Bài tập tình huống luật lao động môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài tập tình huống luật lao động môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật Việt Nam đại cương
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP LUẬT LAO ĐỘNG
TH1: Công ty TNHH AC đăng thông báo tuyển dụng trên trang website của công ty
mình. A ( nam, 22 tuổi, cao 1,75m, nặng 70kg), B (nữ , 22 tuổi, cao 1.5m, nặng 45 kg) là
sinh viên vừa tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán. Cả A và B khi thấy
thông báo tuyển dụng của công ty AC đã cùng nộp hồ sơ để ứng tuyển vào công ty này.
Sau hai lần phỏng vấn cả A và B đều được nhận vào công ty TNHH AC làm việc. Tuy
nhiên trước khi được nhận vào làm chính thức phía công ty AC yêu cầu A phải thử việc 2
tháng và B phải thử việc 3 tháng. Trong thời gian thử việc cả A và B đều được công ty
trả 85% mức lương mà công việc được thử. Khi nhận lương B đã lên gặp phía đại diện
công ty và yêu cầu mình được hưởng 100% mức lương tương ứng với công việc được thử
với lý do: dù là đang thử việc nhưng B vẫn phải làm việc giống như những nhân viên
khác và công việc B đang làm phải di chuyển nhiều nên rất tốn kém chi phí xăng. Trước
yêu cầu của B, đại diện công ty đã không đồng ý và có giải thích lý do cho B biết nhưng
B vẫn không hài lòng và bức xúc về vấn đề này. Sau khi hết thời gian thử việc cả A và B
đều được ký hợp đồng lao động 01 năm với công ty. Hết thời gian đã được ký hợp đồng
lần thứ nhất, A được công ty ký hợp đồng không xác định thời hạn, còn B chỉ được công
ty gia hạn hợp đồng lao động lần hai là 3 năm mặc dù B rất chăm chỉ làm việc và luôn đạt
được thành tích tốt. Một lần nữa B rất bức xúc với quyết định này của công ty vì cho rằng
mình bị đối xử không được bình đẳng so với A. Về phía A sau khi được ký hợp đồng lao
động không xác đinh thời hạn với công ty thì A nhiều lần nhận được những tin nhắn gạ
gẫm tình cảm, thâm chí nhận được những hình ảnh rất nhạy cảm. Trước sự việc này A rất
hoang mang và lo lắng; khi A định trình bày sự việc này cho phía công ty biết thì A phát
hiện người gửi những tin nhắn gạ gẫm kia chính là cấp trên của A. Trước sự việc ngày
càng diễn ra nghiêm trọng, A quyết định nghỉ việc ngay sau đó mà không thông báo cho
công ty biết. Về phần B, sau khi hết thời hạn ký hợp đồng lao động lần 2 với công ty thì
B vẫn nhận được thông báo là công ty tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm
nữa với mình. Trước quyết định này của công ty B rất bức xúc và không đồng ý. B đã lên
gặp đại diện công ty trình bày và yêu cầu được ký hợp đồng lao động không xác định thời
hạn với công ty, nếu công ty không đồng ý B sẽ thôi việc. Trước thái độ của B, đại diện
công ty hứa sẽ xem xét và trả lời cho B biết trong thời hạn 10 ngày làm việc. Sau 7 ngày
kể từ ngày công ty hứa sẽ trả lời cho B biết về yêu cầu của B thì xảy ra sự việc, hệ thống
dây chuyền sản xuất hàng mà B được giao vận hành bị cháy do B ngủ gục trong lúc làm
việc. Hậu quả toàn bộ hệ thống dây chuyền trên bị hư hỏng nặng phải mua lại dây chuyền
mới, phía công ty bị tổn thất sản phẩm khoảng 500 triệu đồng. Trước sự việc trên công ty
TNHH AC đã quyết định áp dụng hình thức kỷ luật lao động là sa thải và ra quyết định sa
thải B ngay sau ngày xảy ra sự việc và yêu cầu B bồi thường toàn bộ thiệt hại mà công ty gánh chịu. Yêu cầu:
1. Anh/chị hãy xác định trong tình huống trên ai là người lao động, ai là người
sử dụng lao động và nêu rõ điều kiện để trở thành người lao động, người sử dụng lao
động theo quy định pháp luật? Người lao động: A và B
- ĐK trở thành NLĐ: từ đủ 15 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật lao động và năng lực
hành vi lao động, nếu chưa đủ 15 tuổi phải có người đại diện. Người SDLĐ: công ty AC
- ĐK trở thành NSDLĐ: phải là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; nếu là cá
nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên, nhận thức bình thường.
2. Anh/chị hãy xác định việc yêu cầu về thời gian thử việc của công ty TNHH AC
đối với A, B có đúng quy định pháp luật không? Giải thích?
Thời gian thử việc của công ty TNHH AC đối với A là đúng quy định, còn đối với B là không đúng quy định.
Vì theo quy định tại khoản 2 điều 25/BLLĐ-2019: Thời gian thử việc do hai bên thỏa
thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc
một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định
của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên
môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên
môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;4. Không quá 06 ngày
làm việc đối với công việc khác)
Trong tình huống trên, do A và B là sinh viên vừa tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành tài
chính kế toán, công việc mà A và B ứng tuyển là công việc có chức danh nghề nghiệp cần
trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, thời gian thử việc không quá 60 ngày
nên công ty AC yêu cầu A phải thử việc 2 tháng là đúng và B phải thử việc 3 tháng là
không đúng vì quá thời gian thử việc tối đa quy định trong BLLĐ.
