huống trên, B có hành vi trộm cắp tài sản và trong lúc thực hiện hành vi
thì bị C phát hiện chạy theo giằng lại latop nhưng bị B đấm vào mặt và đẩy ngã. Hành
vi của B chuyển hóa từ trộm cắp tài sản sang cướp đoạt tài sản.
+ Khách thể: quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. + Mặt khách quan:
 Hành vi: B đã dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công C nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản + Mặt chủ quan: o Lỗi: cố ý o
Mục đích: chiếm đoạt tài sản
c) Trong trường hợp trên, mặc dù A đã bỏ lại laptop nhưng vẫn tấn công C, vì thế tội A
phạm phải là trộm cắp tài sản và có ý gây thương tích.
_Đối với tội trộm cắp tài sản:
+ Khách thể: quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. + Mặt khách quan: o
Hành vi: A đã có dấu hiệu lén lút vào dãy trọ B, lén lút cầm laptop lên nhưng
chưa kịp giấu đi thì bị C phát hiện nên bỏ lại tài sản - vẫn chưa lấy được tài sản + Mặt chủ quan: o Lỗi: cố ý o
Mục đích: chiếm đoạt tài sản
_ Đối với tội cố ý gây thương tích: o
Hành vi: A đã dùng đoạn gỗ đánh vào người C đến khi bị phát hiện mới bỏ chạy o
Hậu quả: C bị gãy xương cánh tay, rạn nứt xương bả vai bên phải và chấn
thương phần mô cơ, tỷ lệ thương tật 12%. o
Mối quan hệ nhân quả: C bị chấn thương là hậu quả trực tiếp do bị A dùng đoạn
gỗ đánh liên tiếp vào người. + Mặt chủ quan: o Lỗi: cố ý