3. Theo anh/chị yêu cầu của B về lương được trả trong thời gian cả hai thử việc như
trên có đúng quy định của pháp luật không? Giải thích?
Theo Điều 26 BLLĐ/2019 quy định “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử
việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
Do đó, NLĐ có thể yêu cầu NSDLĐ trả mức lương trong thời gian thử việc là 100%. Vì
đây là tiền lương thỏa thuận giữa 2 bên và mức 100% đã đáp ứng điền kiện trên mức lương tối thiểu.
4. Theo anh/chị việc công ty TNHH AC nhiều lần gia hạn ký hợp đồng lao động có
thời hạn với B trong tình huống trên có đúng quy định của pháp luật không? Giải thích?
Việc công ty TNHH AC nhiều lần gia hạn ký hợp đồng lao động có thời hạn với B trong
tình huống trên là KHÔNG đúng quy định của pháp luật. Vì:
Theo điểm c khoản 2 điều 20 BLLĐ/2019 quy định “Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng
lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần,
sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không
xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong
doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2
Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này”.
Do đó, hết thời gian đã được ký hợp đồng lần thứ nhất (hợp đồng 1 năm), mà B vẫn tiếp
tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không thời hạn.
5. Theo anh/chị thì trong thời gian làm việc tại công ty TNHH AC thì A và B có được
những quyền gì và phải thực hiện những nghĩa vụ nào? Quyền của A và B
Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao
trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử
dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn,
vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề
nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại,
thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và
được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
trong quá trình thực hiện công việc;
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đình công;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của A và B (khoản 2 điều 5 BLLĐ/2019)
Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành,
giám sát của người sử dụng lao động;
Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động
6. Anh/chị hãy tư vấn cho công ty TNHH AC những hình thức trả lương mà công ty
có thể áp dụng theo quy định của pháp luật?
Hình thức trả lương được quy định chi tiết tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 54
Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện của
người sử dụng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp
đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
– Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn
cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa
thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân
với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa
thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia
cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh
nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền
lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo
thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa
thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác
định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định
tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
– Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm,
căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và
đơn giá sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối
lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Lưu ý: Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương như trên được trả
bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển
tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
7. Anh/chị hãy tư vấn để A có thể nghỉ việc theo nguyện vọng của mình mà không
phải bồi thường cho công ty? Giả sử trong tình huống trên B muốn nghỉ việc thì phải
làm thế nào để đúng quy định của pháp luật? _ Đối với A
Theo khoản 2 Điều 35 BLLĐ/2019 quy định một số trường hợp người lao động có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm
điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận
trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức
vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
Trong thời gian làm việc tại công ty A thường nhận được tin nhắn gạ gẫm và những hình
ảnh nhạy cảm từ cấp trên. Do đó A có thể đơn phương chấm dứt hợp động lao động với
lý do bị quấy rối tình dục theo đúng quy định của phát luật mà không phải bồi thường. _ Đối với B:
Theo Điều 35 BLLĐ/2019 quy định. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo
trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ
12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có
thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện
theo quy định của Chính phủ.
Do hợp đồng của B thuộc hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng
đến 36 tháng nên B muốn nghỉ việc thì phải báo trước co công ty ít nhất 30 ngày.
8. Theo anh/chị công ty TNHH AC áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với B có
đúng quy định pháp luật không? Giải thích?
Công ty TNHH AC áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với B là đúng quy định pháp luật.
Vì Điều 125 BLLĐ/2019 quy định về các trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải
thì hành vi gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng về tài sản được áp dụng hình phạt xử lý kỷ luật sa thải. Trong tình
huống trên do do B ngủ gục trong lúc làm việc dẫn đến bộ hệ thống dây chuyền trên bị
hư hỏng nặng, tổn thất sản phẩm khoảng 500 triệu đồng, cho thấy hành vi của B đã gây
thiệt hại nghiêm trọng cho công ty nên công ty AC áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối
với B là đúng quy định pháp luật.
9. Theo anh/chị công ty TNHH AC đã áp dụng đúng quy trình trong thủ tục xử lý kỷ
luật lao động đối với B chưa? Giải thích?
Công ty AC chưa áp dụng đúng quy trình trong thủ tục xử lý kỷ luật lao động đối với B.
Theo khoản 1 Điều 122 BLLĐ/1019 Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động
đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại
diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham
gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Vì thế , công ty TNHH AC đã quyết định áp dụng hình thức kỷ luật lao động là sa
thải và ra quyết định sa thải B ngay sau ngày xảy ra sự việc là không đúng quy trình.
10. Giả sử trong tình huống trên không xảy ra sự việc B ngủ quên gây thiệt hại dây
chuyền máy của công ty TNHH AC mà khi B yêu cầu được ký hợp đồng lao động
không xác định thời hạn với công ty nhưng công ty từ chối vì công ty chưa có nhu cầu
về vị trí làm việc của B lâu dài. Sau đó giữa B va công ty đã xảy ra tranh chấp.
Anh/chị hãy xác định tranh chấp của B với công ty AC là loại tranh chấp nào? Đồng
thời nêu rõ chủ thể và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đó.
_ Tranh chấp của B với công ty AC là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động
với người sử dụng lao động. _ Chủ thể: Người lao động: A
Người sử dụng lao động: công ty AC
_ Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp:
Theo Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân như sau:
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa
giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết,
trừ các tranh chấp lao động được quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ/2019 không bắt
buộc phải qua thủ tục hòa giải.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu
từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuojc ủy
ban nhân dân, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy
quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa
giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải
viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các
bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được
triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải
viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có
chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên
tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải
thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này
hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao
động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại
khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức
sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.